Xu Hướng 9/2023 # Vì Sao Trẻ Mọc Răng Nanh Trước Răng Cửa, Răng Hàm? Có Sao Không? # Top 9 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vì Sao Trẻ Mọc Răng Nanh Trước Răng Cửa, Răng Hàm? Có Sao Không? # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Trẻ Mọc Răng Nanh Trước Răng Cửa, Răng Hàm? Có Sao Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày đăng: 20-06-2023

Theo quá trình phát triển răng sữa chuẩn thì trẻ mọc răng nanh vào khoảng thời gian 16 – 22 tháng tuổi và răng cửa mới là những chiếc răng mọc đầu tiên (khoảng 6 – 8 tháng tuổi).

Tuy nhiên không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng giống nhau và hiện tượng bé mọc răng nanh trước răng cửa cũng không phải là quá hiếm gặp. Và cũng có đôi lúc ba mẹ bị nhầm lẫn với hiện tượng nanh sữa.

2. Những dấu hiệu thường gặp khi bé mọc răng nanh

Dù trẻ mọc răng nanh vào thời điểm nào đi chăng nữa thì mẹ cần chú ý đến sự thay đổi của trẻ. Lúc này trẻ thường quấy khóc hơn bình thường. Cụ thể các dấu hiệu sau:

+ Chảy nhiều dãi: Cũng giống với mọc răng cửa trước khi mọc răng nanh bé sẽ chảy nhiều dãi hơn. Nếu mẹ không lau sạch xung quanh miệng khi trẻ chảy dãi miệng bé có thể sẽ xuất hiện mẫn đỏ.

+ Lợi sưng đau, trẻ quấy khóc: Lợi sẽ sưng tấy để nhường chỗ cho răng nhú lên, do đó trẻ sẽ bị đau, khó chịu, có thể quấy khóc và không chịu chơi.

+ Đưa tay, đồ vật vào miệng: Lợi sưng ngứa nên trẻ thường có xu hướng đưa bất kỳ vật gì đó vào miệng để làm giảm sự khó chịu.

+ Người nóng: Nhiều cha mẹ thường nghĩ trẻ sốt mọc răng nhưng thực chất trẻ chỉ nóng khoảng 37,5 độ C, nếu thân nhiệt của trẻ hơn 38 độ có thể do bệnh lý khác không phải do mọc răng.

+ Đi tướt: Trẻ bị đi ngoài phân lỏng trước khi mọc răng khoảng 2 – 3 ngày.

Bác sĩ tư vấn miễn phí 100%

3. Vì sao trẻ mọc răng nanh trước răng cửa/ răng hàm

Chiếc răng nanh sữa mọc trước răng cửa sẽ mọc vào khoảng 0 – 3 tháng tuổi, rất ít khi mọc sau 8 tháng.

Hiện tượng bé mọc răng nanh trước có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như yếu tố di truyền, do cơ địa của trẻ và chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng. Cụ thể:

+ Do di truyền: Người thân trong gia đình có trường hợp mọc răng nanh trước răng cửa thì trẻ sinh ra cũng có thể xảy ra.

+ Do cơ địa: Mỗi trẻ có tình trạng sức khỏe khác nhau nên thời gian mọc răng cũng không giống nhau. Điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nên cha mẹ không nên quá lo lắng.

+ Do dinh dưỡng: Nếu được chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển, thì răng nanh có thể mọc trước răng cửa. Răng mọc sớm có thể giúp bé ăn nhai tốt, hấp thụ dưỡng chất để khỏe mạnh.

4. Trẻ mọc răng nanh trước răng cửa hay răng hàm có nguy hiểm không?

Trẻ em như búp măng non trên cành, vì vậy mỗi dấu hiệu bất thường của việc mọc răng đều khiến cha mẹ lo lắng.

Duy chỉ có một điều bác sĩ khuyên bạn nên cẩn trọng theo dõi bởi răng nanh sữa mọc trước răng cửa có thể là dấu hiệu báo trước trình tự rụng răng sữa, thay răng vĩnh viễn sau này.

Bs tư vấn có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng nanh trước răng cửa được xem là không có gì nguy hiểm nên bạn có thể yên tâm. Nhưng trình tự thay răng nanh khác lạ sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới vấn đề mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Trước tiên, cha mẹ cần theo dõi răng xem thời gian răng nanh rụng là khi nào, có rụng sớm không, nếu rụng sớm có thể dẫn tới tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch.

