Xu Hướng 5/2023 # Xương Chậu Ở Nữ: Tổng Quan Và Các Bệnh Lý Thường Gặp # Top 9 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Xương Chậu Ở Nữ: Tổng Quan Và Các Bệnh Lý Thường Gặp # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Xương Chậu Ở Nữ: Tổng Quan Và Các Bệnh Lý Thường Gặp được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khung xương chậu nằm ở phần dưới của thân. Chúng được xem như phần kết nối giữa phần thân trên, và chân. Khung xương chậu có chức năng như là một bệ đỡ cho ruột. Bên cạnh đó, khung xương chậu còn chứa một số cơ quan như bàng quang và các cơ quan sinh sản.

1. Giải phẫu và chức năng khung xương chậu?

Khung xương chậu nữ sẽ bao gồm các xương sau đây:

1.1 Khối xương chậu

Có hai khối xương chậu, ở mỗi bên trái và phải của cơ thể. Hai khối này sẽ tạo thành hình vòng, đằng sau gắn với xương cùng, và đằng trước khớp với nhau – còn gọi là khớp mu.

Mỗi khối xương chậu được tạo thành bởi ba xương nhỏ hơn hợp nhất với nhau trong giai đoạn phát triển, bao gồm:

Xương chậu: Đây là phần lớn nhất của khối. Xương chậu rộng, dẹt, và trông giống như hình quạt. Bạn có thể cảm nhận được mào (vòm) của xương chậu bằng cách đặt tên lên hông và miết, Phần nhô ra, cảm giác hình vòm đó chính là mào xương chậu.

Xương mu: Nằm ở phía trước, và hợp với xương mu bên còn lại tạo thành khớp mu giúp cho khung xương chậu có hình vòng kín.

Ụ Ngồi: Bạn có thể xác định được dễ dàng xương ụ ngồi bằng cách ngồi xuống. Phần lớn trọng lượng cơ thể sẽ đội lên xương này khi bạn ngồi. Đó là lý do nó còn được gọi là xương ngồi. Bạn cũng có thể cảm nhận được nó khi ấn mông từ dưới lên trên.

Cả ba xương chậu, xương mu và ụ ngồi hợp nhất với nhau ở ổ cối. Nó giống như một cái hố, và khớp với đầu trên xương đùi.

1.2 Xương cùng

Các xương cùng là xương nằm ở cuối xương đốt sống. Xương cùng được tạo thành từ năm đốt xương hợp nhất với nhau. Chúng có cấu tạo khá dày, giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể.

Xương cùng kết nối với khối xương chậu trái phải hai bên, để tạo thành hình vòng kín.

1.3 Xương cụt

Xương cụt là phần xương kết nối ở dưới xương cùng và được hỗ trợ bởi một số dây chằng.

Loại xương này được tạo thành từ bốn đốt sống hợp nhất với nhau thành hình tam giác.

2. Khung xương chậu gồm các cơ quan gì?

2.1 Tử cung

Tử cung hay còn được gọi là dạ con. Nó có hình dạng giống hình quả lê lộn ngược nằm giữa bàng quang phía trước và trực tràng phía sau. Phía trên tử cung là các quai ruột non và kết tràng xích ma, phía dưới tử cung là âm đạo. Phần trên lồi to gọi là đáy tử cung, 2 bên là 2 ống dẫn trứng nối ra 2 buồng trứng. Phần dưới nhỏ dài dẫn ra âm đạo gọi là cổ tử cung.

Đây là nơi mà em bé phát triển trong suốt thời kỳ mang thai.

Trong những năm sinh sản, nếu như việc thụ tinh không xảy ra, niêm mạc tử cung bong ra tạo thành kinh nguyệt xuất hiện hằng tháng.

2.2 Buồng trứng

Mỗi người phụ nữ có hai buồng trứng.

Buồng trứng có hình bầu dục, mỗi bên dài khoảng 4cm và nằm ở hai bên tử cung và dựa vào thành chậu trong một khu vực được gọi là hố buồng trứng.

Mỗi buồng trứng được cố định tại chỗ bởi các lớp dây chằng gắn vào tử cung.

Buồng trứng có hai chức năng sinh sản chính trong cơ thể:

Sản xuất tế bào trứng để thụ tinh.

Sản xuất 2 nội tiết tố sinh sản chính, estrogen và progesterone

Các bệnh lý có thể gặp ở buồng trứng bao gồm:

Ung thư buồng trứng

U nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang

Suy buồng trứng nguyên phát

Xoắn buồng trứng

2.3 Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng là hai ống mô cơ nằm ở bụng dưới, hay ở trong vùng xương chậu. Bên trong vùng xương chậu còn các cơ quan sinh sản khác.

Ống dẫn trứng có hai ống, mỗi ống một bên trái và phải, kéo dài từ gần đỉnh tử cung chạy ra hai bên. Sau đó, gần tận cùng ống dẫn trứng, chúng sẽ cong xuống tạo thành hình chữ J.

