Bạn đang xem bài viết Website Là Gì? Trang Web Là Gì? Có Những Loại Nào? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu khái niệm website là gì có lẽ không phải là công việc khó khăn, trong giai đoạn internet đang bùng nổ và trở nên rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Nếu bạn đang đọc những dòng này, nghĩa là bạn đang xem website của Công ty Carly. Bạn có thể hình dung ngay rằng website là những gì tương tự như chúng tôi này đây.
Hiểu sơ sơ thì đúng là như vậy.
Tuy nhiên để nêu lên một định nghĩa, thì chắc cũng không nhiều người để ý lắm.
Thông thường, chúng ta thường chỉ bật máy tính, mở các trình duyệt, rồi gõ các địa chỉ website để vào đọc thông tin. Hoặc tìm kiếm thông tin trên các Search Engine, rồi từ trang kết quả lại vào các trang web đích. Rất có thể, đó là việc bạn vừa làm để tìm được bài viết này của tôi.
Đó là việc mà chúng ta làm hàng ngày. Nhưng giờ mà hỏi web là gì thì có thể nhiều người thấy lúng túng để tìm câu trả lời.
Website là gì?
Website là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản, chữ số, âm thanh, hình ảnh, video, v.v… được lưu trữ trên máy chủ (web server) và có thể truy cập từ xa thông qua mạng Internet.
Về cách phát âm đã được Việt hóa, thì nên đọc là “goép-sai”, chứ không phải như một số bạn đọc là “guét-sai” hay “trang guét”. Tất nhiên nói cách nào thì chúng ta cũng đều hiểu, nhưng nói sai nghe hơi kỳ kỳ :).
Về mặt tiếng Anh, có thể hiểu câu chữ thế này:
web = mạngsite = khu vực, trang
Vậy thì website = web site, thì có thể gọi nhanh là “trang mạng”. Hồi trước tôi thấy nhiều người dùng thuật ngữ này, nhưng giờ ít người còn sử dụng.
Trong các tài liệu quy định của Việt Nam, website thường được gọi với tên là “trang thông tin điện tử”. Cách gọi này hơi dài, nhưng đó là chính tắc, nên chúng ta có thể biết để sử dụng.
Vậy tiện đây, nếu ai đó có thắc mắc…
Trang thông tin điện tử là gì?
Trang thông tin điện tử là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.
Đó là khái niệm nêu trong Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, khẳng định:
Website = Trang thông tin điện tử
Ngoài ra, thực tế cũng có sự nhầm lẫn về thuật ngữ: giữa “website” và “trang web”, và câu hỏi đặt ra là…
Trang web là gì?
Đó là một trang cụ thể nào đó của website, trong tiếng anh gọi là “web page” hoặc ngắn gọn hơn chỉ là “pages”. Đây là một tài liệu được hiển thị trực tiếp trên trình duyệt như Firefox, Google Chrome, Opera, Microsoft Internet Explorer hay Edge, hoặc Safari.
Một website gồm 1 hoặc nhiều trang web như vậy.
Tuy nhiên, thực tế thì chúng ta thỉnh thoảng vẫn gọi nhầm là trang web khi muốn đề cập đến website. Kiểu như “trang web của bên bạn thế nào”, “công ty bạn có trang web không?”…
Cơ bản chúng ta đều hiểu, nhưng nếu bắt lỗi câu chữ, thì như vậy là chưa chính xác lắm.
Cấu tạo và hoạt động của website
Một website gồm nhiều webpage (trang con) như đã đề cập phía trên. Đó là các tập tin dạng html hoặc xhtml, được lưu trữ tại một máy tính có chức năng là máy chủ (web server). Thông tin trên đó có nhiều dạng: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video…
Các máy tính ở các nơi khác nhau (gọi là máy trạm) sử dụng ứng dụng gọi là trình duyệt web, thông qua đường truyền internet để lấy tập tin nêu trên từ máy chủ về hiển thị lên cho người dùng có thể đọc được.
Những gì bạn đang xem chính là 1 trang webpage, hiển thị trên máy tính hoặc điện thoại của bạn thông qua trình duyệt như Chrome, Firefox, Safari, hay Cốc Cốc…
Để website hoạt động được trên môi trường internet, cần có các thành phần chính:
Source Code (mã nguồn): phần mềm website do các lập trình viên thiết kế xây dựng. Phần này giống như bản thiết kế, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất của ngôi nhà vậy.
