Xu Hướng 3/2023 # Xem Tìm Hiểu Các Phương Pháp Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt Phổ Biến Hiện Nay # Top 3 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Xem Tìm Hiểu Các Phương Pháp Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt Phổ Biến Hiện Nay # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Xem Tìm Hiểu Các Phương Pháp Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt Phổ Biến Hiện Nay được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt là ứng dụng quan trọng đầu tiên của nhiều công nghệ xử lý nước thải quy mô vừa và lớn. Nó sẽ tạo tiền đề cho sản phẩm nước sinh hoạt đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

1. Xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt tại nhà.

Xử lý amoni khác với những quy trình xử lý vi sinh, bởi chúng có ít hoặc không có tác dụng kiểm soát nước thải đầu vào, chỉ xử lý vừa phải với điều kiện hoạt động, khi mà điều kiện mong muốn là nước thải sinh hoạt đầu ra phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn một cách đồng bộ. Cho nên, có nhiều phương pháp nước thải sinh hoạt đơn giản như xây dựng hệ thống bể lắng, bể lọc, dùng thiết bị, máy lọc nước,… Tuy nhiên, nếu nguồn nước nhiễm Amoni nặng thì chúng ta cần ứng dụng đến các phương pháp trao đổi ion với hệ thống lọc nước sinh hoạt, đồng thời xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt kết hợp với vật liệu lọc nước chuyên biệt cho việc xử lý nước thải sinh hoạt nhiễm sắt, mangan, magie, amoni, …

2. Cơ chế hoạt động của thiết bị xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt

Khi nước nhiễm amoni, ở giai đoạn đầu vào sau khi được dẫn qua bơm sẽ đưa lên hệ thống với 3 cột lọc Composite. Ở cột đầu tiên sẽ chứa thiết bị lọc than hoạt tính, cột thứ 2 và 3 chứa vật liệu chuyên dụng khi làm mềm nước. Nước sau khi dẫn qua cơ chế lọc thì sẽ đi thẳng vào thiết bị bể chứa bằng ống dẫn nước. Từ đó sẽ này đến các thiết bị sinh hoạt khác nữa.

a. Ưu điểm của hệ thống lọc xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt

Vì được trang bị cơ chế lọc hấp thụ ion với công nghệ hiện đại, mà hệ thống xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt đã và đang mang lại sản phẩm nguồn nước sạch, đáp ứng chuẩn quy định từ Bộ Y tế Việt Nam.

Hệ thống ứng dụng các loại thiết bị lọc nước nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài, không những loại bỏ hoàn toàn những tồn dư amoni mà còn loại bỏ triệt để các tạp chất kim loại nặng như mangan, asen, sắt, thuốc trừ sâu, clo, …

Thành phẩm nước sau lọc đảm bảo đã được loại bỏ 100% tạp chất cặn bẩn, bùn, là nước sinh hoạt cao cấp đặc biệt chuyên dùng cho khu biệt thự, khách sạn chuẩn quốc tế 5 sao, mà không lo biến đổi cấu trúc nước khi để qua môi trường bên ngoài 48 tiếng.

b. Xử lý amonia trong nước thải sinh hoạt bằng vi sinh

Loại bỏ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt là việc vô cùng quan trọng, khi lượng amoni và mức nitrit/nitrat vượt quá giới hạn sẽ rất có hại với chất lượng nước cũng như sức khỏe con người. Lượng amoni sẽ tạo ra nhu cầu về oxy ở trong môi trường nước, do cần phải có tới 4,7 gram oxy để có thể oxy hóa được 1 gram amoni. Nitrit cũng rất độc với đời sống thủy sinh, chúng có thể gây ra việc giảm khả năng vận chuyển oxy trong sinh vật. Vì những yếu tố này mà nhất thiết phải có cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt hiệu quả hơn nữa.

