Xu Hướng 3/2023 # Vùng Da Quanh Miệng Bị Đỏ Và Rát Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? # Top 12 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vùng Da Quanh Miệng Bị Đỏ Và Rát Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Vùng Da Quanh Miệng Bị Đỏ Và Rát Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vùng da quanh miệng là khu vực thường được chăm sóc kỹ, nhất là ở chị em phụ nữ. Do đó, khi vùng da quanh miệng có triệu chứng đỏ rát thường khiến cho nhiều người lo lắng. Khi vùng da quanh miệng bị đỏ rát là dấu hiệu của bệnh gì? Những bệnh nào có thể gây đỏ và rát da quanh miệng.

Vùng da quanh miệng bị đỏ và rát là triệu chứng bệnh gì?

1. Viêm da quanh miệng

Viêm da quanh miệng có thể gây ra thương tổn trong vài tuần đến vài tháng với các triệu chứng sẩn mủ, ban đỏ, nền da cũng có dấu hiệu ửng đỏ. Một số trường hợp viêm da quanh miệng cũng có thể dẫn đến tình trạng chàm hóa trên da, tạo thành các vảy nhỏ và không có mụn nhân. Viêm da quanh miệng cần thăm khám và điều trị sớm để tránh lan rộng.

2. Hội chứng rát bỏng miệng

Bỏng rát miệng là một trong những hội chứng gặp nhiều ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh. Người mắc phải hội chứng rát bỏng miệng thường gặp phải một hoặc một số triệu chứng như:

Có cảm giác bị đỏ rát quanh miệng, một số trường hợp có cảm giác bỏng rát vòm miệng.

Triệu chứng rát vòm miệng còn có thể kèm theo giảm khẩu vị, có thể cảm thấy mặn hơn hoặc đắng hơn khi ăn uống.

Một số trường hợp luôn có cảm giác bị khô hoặc dính ở miệng.

Ở nhiều bệnh nhân mắc phải hội chứng rát bỏng miệng, niêm mạc vẫn bình thường về hình thái, không có dấu hiệu tổn thương như vẫn có cảm giác khó chịu quanh miệng và trong khoang miệng.

Những trường hợp gặp hội chứng rát bỏng miệng cần đến bác sĩ tai mũi họng để đánh giá tình trạng rát bỏng miệng trong khoang miệng. Với những vùng da quanh miệng (ngoài khoang miệng) bị nóng rát, bạn cũng có thể cần sự trợ giúp của bác sĩ da liễu.

3. Phản ứng dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đỏ và rát ngoài da. Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến dị ứng da. Tuy nhiên với những phản ứng đỏ và rát ở vùng da quanh miệng, bạn nên chú ý đến một số yếu tố dị ứng bao gồm:

Dị ứng thời tiết, bao gồm cả dị ứng không khí lạnh, dị ứng với nhiệt. Cả hai yếu tố này đều có thể khiến cho những vùng da ít được che chắn, bảo vệ bị kích ứng, đỏ rát. Vùng da quanh miệng cũng là một trong số đó.

Thực phẩm cũng là một yếu tố dị ứng rất phổ biến có thể gây đỏ rát quanh miệng. Các loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng cũng rất phong phú, gồm các loại hải sản, một số loại thịt, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng, đậu,… Tùy cơ địa mỗi người mà tình trạng dị ứng cũng khác nhau.

Một số loại hóa mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, sản phẩm chăm sóc, vệ sinh da,… nếu không phù hợp với da cũng có thể gây đỏ và rát trên bề mặt da.

Ngoài các triệu chứng đỏ và rát ngoài da, một trong những đặc trưng của dị ứng da là kèm theo ngứa ngáy khó chịu, có thể phát ban ngoài da, nổi mẩn đỏ hoặc nổi mề đay trên bề mặt da.

4. Chốc mép

Chốc mép là một dạng mụn rộp ở mép, quanh miệng. Đây là một bệnh ngoài da lành tính nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh rộp sinh dục. Bệnh chốc mép xuất hiện chủ yếu do bệnh nhân nhiễm phải virus hoặc nhiễm phải vi nấm trên da. Ngoài các triệu chứng đỏ rát quanh miệng, bệnh nhân bị chốc mép còn có các triệu chứng nổi mụn nước, các mụn này có thể bị vỡ và lây lan ra những vùng da xung quanh.

