Bạn đang xem bài viết Xử Lý Nước Thải Đô Thị được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Môi trườngXử lý nước thải đô thị – còn nhiều thách thức
Xử lý nước thải đô thị đang được xem là một trong những thách thức lớn đối với nhiều đô thị tại Việt Nam; đặc biệt tại các TP lớn như Hà Nội, TPHCM… do thiếu sự đồng bộ về hạ tầng và yếu kém về công nghệ cũng như nguồn vốn đầu tư…
Một góc Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
Chỉ xử lý được 12% – 13% nước thải Theo Bộ Xây dựng, những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng các khu vực đô thị ở nước ta đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng như thương mại, kéo theo lượng nước thải ngày càng lớn. Cả nước hiện có 37 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đô thị với tổng công suất khoảng 890.000m³/ngày đêm, đạt tỷ lệ xử lý chỉ khoảng 12% -13%. Hệ thống thoát nước đô thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau không hoàn chỉnh, đồng bộ; các tuyến cống xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp. Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Nhiều đô thị đang xây dựng, hoặc chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt hoặc nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó theo các tuyến cống và xả trực tiếp ra môi trường. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Quá nhiều tuyến cống không đủ tiết diện đủ lớn để thoát nước; việc bê tông hóa kênh, mương cũng góp phần không nhỏ vào việc hạn chế thoát nước. Tình trạng ngập úng đô thị xảy ra liên tục tại TPHCM và Hà Nội mỗi khi mưa lớn là minh chứng rõ nhất cho những bất cập trong việc đầu tư hạ tầng xử lý nước thải đô thị hiện nay. Bên cạnh đó, những hạn chế, bất cập trong nguồn lực đầu tư, lựa chọn các công nghệ phù hợp, nhận thức của cộng đồng cũng như khung chính sách đang là thách thức lớn. Nếu không được quan tâm đúng mức đến xử lý ni-tơ, phốt-pho trong nguồn nước, bùn xả thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng xả thải và chất lượng môi trường. Mặt khác, công tác cấp thoát nước và xử lý nước thải chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn ngân sách; trong khi hầu hết hệ thống cấp thoát nước đã sử dụng hàng chục năm đã xuống cấp, cần bảo trì, sửa chữa, thay mới. Để có nguồn vốn lớn đầu tư trong lĩnh vực xử lý nước thải thật sự là thách thức vô cùng lớn. Theo TS Nguyễn Hồng Quân, Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TPHCM), sự phát triển nhanh tại các khu vực đô thị đã gây nên áp lực gia tăng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng như thương mại. Bên cạnh đó, lượng nước thải tính trên đầu người ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu dịch vụ xử lý nước thải, thoát nước thải gia tăng nhanh chóng. Nước thải chứa nhiều chất rắn, chất độc gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Trong khi đó, hạ tầng công trình xử lý nước thải hiện tại chưa đầy đủ. Ngoài ra, các đô thị ở Việt Nam cũng đang đối mặt với sự thiếu hụt về ngưồn vốn đầu tư, các doanh nghiệp tư nhân chưa mặn mà với các dự án này vì nhiều lý do. Sớm đầu tư hạ tầng kỹ thuật – công nghệ Nhiều chuyên gia môi trường khẳng định, khi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp là nguyên nhân chính khiến các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cấp thiết. Một trong các vấn đề nổi cộm về môi trường đô thị là kiểm soát và xử lý nước thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt tại các đô thị ven biển. Mức độ gia tăng lượng nước thải tại các đô thị ngày càng cao, điển hình là Hà Nội và TPHCM. Nước thải đô thị hầu như chưa được xử lý hoặc mới xử lý được một phần nhỏ rồi xả thải trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch, sông nội thành gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Vì vậy, đã đến lúc việc quản lý và xử lý nước thải cần được quan tâm hơn ở các khâu quy hoạch, chính sách, công nghệ, quản lý và vận hành. Cùng với đó, để bảo vệ nguồn tài nguyên nước lâu dài, bền vững cũng cần tăng cường biện pháp chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Cùng quan điểm đó, ông Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, đánh