Thông thường, với 1 mẫu nước thải chưa xử lý, đa số sẽ chứa nhiều amoni và các nitơ hữu cơ. Cho nên, phương pháp thông thường để có thể loại bỏ nitơ và amoni ra khỏi nước thải sẽ bắt đầu bằng cách oxy hóa amoni nitrit/nitrat (quá trình nitơ hóa), đồng thời chấm dứt bằng sự chuyển hóa nitrit/nitrat thành khí nitơ (còn gọi là quá trình khử nitơ). Việc loại bỏ nitơ với phương pháp này chỉ là chuyển nitơ ở dạng (amoni) này thành dạng khác (nitrit hoặc nitrat). Bởi Nitơ có trong nước thải có 4 hình thức khác nhau, đó là Nitơ hữu cơ (proteins, purines, amino acids, pyrimidines, và nucleic acids); Nitơ amoni (NH3-N); Nitrit (NO2-N); và nitrát (NO3-N).

c. Vi sinh vật xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt hiệu quả

Vi sinh vật được chọn lựa và cung cấp bởi Công ty Môi trường Toàn Á luôn mang đến hiệu quả đặc biệt. Chúng có thể tiêu hóa được nhiều chất hữu cơ một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có các sản phẩm là các loài vi khuẩn thuộc loài dị dưỡng, chúng sử dụng cacbon hữu cơ giống như nguồn thức ăn, năng lượng của chúng. Đểxử lý amoni trong nước thải sinh hoạt, các chất hữu cơ bị oxy hóa nhờ các tế bào của chính mình để có được năng lượng, cùng với đó, cacbon hữu cơ cũng sẽ lần lượt bị đồng hóa thành tế bào mới của vi khuẩn. Có được như vậy nhờ vào cách sử dụng nguồn năng lượng amoni như một chất nitơ ưa thích.

Qúa trình xử lý amoni: Chất hữu cơ + Oxy + chất dinh dưỡng (gồm nitơ, phốtpho) = tế bào mới.

Với các hoạt động tương tự trong việc nuôi trồng thủy sản, nhà máy chế biến, chăn nuôi gia súc, và các nhà máy lọc dầu, sản phẩm vi sinh được cung cấp bởi Toàn Á đều có khả năng phân hủy amoni và tiêu hóa những hợp chất hữu cơ độc hại. Đặc biệt, việc xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt bằng vi sinh sẽ là giải pháp ít tốn kém hơn.

Hotline: 0913.543.469 Email: toanajsc@gmail.com Website: toana.vn

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Phổ Biến

Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải, căn cứ dựa vào chất thải sinh hoạt sau khi đã phân loại. Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt là:

Phương pháp xử lý sinh học:

Bản chất của phương pháp này là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic -kị khí các quá trình hồ. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí rẻ, dễ thực hiện.

Phương pháp xử lý hóa lý:

Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Đối với phương pháp xử lý hóa lý này, người ta thường áp dụng các phương pháp sau để xử lý nước thải sinh hoạt: phương pháp trao đổi ion, phương pháp thấm lọc ngược và siêu lọc, phương pháp keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp thụ… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Phương pháp xử lý hóa học:

Phương pháp xử lý hóa học thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định như chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải với quy mô lớn.

Tại sao nên chọn Công Ty Ensol?

ENSOL được thành lập bởi những chuyên gia có trình độ, kiến thức, tâm huyết với ngành môi trường. Đội ngũ kỹ sư tư vấn, thiết kế, thi công và vận hành tại Ensol được đào tạo kỹ thuật bài bản, nhiều kinh nghiệm chuyên ngành, luôn đặt toàn bộ chất xám, công sức trong từng công việc và cùng với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao có thể thực hiện và đưa ra những giải pháp xử lý môi trường tối ưu nhất với hiệu quả sử dụng cao và chi phí vận hành thấp nhất đáp ứng các quy định của luật pháp.

ENSOL luôn tạo những đột phá cải tiến trong công nghệ xử lý nước thải và khí thải, tạo ra sản phẩm, giải pháp hoàn thiện với tính năng vượt trội, đáp ứng được những yêu cầu mới ngày càng khắt khe của quy định bảo vệ môi trường, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường.

Ensol đồng hành cùng Quý Công Ty tiếp đoàn kiểm tra và cùng Quý Công Ty giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh.