Xử lý tình trạng gây đỏ và rát quanh miệng

Đỏ rát quanh miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều bệnh có các triệu chứng khởi phát dễ gây nhầm lẫn cho bệnh nhân. Do đó khi phát hiện các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý thăm khám sớm để có những chẩn đoán phù hợp nhất, tránh nhầm lẫn gây ra khó khăn trong điều trị.

Ngoài ra để xử lí tình trạng bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý điều trị để việc điều trị được đúng cách, tránh những ảnh hưởng xấu cho da, làm nặng thêm tình trạng bệnh và gây mất thời gian trong điều trị.

Những thông tin tham khảo về tình trạng vùng da quanh miệng bị đỏ rát mang tính chất tham khảo. Thông tin trên không có tác dụng thay thế cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh. Bệnh nhân khi phát hiện các dấu hiệu đỏ rát quanh miệng nên thăm khám sớm để có hướng dẫn xử trí kịp thời từ bác sĩ điều trị.

Tại Sao Mắt Bị Đỏ, Đó Là Dấu Hiệu Của Những Bệnh Gì?

Khi mắt bị đỏ sẽ luôn kèm theo các triệu chứng khác giúp bạn dễ dàng nhận biết, chẩn đoán được nguyên nhân. Tại sao mắt bị đỏ là một trong những thắc mắc phổ biến, giúp cho người bệnh có thể được khắc phục nhanh chóng.

Mắt bị đỏ có thể là do các mạch máu trên bề mặt của mắt giãn ra, có thể là do các dị vật hay hóa chất dính vào mắt, cũng có thể là triệu chứng của rất nhiều các bệnh khác.

Vì mắt bị đỏ dường như là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm cho mắt, ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của mỗi người nên cần tìm hiểu tại sao mắt bị đỏ để có phương hướng, giải pháp khắc phục kịp thời.

Tại sao mắt bị đỏ

Thường thường, mắt bị đỏ do dị ứng, mỏi mắt, hay đeo kính áp tròng hoặc các bệnh nhiễm trùng thông thường (bệnh viêm kết mạc…). Tuy nhiên, tình trạng mắt bị đỏ có thể là báo hiệu cho những bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng bồ đào hoặc bệnh tăng nhãn áp.

Các nguyên nhân do môi trường gây ra, bao gồm

Chất gây dị ứng trong không khí, gây ra dị ứng mắt

Ô nhiễm không khí

Khói (Lửa, khói thuốc lá,…)

Khí hậu khô cằn (Cabin máy bay, văn phòng làm việc có máy lạnh,…)

Bụi bặm

Khí trong không khí (Xăng, dung môi,…)

Tiếp xúc với hóa chất (Clo trong bể bơi,…)

Phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm nhằm chống tia cực tím

Các bệnh về mắt thường gặp gây ra đau mắt đỏ

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc do vi khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh. Triệu chứng có thể giảm đi bằng chườm lạnh hoặc sử dụng nước mắt nhân tạo. Thông thường, các triệu chứng sẽ giảm đi sau 2 tuần.

Viêm kết mạc dị ứng cũng có đáp ứng với chườm lạnh và nước mắt nhân tạo. Bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định tác nhân gây kích thích và biện pháp điều trị hiệu quả.

Viêm mí mắt cũng có thể đỏ mắt. Chưa có nhiều bằng chứng cho thấy kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh này. Thông thường nó sẽ hồi phục khi bạn giữ vệ sinh mắt và chườm ấm.

Xuất huyết dưới kết mạc

Một loại đỏ mắt ít phổ biến hơn là chấm có màu đỏ như máu trong mắt. Có thể trông giống như một vết bầm tím nhỏ trên da của bạn, xuất hiện sau một va chạm nhẹ, sau ho hoặc hắt hơi. Huyết áp cao hoặc sử dụng các thuốc chống đông có thể gây xuất huyết.

Thông thường nó sẽ tự hết sau 2 tuần mà không cần điều trị gì. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ sự khó chịu dai dẳng nào hoặc đau mắt.

Xuất huyết dưới mắt

Xuất huyết dưới mắt có thể diễn ra khi bạn làm việc quá sức, ví dụng như đi tập gym hay nâng thứ gì đó quá nặng, hay chỉ là do hắt xì hoặc ho quá mạnh. Kể cả việc nôn cũng có thể gây xuất huyết, vì nó gây chấn thương trực tiếp cho mắt. Mảng đỏ sẽ dần mờ đi sau vài tuần.

Bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp thực chất là một chuỗi các bệnh gây tổn thưởng lên dây thần kinh thị giác (là dây thần kinh kết nối võng mạc mắt với não bộ), thường xảy ra khi mắt chịu quá nhiều áp lực do chất lỏng tích tụ.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của một loại tăng nhãn áp, được gọi là tăng nhãn áp đóng góc nhọn, là mắt biến đỏ. Dấu hiệu khác bao gồm thị lực mờ dần, nhìn thấy các vòng tròn trong ánh sáng, đau mắt.

Tăng nhãn áp có thể gây ra mù lòa, vì vậy cần phải gặp chuyên gia nhãn khoa để kiểm tra toàn diện nếu bạn nghi ngờ đang mắc phải triệu chứng này.

Tăng nhãn áp thông thường sẽ diễn ra chậm chạp, nhưng nếu mắt biến đỏ và các vấn đề thị lực xảy một cách bất ngờ, và bạn bắt đầu đau đầu và buồn nôn, thì tức là đã chuyển sang giai đoạn cấp tính.

Mặc dù tăng nhãn áp thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, nhưng không loại trừ khả năng người trẻ tuổi cũng mắc căn bện này. Nên kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện kịp sớm và làm chậm lại quá trình mất thị lực với sự trợ giúp của bác sĩ.

Ngoài ra, mắt bị đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác về mắt như:

Khô mắt

Dị ứng mắt

Sử dụng kính áp tròng

Mỏi mắt kỹ thuật số

Chấn thương mắt

Mới phẫu thuật mắt (LASIK, phẫu thuật thẩm mỹ mắt,…)

Viêm màng bồ đào

Loét giác mạc

Các yếu tố về lối sống cũng góp phần vào nguy cơ khiến mắt bạn bị đỏ. Ví dụ như hút thuốc (thuốc lá hoặc cần sa) hoặc uống nhiều đồ uống có cồn. Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, kỹ thuật số và ngủ không đủ cũng là những nguyên nhân gây ra mắt đỏ.

Cách khắc phục mắt bị đỏ

Nhúng một chiếc khăn sạch hoặc 1 miếng gạc sạch vào nước ấm và vắt. Khu vực xung quanh mắt rất nhạy cảm nên bạn cần duy trì nhiệt độ hợp lý. Đặt khăn ấm trên mắt khoảng 10 phút. Nhiệt độ có thể làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng, nó cũng có thể làm tăng sản xuất chất nhờn ở mi mắt. Nó khiến mắt của bạn hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý dùng riêng khăn hoặc gạc cho mỗi bên mắt.

Nếu chườm ấm không hiệu quả, bạn có thể chườm lạnh. Nhúng khăn hoặc gạc sạch vào nước lạnh và vắt đi có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng đỏ mắt. Nó giúp giảm sưng và ngứa do kích thích.

Nhưng hãy chú ý tránh nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng ở khu vực xung quanh mắt vì bạn có thể làm cho tình trạng trở nên tệ hơn.

Nước mắt nhân tạo

Nước mắt giúp làm sạch mắt và làm cho mắt hoạt động trơn tru hơn. Khô mắt ngắn hạn hay kéo dài đều có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để mắt được khỏe mạnh.

Ngừng sử dụng kính áp tròng

Nếu bạn không đủ nước, mắt của bạn có thể bị đỏ. Thông thường, một người cần 8 cốc nước mỗi ngày (2 – 2,5l) để cân bằng lượng nước trong cơ thể.

Ăn quá nhiều những thức ăn có khả năng gây viêm cũng dẫn đến đỏ mắt. Những thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa, đồ ăn nhanh đều có thể gây viêm nếu bạn ăn quá nhiều. Bạn có thể hạn chế số lượng các thực phẩm này hoặc bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng chống viêm vào chế độ ăn uống của mình.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phẩm giàu omega-3 có khả năng giảm viêm. Chúng thường được tìm thấy trong cá, ví dụ như cá hồi, và các loại hạt. Bạn cũng có thể uống bổ sung omega-3.

Chú ý tới môi trường xung quanh

Môi trường cũng có ảnh hưởng tới mắt của bạn. Nếu bạn liên tục phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc khói thuốc, thì đó cũng có thể là nguồn gốc của đỏ mắt. Không khí khô, ẩm ướt và gió cũng có thể gây đỏ mắt.

Khi mắt bị đỏ, tốt nhất nên đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị

Lưỡi Trắng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Lưỡi trắng hôi miệng là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý trong cơ thể. Vậy lưỡi trắng có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh gì, cách điều trị ra sao? Tất cả các thắc mắc về tình trạng này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết.