Web hosting (Lưu trữ web): dùng để lưu trữ mã nguồn. Thành phần này tương tự như mảnh đất để bạn có thể xây dựng ngôi nhà.
Tên miền (domain): là địa chỉ của website để các máy tính ở các nơi trỏ tới khi muốn truy cập vào website. Tên miền có vai trò giống như địa chỉ ngôi nhà, dựa vào đó thì người khác mới có thể tìm tới thăm nhà bạn được. Có thể bao gồm tên miền phụ (subdomain).
Và tất nhiên phải cần có đường truyền và kết nối mạng toàn cầu (internet) thì website mới có thể hoạt động trên môi trường trực tuyến (online). Kết nối này có vai trò như hệ thống giao thông dẫn đến ngôi nhà. Nếu không kết nối internet, thì có thể chỉ truy cập được website trên cùng máy tính hosting, hoặc trong mạng nội bộ (LAN). Cũng giống như không có đường giao thông thì chẳng khách khứa nào có thể đến được nhà bạn.
Tiếp theo, tôi muốn nói về những gì mà người dùng nhìn thấy: giao diện website.
Giao diện website gồm những thành phần nào?
Trong quá trình hợp tác xây dựng website, rất nhiều khi các bên không hiểu hoặc hiểu không thống nhất cách gọi tên các thành phần để truyền đạt ý kiến của mình. Kiểu như “tôi muốn thêm cái ABC” vào chỗ này chỗ kia, nhưng nói mãi người bên kia không hiểu.
Header
Đây là phần đầu trang, và thường được hiển thị trên tất cả các trang con.
Phần này thường có logo, hotline, lựa chọn ngôn ngữ, đăng ký / đăng nhập, menu điều hướng, tìm kiếm, giỏ hàng…
Một số trang đặc biệt có thể không được thiết kế header, với mục đích đặc biệt. Chẳng hạn như với trang landing page nhiều khi không gồm thông tin header đầy đủ (có thể chỉ có logo), mục đích là để không gây sao nhãng, và hướng người dùng vào mục tiêu chính: chuyển đổi (điền form, gọi điện đặt hàng…)
Slider / Carousel
Trên các ảnh có thể bố trí các nút kêu gọi hành động (Call to Action – CTA), chẳng hạn như “Liên hệ”, hoặc “Gọi hotline”.
Các ảnh có thể được lập trình để trượt ngang (dạng slide), hoặc hiển thị theo một trục nào đó với hiệu ứng đi kèm (dạng carousel). Khu vực này cũng sẽ có thanh dẫn hướng để người dùng chủ động xem ảnh tiếp theo hoặc trước đó.
Còn như những website thế hệ cũ trước đây, thì khu vực này thường chỉ là 1 ảnh tĩnh, và do đó được gọi là banner.
Content Area
Đây là khu vực chính và có vai trò quan trọng nhất trong trang web: cung cấp nội dung cho độc giả.
Nội dung có thể dưới rất nhiều dạng khác nhau: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, links…
Đây là phần giúp đánh trang web của bạn có hữu ích hay không, có thể lên Top Google hay không khi làm SEO website.
Footer
Phần chân trang nằm ở dưới cùng của trang web, thường bố trí thông tin bản quyền, các liên kết nhanh, fanpage, social network…
Những trang quan trọng nhất trong 1 website
Hiện có vài trăm triệu website trên toàn cầu, và gần như mỗi trang đều có cấu tạo và nội dung riêng. Tuy nhiên, với những website phổ thông, chẳng hạn như để phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp thì thường có 5 loại trang (page) quan trọng nhất như sau:
#1. Trang chủ: là bộ mặt của website và của công ty trên môi trường trực tuyến. Trang chủ giới thiệu tóm tắt tất cả những thành phần hay nhất, tinh túy nhất về website của bạn, trong đó bao gồm cả những đường link tới các trang quan trọng tiếp theo phía dưới.
#2. Trang giới thiệu & liên hệ: Đây là chỗ giới thiệu chi tiết về doanh nghiệp của bạn, đồng thời kèm theo những lời kêu gọi và thông tin để khách hàng tiềm năng có thể liên hệ.
#3. Trang bán hàng: giới thiệu chi tiết về từng sản phẩm dịch vụ cụ thể, kèm theo những lời kêu gọi hành động để người dùng quyết định mua hàng.