Chức năng chính là vận chuyển trứng từ buồng trứng đến tử cung. Khi buồng trứng phóng trứng ra ngoài. Nhờ tua vòi, sẽ quét trứng vào bên trong ống dẫn trứng. Trứng đi vào ống dẫn trứng nhờ định hướng chuyển động của lông mao phối hợp với nhu động của ống.

2.4 Cổ tử cung

Cổ tử cung là phần nối tử cung và âm đạo. Nó có nhiều vai trò trong sức khỏe sinh sản phụ nữ như: tạo nút nhầy ngăn chặn vi khuẩn vào bên trong tử cung, giữ em bé khi mang thai và trở nên mỏng (mở rộng) dần khi cần sinh em bé.

2.5 Âm đạo

Âm đạo là một ống cơ được lót bằng các dây thần kinh và màng nhầy. Nó giống như cái kênh. Một đầu là tiền đình âm đạo, và kéo dài kết nối với tử cung và cổ tử cung. Vì thế âm đạo có chức năng cho phép kinh nguyệt thoát ra ngoài. Đồng thời là nơi để giao hợp và sinh con.

2.6 Đại trực tràng

Đại trực tràng là phần ruột cuối cùng của ruột già và dẫn ra ngoài hậu môn.

2.7 Bàng quang (bọng đái)

Bàng quang là một tạng rỗng mà hình dạng, kích thước và vị trí thay đổi theo số lượng nước tiểu chứa bên trong nó.

Bàng quang là một tạng nằm dưới phúc mạc. Ở người lớn, khi rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu. Khi căng đầy, bàng quang có hình cầu và nằm trong ổ bụng. Phía trước bàng quang là xương mu. Phía sau bàng quang là các tạng sinh dục và trực tràng.

Chức năng bình thường của bàng quang là dự trữ và tống xuất nước tiểu. Chúng hoạt động hợp tác nhịp nhàng với nhau và có kiểm soát.

2.8 Niệu đạo

Niệu đạo là ống nước tiểu nối từ bàng quang và ra ngoài cơ thể.

Khung chậu chứa một số lượng lớn các cơ quan, xương, cơ và dây chằng. Vì vậy có nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ xương chậu hoặc các bộ phận bên trong nó.

Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến xương chậu của phụ nữ nói chung bao gồm:

3.1 Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng xảy ra trong hệ thống sinh sản nữ. Mặc dù bệnh thường do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục nhưng các bệnh nhiễm trùng khác cũng có thể gây ra tình trạng này.

Viêm vùng chậu nệu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như vô sinh hoặc thai ngoài tử cung.

3.2 Sa các cơ quan trong vùng chậu

Tình trạng này xảy ra khi các cơ trong xương chậu không đủ chắc để có thể hỗ trợ các cơ quan bên trong, bao gồm: bàng quang, tử cung hoặc trực tràng. Các cơ quan này không còn được giữ ở vị trí bình thường, mà sa xuống dưới âm đạo, hậu môn, v.v.   Gây ra các bệnh lý như sa trực tràng, sa tử cung, sa bàng quang.

3.3 Lạc nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp tế bào này dày lên theo chu kì buồng trứng và bong ra trong những ngày hành kinh.

Lạc nội mạc tử cung là khi lớp nội mạc tử cung bị “lạc trôi” đến cư trú ở những nơi khác.

Tình trạng này thường xảy ra ở buồng trứng, vòi trứng và vùng chậu. Tuy rất hiếm nhưng đôi khi nội mạc tử cung có thể lạc chỗ ở các cơ quan trong ổ bụng. May mắn thay, đã có nhiều cách điều trị hiệu quả cho bệnh này.

4. Các triệu chứng báo hiệu có tình trạng bệnh lý ở vùng xương chậu?

Một số triệu chứng phổ biến báo hiệu tình trạng bệnh lý vùng chậu có thể bao gồm:

Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu

Cảm giác áp lực đè lên vùng chậu

Tiết dịch âm đạo màu sắc bất thường hoặc có mùi hôi

Đau khi giao hợp

Chảy máu giữa  chu kì kinh nguyệt

Chuột rút vùng chậu đau đớn trong hoặc trước kỳ kinh

Đau khi đi tiêu hoặc khi đi tiểu

Cảm giác nóng rát khi đi tiểu

5. Những cách để giữ sức khỏe vùng chậu?

5.1 Điều đầu tiên là luôn quan tâm đến sức khỏe sinh sản của bạn:

Khuyến cáo nhất là phụ nữ nên đi khám phụ khoa kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm. Những việc như khám vùng chậu, phết tế bào cổ tử cung có thể giúp các định sớm các bệnh lý hoặc nhiễm trùng vùng chậu.

5.2 Quan hệ tình dục an toàn:

Nên sử dụng các biện pháp tránh thai có thể tránh được các bệnh lây qua đường tình dục, ví dụ như bao cao su.

5.3 Tập bài tập săn chắc cơ sàn chậu (bài tập Kegel):

Loại bài tập này làm giúp tăng cường sức cơ sàn chậu. Cơ sàn chậu khỏe hơn giúp phòng ngừa các bệnh lý như tiểu són, tiểu không tự chủ, hoặc sa các cơ quan vùng chậu.