Xử Lý Amoni Trong Nước Thải

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC THẢI

Hằng năm, lượng nước thải ra trên thế giới nhẩm tính có thể lên đến hàng tỷ tỷ m 3 nước thải. Nước thải phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp. Điểm qua một số loại nước thải có nồng độ amoni từ thấp đến cao: Nồng độ amoni trong nước thải sinh hoạt dao động khoảng 40 – 80 mg/l; nước thải chế biến thủy sản khoảng 80 – 150 mg/l; nước thải thuộc da khoảng 300 – 400 mg/l; nước rỉ rác khoảng 200 – 800 mg/l; nước thải chăn nuôi khoảng 400 – 800 mg/l … Như vậy, hàm lượng amoni trong nước thải ước tính là một con số khổng lồ.

Như chúng ta đã biết, nitơ trong nước thải nếu không được xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người như gây hiện tượng phú dưỡng, làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nước, gây độc cho hệ sinh vật trong nước; nitrat và nitrit có thể gây ung thư cho con người.

Trong nước thải nitơ tồn tại ở 2 dạng chính là nitơ vô cơ (amoni, nitrat, nitrit) và nitơ hữu cơ (axit amin, protein,…). Hầu hết nước thải mà chúng ta gặp nitơ tồn tại ở dạng vô cơ chiếm phần lớn, trong đó, đặc biệt là amoni, có thể chiếm đến 90 – 97% tổng nitơ. Amoni tồn tại ở 2 dạng là dạng ion (NH4+) và dạng khí hòa tan (NH3), có thể chuyển dịch theo cân bằng thuận nghịch (phụ thuộc pH và nhiệt độ):

NH3 là chất khí không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước, gây độc chết tôm cá, thủy sinh thực vật trong nước. NH4+ thì ít độc hơn.

Ở pH gần 7 thì chỉ có một lượng rất nhỏ amoniac khí so với amoni. Khi nâng pH lên 9,5 tỷ lệ [NH3]/[NH4+] = 1, và càng tăng pH lên 11 cân bằng càng chuyển dịch về phía tạo thành NH3. Khi đó nếu áp dụng các kỹ thuật sục hoặc thổi khí thì amoniac sẽ bay hơi theo định luật Henry, làm chuyển dịch cân bằng về phía phải:

Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, một chất không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, xử lý triệt để nitơ là chuyển hóa được hoàn toàn nitơ (amoni) về dạng không ô nhiễm là N2 (dạng khí). Trong khí quyển Trái Đất, nitơ chiếm khoảng 78%.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC THẢI

1. Quá trình nitrat hóa (môi trường hiếu khí)

2. Quá trình anamox (môi trường yếm khí)

Quá trình ANAMMOX là quá trình ôxy hoá amoni trong điều kiện yếm khí thành nitơ bởi các vi khuẩn anammox.

Trong quá trình Anammox amoni cùng với nitrit được chuyển đổi dưới điều kiện yếm khí tới N2 cung cấp hơi đốt và một lượng nhỏ nitrat theo phương trình phản ứng sau:

Để loại bỏ nitơ amoni từ nước thải sử dụng vi khuẩn anammox một phần nitơ amoni thích hợp được sử dụng để sản sinh ra lượng nitrit NO2- theo phương trình phản ứng sau :

Trong thực tế để thực hiện thành công quá trình anammox thì bắt buộc phải thực hiện trước một bước quá trình aerobic để oxy hoá amoni thành nitrit. Quá trình này còn gọi là quá trình nitrit hoá bộ phận. Tiếp theo NO2- như một chất nhận điện tử sẽ tiếp tục phản ứng với amoni còn lại để tạo thành N2. Quá trình này được gọi là quá trình anammox.

3. Clo hóa đến điểm đột biến

Lượng clo thêm vào nước thải tỷ lệ với amoni tương ứng 8:1 và thường cho dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khi amoni phản ứng gần hết, clo dư sẽ phản ứng với các chất hữu cơ có trong nước để hình thành nhiều chất cơ clo có mùi đặc trưng khó chịu, trong đó, khoảng 15% là các hợp chất nhóm THM-trihalometan và HAA- axit axetic halogen hoá đều là các chất có khả năng gây ung thư.

4. Trao đổi ion

Các ion amoni được hoán đổi với các cation trong zeolit. Các zeolit phải thường xuyên tái sinh.