Bạn có thể quan sát trên chính website chúng tôi để nhận biết 5 loại trang tôi vừa nêu trên.
Tất nhiên đó chỉ là những loại trang phổ biến và quan trọng. Tùy theo web cụ thể mà có thêm những loại trang khác cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Các loại website
Theo cấu trúc và cách hoạt động
Website tĩnh: chủ yếu sử dụng ngôn ngữ html (và css, javascript), nội dung trên đó ít khi hoặc hiếm khi được chỉnh sửa (sau khi đăng), thường không có tương tác của người dùng. Do những hạn chế, hiện nay website tĩnh rất ít được sử dụng.
Website động: ngoài html, css, và javascript, còn dùng thêm 1 ngôn ngữ lập trình server như chúng tôi hay PHP… và một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL, web có nội dung thường xuyên và dễ dàng thay đổi, có thể dựa trên tương tác với người dùng. Đa số hiện này chúng ta thấy là website động.
CSS – Cascading Style Sheets: Biểu định kiểu xếp chồng
Theo mục đích chính của website
Khi bạn muốn thiết kế website thì thường có mục đích cụ thể trong đầu, có thể là một hoặc một vài, nhưng sẽ có 1 mục đích chính. Và công ty thiết kế website cũng sẽ căn cứ vào đó để tư vấn và chọn loại giao diện cũng như tính năng phù hợp. Nhờ đó hiệu quả đầu tư làm web cũng cao hơn.
Website giới thiệu công ty: chứa đầy đủ các thông tin cần thiết về công ty, bao gồm cả lịch sử hình thành phát triển, thành tựu, sản phẩm dịch vụ, thông tin liên lạc…
Website giới thiệu cá nhân: thường tập trung giới thiệu về thành tựu của người đó, với vai trò như 1 bản CV đẹp có sẵn, hoặc với mục đích để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Website bán hàng: cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, để giới thiệu và chào hàng.
Website có chức năng đặc biệt, phức tạp: chợ điện tử, mạng xã hội, diễn đàn, wiki, web-app…
Theo lĩnh vực cụ thể
Cách phân loại này chủ yếu để phục vụ cho các doanh nghiệp muốn đặt thiết kế website. Các chủ doanh nghiệp hoặc người được phân công chưa biết nhiều về lĩnh vực làm web. Đôi khi họ còn không biết mô tả những gì mình mong muốn: giao diện, tính năng…
Do đó, khi bắt tay vào việc, họ có xu hướng muốn tìm hiểu xem website trong lĩnh vực của mình thường có giao diện thế nào, tính năng gì để phục vụ mục đích chính.
Đó chính là lý do người dùng rất hay tìm kiếm những loại website theo ngành nghề mà tôi sẽ liệt kê sau đây:
Nhân tiện đang nói về người dùng tìm kiếm. Họ cũng thường tìm kiếm theo tên tỉnh thành để tìm công ty dịch vụ uy tín: thiết kế website tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… Điều này rất quan trọng với các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website như Carly chúng tôi.
Gọi ngay số Hotline: 094 456 1874
Website Tĩnh Là Gì? Website Động Là Gì? Khác Nhau Web Tĩnh Và Web Động
TÌM HIỂU VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ WEBSITE TĨNH – WEBSITE ĐỘNG
Nếu bạn là một lập trình viên thiết kế website thì đây chính là tương lai mà bạn cần phải hướng đến. Công nghệ thiết kế website đang dần được phát triển mạnh mẽ hơn từng giai đoạn, và đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng bạn cần phải chú ý. Còn nếu bạn chỉ mới bắt đầu đến với lập trình hoặc là một cá nhân đang làm việc khác muốn tay ngang chuyển sang học lập trình thì đây là kiến thức cơ bản quan trọng đầu tiên bạn cần tìm hiểu.
Website tĩnh là gì?
Web tĩnh (Static Website)chính là cách gọi khác của những website phiên bản đầu tiên. Đây là trang web đơn thuần chỉ sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ lập trình HTML. Nó có nhiệm vụ đăng tải các thông tin giống như một tờ báo. Sau khi tải trang HTML từ máy chủ xuống, trình duyệt sẽ hỗ trợ biên dịch mã và hiển thị nội dung của trang web. Và lúc này người dùng hầu như không thể tương tác được với website. Không thể trò chuyện, giao tiếp với nó. Nội dung của Website tĩnh đã được xác định ngay từ đầu. Nếu muốn thay đổi hay thêm bớt nội dung, người quản lý phải làm lại khuôn để có thể in ra những tờ báo mới.
