Bạn đang xem bài viết Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Mẹ Phải Làm Sao Để Giúp Con? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược vào thực quản. Trào ngược thường xảy ra do bé có cơ thắt thực quản dưới (cơ nằm giữa thực quản và dạ dày, ngăn chặn sự di chuyển ngược của thức ăn) kém phát triển.
Sự kích thích gây ra bởi thức ăn và axit dịch vị đã kích hoạt các tế bào thần kinh gây co thắt cơ hoành, dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
2. Trẻ ăn quá nhiều, quá no
Cho bé ăn sữa mẹ quá nhiều có thể khiến dạ dày của bé đầy hơi và khó chịu. Sự phình to đột ngột của ổ bụng kéo theo cơ hoành gây ra cơn co thắt. Điều này làm cho em bé của mẹ bị nấc.
Nếu em bé của mẹ bú bình, bé có thể nuốt phải một lượng không khí quá mức vì sữa chảy ra từ bình thường nhanh hơn sữa từ vú của mẹ. Luồng khí nuốt vào gây ra các triệu chứng tương tự như khi bé ăn quá nhiều, dạ dày bị phình to sẽ dẫn đến nấc cụt.
Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số protein được tìm thấy trong sữa công thức hoặc thậm chí trong sữa mẹ, từ đó gây ra viêm thực quản. Như một phản ứng bình thường của cơ thể, cơ hoành sẽ rung lên thường xuyên gây ra tiếng nấc ở trẻ sơ sinh.
Trong một số trường hợp, dị ứng có thể được kích hoạt bởi sự thay đổi thành phần của sữa mẹ do một số loại thực phẩm người mẹ tiêu thụ.
5. Hen suyễn
Nếu em bé của mẹ bị hen, phế quản bị viêm dẫn đến hạn chế luồng không khí vào phổi. Điều này gây ra tình trạng thở khò khè, từ đó dẫn đến tăng chuyển động co thắt của cơ hoành gây ra tiếng nấc.
6. Hít phải chất kích thích trong không khí
Trẻ sơ sinh có hệ thống hô hấp rất nhạy cảm, bất kỳ chất kích thích trong không khí như khói, ô nhiễm hoặc hương thơm nồng có thể khiến trẻ bị sặc, ho. Ho liên tục gây áp lực lên cơ hoành, cơ hoành rung lên khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
7. Giảm thân nhiệt
Đôi khi nhiệt độ cơ thể giảm có thể khiến cơ bắp của trẻ co lại. Điều này có thể dẫn đến sự co thắt cơ hoành, khiến em bé xuất hiện cơn nấc.
Đừng hoảng sợ nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt, mẹ hãy cảnh giác và phân tích lý do, trong một vài trường hợp mẹ phải mang trẻ đến bác sĩ nhi khoa.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Theo bác sĩ William Sears, bác sĩ nhi khoa nổi tiếng người Mỹ, cho trẻ ăn quá nhiều chính là nguyên nhân phổ biến gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Không nên cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình với lượng sữa quá nhiều trong một lần vì nó có thể gây hại cho trẻ.
Nếu trẻ tạo ra quá nhiều tiếng ồn khi mút sữa, có lẽ trẻ đang nuốt phải rất nhiều không khí. Mẹ nên điều chỉnh núm vú trong miệng trẻ sao cho ít khe hở nhất, đảm bảo rằng miệng của bé bao phủ toàn bộ núm vú.
Thường xuyên làm sạch và rửa bình sữa của bé để ngăn ngừa sự tích tụ cặn sữa trên núm vú. Sự tắc nghẽn núm vú khi trẻ ăn sữa có thể khiến bé hút không khí nhiều hơn và gây ra nấc cụt.
Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nấc cụt?
1. Cho trẻ ngậm một ít đường
Đây đã là phương pháp lâu đời mỗi khi chúng ta bị nấc cụt. Nếu em bé của mẹ đủ lớn để ăn một số thức ăn rắn, hãy đặt một ít hạt đường dưới lưỡi của trẻ.
