Bạn đang xem bài viết Xăng Và Dầu Khác Nhau Thế Nào? Ưu Nhược Điểm được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xăng và dầu khác nhau thế nào? Ưu nhược điểm
28 Tháng Hai, 202137
Có thể thấy, xăng và dầu không còn xa lạ gì với chúng ta. Đây là 2 loại nhiên liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là ứng dụng trong động cơ đốt như máy phát điện, máy nổ,…. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ xăng và dầu khác nhau thế nào? Ưu nhược điểm của chúng ra sao. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
So sánh điểm khác của xe nâng xăng ga và xe nâng diesel
Xe nâng dầu chạy có tốn dầu không? – Xe Nâng IFC
Sự khác biệt xăng và dầu
Xăng và dầu đều được dùng để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Đây là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô. Dầu diesel là loại dầu được dùng phổ biến cho các động cơ nhất hiện nay và nó trải qua ít bước tinh chế hơn so với xăng.
Các điểm khác biệt giữa dầu và xăng là:
Dầu diesel có tỷ trọng năng lượng cao hơn xăng.
Dầu diesel nặng và trơn hơn xăng do có sự bay hơi chậm hơn xăng.
Trong các động cơ diesel, hòa khí được đốt cháy bởi sức nóng của không khí nén trong xi lanh.
Dầu diesel sẽ giải phóng nhiều năng lượng hơn khi đốt cháy khi so cùng một lượng xăng. Do đó, các động cơ diesel thường tiết kiệm nhiên liệu hơn động cơ xăng.
Xăng được phân loại bằng chỉ số octan – khả năng chống kích nổ. Trong khi đó dầu được phân loại bằng chỉ số cetan – tốc độ bốc cháy sẽ phụ thuộc vào chỉ số này.
So sánh động cơ xăng và động cơ dầu
Động cơ xăng sẽ đạt số vòng tua cao nhanh, công suất lớn hơn so với dầu diesel nên gia tốc tốt hơn. Còn động cơ diesel sẽ có số vòng quay cực đại thấp, gia tốc thấp hơn nhưng momen xoắn cao hơn nên sức kéo lớn hơn.
Động cơ xăng sinh hòa khí đốt cháy bởi tia lửa điện từ bugi đánh lửa. Động cơ dầu sẽ tự bốc cháy khi hòa trộn cùng không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao.
Hiệu suất của động cơ dầu lớn hơn 1.5 lần so với động cơ xăng.
Dầu có giá thành rẻ hơn xăng.
Động cơ xăng thường dễ bị hỏng vặt hơn nhưng chi phí sửa chữa động cơ dầu sẽ thấp hơn.
Ưu nhược điểm của 2 loại động cơ sử dụng xăng và dầu
Động cơ xăng khó khởi động trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc nhiệt độ thấp bởi hỗn hợp hóa khí cần được làm nóng.
Cấu trúc động cơ dầu phức tạp giúp hòa khí có thể tự bốc cháy. Chính vì thế yêu cầu sản xuất và sửa chữa cũng cao hơn, dẫn tới giá thành cao.
Khả năng chịu tải của động cơ dầu tốt hơn.
Động cơ xăng dùng bugi đánh lửa tạo khí thải sạch và thân thiện với môi trường hơn. Đồng thời, động cơ xăng cũng hoạt động êm ái hơn, không có mùi khó chịu.
Động cơ dầu có giá trị kinh tế tốt hơn khi sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng và máy nổ dầu
Động cơ xăng
Kỳ 1: Hút hòa khí (xăng + không khí) vào xi lanh
Kỳ 2: Ép hòa khí với áp suất và nhiệt độ thấp hơn:
++ P = (8 – 10) Kg/cm²
++ T = (200 – 300)°C
Kỳ 3: Cuối quá trình nén, Bugi tạo tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu xăng và không khí trong xi lanh. Hòa khí cháy giãn nở sinh công cho động cơ.
Kỳ 4: Khí xả được thải ra ngoài qua ống xả.
Động cơ dầu
Kỳ 1: Hút không khí vào xi lanh
Kỳ 2: Nén không khí đạt áp suất và nhiệt độ cao:
P = (30 – 35) Kg/cm²
T = (500 – 600)°C
Kỳ 3: Cuối quá trình nén, nhiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở sinh công cho động cơ.