Website động là gì?
Website động (Dynamic Website) là một thuật ngữ dùng để chỉ những trang web được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web. Nói đúng hơn đây là một chương trình chạy với giao thức http://. Có thể xem nó là một tập hợp các dữ liệu số hóa được tổ chức thành cơ sở dữ liệu và trình diễn trên các trang web dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh. Dynamic website được tích hợp thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu.
Với chương trình phần mềm này, người sở hữu trang web có quyền điều hành, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên trang web một cách dễ dàng. Không cần phải nhờ đến những lập trình viên chuyên nghiệp nào. Hơn nữa, với các chương trình ứng dụng, khách hàng có được quyền trao đổi thông tin với chủ website và những khách hàng khác. Có thể nói web động là một thành công lớn trong lĩnh vực thiết kế website, hiện nay nó còn được gọi là ứng dụng web với nhiều chức năng cao cấp được phát triển không ngừng.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA WEBSITE TĨNH VÀ WEBSITE ĐỘNG
Khác nhau về chức năng
Web động được tích hợp thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu. Còn web tĩnh thì không. Người sở hữu trang web có quyền điều hành, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên trang web một cách dễ dàng. Khách hàng có được quyền trao đổi thông tin với chủ website và những khách hàng khác.
Khác với website tĩnh, web động luôn có thông tin mới được cập nhật bởi phần mềm quản trị web do các công ty thiết kế website cung cấp. Các thông tin này được lưu vào cơ sở dữ liệu của trang web và đưa ra sử dụng dựa vào yêu cầu của người dùng.
Khác nhau về ngôn ngữ lập trình
Web tĩnh đơn thuần chỉ sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ lập trình HTML. Nó có nhiệm vụ đăng tải các thông tin giống như một tờ báo. Trong khi đó, website động được các chuyên gia lập trình sử dụng các ngôn ngữ lập trình tạo mã nguồn dựa theo yêu cầu của trang web. Hỗ trợ thêm các ngôn ngữ lập trình đa dạng như chúng tôi , PHP…Và cơ sở dữ liệu SQL server, MySQL…
Khác nhau về khả năng tương tác với khách hàng
Đối với website tĩnh, người dùng hầu như không thể tương tác được với website. Không thể trò chuyện, giao tiếp với nó. Nội dung của Website tĩnh đã được xác định ngay từ đầu. Nếu muốn thay đổi hay thêm bớt nội dung, người quản lý phải làm lại khuôn để có thể in ra những tờ báo mới. Nhưng web động lại khác, với các chương trình ứng dụng, khách hàng có được quyền trao đổi thông tin với chủ website và những khách hàng khác một cách dễ dàng nhất.
Khác nhau về ứng dụng giữa website động và website tĩnh
Web tĩnh chỉ được ứng dụng khi nội dung website ít khi cập nhật. Dành cho những website nhỏ. Trong khi đó, web động lại được sử dụng đối với những we có tầm cỡ lớn. Làm web tin tức, blog, làm website thương mại điện tử bán hàng, làm web giới thiệu sản phẩm công ty…
Khác nhau về chi phí bảo trì, nâng cấp
Người ta thường sử dụng trang web tĩnh khi nội dung website ít khi cập nhật và để tiết kiệm chi phí. Bạn không phải trả nhiều tiền cho Coder. Nếu bạn là doanh nghiệp muốn tự mình làm website thì bạn có thể học các kiến thức căn bản và tự thiết kế một web tĩnh cho mình. Với trang web tĩnh, bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn, cuốn hút hơn. Ngoài ra website tĩnh còn có một lợi thế vô song là thân thiện với các cơ chế tìm kiếm hơn so với web động. Bởi vì địa chỉ URL của các html trong web không chứa dấu chấm hỏi như trong website động. Tuy nhiên, khó quản lý nội dung và khó nâng cấp, bảo trì.
Website động tuy có chi phí xây dựng cao hơn. Tuy nhiên, nó dễ dàng nâng cấp và bảo trì. Có thể xây dựng được những web lớn.
WEBSITE TĨNH HAY WEBSITE ĐỘNG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN HƠN?