giá hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại nước ta hiện thiếu đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Tỷ lệ nước thải được xử lý còn thấp, phần lớn lượng nước thải chưa qua xử lý đang thải trực tiếp ra môi trường hoặc qua xử lý nhưng không đạt yêu cầu, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những hạn chế trong nguồn lực đầu tư, việc lựa chọn các công nghệ phù hợp, nhận thức của cộng đồng cũng như khung chính sách đang là thách thức lớn. Nếu không được quan tâm đúng mức đến xử lý ni-tơ, phốt-pho trong nguồn nước, bùn xả thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng xả thải, chất lượng môi trường. Đã đến lúc, việc quản lý và xử lý nước thải cần được quan tâm hơn ở mọi khâu quy hoạch, chính sách, công nghệ, quản lý và vận hành. Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước lâu dài và bền vững, thiết nghĩ cần tăng cường các biện pháp chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Cần xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải đô thị cho các không gian xanh, tưới và làm sạch đô thị. Theo
Theo Bộ Xây dựng, những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng các khu vực đô thị ở nước ta đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng như thương mại, kéo theo lượng nước thải ngày càng lớn. Cả nước hiện có 37 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đô thị với tổng công suất khoảng 890.000m³/ngày đêm, đạt tỷ lệ xử lý chỉ khoảng 12% -13%. Hệ thống thoát nước đô thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau không hoàn chỉnh, đồng bộ; các tuyến cống xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp. Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Nhiều đô thị đang xây dựng, hoặc chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt hoặc nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó theo các tuyến cống và xả trực tiếp ra môi trường. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Quá nhiều tuyến cống không đủ tiết diện đủ lớn để thoát nước; việc bê tông hóa kênh, mương cũng góp phần không nhỏ vào việc hạn chế thoát nước. Tình trạng ngập úng đô thị xảy ra liên tục tại TPHCM và Hà Nội mỗi khi mưa lớn là minh chứng rõ nhất cho những bất cập trong việc đầu tư hạ tầng xử lý nước thải đô thị hiện nay.Bên cạnh đó, những hạn chế, bất cập trong nguồn lực đầu tư, lựa chọn các công nghệ phù hợp, nhận thức của cộng đồng cũng như khung chính sách đang là thách thức lớn. Nếu không được quan tâm đúng mức đến xử lý ni-tơ, phốt-pho trong nguồn nước, bùn xả thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng xả thải và chất lượng môi trường. Mặt khác, công tác cấp thoát nước và xử lý nước thải chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn ngân sách; trong khi hầu hết hệ thống cấp thoát nước đã sử dụng hàng chục năm đã xuống cấp, cần bảo trì, sửa chữa, thay mới. Để có nguồn vốn lớn đầu tư trong lĩnh vực xử lý nước thải thật sự là thách thức vô cùng lớn. Theo TS Nguyễn Hồng Quân, Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TPHCM), sự phát triển nhanh tại các khu vực đô thị đã gây nên áp lực gia tăng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng như thương mại. Bên cạnh đó, lượng nước thải tính trên đầu người ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu dịch vụ xử lý nước thải, thoát nước thải gia tăng nhanh chóng. Nước thải chứa nhiều chất rắn, chất độc gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Trong khi đó, hạ tầng công trình xử lý nước thải hiện tại chưa đầy đủ. Ngoài ra, các đô thị ở Việt Nam cũng đang đối mặt với sự thiếu hụt về ngưồn vốn đầu tư, các doanh nghiệp tư nhân chưa mặn mà với các dự án này vì nhiều lý do.Nhiều chuyên gia môi trường khẳng định, khi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp là nguyên nhân chính khiến các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cấp thiết. Một trong các vấn đề nổi cộm về môi trường đô thị là kiểm soát và xử lý nước thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt tại các đô thị ven biển. Mức độ gia tăng lượng nước thải tại các đô thị ngày càng cao, điển hình là Hà