5.4 Không bao giờ bỏ qua các triệu chứng bất thường:

Nếu bạn gặp bất kỳ điều gì bất thường ở vùng xương chậu, chẳng hạn như chảy máu giữa kì kinh hoặc đau bụng dưới không rõ nguyên nhân, hoặc các biểu hiện đã nêu ở phần trên, hãy hẹn gặp bác sĩ. Nếu không được điều trị, một số tình trạng vùng chậu có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bạn.

Người viết: Hoàng Yến 

Các Bệnh Thường Gặp Ở Ong Mật

Nội dung trong bài viết

Các bệnh thường gặp ở ong mật trưởng thành

Bệnh nhiễm trùng của ong trưởng thành

Bệnh ngộ độc ở Ong trưởng thành

Ngộ độc thuốc trừ sâu hoặc hoá chất.

Bệnh ngộ độc hoa trà trên Ong

Các bệnh thường gặp ở Ấu trùng ong

Bệnh thối ấu trùng Châu Mỹ:

Bệnh thối ấu trùng Châu Âu:

Các bệnh thường gặp ở ong mật trưởng thành

Ong trưởng thành thường mắc các loại bệnh do virut gây ra. Ngoài ra còn một số bệnh do vi khuẩn… Bệnh do ký sinh trùng varoa và nấm.

Khi mắc bệnh đàn ong thường không bay được, nằm la liệt quanh tổ hoặc bay rối loạn khác thường. Số ong thợ giảm sút, có nhiều xác ong ở ngoài tổ, có phân ở đó, bụng ong lép xuống hoặc căng phồng, ong bò lung tung.

Bệnh Varoa ở Ong 

Là một bệnh do ve varoa jacobsoni gây ra, hay còn gọi là rận varoa. Ve nhỏ độ 0,2 cm, bám trên bụng và thực quản ong, đẻ 7 – 10 trứng vào lỗ tổ ong có ấu trùng trước khi vít nắp. Thòi gian đầu, chỉ có số ít ong bị nhiễm bệnh thì bệnh không thấy rõ. Sau nhiều tháng khi tỷ lệ ong nhiễm bệnh cao đến 20 – 30% thì mới thấy rõ bệnh.

Triệu chứng bệnh Varoa: ong trưởng thành gầy yếu, giảm tuổi thọ, sức lấy mật giảm sút, ong non bị cụt cánh hoặc xoăn cánh, một số ong chết, ong chúa ngừng đẻ. Trên bánh tổ có lác đác một số lỗ nhộng già bị thủng xẹp xuống. Lấy kính lúp quan sát nhộng và ấu trùng sẽ thấy một số ve varoa và các con non của chúng bám trên cơ thể nhộng hoặc ấu trùng, bò trên vách lỗ tổ hay đáy tổ.

Có thể đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh bằng cách tính tỷ lệ có varoa của lỗ tổ và của ong thợ.

Nhẹ: Lỗ tổ bị nhiễm varoa 2%, số ong thợ bị nhiễm dưới 1%.

Trung bình: Lỗ tổ nhiễm varoa từ 2 – 5%, số ong thợ bị nhiễm 2 – 3%.

Nặng: Lỗ tổ nhiễm varoa lớn hơn 5%, số ong thợ bị nhiễm hơn 3%.

Bệnh tropilaclop trên Ong

Bệnh do một loại ve nhỏ hơn ve varoa gây ra. Cũng như ve varoa, ve này đẻ vào lỗ tổ trước khi vít nắp, trứng nở thành ve hút máu ấu trùng và nhộng, nhưng khác với ve varoa, ve này không hút niáu ong trưởng thành mà sinh sản nhanh hơn nên ấu trùng ong bị ve đốt chết nhiều, đàn ong giảm quân nhanh.

Phòng trị bệnh tropilaclop: Biện pháp tốt nhất là nuôi đàn ong mạnh, luôn có khả năng chủ động tạo ấu trùng ong đực để “bẫy ve”. Khi ấu trùng vít nắp thì loại bỏ để diệt ve như sau:

Loại bỏ cầu ấu trùng

Phân nhóm đàn ong để chữa bệnh

Dùng cầu cách ly cho ong chúa đẻ

Bệnh nhiễm trùng của ong trưởng thành

Đó là bệnh nhiễm trùng bại huyết của ong trưởng thành do một số loài vi khuẩn Pseudomonas và Proteus có sẵn ở đất bẩn và ẩm thấp xâm nhập vào cơ thể ong.

Ong bệnh bị mất khả năng bay, trụi lông, bò lổm ngổm ở gần tổ rồi chết cứng. Các cơ quan nội tạng và cơ của ong chết bị phân huỷ rất nhanh, từ màu trắng hồng chuyển thành màu nâu, đen, dễ nát và có mùi thối.

Trị bệnh nhiễm trùng trên ong: Chuyển đàn ong đến nơi cao ráo sạch sẽ, cho ong ăn một trong các kháng sinh sau đây: Streptomixin, clophenicol, neomixin. Pha 1 triệu đơn vị thuốc vào 1 lít xirô cho ong ăn theo liều 100ml/1 cầu/1 tối.