Điều này còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như nhu cầu tài chính của từng website. Theo định nghĩa của công ty thiết kế web MonaMedia, nếu là web tĩnh thì cũng giống như những ma-nơ-canh được chế tạo hoàn thiện. Nhưng nó sẽ không bao giờ có thể thay đổi được tư thế. Bạn khó có thể làm mới nó với kiểu dáng khác. Còn nếu bạn làm website động thì bạn có thể thay đổi cả từ dáng đứng, cách ăn mặc sao cho phù hợp với thời đại nhất. Bạn cũng không cần mất thêm một khoản chi phí nào cho người tạo ra chúng. Đó là khả năng tương thích của từng module với tổng thể một chương trình.
Chính bởi tính năng vượt trội của web động so với web tĩnh mà ngày nay, đa số những thiết kế web đều sử dụng web động cho lĩnh vực kinh doanh của mình. Website động có thể dùng vào các mục đích như:
Kinh doanh thẻ hội viên
Web động dễ dàng để thiết kế web du lịch, kinh doanh, website bán vé máy bay, booking phòng khách sạn…
Thương mại điện tử
Quản lý từ xa
Diễn đàn trực tuyến
Là công cụ cho người quản lý web…
Web động ra đời như một công cụ cập nhật thông tin nhanh chóng, chuyên nghiệp. Giúp cho website luôn được chăm sóc và trở nên hiệu quả hơn hẳn so với web tĩnh.
Amazon.com Là Trang Web Gì, Của Nước Nào, Có Uy Tín Không?
Amazon là gì, của nước nào?
Amazon hay chúng tôi là trang web thuộc công ty chúng tôi Inc đây là công ty đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Seattle, Washington. Được sáng lập bởi Jeff Bezos.
Được thành lập năm 1994, đây là khoảng thời gian manh nha của thương mại điện tử toàn thế giới. Khởi đầu chỉ là một tiệm sách trực tuyến. Hệ sinh thái cho thương mại điện tử còn khá thô sơ. Hệ thống ship hay Shipper còn dựa vào hệ thống bưu điện truyền thống là chủ yếu. Đến nay, mảng ecommerce (thương mại điện tử) của họ đã vượt cả chuỗi siêu thị truyền thống Walmart.
Đây là một trong những công ty công nghệ với doanh thu hàng đầu thế giới hiện nay. Là 1 trong 4 công ty nằm trong nhóm Big Four hay Bốn công ty công nghệ lớn hiện nay. Bao gồm Google, Apple, Microsoft và Amazon.
Hiện nay, thì trang web chúng tôi trang web lớn hàng đầu hiện nay trên thế giới về lãnh vực bán hàng trực tuyến (bán hàng qua mạng hay còn gọi là bán hàng online).
Amazon bán hàng gì?
Đây là trang là một trang đủ các loại mặt hàng từ sách, phim, nhạc, trò chơi (games), đồ công nghệ, đồ điện tử, máy tính, máy ảnh, máy quay phim, phần mềm máy tính, quần áo, các mặt thời trang, sản phẩm đồ gia dụng, đồng hồ, các thực phẩm chức năng,… Nói chung có thể xem như là một siêu thị trực tuyến , đây là một nơi bạn có thể tìm thấy hầu như mọi thứ trừ các loại mặt hàng.
Amazon vị thế ra sao trên phạm vi thế giới?
Vào thời điểm này 2020, sức mạnh của Amazon là điều không thể bàn cãi rồi. Họ như 1 anh cả sừng sửng trong mảng bán lẻ trực tuyến trên thế giới. Uy hiếp được họ bây giờ chỉ có thể đến từ Alibaba mà thôi. Họ có thể chiếm ưu thế ở nhiều nơi, nhưng tại thị trường Trung Quốc thì họ không chiếm được sự quan tâm của người dùng Trung Quốc. Một trang web đồng hương với Amazon là Ebay cũng phải từ bỏ thị trường Trung Quốc vì không cạnh tranh nổi.