5. Stripping điều khiển pH

Nâng pH nước thải lên 11 để chuyển hóa NH4 sang dạng NH3. Sử dụng quạt gió với tỷ lệ không khí : nước = 3000:1 (nghĩa là 3m3 khí cho 1 L nước thải). Tuy nhiên, hiệu quả khó đạt được trên 80%.

6. Stripping điều khiển nhiệt độ

Cung cấp nhiệt vào nước thải là một giải pháp. Hiệu quả xử lý amoni có thể đạt khoảng 98%. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao.

7. Phương pháp điện hóa

Nước thải cho vào bể điện phân. Hiệu suất xử lý đạt 80 – 85%. Hiệu điện thế sử dụng khoảng 7 V, tiêu tốn điện năng ở mức 200 A/h cho 1m3 nước thải.

8. Tách loại amoni bằng quá trình màng thẩm thấu ngược RO

RO là phương pháp lọc tốt nhất trong tất cả các phương pháp lọc màng. Quá trình lọc này chỉ cho nước đi qua màng còn tất cả các chất hoà tan, các chất rắn lơ lửng, amoni hòa tan đều bị giữ lại. Màng lọc dùng trong trường hợp này có kích thước lỗ < 0,0005 µm.

Ngoài chi phí đầu tư, chi phí vận hành, thì cái quan trọng nhất để 1 quá trình thành công là yếu tố kỹ thuật. Hầu hết các phương pháp đạt hiệu quả không cao, nguyên nhân là do kỹ thuật áp dụng không chuẩn (như lựa chọn thiết bị, vị trí đặt thiết bị, tốc độ khuấy, pH tối ưu, liều lượng hóa chất, cường độ sục khí …).

8 Bước Quan Trọng Để Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt

8 BƯỚC QUAN TRỌNG XỬ LÝ AMONI NƯỚC THẢI

Xử lý amoni nước thải đòi hỏi phải loại bỏ qua quá trình nitrat hóa. Quá trình sinh học 2 bước tuần tự, vi khuẩn oxy hóa amoniac (AOB) và ion amoni (NH4 +) thành nitrit (NO2–) và oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3–).

Xử lý amoni hoàn chỉnh yêu cầu hệ thống phải chuyển đổi đầy đủ 2 bước quan trọng này. Vì cả amoniac và nitrit đều độc hại cho vi khuẩn nitrat hóa Nitrosomonas và Nitrobacter.

Cả hai loại nitrat hóa đều là sinh vật tự dưỡng, có nghĩa là chúng tạo ra các vật liệu tế bào bằng cách sử dụng carbon dioxide hoặc cacbonat và thu năng lượng từ quá trình chuyển đổi hóa học của amoniac thành nitrit và nitrat.

Vi khuẩn nitrat hóa thu ít năng lượng hơn so với vi khuẩn dị dưỡng. Do đó tốc độ tăng trưởng tế bào của chúng chậm hơn. Đặc biệt với Nitrosomonas, vi khuẩn chịu trách nhiệm chuyển đổi amoniac thành nitrit ở bước 1, do đó hạn chế sự phát triển của Nitrobacter.

Nước thải chứa nồng độ amoniac cao, cần thực hiện 8 bước bắt buộc để xử lý amoni đạt tiêu chuẩn cho phép.

1. Bổ sung chế phẩm vi sinh xử lý amoni, ni tơ

Xử lý amoni nước thải bằng bổ sung vi sinh xử lý amoni (NA – USA) để giảm ngay nồng độ amoniac. Thực hiện bổ sung thêm vào hàng ngày trong khoảng thời gian dài một tuần cho đến khi mức amoniac giảm xuống. 

2. Kiểm tra mức DO hòa tan

Nitrat hóa là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc. Chúng cần oxy phân tử tự do và bị tiêu diệt bởi các điều kiện yếm khí, Mặc dù, thiếu oxy trong thời gian ít hơn 4 giờ sẽ không ảnh hưởng xấu đến chúng. Nhu cầu khoảng 4,6 kg oxy cho mỗi kg ion amoni bị oxy hóa thành nitrat (1 kg oxy để oxy hóa 1 kg BOD). Để đảm bảo quá trình nitrat hóa hiệu quả, luôn duy trì mức DO bằng hoặc lớn hơn 1,5 mg/l.