Trong trường hợp bé còn quá nhỏ, mẹ có thể nhúng núm vú giả của bé hoặc ngón tay của mẹ vào một ít nước đường (mới khuấy) và đưa vào miệng trẻ. Đường có thể làm giảm căng thẳng trong cơ hoành, ngăn chặn cơn nấc cụt của bé.
2. Massage lưng cho bé
Đây là cách trực tiếp hơn để đối phó với nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Đặt em bé ở tư thế ngồi thẳng, nhẹ nhàng xoa lưng lên đến vai theo chuyển động tròn. Hãy nhẹ nhàng với động tác tay của mẹ và đừng tạo quá nhiều áp lực lên lưng bé. Việc này sẽ nới lỏng sự căng thẳng trong cơ hoành của bé và giúp bé hết nấc.
Bất cứ khi nào trẻ rơi vào cơn nấc cụt, hãy thử đánh lạc hướng bé bằng một hoạt động trò chơi mà bé thích hoặc đung đưa món đồ chơi yêu thích trước mặt trẻ.
Nấc cụt là do co thắt cơ. Thường được kích hoạt bởi các xung thần kinh, sự thay đổi kích thích thần kinh cảm ứng có thể khắc phục cơn nấc của bé nhanh chóng.
4. Cho bé uống nước
Những điều mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Có một số biện pháp khắc phục nấc cụt chỉ phù hợp với người lớn nhưng mẹ không bao giờ được áp dụng với trẻ nhỏ.
Đừng cố gắng làm trẻ giật mình để đánh lạc hướng hoặc dọa bé để khiến bé ngừng nấc. Một tiếng nổ lớn từ một túi nhựa thổi phồng thường được sử dụng để cắt cơn nấc người lớn, tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương màng nhĩ nhạy cảm của trẻ sơ sinh, thậm chí khiến bé sợ đến mức bị chấn thương đại tràng do ị ra bỉm.
2. Cho trẻ ăn kẹo chua
Kẹo chua có tác dụng với người lớn nhưng không có nghĩa là trẻ sơ sinh cũng vậy. Ngay cả khi bé đã hơn 12 tháng, mẹ cũng không nên cho bé ăn kẹo chua hoặc các đồ ăn chua khác để giảm bớt nấc cụt.
Hầu hết các loại kẹo chua có chứa axit, có thể không tốt cho sức khỏe của con bạn.
3. Vỗ mạnh vào lưng bé
Xương của bé vẫn là những cấu trúc sợi dẻo, bất kỳ cú vỗ mạnh nào cũng có thể khiến chúng bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, không bao giờ được vỗ lưng em bé để ngăn cơn nấc cụt.
4. Kéo lưỡi hoặc kéo chân tay
Như đã đề cập ở trên, xương và khớp của trẻ chưa đủ khả năng chịu được lực kéo. Không nên kéo lưỡi hoặc kéo tay chân của bé để ngăn chặn cơn nấc.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt đều có thể ngăn chặn và khắc phục một cách khéo léo, mẹ nên chú ý tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh để bé yêu tránh được cơn nấc cụt đáng ghét.
Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/causes-and-steps-to-deal-with-baby-hiccups_00346971/#gref
Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Nấc Cụt Và Cách Chữa
Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt và cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Bằng cách cho bé bú hoặc uống nước khi bị nấc, làm cho bé khóc, vỗ nhẹ lên lưng bé hoặc cho bé ăn một tí đường, mật ong thì bé sẽ quên đi trạng thái nấc cụt trước đó. Hiện tượng nấc cụt ở trẻ nhỏ là bình thường khi hệ tiêu hóa bé chưa quen, dần dần càng lớn chứng nức cụt sẽ giảm dần và biến mất.