Kỳ 4: Khí thải được xả ra ngoài qua ống xả.
Khi nào sử dụng động cơ xăng – dầu
Nên sử dụng động cơ xăng khi:
Không quan tâm hoặc không đặt nặng chi phí nhiên liệu
Không cần sức tải lớn
Đề cao sự êm ái, khí thải dễ chịu
Dễ dàng bảo dưỡng, chăm sóc
Nên dùng động cơ dầu khi:
Đề cao tính kinh tế, tiết kiệm nhiên liệu
Thường xuyên sử dụng tải nặng
Thông qua bài viết trên, có thể thấy xăng và dầu khác thế nào. Nó thể hiện rõ thông qua các giá trị sử dụng và giá trị kinh tế. Hy vọng thông tin chúng tôi cũng cấp phía trên sẽ hữu ích với bạn.
Rate this post
Động Cơ Diesel Và Động Cơ Xăng Khác Nhau Như Thế Nào, Ưu
Động cơ Diesel có đường dầu cao áp trong khi động cơ xăng có bô bin đánh lửa
Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel, không có bugi đánh lửa, động cơ sinh công nhờ quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh.
Động cơ xăng sử dụng nhiên liệu là xăng, sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở bugi.
So sánh nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel và động cơ xăng.
Hút
Hút không khí vào xi lanh
Hút hòa khí ( xăng + không khí) vào xi lanh
Nén
Nén không khí đạt áp suất và nhiệt độ cao:
P = (30 – 35) Kg/cm²
T = (500 – 600)°C
Cuối quá trình nén, dầu được phun sớm vào buồng đốt.
Ép hòa khí với áp suất và nhiệt độ thấp hơn:
P = (8 – 10) Kg/cm²
T = (200 – 300)°C
Cuối quá trình nén, bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí.
Sinh Công
Nhiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở sinh công cho động cơ.
Bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí trong xi lanh. hòa khí cháy giãn nở sinh công cho động cơ.
Xả
khí thải được xả ra ngoài qua supap xả.
Khí xả được thải ra ngoài qua supap xả.
Động cơ Diesel cháy do nén còn động cơ xăng cháy do đốt
Ưu nhược điểm của động cơ Diesel so với động cơ xăng:
♦ Ưu điểm:
– Hiệu suất động cơ Diesel cao hơn so với động cơ xăng (1,5 lần).
– Dầu Diesel rẻ tiền hơn xăng.
– Mức tiêu hao nhiên liệu riêng của động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng.
– Dầu Diesel không bốc cháy ở nhiệt độ thường nên ít gây nguy hiểm.
– Do không có bộ chế hòa khí và bộ phận đánh lửa nên động cơ Diesel ít hư hỏng vặt.
– Động cơ Diesel chịu quá tải tốt hơn động cơ xăng.
♦ Nhược điểm:
– Cùng một công suất thì động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn động cơ xăng.
– Tỉ số nén động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải tốt dẫn đến giá thành chế tạo mắc hơn.
– Các chi tiết của hệ thống nhiên liệu ở động cơ Diesel có độ chính xác rất cao (sai số 1/100mm) như bơm cao áp, kim phun nên giá thành chế tạo và sửa chữa cao hơn.
– Sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phải có máy chuyên dùng, dụng cụ đắt tiền và thợ có chuyên môn cao.
– Tốc độ động cơ Diesel thấp hơn tốc độ động cơ xăng.
– Động cơ Diesel gây ồn và “hôi” hơn động cơ xăng. (Điều này đã được khắc phục nhiều bằng các công nghệ tiên tiến).