Nội và TPHCM. Nước thải đô thị hầu như chưa được xử lý hoặc mới xử lý được một phần nhỏ rồi xả thải trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch, sông nội thành gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Vì vậy, đã đến lúc việc quản lý và xử lý nước thải cần được quan tâm hơn ở các khâu quy hoạch, chính sách, công nghệ, quản lý và vận hành. Cùng với đó, để bảo vệ nguồn tài nguyên nước lâu dài, bền vững cũng cần tăng cường biện pháp chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước.Cùng quan điểm đó, ông Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, đánh giá hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại nước ta hiện thiếu đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Tỷ lệ nước thải được xử lý còn thấp, phần lớn lượng nước thải chưa qua xử lý đang thải trực tiếp ra môi trường hoặc qua xử lý nhưng không đạt yêu cầu, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những hạn chế trong nguồn lực đầu tư, việc lựa chọn các công nghệ phù hợp, nhận thức của cộng đồng cũng như khung chính sách đang là thách thức lớn. Nếu không được quan tâm đúng mức đến xử lý ni-tơ, phốt-pho trong nguồn nước, bùn xả thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng xả thải, chất lượng môi trường. Đã đến lúc, việc quản lý và xử lý nước thải cần được quan tâm hơn ở mọi khâu quy hoạch, chính sách, công nghệ, quản lý và vận hành. Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước lâu dài và bền vững, thiết nghĩ cần tăng cường các biện pháp chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Cần xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải đô thị cho các không gian xanh, tưới và làm sạch đô thị.Theo http://www.sggp.org.vn
Tin tức khác
Chung tay bảo vệ nguồn nước Năm 2022, TPHCM thu phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải Nỗi lo ô nhiễm nước đầu nguồn TPHCM hạn chế khai thác nước ngầm 16.650m3/ngày 2 công ty xử lý rác tại TPHCM chậm khắc phục ô nhiễm Ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Bài 2: Tăng cường vai trò điều phối chung Ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Bài 1: Nhiều nguồn thải chưa được kiểm soát Nỗ lực xanh hóa những dòng kênh Chương trình 180o xanh:”Giữ gìn màu xanh Kênh Đông” Nâng cao ý thức vì thành phố sạch, xanh
Xử Lý Nước Thải Đô Thị Công Nghiệp Bằng Cách Nào?
Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp không chỉ dựa vào một giải pháp, mà tốt nhất nên lựa chọn và kết hợp nhiều giải pháp để mang lại hiệu quả xử lý tốt hơn. Qua nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải, Công ty chuyên xử lý môi trường Hợp Nhất xin đưa ra một vài công nghệ điển hình để xử lý cả 2 nguồn thải này theo hướng thân thiện và an toàn hơn.
Bùn hoạt tính xử lý nước thải đô thị và công nghiệp
Điểm chung khi xử lý bùn hoạt tính thông thường phù hợp đều bố trí bể sục khí và bể lắng thứ cấp với các máy bơm bùn hồi lưu và thải. Bể sục khí chuyển đổi amoniac có khả năng loại bỏ hàm lượng BOD lớn giúp quá trình xử lý bùn hoạt tính ổn định và xảy ra với tốc độ cao.
Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp bằng sục khí mở rộng
Cũng giống như xử lý nước thải đô thị và công nghiệp bằng bùn hoạt tính thì cơ cấu các bể bao gồm bể lắng, bể sục khí, bể bùn hồi lưu. Khác biệt lớn nhất là thời gian lưu trú của chất rắn (20 ngày) và lưu thủy lực (24 giờ) dài hơn. Có thể ứng dụng thêm mương oxy hóa và sục khí mở rộng thông thường.
Xử lý nước thải đô thị công nghiệp bằng cách cố định
Màng cố định được sử dụng để loại bỏ BOD và nitrat sinh học với các công nghệ phổ biến như lọc nhỏ giọt, bùn hoạt tính, bộ tiếp xúc sinh học quay (RBCs), bể phản ứng sinh học chuyển động MBBR.
Đặc trưng của phương pháp xử lý này thay vì sử dụng vi sinh vật xử lý nước thải lơ lửng thì người ta quan tâm nhiều hơn đến việc gắn cố định VSV cho vật liệu trong bể phản ứng. Trong đó:
Bể phản ứng sinh học màng
Cấu tạo của bể MBR trong xử lý nước thải gồm bể thiếu khí, bể sục khí và bể MBR. Phần nước thô phải được sàng lọc trước khi đi vào bể thiếu khí. Sau đó, các màng MBR loại bỏ chất ô nhiễm trước khi được máy bơm dẫn nước đến khu vực khử trùng.