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nất cụt
Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt: là hiện tượng xuất hiện khi có các kích thích tác động đến cơ hoành ở dưới ngực gây nên các co thắt. Điều này có thể xảy ra ở nhiều người thuộc mọi độ tuổi. Kể cả các trẻ sơ sinh vẫn có khả năng bị nấc cụt. Thậm chí, các bé còn nấc cụt nhiều hơn. Có thể thấy một số trường hợp nấc cụt sau:
Bé nấc cụt ngay sau khi bú bình
Rất nhiều bé có hiện tượng nấc liên tục sau bú. Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt lý giải cho điều này là bởi trong lúc bé bú, không khí trong bình sữa đã được nuốt cùng với sữa. Khi đạt đến mức quá cao nó gây nên kích thích khiến cơ hoành co thắt và tạo nên tiếng nấc.
Nền nhiệt thay đổi đột ngột khiến trẻ bị nấc
Khi nền nhiệt giảm mạnh và đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ khiến bé bị lạnh. Điều này có thể gây ra tiếng nấc. Muốn khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt, chỉ cần giữ ấm cho trẻ mỗi lúc trời trở lạnh.
Trào ngược dạ dày gây nên tiếng nấc
Khi xuất hiện hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt này tức là lúc axit có trong dạ dày của trẻ đang đi ngược lại vào thực quản. So với những trường hợp khác, trào ngược dạ dày gây nấc cụt là phổ biến hơn cả do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.
Cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả
1/ Cho bé uống nước hoặc bú sữa khi bị nấtTrong các cách trị nấc cụt, nước là giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng muỗng cho bé uống từng ngụm một nước chín để nguội. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước. Đối với trẻ đã ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ kèm theo động tác thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Hầu hết các bé đều khỏi nấc cụt với cách chữa này.
2/ Vỗ nhẹ lưng cho bé khi bị nhấtĐơn giản hơn, mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.
3/ Trị nất cụt bằng cách bịt lỗ tai hoặc lỗ mũi béBạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ. Sau khoảng nửa phút lại thả ra. Cách khác, bạn có thể dùng tay khép hai cánh mũi song song với việc dùng tay bịt miệng trẻ trong ít giây đầu. Duy trì và lặp lại từ 10 -15 lần trẻ sẽ khỏi nấc.
Mặt khác, khi bé trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt mẹ có thể gãi lên môi hoặc phần mang tai của bé. Bạn đếm dần khoảng 50 cái thì trẻ sẽ hết nấc. Nếu trẻ có thể khóc ngay khi bị nấc sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc vì tiếng khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích lên cơ hoành dưới ngực.
4/ Cho trẻ ăn đường cũng giảm nước cụtĐường có vị ngọt sẽ đánh lừa được hệ thần kinh thực quản, giúp bé tránh khỏi cơn nấc cụt. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho các trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên.
5/ Trị nất bằng mật ongMột vài giọt mật ong cũng có thể giúp trẻ qua được cơn nấc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ bị dị ứng với mật ong gây nên ngộ độc. Vì vậy, chỉ nên sử dụng cách này cho trẻ lớn. Nếu cần dùng, mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi rơ mật ong cho trẻ để chữa nấc cụt.
6/ Làm cho bé khóc, bé sẽ hết nấtDùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé nhiều lần hoặc làm cho bé khóc. Cách này sẽ làm thần kinh thực quản của bé giãn ra, làm mất triệu chứng nấc.
Nguyên tắc cần nhớ để trẻ không bị nất cụt trở lạiMẹ nên nhớ nguyên tắc: Không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời tránh cho bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ đầu cao khoảng 10 phút.
Bé hít thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá và uống đồ uống có cồn thường gây ra nấc. Các dây thần kinh của cơ hoành bị xáo trộn dẫn đến nấc. Tránh sử dụng các thứ trên trong trường hợp nấc vẫn dai dẳng.