Động cơ Diesel và động cơ xăng đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên nhà sản xuất đã áp dụng hai loại động cơ này trên xe để phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi dòng xe riêng biệt. Để cảm nhận và yêu thích một chiếc xe êm ái mượt mà như động cơ xăng hay mạnh mẽ và tiết kiệm như động cơ Diesel còn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người. Qua bài viết này mong mọi người sẽ có thêm kiến thức về hai loại động cơ này và dễ dàng lựa chọn hơn cho mục đích sử dụng xe của mình.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Ưu Và Nhược Điểm Của Mỡ Bôi Trơn, Dầu Bôi Trơn
I. Mỡ bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn (Grease Lubricant) là chất bôi trơn rắn hoặc bán lỏng. Là loại chất bôi trơn có chứa thêm thành phần là chất làm đặc (điển hình là xà phòng). Mỡ được sử dụng như một chất bôi trơn có thể duy trì tại vị trí bôi trơn. Chúng được sử dụng để bôi trơn cho rất nhiều thiết bị, như: vòng bi, ổ trục, khớp nối, bánh răng hở, dây cáp tời,…
1. Chức năng của mỡ bôi trơn
Chức năng như một chất bôi trơn:
Chịu tải va đập (khi stop/ star)
Chịu được môi trường nước & nhiễm bẩn
Chịu sự thay đổi của nhiệt độ
Thời gian bôi trơn dài
Chức năng ở yên một chỗ:
Bám dính các bề mặt
Chống lại tác động của nước rửa trôi
Duy trì độ quánh hoặc độ ổn định cơ học khi nhiệt độ thay đổi, mài mòn & rung động
2. Thành phần của mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn được pha chế với 3 thành phần: dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia.
Dầu gốc: bôi trơn, giảm ma sát giữa các bề mặt chuyển động; có vai trò như dầu gốc trong dầu bôi trơn.
Phụ gia: bổ sung khả năng bôi trơn của dầu gốc, cải thiện các đặc tính như chống mài mòn và chống gỉ.
Chất làm đặc: hoạt động giống như một miếng bọt biển. Tác dụng của chất làm đặc là giữ dầu dự trữ cho đến khi cần bôi trơn. Chất làm đặc phản ứng với các lực bên ngoài như chuyển động, rung lắc hoặc thay đổi nhiệt độ.
3. Vai trò và chức năng của chất làm đặc
Chất làm đặc là thành phần quyết định đảm bảo mỡ ở yên 1 chỗ. Và việc lựa chọn chất làm đặc phụ thuộc vào các yêu cầu hoạt động riêng. Như: nhiệt độ, ổn định cắt, kháng nước, khả năng bơm.
Có nhiều chất làm đặc khác nhau: Lithium, phức lithium, Calcium, Aluminium complex, Calcium Shulphonate, Polyurea, Clay, ….
Chức năng của chất làm đặc tương tự như một miếng bọt biển. Với áp suất nhẹ thì chỉ có một ít nước chảy ra. Nhưng với áp suất lớn, một lượng lớn nước sẽ chảy ra.
4. Các phương pháp tra mỡ
Thủ công: súng bắn mỡ, chổi
Tự động: một điểm bôi trơn, hệ thống bôi trơn trung tâm
II. Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn so với dầu bôi trơn
1. Chọn mỡ bôi trơn hay dầu bôi trơn
Dầu bôi trơn luôn là sự lựa chọn đầu tiên, nhưng mỡ được sử dụng khi:
Các bộ phận bôi trơn khó tiếp cận hoặc yêu cầu bôi trơn không thường xuyên.
Vấn đề làm kín hiệu quả nhằm chống lại sự nhiễm bẩn là yêu cầu rất quan trọng.
Hệ thống không có khả năng lưu trữ dầu.
Ứng dụng phổ biến nhất: ổ trục, bánh răng, khớp nối.
Dầu bôi trơn luôn là sự lựa chọn đầu tiên, nhưng mỡ được sử dụng khi:
Các bộ phận bôi trơn khó tiếp cận hoặc yêu cầu bôi trơn không thường xuyên.
Vấn đề làm kín hiệu quả nhằm chống lại sự nhiễm bẩn là yêu cầu rất quan trọng.
Hệ thống không có khả năng lưu trữ dầu.
Ứng dụng phổ biến nhất: ổ trục, bánh răng, khớp nối.
2. Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn
Thuận lợi: Dễ áp dụng, sử dụng ít thường xuyên.
Độ bám dính: không bị rơi khỏi bề mặt bôi trơn tĩnh, bôi trơn ngay từ lúc khởi động.