Phòng bệnh nhiễm trùng trên ong: Nuôi ong ở nơi khô ráo, xa chuồng nuôi gia sức,Xâ các đống phân rác. Cho ăn kháng sinh liều thấp bằng 2/3 liều chữa. Cho ăn thêm 0,5g vitamin c cho mỗi cầu ong.

Bệnh ngộ độc ở Ong trưởng thành

Ong có thể bị chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu và một số loại hoa có chất độc.

Ngộ độc thuốc trừ sâu hoặc hoá chất.

Đây là bệnh thường gặp ở ong mật nhất vì người nuôi ong chưa nắm được lịch phun hoá chất của các hộ dân khác. Biểu hiện dễ nhận thấy là có nhiều ong chết vùng xung quanh tổ ong. Ong chết thè lưõi dài, nhiều con còn mang phấn và mật. Có con bò lổm ngổm, có con xoay tròn.

Trong thùng ong phảng phất mùi thuốc hoặc hoá chất lạ, có nhiều ong chết ở đáy thùng. Sau 2 – 3 ngày thì ấu trùng nhỏ và lớn cũng chết.

Khi đã biết trong vùng có phun thuốc trừ sâu cho cây trồng thì chỉ còn cách chuyển ong đi chỗ khác một thòi gian mới phòng được ngộ độc cho ong.

Nếu không thé chuyển được thì phải nhốt ong lại, nhưng cần chống nóng, bảo đảm độ thoáng mát và cho ong ăn nước đường loãng 100 ml/1 cầu.

Bệnh ngộ độc hoa trà trên Ong

Bệnh xảy ra khi đưa ong đến vùng hoa trà nở tập trung vào mùa khô hanh.

Triệu chứng: Ong thợ giảm số lần bay đi lấy mật, một số ong bay chệch hướng, bay không chắc, bám vào ván, run rẩy.

Ấu trùng ong 3 – 4 ngày tuổi bị chết hàng loạt ở mọi vị trí bánh tổ. Ấu trùng lớn tuổi chết lún xuống đáy tổ nhưng không có mùi thối rữa.

Phòng bệnh:

Nếu phải đặt thùng ong ở vùng có hoa trà thì trước đó cho ăn đầy đủ để có mật dự trữ.

Những ngày khô hanh cho ong ăn thêm nước đường loãng. Cứ mỗi lít nước đường vắt thêm nửa quả canh hoặc 2 g vitamin c, cho mỗi đàn ăn mỗi tối 200 – 300 ml trong 3 tối liền.

Các bệnh thường gặp ở Ấu trùng ong

Ấu trùng ong thường mắc các bệnh do vi khuẩn và virut, ngoài ra cũng mắc cả bệnh do varoa và nấm.

Bệnh thối ấu trùng Châu Mỹ:

Bệnh do trực khuẩn Bacillus larvae gây ra, lây lan mạnh, gây thiệt hại lớn cho các cơ sở nuôi ong và là một trong những bệnh thường gặp trên ong mật. Vi khuẩn có nha bào nên khó diệt tận gốc bệnh. Vi khuẩn làm ấu trùng bị chết ỏ giai đoạn duỗi dài và tiền nhộng.

Ấu trùng bị bệnh chuyển từ màu trắng sáng màu vàng nhạt, vàng nâu hay nâu. Xác ấu trùng dính, có nhớt, co dãn, có mùi keo da trâu hoặc khô thành vẩy màu đen dính chặt vào lỗ tổ. Trên bánh tổ, lúc đầu một số lỗ tổ nắp vít màu sẫm bị thủng hoặc lõm xuống. Sau đó các lỗ tổ đều vít nắp và không vít nắp xen kẽ với nhau.

Bà con tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thối ấu trùng Châu Mỹ .

Bệnh thối ấu trùng Châu Âu:

Bệnh lây lan không mạnh như bệnh thối ấu trùng Châu Mỹ. Tuổi mắc bệnh của ấu trùng là tuổi nhỏ từ 3 – 5 ngày tuổi nhưng cũng là bệnh thường gặp ở ong mật.

Nguyên nhân gây bệnh là do một nhóm nhiều vi khuẩn gây nên như liên cầu trùng streptococcus pluton, streptococus apis và trực khuẩn bacillus alvei.

Trên bánh tổ chỉ lác đác vài lỗ tổ không vít nắp bên trong là các ấu trùng tuổi nhỏ hoặc trứng. Khi trong đàn bị bệnh nặng thì không có hoặc ít có nhộng vít nắp, ong thợ có màu đen bóng thể hiện đó là các ong già vì ấu trùng đã chết không sinh ra được ong non kế tiếp.

Khi đàn ong bị bệnh nặng, các ấu trùng chết và có màu trắng rồi ngả dần sang màu nâu sẫm, thối rữa rồi tụt xuống đáy lỗ tổ, khô đi thành vẩy, không dính vào lỗ và mất tính đàn hồi. Mới đầu bốc mùi chua, sau chuyển sang thối.