Chúng tôi hoạt động với phương châm khách hàng là số một trên tinh thần tìm kiếm sự hợp tác lâu dài với tôn chỉ : Phục vụ khách hàng như người thân và nhu cầu chăm sóc của bé không giới hạn thời gian dịch vụ chăm sóc sau sinh nên bạn có thể thoải mái chọn mốc thời gian linh hoạt, phù hợp với gia đình mình, kể cả chủ nhật, ngày lễ, tết nếu gia đình có nhu cầu.
Hãy đến với Khang Hy Care dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà, hãy để chúng tôi san sẻ gánh lo với gia đình bạn. Chăm sóc mẹ và bé tại nhà đúng cách sẽ mang đến cảm giác thoải mái và an tâm cho gia đình bạn khi được tận mắt nhìn thấy con yêu khỏe mạnh và khôn lớn mỗi ngày.
Với tấm lòng yêu thương và sự tận tâm cùng đội ngũ chuyên nghiệp, Khang Hy Care sẽ cung cấp cho bạn d ịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất để mẹ khỏe, bé ngoan, gia đình thêm vui, thêm hạnh phúc.
Tại Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Nấc Cụt? Cách Xử Lý Như Thế Nào?
Tìm hiểu: Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?
Nấc cụt (hoặc nấc) là hiện tượng xảy ra khi có sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, kèm theo sự đóng đột ngột của thanh môn. Tần suất liên tục từ 4 – 60 lần/phút, với âm thanh đặc trưng là tiếng “hic”.
Nấc thường kéo dài vài phút và có thể diễn ra vài lần trong một ngày. Đây được coi là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.
Do đó, nếu để ý có thể thấy, hiện tượng nấc cụt xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và giảm hẳn khi trẻ được 1 tuổi. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng có thể bị nấc cụt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhất là sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh….
Tại vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?
Các mẹ chưa biết, em bé có thể bị nấc cụt ngay từ khi còn là 1 bào thai ở trong bụng mẹ, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, do thai nhi nuốt phải nước ối. Vậy sau khi chào đời, tại vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?
Điều này được lý giải như sau:
Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt
Bú quá no: Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt do bú mẹ quá no, khiến dạ dày giãn ra. Chính sự giãn nở đột ngột của khoang bụng làm co thắt cơ hoành khiến bé bị nấc cụt.
Bú không đúng cách: Bé bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong đã bú sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến các cơn nấc liên tục.
Hít phải khí ô nhiễm: Nếu bé hít nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng ho. Ho nhiều sẽ khiến cơ hoành bị tổn thương, gây hiện tượng nấc cụt.
Thay đổi nhiệt độ: Tăng hoặc giảm nhiệt độ đột ngột khiến bé bị nóng quá hoặc lạnh quá cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt.
Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý thì trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt trong thời gian dài cũng có thể do 1 số bệnh lý:
Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược xảy ra khi trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới (nằm giữa thực quản và dạ dày) chưa hoàn thiện, ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Sự trào ngược thức ăn và axit trong dạ dày tác động lên các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoành và dẫn đến nấc cụt.
Dị ứng: Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt cũng có thể do dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ, dẫn đến viêm thực quản. Điều này có thể làm bé bị nấc cụt. Hoặc bé bị dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn.
Hen suyễn: Nếu trẻ sơ sinh bị hen khiến các ống phế quản phổi bị viêm, không khí vào phổi bị hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu hơi. Bé thở hay bị hụt hơi, khò khè khiến cơ hoành bị co thắt, dẫn đến hiện tượng nấc cụt.
Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có sao không?
Như đã nói ở trên thì nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp, do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Tùy vào nguyên nhân, tần suất bị nấc mới có thể kết luận mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này.
Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt ít, xảy ra không quá thường xuyên và mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được nhanh chóng thì không cần quá lo ngại. Khi trẻ lớn hơn thì hiện tượng này sẽ giảm hẳn.
Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt, tần suất liên tục, nhiều lần trong ngày và nhiều ngày trong tháng, khiến bé ăn không ngon, ngủ kém… thì rất có thể là dấu hiệu bệnh lý: trào ngược, hen suyễn, thoát vị cơ hoành, phổi, tim, thiếu máu… Mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Cách xử lý nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt do dấu hiệu của bệnh lý như chúng tôi nói bên trên thì mẹ cần đưa bé đi khám trong thời gian sớm nhất để có thể điều trị kịp thời.
Trong những trường hợp còn lại, mẹ có thể xử lý nấc cụt ở trẻ sơ sinh như sau:
Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Câu trả lời là không. Nên cho bé nghỉ bú tạm thời, tránh tình trạng sặc, trớ sữa.
Massage lưng cho bé (tốt nhất nên để bé ngồi thẳng) để cơ hoành được thư giãn. Khi massage, mẹ hãy vuốt theo chiều dọc thẳng đứng từ dưới lên trên vai.
Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thấy trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt sau khi bú thì rất có thể là do mẹ cho bú sai tư thế, khiến bé nuốt nhiều không khí. Mẹ nên đổi tay hoặc cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.
Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít một, khoảng 2 – 3ml, uống liên tục vài ba lần.
Để nấc tự hết: Nếu như trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhưng các cơn nấc ngắn và không ảnh hưởng quá nhiều đến bé thì mẹ có thể để bé tự điều chỉnh. Cơn nấc cũng sẽ mau chóng biến mất.
1 số mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Tóm lại, nấc cụt ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp và mẹ hoàn toàn có thể xử lý bằng những cách đơn giản. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi, nếu nấc nhiều, nấc liên tục khiến bé khó chịu, quấy khóc thì mẹ cần đưa bé đi khám để xử trí kịp thời.
Cho trẻ ăn 1 ít đường: Cho ít siro lên núm vú giả hoặc ngón tay rồi cho bé ngậm. Lưu ý là ngón tay và núm vú giả phải đảm bảo sạch sẽ.
Dùng tay bịt lỗ tai trẻ: Dùng 2 ngón tay để bịt vào 2 bên lỗ tai của bé trong nửa phút rồi bỏ ra ngay.
Làm trẻ phân tâm bằng các trò chơi vận động hoặc lắc đồ chơi trước mặt bé.
Lấy cuốn chiếu, đuôi lá trầu không hoặc một mẩu giấy dán vào trán, vùng giữa đầu trong lông mày của bé.
Nguồn: chúng tôi
Làm Sao Để Em Bé Hết Nấc Cục (Nấc Cụt)
Nấc cục là sự co thắt đột ngột, không tự ý của cơ hoành, tống khí ra khỏi buồng phổi, luồng khí khi đi ngang qua dây thanh âm tạo thành tiếng Nấc cục. Nấc cục nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng, kéo dài vài phút thì thường là không ảnh hưởng đến sức khỏe, gọi là Nấc cục tạm thời và không cần điều trị; nhưng Nấc cục nếu kéo dài hơn 1,2 ngày hoặc tái phát có chu kỳ thì thường là do nguyên nhân bệnh lý và cần phải điều trị.
Nấc cục có nhiều nguyên nhân, đa số do rối loạn đường tiêu hóa, ví dụ: ăn nuốt quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm có nhiều gia vị, uống nhiều nước có gas, nuốt quá nhiều không khí vào bao tử; hoặc một số nguyên nhân bệnh lý khác như các biến chứng phẫu thuật, nhiễm trùng não… Ở trẻ em, Nấc cục đa số là do bé bú quá no làm căng dãn gây rối loạn vận động co thắt của cơ hoành, trường hợp bệnh lý có thể là do trào ngược dạ dày – thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.