Bảo vệ: làm kín tốt hơn dầu, bảo vệ khỏi ăn mòn trong suốt quá trình dừng máy.
Sạch sẽ: không bị rò rỉ hoặc vung tóe như dầu. Có thể sử dụng trong sản xuất thực phẩm, thuốc, dệt may,…
3. Nhược điểm của mỡ bôi trơn
Khả năng làm mát: thấp.
Nhiễm bẩn: Cần lưu ý để tránh nhiễm bẩn trong suốt quá trình lưu trữ. Mạt kim loại mòn bị giữ lại trong chất bôi trơn. Chất nhiễm bẩn có thể làm tăng sự mài mòn
Giới hạn thiết kế: không thể sử dụng cho các ổ trục tốc độ cao.
Xăng A95 Và A92 Khác Nhau Thế Nào?
Các con số 92 và 95 là chỉ số Octan RON, biểu thị khả năng chống kích nổ của xăng.
Trên thị trường hiện nay sử dụng một trong hai loại là xăng RON 92 hoặc 95 hay Mogas (Motor Gasoline) 92, 95. Khá nhiều người thắc mắc liệu có thể đổ xăng A92 cho xe có động cơ sử dụng A95 và ngược lại không? Nó khác nhau ở chỗ nào?
Các con số 92 và 95 là chỉ số Octan RON, biểu thị khả năng chống kích nổ của xăng. Chỉ số Octan càng cao thì khả năng chống kích nổ càng tốt và ngược lại. Nghĩa là điều kiện nhiệt độ, áp suất nén để gây ra hiện tượng cháy của xăng A95 sẽ cao hơn xăng A92, hay nói dễ hiểu hơn là xăng A95 khó cháy hơn xăng A92.
Mỗi động cơ sẽ được quy định mức tỉ số nén khác nhau, mà vì thế xăng cũng được chia ra nhiều mức Octan nhằm tối ưu hóa khả năng hoạt động của động cơ. Xăng có trị số Octan cao sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao và ngược lại. Xăng A95 thích hợp cho những động cơ có tỉ số nén từ 9,5:1 hoặc cao hơn, còn xăng A92 sẽ lý tưởng cho những động cơ tỉ số nén dưới 9,5:1. Tại sao lại như thế?
Chẳng hạn, chiếc Honda SH động cơ có tỉ số nén 11:1, thì loại xăng tốt nhất dành cho nó là A95. Khi đó thời điểm nổ của động cơ sẽ là tốt nhất, tức là khi xy lanh di chuyển hết hành trình đến điểm chết trên ở cuối kỳ nén và tạo ra được lực nén cao nhất lên hỗn hợp cháy gồm có xăng và không khí. Nếu đổ xăng A92 dễ cháy hơn vào thì thời điểm nổ có thể diễn ra sớm hơn quy định. Lúc này, hỗn hợp cháy vẫn chưa được nén tối ưu mà bị bắt nổ sớm sẽ gây ra hiện tượng mất công suất, hay công suất không đạt được như thiết kế.
Ngược lại, nếu đổ xăng A95 vào chiếc Wave có tỉ số nén 9:1 phù hợp với xăng A92 hơn thì xăng A95 sẽ khó cháy hết do chưa đạt được độ nén lý tưởng và từ đó tạo ra cặn than lâu ngày làm bẩn máy, giảm hiệu suất và khiến xe hao xăng.
Theo thói quen, người sử dụng thường hay dùng xăng A92, do đa số cây xăng hiện nay chỉ bán loại RON 92, còn RON 95 rất ít. Về cơ bản, xe được khuyên dùng xăng A95 vẫn có thể đổ A92 được. Bởi lẽ, 2 loại xăng này chỉ khác nhau về tỉ lề octan, tức là khác nhau về thành phần của phụ gia, chính vì thế, tính chất hoàn toàn không thay đổi.
Tuy nhiên, việc đổ xăng chéo này chỉ nên áp dụng trong trường hợp không có sẵn loại xăng đúng với động cơ, còn sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng đốt và động cơ.
Thảo Anh (TTTĐ)
Cập nhật thông tin chi tiết về Xăng Và Dầu Khác Nhau Thế Nào? Ưu Nhược Điểm trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!