Phòng trị bệnh thối ấu trùng ong sử dụng một trong hai cách sau:

Cho ong ăn kháng sinh: Dùng một trong các loại kháng sinh sau hoà với ít nước đun sôi để nguội, khuấy cho tan đều thuốc rồi hoà lẫn vào 1 lít xirô đường để đạt nồng độ thuốc trong mỗi lít nước.

Eritromixin 0,4 – 0,5g – kanamixin 0,4-0,5 g- streptomixin 0,4 – 0,5g – clorophenicol 0,4 – 0,5g – furazolidon 1g. Nên nhớ nếu dùng eritromixin hoặc furazolidon thì phải hoà tan thuốc vào trong 2 – 3ml cồn cho tan hết rồi mới hoà trong xirô.

Dùng xirô thuốc cho ăn 3 tối liền, nếu một tuần sau chưa khỏi lại cho ăn tiếp 3 tối nữa.

Phun thuốc: Thường áp dụng phương pháp này khi sắp vào vụ lấy mật hoặc quay mật. Cũng dùng một trong các loại kháng sinh kể trên, pha vói nước đun sôi để nguội hoặc xirô nhưng tỷ lệ tăng gấp đồi. Ví dụ eritromixin cho ăn là 0,5g/lít thì khi phun pha theo tỷ lệ 1 g/lít.

Dùng bơm tay bằng nhựa loại 0,51 hoặc 1lít, 2 lít cho thuốc vào rồi phun nhẹ như sương mù lên mình ong và bánh tổ. Cách một ngày phun một lần. Nhớ phun vừa đủ để phủ một lớp thuốc mỏng, tránh phun đẫm ướt làm chết ấu trùng.

Bệnh ấu trùng túi ong mật

Bệnh do virut gây nên, lây lan không mạnh bằng hai bệnh trên.

Biểu hiện: Trên bánh tổ có một số ít nắp lõm xuống, một số lỗ bị cắn nham nhở, có ấu trùng nhọn đầu nhô lên miệng lỗ. Đa số ấu trùng bị chết ở giai đoạn với vít nắp và tiền nhộng. Nếu bị bệnh này, cả các ấu trùng lớn tuổi sắp vít nắp cũng bị chết. Ấu trùng trắng nhợt, vạch phân đốt không rõ. Phần đuôi ấu trùng hình thành túi nhỏ trong suốt hoặc vàng nhạt. Thân ấu trùng có màu nâu nhạt hay nâu xám, chóp đầu nghiêng về phía bụng.

Xác ấu trùng chết không có mùi hôi thối, khi khô thành vảy cứng nhẵn hình chiếc thuyền, dễ lấy ra khỏi lỗ tổ. Trường hợp bệnh nặng có đến 90% ấu trùng lớn tuổi chết và đàn ong sẽ rời bỏ tổ bốc bay đi.

Nếu bệnh nhẹ thì ong không bốc bay nhưng ong thợ thưa dần do số ong non ra đời không đông bằng số ong già, đàn ong lụi dần và cho năng suất mật thấp.

Phòng bệnh:

Thay ong chúa đẻ của đàn bị bệnh bằng ong chúa tơ hoặc nữ chúa.

Nhốt ong chúa đẻ của đàn bệnh trong lồng từ 5 – 7 ngày.

Dù dùng cách nào cũng phải tiến hành song song với việc loại bớt cầu bệnh cũ để ong phủ kín và dày các cầu ong còn lại. Cho ong ăn nước đường 3 – 4 tối cho tói khi vít nắp.

Các biện pháp sinh học trên sẽ tạo ra trong đàn ong 7 – 8 ngày không có ấu trùng tuổi nhỏ mẫn cảm với virut, đồng thời đàn ong đông quân sẽ tự làm vệ sinh lỗ tổ và đổ đầy mật, chuẩn bị cho ong chúa đẻ lại.

Nhìn qua danh sách bệnh thường gặp trên những chú ong nhỏ xíu đủ hiểu nghề nuôi ong thật không đơn giản để mang lại những giọt mật ngọt lành. Cây Trồng Vật Nuôi cầu mong mạng lại cho bà con chút thông tin hữu ích và kính chúc bà con thành công với Nghề Nuôi Ong Mật.

Tổng Hợp 12 Nguyên Nhân Gây Chậm Kinh Ở Phụ Nữ Thường Gặp

Hiện tượng chậm kinh nguyệt được hiểu là gì?

Chậm kinh (trễ kinh) là hiện tượng xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra bất thường, chúng sẽ xuất hiện khi chị em đã tới giai đoạn hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thương, nếu đã đợi đủ 35 ngày nhưng vẫn chưa có dấu hiệu kinh nguyệt xuất hiện thì tức đã bạn đã bị chậm kinh. Mặt khác, nếu bạn đợi hêt 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp nhưng vẫn chưa có kinh thì có thể gọi hiện tượng này là vô kinh.

12 nguyên nhân dây chậm kinh ở phụ nữ là gì?