3. Duy trì nhiệt độ thích hợp

Xử lý amoni nước thải đạt hiệu quả cao khi nhiệt độ thích hợp cho hoạt động vi sinh. Quá trình nitrat hóa nhạy cảm với nhiệt độ và chất nitrat hóa không thích nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Vi khuẩn nitrat hóa hoạt động hoạt động kém dưới 15°C (59°F) và trên 35°C (95°F). Nhiệt độ tối ưu cho quá trình nitrat hóa thường được coi là 30°C (86°F).

4. Kiểm soát giá trị pH trong hệ thống xử lý

Quá trình nitrat hóa nhạy cảm với pH, tỷ lệ xử lý amoniac giảm đáng kể ở các giá trị pH dưới 6,8. Tốc độ nitrat hóa  tối ưu xảy ra ở các giá trị pH trong khoảng 7,5 đến 8,5. Phần lớn nước thải đô thị sẽ có độ pH trong phạm vi này, tuy nhiên, nước thải công nghiệp sẽ không đạt. Vì vậy phải kiểm soát giá trị pH trong hệ thống chặt chẽ các mức này.

5. Đảm bảo độ kiềm

Quá trình nitrat hóa tiêu thụ độ kiềm. Độ kiềm hoạt động như một chất đệm cho các axit do vi khuẩn Nitrat hóa tạo ra. Nước thải có đủ độ kiềm, pH vẫn nằm trong phạm vi mong muốn. Nitrat hóa cần 7,14 g/l độ kiềm cho 1,0 mg/l Amoniac chuyển đổi thành Nitrat (NO3). Quá trình nitrat hóa sẽ tiếp tục xảy ra ở mức độ kiềm dưới 40 ppm (như CaCO3), mặc dù phạm vi tối ưu là dưới 100 ppm.

6. Cân đối dinh dưỡng

Dinh dưỡng cân đối cho quá trình phát triển vi sinh. Đặc biệt, mức độ phốt pho có xu hướng thiếu hụt cần cung cấp từ bên ngoài. Các nguyên tố khác cần đo bao gồm canxi, sắt, magiê và molypden, đồng, niken và kẽm. 03 nguyên tố sau là cần thiết nhưng độc hại ở nồng độ cao.

7. Loại bỏ bùn tích tụ và kim loại nặng

Amoniac có thể được giải phóng do tích tụ bùn ở những hệ thống thiết kế bể lắng không tốt. Bùn sẽ phân hủy khí ở đáy bể, nồng độ amoniac đầu ra có thể cao, thậm chí cao hơn đầu vào. 

Vi khuẩn nitrat hóa dễ bị ức chế bởi các kim loại nặng hơn là vi khuẩn khử BOD. Cần loại bỏ kim loại nặng gây độc ức chế quá trình nitrat.

8. Gia tăng tuổi bùn

Xử lý amoni nước thải để đạt hiệu quả cao cần gia tăng tuổi bùn. Vi sinh vật tự dưỡng phát triển tương đối chậm với năng suất tế bào thấp. Tuổi bùn phải được giữ đủ cao để duy trì dân số của chúng. Ngoài ra, dinh dưỡng phải được kiểm soát loại bỏ trước khi nitrat hóa, vi sinh vật tự dưỡng không cạnh tranh tốt với sinh vật dị dưỡng loại bỏ BOD.

Xử lý amoni nước thải bằng phương pháp sinh học là giải pháp bền vững và tiết kiệm rất lớn chi phí vận hành cho chủ sơ sở. Tuy nhiên, đây là công đoạn khó nhất trong hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt là các hệ thống nước thải có nồng độ cao amoni như nhà máy may, điện tử. Amoni nước thải các nhà máy này cao gấp 3-4 lần nước thải sinh hoạt thông thường. Các hệ thống trước đây chỉ thiết kế theo các chỉ số nước thải thông thường do đó đều không xử lý được amoni.

Công ty Hưng Phương nhận thiết kế thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước thải có nồng độ amoni cao. Hãy liên hệ chúng tôi để được hổ trợ tư vấn xử lý nước thải miễn phí.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xem Tìm Hiểu Các Phương Pháp Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt Phổ Biến Hiện Nay trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!