Những trường hợp Nấc cục tạm thời hoặc Nấc cục do các rối loạn đường tiêu hóa thì Nấc cục có thể sẽ tự hết hoặc người bệnh cần chú ý và điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Nấc cục tạm thời có thể chữa hết bằng các mẹo nhỏ, như: cố gắng hít thật sâu và nín thở thật lâu, nuốt hơi liên tục nhiều lần trong lúc đang nín thở, uống một ly nước lạnh thật nhanh và nín thở thật lâu sau đó, hít vào bằng mũi thật sâu rồi thở ra từ từ bằng miệng… mục đích để kéo dãn cơ hoành, tạo lại hoạt động bình thường cho cơ hoành. Còn Nấc cục do có bệnh lý cụ thể thì cần điều trị triệt để nguyên nhân.
Để thoát khỏi cơn Nấc cục, bạn cần làm tăng lượng thán khí (CO2) trong máu vì thán khí làm giảm Nấc cục, dưỡng khí (O2) làm tăng nấc. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách trong lúc bị nấc, hít thử một hơi không khí đầy buồng phổi và sẽ thấy một cái Nấc cục tiếp nối ngay sau hơi thở này.
– Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cục chỉ trong một vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120 ml nước.
– Ngược đầu lại và uống một ly nước: Lấy một ly nước lạnh, khum người tới trước và uống ly nước ngược. Nói đơn giản hơn là: Hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện với bạn. Thông thường, khi uống nước, bạn uống ở mép ly gần với bạn hơn, và môi trên bạn nằm trong vòng tròn của vành ly. Khi nấc cục, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới bạn nằm trong vòng tròn của vành ly.
– Bơm hết không khí ra khỏi buồng phổi: Hãy dồn hết không khí ra khỏi phổi thật chậm và đều. Bạn sẽ thấy hơi ngộp thở, nhưng hãy cố giữ lại vài mươi giây.
– Há miệng ra và nhìn sâu vào, bạn sẽ thấy có một cục tròn treo ngay giữa thành trên của cổ họng, đó là lưỡi gà. Dùng một muỗng cà phê nâng cục này lên vài lần, có thể hết nấc cục.
– Dùng bông gòn quấn vào đầu đũa, nhẹ vào vòm trên của miệng (vòm khẩu cái), âm phần cứng và mềm gặp nhau.
– Nhai và nuốt một miếng bánh mì khô.
Hoặc có thêm nhiều cách khác như: để hết nấc, bạn có thể lấy một cục đá lạnh để ngậm và mút cho đến khi cơn nấc biến mất. Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối cũng là giải pháp hữu hiệu.
Nấc cụt – tình trạng này do cơ hoành tự nhiên hạ xuống đột ngột ngoài ý muốn và các nếp gây âm thanh ở phần trên khí quản đóng lại gây ra một âm đặc biệt khi thở vào làm cho ta nghe tiếng nấc cụt. Và nhất là không có gì bực bội hơn việc khi bạn bị nấc cụt liên tục mà không hết.
Hãy thử một trong các biện pháp khắc phục sau để có thể thoát khỏi cơn nấc cụt một cách nhanh chóng.
Ăn một loại thực phẩm có vị ngọt. Một thìa đường cát là cách trị phổ biến bởi vì các hạt đường có kích thước nhỏ có thể gây kích thích cho thực quản của ta làm cho các cơ hoành của ta trở lại trạng thái như bình thường.
Hay ăn một cái gì đó thật chua. Chẳng hạn như một thìa dấm, vị chua của nó có thể làm dừng ngay cơn nấc cụt một cách nhanh chóng.
Nhâm nhi một số loại nước sốt nóng. Việc này có thể thực hiện được vì độ nóng của nước sốt sẽ làm cho cơ thể bạn mất tập trung và quên đi cơn nất cụt.
Dùng túi giấy gói hàng. Áp miệng vào một túi giấy gói hàng, thở nhẹ và sâu vào trong một túi giấy nhỏ, điều này sẽ làm gia tăng nồng độ CO2 trong máu và làm cho cơ hoành thêm sâu hơn để cơ thể có thể nhận được nhiều ô xi hơn. Việc này có thể làm ngưng ngay cơn nất cụt của bạn.