Trên thực tế thì mọi hiện tượng gây chậm kinh không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có khả năng mang thai trong giai đoạn này. Nhưng có thể nói rằng khi chị em bị chậm kinh nguyệt thì cũng có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của mình hiện tại.

Có dấu hiệu mang thai

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ chính là việc chị em đã có thai. Thông thường, khi 1 chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thì lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ to dần dần để chuẩn bị cho trường hợp trứng vào thụ tinh và làm tổ.

Theo chu kỳ sinh lý của nhiều phụ nữ thì nếu hiện tượng thụ tinh không diễn ra thì cơ thể sẽ tự động loại bỏ lớp niêm mạc này và gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Lúc này, khi lớp niêm mạc được gỡ bỏ thì một chu kỳ kinh nguyệt mới được bắt đầu và nếu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo tức là phụ nữ chưa mang thai.

Mang thai là 1 trong những dấu hiệu chậm kinh diễn ra phổ biến nhất hiện nay và hiện tượng này hoàn toàn bình thường chị me không có gì phải lo lắng cả.

Ngược lại, thu đã bắt đầu thụ thai và trứng bắt đầu làm tổ bên trong tử cung thì lúc nào lớp niêm mạc sẽ không bong ra mà tiếp tục được phát triển trong tử cung thành thai nhi. Chính vì thế trong giai đoạn mang thai chị em sẽ không thể xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt được và hiện tượng trễ kinh quá ngày sẽ là 1 dấu hiệu báo bạn đã có thai.

Giảm cân quá nhiều

Nếu chị em giảm cân quá nhiều trong 1 giai đoạn thì đây có thể là nguyên dẫn đến chậm kinh hoặc mắt kinh. Giảm cân là 1 điều tốt đối với mọi phụ nữ nhưng khi giảm cân quá đà thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bước vào trạng thái “lỡ nhịp” và hiện tượng chậm kinh sẽ diễn ra.

Như vậy, mỗi khi lên kế hoạch giảm cân bạn phải nghiên cứu trước và làm 1 cách khoa và bạn có thể tham khảo các ý kiến của các sĩ trước khi dùng các loại thực phẩm hoặc thuốc giảm cân không có nguồn gốc rõ ràng.

Tăng cân đột ngột

Ngoài giảm cân đột ngột thì tâng cân đột ngột cũng là 1 nguyên nhân gây chậm kinh ở chị em. Điều này diễn ra do nguyên nhân là cơ thể của chi em sản xuất ra lượng nhiều estrogen trong thời gian ngắn làm cho lớp nội mạc tử cung ở bên trong hoạt động phát triển quá nhiều dẫn tới trễ kinh.

Trường hợp khi tăng cân quá nhanh thì chị em cũng phải cần giảm cân của mình lại để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra lại bình thường.

Vận động quá mức cho phép

Một số chị em thường chọn cách vận động thể thao để giảm cân và lấy lại vóc dáng thon gọn nhưng vì một số quá hăng nên đã vận động, tập luyện quá sức gây ra vấn đề trễ kinh.

Tập thể dục là 1 giải pháp tự nhiên tuyệt vời để phụ nữ làm cho cơ thể mình săn chắc và có vóc dáng đẹp hơn, nhưng nếu bạn lạm dụng phương pháp này và tập luyện quá sức thì sẽ gây ra hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đồng đều. Những người tập môn marathon, vũ công hay thể hình đều là những người hay xảy ra hiện tượng chậm kinh.

Tóm gọn lại, nếu bạn đang luyện tập quá nặng trong 1 giai đoạn và lượng calo bổ sung không đủ thì cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng estrogen để diễn ra 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Khi tập thể dục với 1 cường độ ổn định thì cơ thể của bạn cũng có thể điều tiết và giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường. Để giảm nguyên nhân làm trễ kinh này thì bạn hãy tập thể dục giảm bớt lại và ăn nhiều hơn 1 chút để cho cơ thể của bạn đi vào đúng quỹ đạo.

Do căng thẳng hay trầm cảm quá mức

Để giải quyết tình trạng này thì bạn phải luyện tập tư duy vui vẻ và sống tích hơn, thanh thản, tinh thần lạc quan hơn. Chỉ khi các vấn đề về tâm lý được giải quyết thì những chức năng trong cơ thể mới hoạt động lại bình thường.

Chậm kinh nguyệt do dùng thuốc

Nếu bạn đang dùng thuốc và đột ngột thay toa thuốc mới hoặc thay đổi liều tượng toa thuốc đang sử dụng thì chúng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Cụ thể, nếu bạn đang dùng một số loại thuốc sau mà thay đổi liều lượng thì có thể gây chậm kinh nguyệt: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố phụ nữ.

Nếu bị trễ kinh nguyệt do nguyên nhân này thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các loại thuốc đang sử dụng, họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.

Sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể

Việc dùng quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến các hormone sinh sản trong cơ thể của bạn Bên cạnh đó, có một số phụ nữ hút thuốc lá sẽ dẫn đến nguy cơ gây chậm kinh ở phụ nữ. Trong thuốc là có chất nicotine, chất này cùng khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến những cơ quan vùng chậu và lâu ngày có thể ảnh hưởng đến việc các ống dẫn trứng gặp vấn đề, làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt lâu dài thì có thể gây vô sinh.

Mãn kinh sớm

Giai đoạn tiền mãn kinh ở chị em thường diễn ra vào năm 42 tuổi và đây là lúc cơ thể bắt đầu tạo ra ít estrogen và có thể là dấu hiệu trễ kinh nguyệt. Mãn kinh sớm thường xảy ra ở tuổi 40 trở đi và nếu sử dụng một số phương pháp phẫu thuật, xạ trị có thể làm cho chị em mau bước đến giai đoạn mãn kinh hơn.

Bệnh phụ khoa

Một trong số các bệnh phụ khoa hiện nay là 1 trong những nguyên nhân gây chậm kinh, các bệnh thường gặp là: u xơ tử cung, suy buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng.

Để nhận biết được các bệnh lý nhạy cảm ở phụ này thì bạn có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình xảy ra có thường xuyên không. Hãy để ý một số dấu hiệu sau đây: máu kinh bị vón cục lại, có mùi khá chịu hoặc màu sắc khác biệt so với những chu kỳ trước.

Buồng trứng đa nang

Hiện tượng trễ kinh gặp ở chị em có thể bắt đầu từ hiện tượng buồng trứng đa nang, căn bệnh này sẽ có gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong giai đoạn tuổi sinh đẻ. Đây là hiện tượng này xuất hiện sẽ làm nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và sẽ đem lại tác dụng xấu đối với chức năng sinh sản của chị em.

Nếu hiện tượng kinh nguyệt diễn ra chậm từ nguyên nhân buồng trứng đa nang thì bạn hãy đi đến bác sĩ để điều trị sớm, những người bị thường mất cân bằng hormone và có thể ảnh hưởng đến các căn bệnh nguy hiểm khác nhau như: đái tháo đường, bệnh tim mạch và bị rối loạn sinh sản.

Tuyến giáp là bộ phận trên cơ thể sẽ điều tiết việc kiểm soát hormone và sự trao đổi chất trong cơ thể, chúng giúp cơ thể đảm bảo mọi thứ đều diễn ra bình thường, cuộc sống diễn ra đúng nhịp. Nếu tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động mạnh (cường giáp) đều sẽ dẫn đến những thay đổi bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt của bạn.

Rối loạn nội tiết

Trong cơ thể của phụ nữ khi nội tiết diễn ra cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng diễn ra đều đặn. Khi có hiện tượng nào bất thường xảy ra ở nội tiết thì vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng sẽ họt động lệch hướng dẫn đến mất căn bằng và gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Theo những lời khuyên từ bác sĩ thì để có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì bạn hãy thay đổi thói quen sống của mình cho lành mạnh. Tránh dùng các loại chất kích thước như rượu bia hoặc thuốc lá, tránh làm việc quá sức hoặc thức quá khuya. Hãy thiết lập chế độ sinh hoạt ổn định, lành mạnh để cân bằng cuộc sống, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ổn định hơn.

Nhiệt Miệng Ở Trẻ: Có Phải Bệnh Lý Thường Gặp?

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em

Các triệu chứng loét miệng thường có các đặc điểm sau:

3. Phân biệt loét áp tơ với các trường hợp khác

Loét áp tơ là vết loét hình tròn trong mô mềm của miệng. Chúng có thể có màu đỏ, trắng hoặc xám. Các vết loét có thể gây đau đớn và ảnh hưởng việc ăn và ngủ, nhưng chúng không lây nhiễm. Loét áp tơ thường kéo dài trong 7 – 14 ngày. Nguyên nhân gây loét áp tơ có thể do: dị ứng thực phẩm, căng thẳng, thiếu vitamin và chấn thương cục bộ…

Viêm nướu miệng herpes: do nhiễm virus herpes simplex type 1. Bệnh dễ lây lan và xuất hiện dưới dạng mụn nước chứa đầy chất lỏng. Mụn nước có thể vỡ ra để lại các vết loét. Trong đợt bùng phát, trẻ có thể sốt, khó chịu và đau.

Bệnh tay, chân và miệng gây ra bởi virus Coxsackie. Trẻ em bị nhiễm virus thường bị loét đỏ nhỏ ở miệng và lòng bàn tay, bàn chân. Đôi khi cũng có thể bị phát ban ở chân và mông. Trẻ thường biểu hiện sốt và uể oải.

Hầu hết các vết loét do chấn thương và bỏng miệng xuất hiện màu đỏ lúc đầu và chuyển sang màu trắng khi lành.

Loét miệng thường biến mất sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm bớt các triệu chứng của trẻ như:

Cho trẻ uống thuốc giảm đau. Chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, để điều trị đau và sốt. Không dùng ibuprofen cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống. Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ hơn 19 tuổi trừ khi được hướng dẫn bởi bác sĩ. Uống aspirin có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Reye. Đây là một rối loạn hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Nó thường ảnh hưởng đến não và gan.