Nếu chúng tôi là trang web chính của Amazon với khách hàng chủ yếu là Mỹ. Thì họ cũng không bỏ qua tham vọng xâm chiếm tất cả các thị trưởng ở các nước khác nhau. Với việc họ còn có các trang Amazon khác dành cho những thị trường khác nhau như:
Hiện nay, họ không chỉ hoạt động ở lãnh vực bán lẻ hàng trực tuyến nữa. Họ đã lấn sân sang những mảng khác nhau như:
Amazon Web Services(AWS) một dịch vụ điện toán đám mây cung cấp nhiều giải pháp cho người dùng
Alexa trợ lý ảo (Ở Việt Nam ít ai biết đến nó)
Sản xuất các thiết bị mang tên Amazon: Máy đọc sách Amazon Kindle, Loa Echo, Fire TV để gắn vào TV có thể xem nó như mấy cái box tv ở VN bán vậy, các thiết bị khác như chuông cửa, chân máy ảnh, pin mang thương hiệu của Amazon….
Amazon Studio nơi sản xuất các phân phối bộ phim, phim truyền hình.
IMDb, Whispercast phân phối tác phẩm phim và âm nhạc
ComiXology phân phối tác phẩm truyện tranh toàn cầu
Alexa.com dịch vụ đo lường và xếp hạng website
….
Họ mà không uy tín thì chắc khách hàng họ tẩy chay và họ sập tiệm, phá sản từ lâu rồi. Nên vụ uy tín này khỏi phải bàn. Là 1 trong 4 công ty công nghệ mà.
Mua hàng ở trên Amazon có đảm bảo không?
Amazon có bán hàng Fake, hàng giả không?
Điều đặc biệt ở chúng tôi là nếu các sản phẩm được do chính Amazon bán. Thì đảm bảo chất lượng và nơi xuất xứ không phải là các loại hàng fake, hàng nhái, hàng giả kém chất lượng. Nếu bạn biết mấy trang thương mại điện tử ở Việt Nam. Hay có các shop trên đó phía sau tên gọi hay có đuôi là mall là do chính hãng bán. Nên có thể an tâm về chất lượng.
Còn ở Tiki thì có cái tiki trading cái này là do nhập hàng về và bán. Nên họ sẽ cam kết, đảm bảo chất hàng bán ra. Mình hay mua hàng Tiki nhiều hơn các trang chủ yếu là vì cái này. Tiki chính là copy mô hình của Amazon để phát triển. Tiền thân của Amazon là bán sách. Tiki tiền thân trước đây cũng bán sách sau này cũng như Amazon mở rộng ra các mảng khác. Tiki Now là phiên bản copy của Amazon Prime mà quyền lợi được hưởng thì ít hơn. Chủ yếu được cái giao hàng 2h miễn phí mà thôi.
Để nhận biết hàng của Amazon bán thì hãy xem bên dưới giá tiền sản phẩm sẽ có ghi là Ships from and sold by chúng tôi Nếu bạn mua mà không có chữ này thì đây là hàng do người khác bán. Có thể sẽ gặp phải hàng kém chất lượng.
Amazon đã có ở việt nam chưa?
Ở Việt Nam có mua hàng trên Amazon được hay không?
Tin buồn là hầu như không. Bởi vì họ không chịu vận chuyển hay ship hàng về Việt Nam hầu hết các mặt hàng chỉ trừ 1 một số sản phẩm thì được mà cái này rất ít. Do đó bạn cần phải có người thân ở nước ngoài và có địa chỉ nhận hàng ở nước ngoài, để có thể nhận giúp bạn nếu như bạn tự mua hoặc nhờ vả mua hàng trên Amazon.
Nếu vẫn muốn mua hàng ở đây thì bạn có thể tìm trên mạng sẽ có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ mua hộ hàng trên amazon, order hàng Amazon, ship hàng Amazon cho bạn giúp bạn lo từ A đến Z. Chỉ việc chọn hàng muốn mua rồi thanh toán tiền cho họ. Họ sẽ giúp bạn lo các bước còn lại từ đặt mua hàng, vận chuyển, thông quan hàng hóa, đóng tiền thuế nếu cần đóng vận chuyển về tận nahf cho bạn.
Còn nếu như bạn thích bạn thích tự mua hàng thì bạn cần phải có thẻ thanh toán quốc tế như: Visa Card hay Master Card, Amex – JCB – Discover card…. Lúc mua thì điền địa chỉ, thông tin của người thân vào, còn qua mấy dịch vụ ship hộ thì điền địa chỉ của họ vào là được. Sau đó đưa các thông tin về đơn hàng của bạn cho họ xem, thường thì họ sẽ yêu cầu thêm ảnh chụp thẻ bạn dùng thanh toán nữa. Vì để đảm bảo bạn không đi dùng thẻ của người khác. Tránh tiếp tay cho kẻ xấu đó mà.