Chi chí đầu tư tốn kém, nhất là chi phí thay thế màng lọc.
Chi phí vận hành và bảo trì hệ thống xlnt có xu hướng cao hơn, đòi hỏi nguồn năng lượng sử dụng lớn và cần người vận hành có chuyên môn.
Xử Lý Nước Thải Nhiễm Dầu – Công Ty Xử Lý Nước Thải
Để xử lý nước thải nhiễm dầu cần phải hiểu rõ các dạng tồn tại của dầu trong nước thải (Đặc trưng của nước thải nhiễm dầu)
Xử lý nước thải nhiễm dầu cần chú ý các dạng tồn tại của dầu trong nước thải. Trong thực tế, dầu tồn tại nhiều trạng thái khác nhau và khó xác định thành phần. Thông thường, dầu tồn tại ở bốn trạng thái cơ bản sau:
Dầu tồn tại dưới dạng tự do: ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các váng dầu, dầu tự do sẽ nổi lên trên bề mặt nước do trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn nước
Dầu tồn tại dưới dạng nhũ tương hóa học: là dạng tạo thành do các tác nhân hóa học hoặc các hóa học asphaten làm thay đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán.
Dầu tồn tại dưới dạng nhũ tương cơ học: có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy thuộc vào đường kính của giọt dầu
Vài chục micromet: độ ổn định thấp
Loại nhỏ hơn: có độ ổn định cao hơn, tương tự như dạng keo
Dầu tồn tại dưới dạng hòa tan: phân tử hòa tan như các chất thơm
Dầu không hòa tan sẽ tạo thành lớp màng bao bọc quanh chất rắn lơ lửng, chúng ảnh hưởng tới khả năng lắng hoặc nổi của chất rắn lơ lửng, gây khó khăn trong việc xử lý nước thải nhiễm dầu.
Nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các dàn khoan dầu: nước thải tổng hợp có nhiễm dầu phát sinh từ sàn tàu, thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất, vệ sinh máy móc thiết bị, nước bẩn của đáy tàu,….
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ sự cố tràn dầu: ô nhiễm dầu do các vụ chìm tàu chở dầu; thiết bị máy móc khi bị sự cố. Ngoài ra còn do sự phun trào dầu tại các mỏ dầu.
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các nhà máy lọc hóa dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các hoạt động của kho chứa xăng dầu: nước thải phát sinh từ quá trình súc rửa, làm mát bồn chứa; vệ sinh máy móc thiết bị; rơi vãi xăng dầu,…
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ quá trình sử dụng xăng dầu: trong quá trình sử dụng khó tránh khỏi việc thất thoát xăng dầu ra ngoài môi trường.
Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng tới ba khía cạnh lớn mà chúng ta cần quan tâm như sau: ảnh hưởng tới môi trường; ảnh hưởng tới vi sinh vật và ảnh hưởng tới kinh tế con người.
Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng tới môi trường:
Nước thải nhiễm dầu làm tăng độ nhớt, giảm nồng độ oxy hấp thụ vào nước, làm thay đổi tính chất lí hóa của môi trường nước dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường nước. Dầu trong nước có khả năng chuyển hóa thành các hóa chất độc hại khác đối với con người và thủy sinh như phenol, các dẫn xuất clo của phenol,…
Tính chất ô nhiễm của nước thải làm cho môi trường nước bị biến đổi bất lợi (pH bị bất ổn định, DO giảm xuống)
Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng tới vi sinh vật
Nước thải nhiễm dầu chưa được xử lý mà xả ra môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật. Do khi nước thải nhiễm dầu trước tiên là ảnh hưởng tới bộ lông của động vật. Khi bị dính dầu, sẽ làm động vật khó thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, giảm độ nổi trên bề mặt nước; khó thoát khỏi động vật săn mồi, giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Nếu nuốt phải nước thải nhiễm dầu, động vật sẽ bị mất nước, giảm khả năng tiêu hóa.
Khi bị ướt lông, động vật thường có xu hướng rỉa lông, càng rỉa lông thì càng nuốt dầu vào bụng, dẫn tới làm hại thận, thay đổi chức năng của phổi và kích thích hệ tiêu hóa.