Nguyên nhân lưỡi trắng hôi miệng

Lưỡi là một bộ phận vô cùng quan trọng với con người, đặc biệt đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn do phải tiếp nhận thức ăn, thức uống mỗi ngày vào cơ thể. Có nhiều nguyên nhân khiến lưỡi trắng có mùi hôi có thể kể đến như:

Do mất nước

Lưỡi trắng có mùi hôi là tình trạng thường gặp ở những người thiếu nước, ít uống nước và cung cấp không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, sau khi cơ thể được bổ sung nước đầy đủ sẽ chấm dứt.

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc như kháng sinh, quá trình hóa, xạ trị hoặc điều trị thần kinh. Do thường xuyên sử dụng hóa chất trong việc điều trị, người bệnh thường có cảm giác khát nước, miệng xuất hiện mùi hôi, lưỡi có màu trắng. Chỉ cần bổ sung nước đầy đủ là có thể phòng ngừa và cải thiện.

Do rối loạn tiêu hóa

Một trong những nguyên nhân khiến lưỡi trắng hôi miệng là do vấn đề ăn uống. Thường ăn ăn quá nhiều, quá no vào buổi tối, lười ăn sáng, để dạ dày rỗng… Bên cạnh đó cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sử dụng quá nhiều thực phẩm kích thích, rượu bia, thuốc lá… Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp…

Do thiếu hụt vitamin

Nếu lưỡi nhạt, trắng, miệng có mùi hôi, rất có thể bạn đang bị mất nước, thiếu vitamin, dưỡng chất hoặc rất có thể đang mắc phải tình trạng thiếu máu. Hiện tượng này thường gặp vào mùa đông, khi hệ miễn dịch suy yếu do phải mất nhiều năng lượng để giữ ấm cho cơ thể. Thông thường, những người gặp phải tình trạng này thường do thiếu vitamin B9, B12.

Do vệ sinh răng miệng kém

Trước khi được đưa xuống dạ dày, thức ăn được nghiền nát ở khoang miệng. Điều này khiến một lượng nhỏ thức ăn bị tồn đọng ở răng và lưỡi. Nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến các mảnh vụn này bám ở lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm lưỡi có lớp phủ màu trắng bên trên. Khi vi khuẩn sinh sôi, các tế bào chết ngày một nhiều hơn làm lưỡi và khoang miệng có mùi hôi khó chịu.

Do bệnh lý

Tình trạng này có thể do nấm candida phát triển và gây bệnh. Chúng thường tạo ra một lớp phủ trắng lên trên lưỡi, môi và cả bên trong má. Bên cạnh đó, lưỡi trắng miệng hôi còn là dấu hiệu của một số bệnh như:

Bệnh về răng miệng: Nha chu, nấm lưỡi, sâu răng

Bệnh về mũi họng: Viêm họng hạt, viêm amidan, viêm xoang

Bệnh về hô hấp: Viêm phế quản, hen phế quản

Bệnh về tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, khó tiêu chức năng, rối loạn tiêu hóa…

Lưỡi trắng hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Lưỡi trắng hay rêu lưỡi là hiện tượng có một lớp màu trắng bám trên bề mặt lưỡi khiến người bệnh khó chịu, không thể cảm nhận hết hương vị thức ăn dẫn đến ăn uống không ngon miệng. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp do hơi thở có mùi hôi. Các bệnh lý có triệu chứng miệng có mùi hôi, lưỡi trắng thường gặp là:

Viêm nhiễm vùng miệng

Viêm nhiễm vùng miệng hay viêm nhiễm khoang miệng là tình trạng tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Hầu hết các trường hợp đều tự khỏi sau một đến 2 tuần. Thường gặp ở người bị nhiễm nấm men Candida hoặc bệnh nhân tưa miệng.

Triệu chứng:

Lưỡi trắng, có cảm giác đau rát khi ăn, không cảm nhận được vị giác như bình thường.

Người mệt mỏi, có thể rối loạn về ăn nhai nuốt, hạn chế vận động miệng, vận động lưỡi.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày (hội chứng GERD) và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản đặc trưng bởi hiện tượng acid dạ dày, có thể kèm theo thức ăn hoặc không bị đẩy ngược lên thực quản và vòm họng. Làm tổn thương niêm mạc hầu họng, đau rát và khó nuốt, gây ra mùi hôi rất khó chịu. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh thì rất khó để cải thiện chứng hôi miệng.