Với răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc nhiều khả năng sẽ phải nhổ răng nanh sữa cho bé. Đồng thời, việc nhổ răng nanh sữa cần phải đúng thời điểm và sau một thời gian theo dõi cụ thể từ bác sĩ nha khoa.

Đến thời gian răng vĩnh viễn mọc lên mà răng sữa không có hiện tượng lung lay bạn nên cho bé đi nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng mới mọc tránh dẫn đến răng mọc lệch lạc, chen chúc.

Cách nhổ răng sữa không đau an toàn là nên tới phòng khám nha khoa uy tín để việc nhổ răng được diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, giúp bé nhổ răng mà không cảm thấy đau đớn hay bị nhiễm trùng, gây biến chứng.

Có không ít trường hợp bé gặp phải tình trạng răng nanh sữa mọc trước răng cửa đã đến nha khoa Paris để đăng ký thăm khám và theo dõi định kỳ để kịp thời có hướng xử lý nhanh gọn.

Đây là việc được các chuyên gia nha sĩ rất khuyến khích để bảo vệ hàm răng chắc khỏe và đều đẹp cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

Vui lòng gửi câu hỏi theo form tư vấn bên dưới, các bác sĩ Nha khoa Paris luôn sẵn sàng giải đáp chi tiết những thắc mắc của bạn!

Trẻ Mọc Răng Nanh Trước Và Răng Hàm Trước Có Sao Không?

Răng trẻ từ khi sinh ra đã được hình thành, ở trong bụng mẹ khoảng 6 tuần tuổi thì những chiếc răng đầu tiên của trẻ bắt đầu được hình thành lần đầu tiên.

Đến lúc bé được 3 – 4 tháng tuổi thì các mô răng trắng bắt đầu hình thành và bao quanh mầm răng, đây cũng là lúc những chiếc răng sữa của trẻ nằm dưới nướu.

Khi răng ở dưới nướu sẽ có màu trong suốt, mềm và không giống răng sữa mọc lúc 6 tháng tuổi ở trẻ. Tình trạng trẻ mọc răng không theo đúng thứ tự là tình trạng không mấy hiếm gặp, mặc dù không quá phổ biến.

Thường những chiếc răng cửa chính là chuyên gia gây nên tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu khiến việc mọc răng nanh, răng hàm trước không đúng thứ tự là do:

Do yếu tố di truyền từ cha mẹ, những người thân trong gia đình

Do chế độ ăn uống của trẻ không đủ dưỡng chất nên khiến răng mọc không theo đúng thứ tự như ban đầu.

Do quá trình ăn uống, vui chơi của trẻ vô tình làm cho mầm răng bị tổn thương, vậy nên muốn lên khỏi nướu cần một thời gian phục hồi lại.

Do thói quen ăn uống, trẻ thường nhai một bên nướu, cắn đồ vật khiến nướu bị chai, vì thế để răng mọc lên phải cần một thời gian khá lâu.

Do trong giai đoạn mọc răng nướu của bé vô tình vị viêm nhiễm, nhiệt nướu nên răng sẽ mọc chậm hơn so với những chiếc răng còn lại.

Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng của trẻ mọc không đúng thứ tự. Do đó, việc trẻ mọc răng hàm trước hay mọc răng nanh trước cũng là điều dễ hiểu.

Khi con bạn gặp phải trường hợp này cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, hãy quan sát và theo dõi quá trình mọc răng của con rồi mới đưa ra kết luận. Nếu không hãy nhờ đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn tận tình.

2. Trẻ mọc răng không đúng thứ tự có sao không

Theo các chuyên gia chăm sóc răng miệng cho trẻ nhận định, việc trẻ mọc răng không theo thứ tự là điều bình thường mà hiện nay rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng này.

Một số trường hợp trẻ nhỏ mọc răng không đúng theo thứ tự như thời gian mọc chênh lệch, trẻ mọc răng hàm trước răng cửa,…với những trường hợp này cha mẹ không nên quá lo lắng.

Bởi răng mọc còn tùy thuộc vào thể trạng cơ thể của từng trẻ cũng như chế độ dinh dưỡng, và cách chăm sóc con của bố mẹ.

Để an tâm hơn bạn nên đến thăm khám tại bác sĩ để biết được tình trạng mọc răng không đúng thứ tự của con mình, từ đó nhận được những lời khuyên hữu ích trong cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho con trong giai đoạn đầu đời.

Trong một số trường hợp nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách khiến răng của trẻ mọc sai vị trí có thể dẫn đến những vấn đề nguy hại cho sức khỏe cũng như cuộc sống của bé sau này như:

Răng mọc không đúng làm ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm của trẻ, đôi khi khiến trẻ lười ăn hoặc lười nhai điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nhai sau này của con.