Cho trẻ dùng đồ lạnh có thể giúp làm dịu cơn đau miệng.

Không sử dụng thức ăn cay hoặc có tính axit.

Sử dụng bàn chải đánh răng mềm cho trẻ. Tránh cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa natri lauryl sulphate.

Chỉ sử dụng các phương pháp điều trị sau nếu con bạn trên 4 tuổi: Đặt một lượng nhỏ gel gây tê vào vết loét miệng để giảm đau. Gel có thể gây ra cảm giác châm chích ngắn khi sử dụng.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối hoặc bằng baking soda và nước ấm. Cần theo dõi kỹ để tránh việc trẻ nuốt phải các dung dịch này. Ngoài ra, có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên sau để giảm tình trạng nhiệt miệng cho trẻ tại nhà:

Nếu trẻ trên một tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị loét miệng. Bôi mật ong vào vị trí vết loét vài lần trong ngày. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời, sẽ làm lành vết loét nhanh chóng.

Nghệ có thể được sử dụng để điều trị loét miệng ở trẻ em. Đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn của nó giúp chữa lành mọi vết thương . Để dễ dàng sử dụng có thể trộn nó với mật ong.

Dừa có thể có ích trong việc điều trị vết loét. Bạn có thể bôi dầu dừa nguyên chất lên vết loét. Tuy nhiên, không sử dụng dầu dừa cho bé nếu bé nhỏ hơn 1 tuổi.

4.4 Lá húng quế

Lá húng quế cũng là một phương thuốc tuyệt vời khác cho điều trị loét miệng. Nó chứa dược tính có thể chữa loét trong nháy mắt.

Bạn có thể ngâm một muỗng canh rễ cam thảo trong 2 cốc nước và cho trẻ súc 2 lần mỗi ngày. Nếu bạn có bột thì có thể trộn nó với ít bột nghê, mật ong và bôi lên vết loét. Cam thảo sẽ hoạt động như một chất khử khuẩn. Ngoài ra nó cũng có đặc tính chống viêm giúp giảm đau và sưng xung quanh vết loét. Tuy nhiên, phương thuốc này chỉ nên được thử cho các trẻ lớn.

Trong hầu hết các trường hợp, loét miệng giảm và biến mất mà không để lại bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đối với trẻ em. Các biện pháp này chỉ có thể giúp tăng tốc độ phục hồi của trẻ và giảm khả năng tái phát trong tương lai. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào.

5 . Khi nào thì cần đem trẻ đi khám bác sĩ?

Hãy đem trẻ đến ngay bác sĩ khi có một trong những triệu chứng sau:

5.1 Cách để kiểm tra tình trạng sốt của trẻ

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Có nhiều loại nhiệt kế kỹ thuật số khác nhau. Bao gồm loại dùng cho miệng, tai, trán (thái dương), trực tràng hoặc nách. Nhiệt độ tai thường không chính xác với trẻ trước 6 tháng tuổi. Không kiểm tra nhiệt độ miệng cho đến khi trẻ được ít nhất 4 tuổi.

Hãy cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế trực tràng vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Nó có thể gây lây truyền các vi trùng từ phân ra môi trường xung quanh. Thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất sản phẩm để sử dụng một cách chính xác. Nếu bạn không quen khi sử dụng nhiệt kế trực tràng, có thể đổi một loại khác

5.2 Một số chỉ số nhiệt độ cho biết bé đang sốt

Trẻ dưới 3 tháng tuổi:

Trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng (3 tuổi):

Cần đem trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có dấu hiệu:

Nhiệt độ lặp lại từ 104oF (40oC) trở lên.

Sốt kéo dài hơn 24 giờ ở trẻ dưới 2 tuổi.

Sốt kéo dài trong 3 ngày ở trẻ từ 2 tuổi trở lên.

6. Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Ghi chép lại những yếu tố gây ra tình trạng loét miệng ở trẻ. Cố gắng tránh những thực phẩm có vẻ gây kích ứng miệng trẻ. Đó có thể là: các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, một số loại gia vị, thực phẩm mặn và trái cây có tính axit như dứa, bưởi và cam. Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào mà trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, hãy cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau bữa ăn và thường xuyên tránh sự tồn đọng thức ăn gây kích thích. Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng cho các mô miệng. Tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.

Bảo vệ miệng cho trẻ bằng cách tránh đưa các vật nhọn vào miệng. Khám nha sĩ để xử lý các vùng răng sắc nhọn.

Tránh đưa trẻ đến các môi trường hay tiếp xúc với nơi có yếu tố lây nhiễm cao.

Nhiệt miệng ở trẻ có thể điều trị đơn giản. Vì nhiệt miệng hay khiến trẻ khó chịu, biếng ăn nên gây lo lắng cho nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể tìm các biện pháp đơn giản giúp giảm đau và tăng cường thể lực cho trẻ. Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Cập nhật thông tin chi tiết về Xương Chậu Ở Nữ: Tổng Quan Và Các Bệnh Lý Thường Gặp trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!