Cá nhân mình thì thôi nhờ mua hộ luôn cho chắc, chứ kêu mình đưa ảnh chụp thẻ của mình mặc dù có che mấy số đầu đi chỉ đưa mấy số sau thôi. Nhưng mình vẫn không an tâm cho được.
Amazon có ship Cod không?
Vậy Prime trên Amazon là gì?
Amazon Prime hay Prime là 1 gói cước hằng tháng dành cho khách hàng của Amazon.
Prime là một dịch vụ xem như để nâng cấp lên thành viên đặc biệt hay thường gọi là VIP vậy. Khi khách hàng đăng ký sử dụng gói này sẽ được nhiều ưu đãi. Như được miễn gói Amazon Drive đã kể ở trên, lưu trữ ảnh không giới hạn, hay được truy cập đến phim ảnh, âm nhạc và sách Kindle
Được ưu tiên mua những sản phẩm giảm giá chỉ dành cho khách hàng có mua gói Prime của Amazon. Ngoài ra được hưởng chính sách ưu đãi mua các mặt hàng giảm giá hơn so với người mua không Prime. Hàng sẽ được miễn phí vận chuyển trong 2 ngày. Tất nhiên bạn phải tốn 99$ một năm để được hưởng những ưu đãi này. Tuy nhiên bạn được phép dùng thử 1 tháng.
Amazon Prime day là gì?
Amazon Prime day là một ngày đặc biệt mà họ dành cho các thành viên đang là Prime của Amazon. Với ngày Amazon Prime day người sở hữu tài khoản Amazon Prime day sẽ có thể mua nhiều món hàng giảm giá, giá rẻ hơn nhiều so với các đợt giảm giá khác như Black Friday, Cyber Monday. Nhắc thì mới nói, không biết năm nay Prime có tổ chức vào tháng 7 nữa hay không vì tình hình dịch bệnh và biểu tình ở Mỹ. Có khi lại dời qua tháng khác trong năm không chừng.
Web App Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Website Và Web App
Website là gì?
Thời khai sơ, web được viết bằng các ngôn ngữ lập trình HTML đơn lẻ. Khi đó, mỗi trang web sẽ được viết bằng những HTML khác nhau, gọi là web page. Tập hợp nhiều web page, có chung tên miền, tạo thành website.
Website là một trang tĩnh, không có tương tác. Mục đích chính của website là cung cấp tới người quan tâm những thông tin cụ thể. Hầu hết chúng ta chỉ xem, nghe thông tin trên web mà không có nhiều sự tương tác. Điển hình dễ thấy nhất đó là các website tin tức, thời tiết, blog,… Với những loại trang web như thế này thì hầu hết các công ty thiết kế web hiện nay đều có thể làm tốt.
Một số website cũng có thêm mẫu đơn cho phép đăng ký để người dùng nhập thông tin nếu có nhu cầu, ngoài ra không có gì hơn. Học lập trình website là một trong những lĩnh vực được nhiều lập trình viên chọn để bắt đầu nhất, do tính chất khá đơn giản và thân thiện với ngôn ngữ sử dụng, có cộng đồng hỗ trợ đông đảo và nhiều video hướng dẫn nên để bắt đầu tiếp cận lập trình website không hề khó.
Web App là gì?
Web app lại hoàn toàn khác. Web app là một loại chương trình có khả năng làm máy tính thực hiện trực tiếp công việc nào đó mà người dùng mong muốn. Các trang web này có sự tương tác, cho phép người dùng nhận, nhập, thao tác dữ liệu. Với các chương trình này, chúng thường có sự kết nối chặt chẽ, có lệnh gửi tới máy chủ một cách liên tục với số lượng nhiều.
Phân biệt website và web app
Khả năng tương tác
Điểm khác biệt đầu tiên và dễ nhìn thấy nhất ở website và web app đó là khả năng tương tác.
Một website cung cấp những thông tin hữu ích, người đọc chỉ có thể xem, nhìn và nghe chứ không thể tác động hay tạo nên sự ảnh hưởng gì của trang, đó là website.