Nước thải nhiễm dầu nổi trên bề mặt nước làm giảm khả năng chiếu sáng vào nước, làm hạn chế sự quang hợp của thực vật trong nước, nếu kéo dài sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội và con người
Nếu con người sử dụng nguồn nước bị nhiễm dầu thì trước tiên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, mắc một số bệnh về đường ruột, bệnh về da,..đặc biệt hơn có thể gây ung thư phổi, làm tốn tiền bạc, giảm tuổi thọ.
Không chỉ sử dụng nguồn nước nhiềm dầu, nếu con người hít phải hơi dầu cũng có cảm giác buồn nôn, nhức đầu, gây khó chịu.
Nước thải nhiễm dầu có thể phá hủy hoạt động của con người
nếu bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính
Ngoài ra, nếu nước cấp cho nuôi trồng thủy sản bị nhiễm dầu thì con vật nuôi sẽ chậm phát triển hoặc có thể bị chết, người dân có thể bị mất trắng, thiệt hại tiền trăm hoặc nghìn tỉ đồng.
Phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu
Xử lý nước thải nhiễm dầu thường được xử lý bằng 3 phương pháp cơ bản sau:
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí
Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí
Xử lý nước thải bằng phương pháp thiếu khí
Ưu điểm của phương pháp: xử lý nước thải nhiễm dầu có nồng độ chất hữu cơ cao; thiết kế và trang bị đơn giản; hệ thống dễ điều chỉnh theo nồng độ và lưu lượng nhiễm bận.
Nhược điểm của phương pháp: chi phí đầu tư lớn; tăng lưu lượng nước thải phát sinh, cần diện tích mặt bằng rộng
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp hóa lý
Lọc qua song chắn rác
Lắng tụ
Lọc
Đông tụ và keo tụ
Tuyển nổi
Hấp phụ
Trao đổi ion
Thẩm thấu ngược
Siêu lọc
Thẩm tách và điện thẩm tách
Các phương pháp điện hóa
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp hóa lý có nhiều ưu điểm như: hiệu quả xử lý cao hơn; ít chiếm diện tích; có thể tự động hóa hoàn toàn; có thể thu hồi các chất khác nhau; có khả năng loại bỏ các chất độc hữu cơ không bị oxy hóa sinh học; không cần theo dõi hoạt động của vi sinh.
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp hóa học
Trung hòa
Oxy hóa
Khử
Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp hóa học thường dùng các tác nhân hóa học nên chi phí bỏ ra lớn. Thường sử dụng phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín và sử dụng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay xử lý nước thải lần cuối trước khi xả nước vào nguồn tiếp nhận.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu thường phát sinh từ nhiều nguồn (như khu công nghệ, nước thải bề mặt nhiễm dầu, nước thải sinh hoạt và các dạng bùn thải lẫn nước) và có chứa nhiều tạp chất. Nên để xử lý hiệu quả nước thải nhiễm dầu cần chia làm nhiều bộ phận và nhiều cấp để xử lý.
Công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu được thể hiện như sau:
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu:
Nước thải phát sinh từ nhà máy, theo hệ thống ống nhựa được tập trung tại bể thu gom, ở bể thu gom có gắn thêm thiết bị chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn: lá cây, bọc nilong,….những rác này định kỳ sẽ được lấy ra đem xử lý như rác thải sinh hoạt. Nước thải trước khi qua bể điều hòa sẽ được đưa qua bể tách dầu, nước dính dầu sẽ được đưa qua bồn chứa dầu.
Nước thải ở bể điều hòa đảm bảo nồng độ và lưu lượng được ổn định, ở bể điều hóa có lắp thêm thiết bị khuấy trộn, tránh tình trạng bị lắng cặn ở dưới đáy bể, tránh phát sinh mùi hôi. Nước ở bể điều hòa tự chạy qua bể lắng. Sau đó, nước từ bể lắng sẽ được đưa qua bể phản ứng UASB, ở đây các chất hữu cơ sẽ được vi sinh vật kị khí phân hủy thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản hơn. Tiếp tới, nước được đưa qua bể phản ứng (Bể trung hòa, bể hiếu khí, bể lọc màng) quá trình keo tụ, tạo bông xảy ra, xử lý toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải.