Răng mọc không theo thứ tự có thể làm cho bé phát âm sau, nói ngọng do răng cần mọc trước như răng cửa nhưng lại mọc sau răng khác khiến trẻ khó phát âm. Điều này sẽ tạo thành thói quen không tốt cho trẻ.

Răng khi mọc không thẳng hàng điều này ảnh hưởng nghiêm trọng như trẻ có thể mắc phải các bệnh lý về răng miệng, viêm nhiễm, gây mất thẩm mỹ,…

Đặc biệt khi đến tuổi thay răng, có thể răng sữa chưa gãy nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên khiến cho hàm của trẻ bị lệch lạc, lộn xộn.

Làm gì khi trẻ mọc răng không đúng thứ tự? – https://www.phunuvagiadinh.vn/nuoi-day-con-68/lam-gi-khi-tre-moc-rang-khong-dung-thu-tu-344995

Những dấu hiệu trẻ sắp mọc răng mà bạn cần biết

3. Một số trường hợp cần lưu ý 3.1 Mọc răng nanh trước

Trong số các trường hợp mọc răng không theo thứ tự thì răng nanh và răng hàm là những loại răng dễ gặp nhất.

Trẻ mọc răng nanh khi nào?

Răng nanh là răng có hình dáng nhọn mọc ở hai bên răng cửa ở hàm trên và hàm dưới, chức năng chính dùng để xé thức ăn. Một bộ răng sẽ có 4 chiếc răng nanh, thời gian trẻ mọc răng nanh vào khoảng 16 – 23 tháng tuổi.

Trẻ mọc răng nanh khi nào còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Thông thường răng nanh đầu tiên của trẻ sẽ mọc vào lúc trẻ được 16 tháng tuổi, tuy nhiên mộc số trẻ có thể mọc sớm hơn hoặc muộn hơn khoảng 3 – 4 tháng.

Những dấu hiệu khi bé mọc răng nanh

Khi trẻ bắt đầu mọc răng nanh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu giúp cha mẹ có thể nhận biết và dễ dàng theo dõi để chăm sóc con của mình, cụ thể:

Dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất khi bé mọc răng nanh chính là sốt.

Việc răng nanh mọc lên khiến cơ thể trẻ vô cùng khó chịu, nướu bị sưng đau kết hợp với sức đề kháng của trẻ kém có thể khiến trẻ dễ dàng bị sốt, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 38 – 39,5 độ C.

Trường hợp nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn có thể do trẻ đang mắc phải một số bệnh khác do virut, viêm tai giữa,… gây nên vì thế mà cha mẹ cần hết sức chú ý.

Cảm giác khó chịu, đau nhức khi nướu bị sưng và nứt sẽ là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Mọc răng nanh có thể biến những đứa trẻ ngoan, dễ tính trở nên cáu gắt, khó tính.

Đau răng nanh có thể khiến cho trẻ biếng ăn trong vòng vài ngày. Thay vì ăn trẻ sẽ cho tay vào miệng để mút, nước dãi chảy và thích lấy những đồ vật xung quanh để gặm.

Ngoài ra, việc uống sữa bằng bình hoặc hút sữa có thể khiến nướu của trẻ trở nên khó chịu và đau rát hơn. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ không có tâm trạng để uống sữa như thường ngày.

Đi tướt một trong những dấu hiệu thường thấy ở trẻ khi trẻ mọc răng. Khi trẻ đi tướt cha mẹ đừng quá lo lắng bởi đây là giai đoạn enzym được giải phóng kết hợp với nước bọt của trẻ nên tạo ra tình trạng tiêu chảy hay còn gọi là đi tướt ở trẻ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu trẻ ngủ không ngon giấc, quấy khóc, phát ban, chảy nước dãi, chảy nước mũi, tiêu chảy thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh khác do vi khuẩn, virus gây nên.

Vì sao trẻ mọc răng nanh trước răng cửa/ răng hàm?

Theo thứ tự mọc răng thì răng nanh sẽ mọc sau răng cửa và răng hàm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp một số trẻ mọc răng nanh hàm trên trước răng cửa/răng hàm. Nguyên nhân có thể là do di truyền, cơ địa hoặc chế độ dinh dưỡng, cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh không hợp lý dẫn đến tình trạng này.

Trẻ mọc răng nanh trước có nguy hiểm không?

Việc mọc răng nanh trước răng cửa hay răng hàm là điều bất thường tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ mọc răng nanh trước trẻ vẫn có thể vui chơi và sinh hoạt như bình thường.