Nhưng nếu web app, bạn có thể đọc, nghe, thao tác dữ liệu trên trang bằng cách nhấp nút, gửi biểu mẫu, nhận phản hồi từ trang, nhắn tin trực tuyến, thanh toán,…
Một số ví dụ cụ thể:
Mạng xã hội , Viber, Youtube,… cho phép chúng ta có thể sử dụng, kết nối người với người thông qua các nền tảng blog, các cuộc trò chuyện. Web app cho phép người dùng chia sẻ thông tin bản thân, thông tin người khác, giải trí và rất nhiều mục đích khác.
Các cửa hàng trực tuyến cho phép bạn vào cập nhật, tìm kiếm thông tin mặt hàng cần thiết và đặt mua, thanh toán.
Các ứng dụng ngân hàng trực tuyến cho phép bạn chuyển, thanh toán, thực hiện những giao dịch dựa trên dữ liệu đầu vào của mỗi khách hàng.
Khả năng tích hợp
Cả thiết kế website và thiết kế phần mềm đều có khả năng tích hợp các phần mềm như kế toán, quản lý,… Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy, web app có khả năng tích hợp cao hơn bởi nó có những chức năng phức tạp, thường yêu cầu tương tác với các hệ thống bổ sung.
Việc tích hợp phần mềm CRM cho phép bạn thu thập dữ liệu người dùng tự động, lưu trữ trong hệ thống CRM. Thông qua đó, bạn có thể dễ dàng truy cập, kiểm tra bộ dữ liệu khách hàng, phân tích hành vi thói quen khách hàng, cũng như giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách tốt nhất.
Khác với web app, các website thường tập trung vào việc cung cấp cho người dùng những chức năng cốt lõi hơn là các chức năng tích hợp.
Khả năng xác thực thông tin
Xác thực là một yếu tố cần thiết của các web app khi đăng nhập. Nó có tác dụng giúp bảo mật tài khoản, tránh truy cập trái phép và rò rỉ những dữ liệu riêng tư của các người dùng.
Một số web app, khi bạn đăng ký mật khẩu, chúng thường báo cho bạn gợi ý mật khẩu có tính bảo mật yếu, bạn nên thay bằng mật khẩu khác để tăng độ bảo mật,…
Nhưng đối với website, việc xác thực thông tin hầu như không bắt buộc. Người dùng có thể được đề nghị đăng ký từ web để có quyền truy cập vào các tùy chọn không có sẵn. Nhưng nếu bạn không đăng ký, bạn chỉ có thể xem những thông tin công khai có sẵn mà thôi.
Lưu ý khi sử dụng web app là gì?
Có thể thấy, website và web app có rất nhiều điểm khác nhau, khi sử dụng, bạn cũng có thể phân biệt và nhận diện được đâu là website, đâu là web app.
Bảo vệ thông tin khách hàng
Web app cần bảo vệ được thông tin khách hàng. Bởi lẽ, bất cứ khi nào người dùng nhập thông tin cá nhân hoặc thanh toán, bạn đều sẽ nhận được thông tin từ khách hàng. Những dữ liệu đầu vào thường của người dùng cuối. Do đó, việc bảo mật thông tin khách hàng là điều mà bất cứ công ty viết web app nào cũng cần lưu tâm.
Trách nhiệm pháp lý
Luật pháp cũng quy định về việc bảo mật thông tin khách hàng. Trong mọi tình huống, bạn với tư cách chủ sở hữu web app cần có trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của họ.
Lựa chọn nhà phát triển web chuyên nghiệp
Một nhà phát triển web chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được web app chất lượng. Nhất là trong bố cảnh các cuộc tấn công SQL, tin tặc thông qua công cụ tự động, kẻ gian lợi dụng lỗ hổng ứng dụng rất nhiều. Do đó, hãy chắc rằng bạn đã tìm được một đơn vị phát triển web app kinh nghiệm và uy tín.
Một địa chỉ bạn có thể hoàn toàn tin tưởng, đó chính là chúng tôi. Tại đây, bạn có thể yên tâm, chúng tôi có một đội ngũ lập trình, thiết kế có thâm niên lâu năm trong nghề lập trình web-app, phát triển web, thiết kế phần mềm theo yêu cầu, thiết kế website chuẩn seo,… đã cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều khách hàng trong mọi lĩnh vực. Bạn có thể liên hệ: sẽ có chuyên viên sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của bạn.
Hãy là một người dùng thông thái, chọn đơn vị chất lượng để có được một sản phẩm chất lượng hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Website Là Gì? Trang Web Là Gì? Có Những Loại Nào? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!