Nước từ bể phản ứng sẽ được chảy qua bể nano để xử lý tiếp BOD, COD, chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Sau đó, nước được đưa qua bể khử trùng, ở đây có châm thêm hóa chất như chlorine, phèn để loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải. Nước sạch sẽ được đưa vào bể chứa và thải ra nguồn tiếp nhận, đạt giới hạn tiếp nhận theo quy định của phép luật.
Để hiểu chi tiết về công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ công ty Môi Trường Việt Envi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 0917.932.786: Ms. Hương
Email: moitruongviet.envi@gmail.com
Web: https://congtyxulynuoc.com
Vi Sinh Xử Lý Nước Thải – Công Ty Xử Lý Nước Thải
Vai trò của vi sinh trong xử lý nước thải: Vi sinh vật là tập hợp nhiều loại vi sinh khác nhau mà chúng ta không thể thấy bằng mắt thường. Vi sinh trong xử lý nước thải có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và sử dụng các chất hữu cơ như thức ăn của chúng để thực hiện các phản ứng sinh học tổng hợp. Trong công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học thì quá trình nuôi cấy vi sinh là quá trình quan trọng nhất vì nó đóng vai trò quyết định trong việc xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải như COD, BOD, Tổng Nito, Tổng P, …nhờ các loại vi sinh vật khác nhau có trong nước thải: Vi sinh vật hiếu khí xử lý BOD, COD, Sinh vật yếm khí và thiếu khí xử lý Tổng N, Tổng P.
Vi sinh vật tham gia xử lý nước thải như thế nào?
– Những vi sinh vật xử lý nước thải có thể liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải bằng cách là tổng hợp thành tế bào (nguyên sinh chất) mới. Chúng có thể hấp thụ một lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào của chúng. Nhưng sau khi hấp thụ, nếu các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì tốc độ hấp thụ sẽ giảm tới 0. Một lượng nhất định các chất hữu cơ hấp thụ được dành cho việc kiến tạo tế bào. Một lượng khác các chất hữu cơ lại được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp.
– Dựa trên phương thức phát triển vi sinh vật xử lý nước thải được chia thành 2 nhóm:
Các vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện các phản ứng sinh tổng hợp
Các vi sinh vật tự dưỡng: Có khả năng oxy hoá chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp. Ví dụ: các loại vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt,…
– Bùn hoạt tính cùng như màng sinh vật là tập hợp các loại vi sinh vật khác nhau, chứa khoảng 70 – 90% chất hữu cơ; 10 – 30% chất vô cơ. Bùn hoạt tính có hình dạng là bông màu vàng nâu dễ lắng, có kích thước 3 – 150pm, có khả năng hấp thu và phân hủy các chất hữu cơ khi có mặt oxy (được dùng trong phương pháp xử lý sinh học hiếu khí). Những bông này bao gồm các vi sinh vật sống và cơ chất rắn (40%). Những vi sinh vật sống bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, một số nguyên sinh động vật, dòi, giun.
– Màng sinh vật (màng sinh học) phát triển ớ bề mặt các vật liệu lọc có dạng nhầy, dày từ 1 – 3 mm hoặc hơn. Màu của nó thay đổi theo thành phần của nước thải từ mầu xám đến nâu tối. Màng sinh vật cũng bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, động vật nguyên sinh.
– Bùn gốc ban đầu được nuôi dưỡng tạo thành loại bùn có hoạt tính cao và có tính kết lắng tốt. Có thể gọi đó là quá trình hoạt hóa bùn hoạt tính. Cuối thời kỳ này, bùn sẽ có dạng hạt. Các hạt này có độ bền cơ học khác nhau, có mức độ vỡ ra khác nhau khi chịu tác động của khuấy trộn. Bùn có nguồn gốc tốt nhất được lấy từ các cơ sở xử lý nước thải đang hoạt động.
– Trong hệ thống xử lý nước thải, vi khuẩn luôn chiếm ưu thế (90%). Vi khuẩn có kích thước trung bình từ 0,3 – 1 mm. Trong hệ thống bùn hoạt tính có sự hiện diện của vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, vi khuấn tùy nghi và vi khuấn yếm khí.