Nhai một ít hạt cây thì là. Đây là một mẹo đơn giản, nhai từ từ một muỗng cà phê hạt thì là. Đây là cách chữa trị truyền thống bởi vì việc nuốt các hạt này có thể gây kích thích dây thần kinh số 10 (dây thần kinh phế vị) làm cho cơn nất cụt dừng lại.
Hãy thử dùng mẹo với khăn giấy. Đặt một miếng khăn giấy mỏng lên trên miệng của một cốc nước sau đó uống nước qua lớp khăn giấy đó, bạn sẽ phải dùng cơ hoành hút mạnh hơn để có thể uống được nước, việc này làm cho cơ hoàng sẽ trở lại trạng thái bình thường và sẽ ngắt được cơn nấc cụt.
Hãy thử với một ít mật ong. Cho một thìa cà phê mật ong khuấy đều trong nước ấm, sau đó nuốt vào, cũng giống như hạt thì là mật ong cũng có khả năng kích thích dây thần kinh phế vị làm cho dứt cơn nấc cụt.
Hãy thử với một ít bơ đậu phộng. Một biện pháp chữa trị cổ điển nữa là ăn một thìa bơ đậu phộng lơn. Trong quá trình nhai và nuốt sẽ làm cho hơi thở của bạn bị gián đoạn, và thế là cơn nấc cụt sẽ tan biến.
Biện pháp khắc phục với sô cô la. Tương tự như đường, ta dùng một thìa bột sô cô la trộn (ca cao hoặc ovantine) sau đó nuốt hết tất cả lượng bột có trong thìa, việc này sẽ giúp ích nhiều cho việc ngưng thạng thái nấc cụt của cơ thể.
Làm sao để chấm dứt cơn nấc cụt?
Ai có thể mắc nấc cụt?
Ai cũng có thể bị nấc cụt ít lần trong đời. Cơn nấc cụt thường vô hại và kéo dài không lâu. Cũng có trường hợp kéo dài liên tục gây khó khăn trong sinh hoạt.
Vì sao nấc cụt?
Nấc cụt do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Cơ hoành này nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở. Khi nó co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt.
Nguyên nhân nấc cụt:
– Dây thần kinh tới cơ hoành bị kích thích do ăn thức ăn nóng và nhiều gia vị, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, ăn quá no, ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu, uống nhiều nước có ga, thường xuyên uống nước lạnh.
– Cơ thể suy nhược, mất ngủ, chán ăn. Hút thuốc lá. Xúc động bất thình lình. Táo bón.
– Còn nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, áp xe dưới hoành hoặc các bệnh phổi, tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết…
Cách chữa nấc cụt:
Có thể áp dụng những cách sau:
– Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, uống một ly nước lạnh chầm chậm, nuốt nước bọt liên tục, hoặc lấy một cục đá lạnh ngậm và mút cho đến khi cơn nấc biến mất.
– Dùng một que bông gòn xoa nhẹ phần vòm miệng phía sau khoảng 1 phút.
– Há miệng ra, bạn tìm lưỡi gà rồi dùng một muỗng cà phê nâng lưỡi gà lên vài lần.
– Nín thở: dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai. Mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.
– Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Nếu hiệu quả sẽ chặn đứng nấc cụt chỉ sau vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120ml nước. Ngoài ra có thể nhai và nuốt một miếng bánh mì khô.
– Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối đến khi hết nấc thì thôi.
Nếu cơn nấc cụt kéo dài nhiều giờ mà thử các biện pháp trên không hiệu quả, nên đi khám bệnh. Các bác sĩ sẽ cho bạn một vài loại thuốc uống hay tiêm có thể cắt cơn nấc cụt hiệu quả.
Gãi nhẹ môi chữa nấc cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết.
Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.
Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.
Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.
Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.
Cuối cùng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.
Lưu ý: Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Mẹ Phải Làm Sao Để Giúp Con? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!