Triệu chứng thường gặp:

Lưỡi trắng, miệng có mùi hôi, miệng tiết nước bọt nhiều

Tức ngực, nóng rát, khó chịu vùng thượng vị

Miệng có vị đắng, ho nhiều, nhất là vào ban đêm

Khó nuốt khi acid dạ dày trào ngược lên dạ dày với mức độ nhiều và tần suất mạnh

Khàn tiếng do dây thanh quản tiếp xúc với acid dạ dày bị sưng tấy.

Bệnh về đường miệng

Nếu tình trạng lưỡi trắng, hôi miệng, khi cạo đi thấy bề mặt lưỡi rướm máu, đây có thể là dấu hiệu nhiễm nấm miệng. Thường gặp ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người đeo răng giả mà không vệ sinh vùng miệng tốt, người có hệ miễn dịch suy yếu, người mắc tiểu đường, HIV…

Ngoài ra, lưỡi trắng có mùi hôi còn là tiền thân của ung thư. Các bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng này có thể kể đến như ung thư lưỡi, ung thư thực quản.

Cách trị lưỡi trắng hôi miệng

Có thể thấy, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi trạng, hôi miệng. Tùy vào nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng nhẹ, mới xuất hiện, do nguyên nhân sinh lý như vệ sinh răng miệng kém, thiếu hụt dưỡng chất có thể áp dụng các phương pháp sau:

Nước muối ấm: Nước muối có tính kháng khuẩn, sát trùng mạnh có thể giúp bạn loại bỏ các tế bào chết bám trên bề mặt lưỡi một cách đơn giản, dễ dàng lại không hề tốn kém. Bạn chỉ cần lấy một ít muối pha loãng với nước ấm, ngậm trong 5 – 10 phút, thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

Baking soda trộn nước cốt chanh: Dùng hỗn hợp này chà nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi. Kiên trì thực hiện ngày 2 lần sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn của thức ăn còn sót lại và hạn chế tình trạng rêu lưỡi.

Bột nghệ: Lấy 1 ít tinh bột nghệ, chà xát lên bề mặt lưỡi, tính kháng khuẩn và kháng nấm tốt của nghệ sẽ giúp các đốm trắng trên lưỡi biến mất.

Điều trị chuyên khoa

Những lưu ý khi bị lưỡi trắng có mùi hôi

Khi gặp phải tình trạng này, dù là điều trị theo phương pháp nào thì người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, khi đánh răng nhớ chà lưỡi, vệ sinh lưỡi để tránh sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Để tránh tình trạng rêu lưỡi, hôi miệng thêm nghiêm trọng, không nên sử dụng các loại nước uống đóng chai như nước tăng lực, nước có gas.

Không sử dụng các chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá, trà đặc

Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể khiến tình trạng hôi miệng thêm trầm trọng như hành, tỏi

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin B6, B12

Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là từ 2 – 2,5 lít nước.

Biện pháp phòng ngừa lưỡi trắng hôi miệng

Để hạn chế, ngăn ngừa hiện tượng lưỡi trắng hôi miệng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên dùng bàn chải có lông mềm, chải cả răng và trên dưới, hai bên lưỡi. Không chải lưỡi quá 4 lần/ngày và tránh đưa bàn chải vào sâu trong răng miệng. Nên đánh răng trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng để tránh hư hỏng men răng.

Dùng chỉ nha khoa: Nhằm loại bỏ các vụn thức ăn kẹt giữa các kẽ răng. Khi dùng chỉ, cần tập trung làm sạch phần chân răng thực hiện lần lượt từng răng một rồi mới đến răng tiếp theo.

Dùng muối nở: Có thể cho một nhúm muối nở lên lông bàn chải và đánh răng bình thường. Muối nở có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi.

Kiểm tra răng định kỳ: Giúp duy trì sức khỏe răng miệng, để răng lưỡi nướu và miệng luôn thơm tho, sạch sẽ.

Dùng kẹo cao su: Nên dùng kẹo cao su hương bạc hà không đường để kích thích tăng tiết nước bọt, loại bỏ vi khuẩn gây hại.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin D hạn chế các thức uống có chứa acid, tăng cường uống trà xanh…

Tóm lại lưỡi trắng hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, rối loạn tiêu hóa hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa hô hấp… Khi xuất hiện tình trạng này, tốt nhất là bệnh nhân nên thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Tại Sao Vùng Kín Bị Ngứa Và Vùng Kín Bị Ngứa Rát Phải Làm Sao?