– Một số vi khuẩn dị dưỡng thông thường trong hệ thống bùn hoạt tính gồm có: Achromobacter, Alcaligenes, Arthrobacter, Citromonas, Flavobacterium, Pseudomonas, Zoogloea. (Jenkins, et ah, 1993). Hai nhóm vi khuân chịu trách nhiệm chuyên hóa amoni thành nitrát là vi khuân Nitrobacter và Nitrosomonas.
Một số giống vi khuẩn chính có trong bùn hoạt tính và chức năng của chúng khi tham gia xử lý nước thải
Vậy quá trình vi sinh xử lý nước thải diễn ra như thế nào?
Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí: quá trình phân hủy kỵ khí là quá trình nhờ các vi sinh vật kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ phân tử trong điều kiện không có oxy có nghĩa là dùng vi sinh kỵ khí để xử lý nước thải.
Phân hủy kỵ khí có thể phân chia thành 06 quy trình sau:
Quá trình Thủy phân polymer: thủy phân các protein, polysacearide, chất béo.
Lên men các amino acid và đường.
Quá trình Phân hủy kỵ khí các acid béo mạch dài và rượu.
Quá trình Phân hủy kỵ khí các acid béo dễ bay hơi (ngoại trừ acid acetic).
Quá trình hình thành khí methane từ acid acetic.
Quá trình hình thành khí methane từ hydrogen và CO2.
Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí (dùng vi sinh hiếu khí để xử lý nước thải): là quá trình sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí chia làm 3 giai đoạn chính như sau:
Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
Tổng hợp tế bào mới
Phân hủy nội bào.
Làm thế nào để nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải?
Trước khi bắt đầu nuôi cấy vi sinh người thực hiện cần bổ sung một lượng bùn vào khoảng 10-15% thể tích bể và sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh.
Có hai giai đoạn nuôi cấy vi xinh trong xử lý nước thải:
Giai đoạn 1: Giai đoạn nuôi mới.
Ngày thứ 1: cho một lượng nước sạch vào bằng 1/3 bể, sau đó cho vi sinh dạng bùn vào trong bể. Trước khi cho vi sinh dạng bùn vào người nuôi cấy cần hòa vào nước làm tan những khối bùn lớn. Sau đó mở chế độ sục khí khoảng 2-3 ngày để cung cấp oxy cho vi sinh sống và phát triển trở lại bình thường.
Sau khi sục khí 2-3 ngày bắt đầu cho khoảng 1/3 bể là lượng nước thải vào bể để xử lý, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn chạy thích nghi .
Sau khi chạy thích nghi khoảng 3- 5 ngày ta cho nước thải vào bình thường và bắt đầu vận hành hệ thống. Lúc này lượng sinh khối đã tăng lên đến mức ổn định và vi sinh bắt đầu xử lý các chất hữu cơ trong nước thải
Giai đoạn 2: Giai đoạn bổ sung vi sinh xử lý nước thải
Nếu sau khi nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải chạy vận hành ổn định ta chỉ cần thêm một lượng chế phẩm vi sinh Aquaclean và dinh dưỡng như: Mật rỉ đường, NPK…để bổ sung cho vi sinh xử lý nước thải sống và phát triển. Liều lượng bổ sung tùy thuộc vào sự phát triển của hệ vi sinh trong bể.
Ví dụ
Ngày 01: 20ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (20×100)/(1000*3.785) = 0.53 gallon ~ 2lit
Ngày 07: 10ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (10×100)/(1000*3.785) = 0.26 gallon ~ 1lit
Ngày 14: 10ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (10×100)/(1000*3.785) = 0.26 gallon ~ 1lit
Ngày 21: 10ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (10×100)/(1000*3.785) = 0.26 gallon ~ 1lit
Ngày 28: 10ppm. VD: 100m3 thể tích bể thì cần lượng vi sinh là: (10×100)/(1000*3.785) = 0.26 gallon ~ 1lit.
Quý khách hàng quan tâm đến Vi sinh xử lý nước thải xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 0917 932 786 Ms Hương
Web: https://congtyxulynuoc.com/
Facebook: www.facebook.com/Công-ty-TNHH-Công-Nghệ-Môi-Trường-Việt-Envi
Email: moitruongviet.envi@gmail.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Nước Thải Đô Thị trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!