Theo thống kê, có đến 90% nữ giới Việt đều đã từng hoặc đang mắc viêm â.m đ.ạ.o.

Triệu chứng điển hình:

+ Ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín

+ Khí hư có màu trắng đục hoặc vàng xanh kèm mùi hôi khó chịu.

Không chỉ dừng lại ở những ảnh hưởng trong chế độ sinh hoạt, bệnh nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Viêm cổ tử cung cũng là bệnh lý phụ khoa điển hình ở chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh hoặc có tiền sử nạo phá thai. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm tại cổ tử cung có thể lâu ngược dòng vào buồng trứng, vòi trứng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm làm cản trở tinh trùng gặp trứng, cản trở việc thụ thai. Viêm cổ tử cung ở phụ nữ mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc chuyển dạ, dễ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung xuất phát từ tổn thương lành tính, tuy nhiên nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng ác tính. Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp ở nữ giới đã lập gia đình, có quan hệ “chuyện chăn gối” hoặc từng trải qua sinh nở, nạo phá thai nhiều lần.

Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường “chuyện chăn gối” nguy hiểm nhất hiện nay, do song cầu khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Lậu nếu không được điều trị sớm thậm chí có thể gây tử vong.

Triệu chứng điển hình:

+ Ngứa vùng kín

+ Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu ra mủ (mủ lậu thường ra nhiều vào buổi sáng)

+ Khí hư có màu trắng đục hoặc vàng đục kèm theo mùi hôi khó chịu…

Nhắc đến suiof mào gà có lẽ không ai mà không cảm thấy lo sợ. Đặc biệt, bệnh nhân nhiễm phải virus HPV gây sùi mào gà tuýp 16 hoặc 18 còn có nguy cơ cao bị ung thư, đe dọa cả tính mạng.

Triệu chứng điển hình:

+ Xuất hiện những u nhú, mụn sùi có màu hồng nhạt ở vùng kín. Giai đoạn đầu mụn sùi mào gà không gây ngứa, không đau, chạm vào dễ chảy máu

+ Theo thời gian, những nốt mụn sùi lớn sẽ nhanh chóng tụ lại thành từng đám như súp hoa lơ, mào gà, khi va chạm, sang chấn sẽ gây đau, ngứa ngáy vùng kín, chảy dịch mùi hôi thối khó chịu.

Mụn rộp sinh dục cũng là căn bệnh xã hội nguy hiểm do HSV gây ra có thể khiến nữ giới bị ngứa vùng kín.

Triệu chứng điển hình:

+ Xuất hiện những mụn nước, bọng nước nhỏ li ti như hạt tấm, hạt kê r

+ Sau thời gian phát triển, những đốm mụn này tụ lại thành từng đám lớn như chùm nho.

Giải mã: vùng kín bị ngứa rát phải làm sao?

Như đã nêu ở trên, đa phần những bệnh lý đi kèm tình trạng ngứa vùng kín đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và cả tính mạng của chị em. Bởi vậy, vấn đề vùng kín bị ngứa rát phải làm sao từ lâu đã trở thành mối quan tâm của nhiều chị em.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia y tế khuyến cáo như sau: chị em phụ nữ ngay khi gặp tình trạng ngứa rát vùng kín thì nên tìm đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín ngay để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể tại sao vùng kín bị ngứa. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Để biết chính xác vùng kín bị ngứa rát phải làm sao, chị em có thể tìm đến phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội để được thăm khám cụ thể.

Đa khoa Y học Quốc tế sẽ thông báo đầy đủ chi tiết về bệnh lý, tình trạng bệnh của bản thân.

Đa khoa Y học Quốc tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân lựa chọn bác sĩ và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc cũng như điều trị cho mình.

Đa khoa Y học Quốc tế sẽ tôn trọng người bệnh trong suốt quá trình khám chữa bệnh.

Đa khoa Y học Quốc tế sẽ cung cấp dịch vụ chu đáo, tận tình nhất.

Nếu vẫn còn thắc mắc nào xoay quanh vấn tại sao vùng kín bị ngứa và vùng kín bị ngứa rát phải làm sao, chị em có thể liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024) 38255599 – 083.66.33.399 hoặc ấn VÀO ĐÂY để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí..

Cập nhật lần cuối vào ngày 16 tháng 10 năm 2020 lúc 09:44 bởi

Cập nhật thông tin chi tiết về Vùng Da Quanh Miệng Bị Đỏ Và Rát Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!