Tuy nhiên, khi trẻ mọc răng nanh trước răng cửa hay răng hàm sẽ có nguy cơ bị mọc răng lộn xộn và thứ tự thay răng cũng bị xáo trộn.

Cha mẹ cần theo dõi quá trình mọc răng của trẻ, đồng thời kết hợp với lời khuyên của bác sĩ để có hàm răng đẹp cho con sau này.

Vì vậy, việc bé mọc răng nanh trước răng hàm sẽ không nguy hiểm vì thế cha mẹ đừng quá lo lắng.

Bé mọc răng nanh trước răng cửa thì phải làm gì?

Trẻ mọc răng nanh trước răng cửa/răng hàm không phải là vấn đề gì nguy hiểm vậy nên cha mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, việc răng nanh mọc không theo thứ tự ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Vậy nên cha mẹ cần theo dõi thời gian răng nanh rụng là khi nào, sớm không, nếu sớm có thể gây nên tình trạng răng mọc lệch khỏi hàm làm mất thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ.

Ngược lại với tình trạng răng nanh rụng muộn, chưa kịp rụng thì răng vĩnh viễn đã mọc lên điều này gây nên tình trạng răng mọc lẫy.

Để ngăn ngừa tình trạng này bạn nên đem con đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để có thể theo dõi và được tư vấn về cách xử lý trong trường hợp này.

Một số trường hợp nếu răng nanh chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên có thể phải nhổ răng nanh sữa cho trẻ. Tuy nhiên, việc nhổ vào thời điểm nào và phương pháp ra sao thì cần nhờ bác sĩ tư vấn và thực hiện.

Nếu đã đến thời điểm răng nanh rụng nhưng không có hiện tượng lung lay bạn nên cho bé đi nhổ răng để tạo khoảng trống giúp răng mọc thẳng đều, tránh tình trạng răng mọc lệch, chen chúc làm mất thẩm mỹ.

3.2 Mọc răng hàm trước

Trường hợp tiếp theo chính là mọc răng hàm trước, nhiều cha mẹ lo lắng không biết rằng có ảnh hưởng gì tới quá trình mọc răng của con sau này hay không.

Cũng như lý do tại sao mọc răng hàm trước và cách chăm sóc trẻ như thế nào trong trường hợp này.

Tại sao trẻ mọc răng hàm trước?

Tương tự như mọc răng nanh trước răng cửa/răng hàm có thể do di truyền từ những người thân trong gia đình, do cơ địa hoặc do chế độ dinh dưỡng không phù hợp nên đã xuất hiện tình trạng mọc răng hàm trước răng cửa

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm trước

Đừng bắt ép trẻ ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn của con thành 6 – 8 bữa, thay vì 3 – 4 bữa như ngày thường, mỗi lần chỉ cần cho bé ăn một ít là đủ.

Đồ ăn nên nấu nhừ, mềm nhuyễn tốt nhất nấu dưới dạng cháo loãng như súp để giúp bé nuốt mà không cần phải nhai.

Khi bé sốt mẹ nên dùng khăn ấm để lau người và đặt lên trán của con, trường hợp dùng thuốc hạ sốt nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trường hợp bé không uống được nước lọc hoặc nước ép rau củ quả mẹ nên cho bé bú nhiều hơn nếu không bú hãy vắt sữa ra bằng thìa cho trẻ bú.

Trẻ mọc răng hàm trước sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chảy đây là dấu hiệu bình thường và rất hay gặp. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý để phân biệt, theo dõi phân của trẻ thường xuyên để có cách xử lý kịp thời.

Nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều nên đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng trẻ con, dùng khăn mềm lau miệng và lau răng cho bé sau khi ăn xong

Cho con nắm những đồ vật làm từ chất liệu tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe, tốt nhất nên chọn những đồ vật mềm, có hình tròn bởi giai đoạn mọc răng của trẻ thường bị ngứa, khó chịu do lợi bị sưng và nứt.

Giai đoạn trẻ mọc răng nanh hàm trên trước răng cửa đều là những khoảng thời gian khó khăn đối với mẹ và bé. Vì thế cha mẹ cần có cách chăm soc con hiệu quả để bé có thể thoải mái, vui chơi mà không cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

How to Tell If Your Baby’s Teeth Are in the Right Order ( 1)

Vì Sao Trẻ Mọc Răng Nanh Trước? Em Bé Mọc Răng Nanh Bị Sốt Bao Lâu?

I – Những điều bạn cần biết khi trẻ mọc răng nanh

Răng nanh là răng nhọn ở cả hai bên răng cửa ở hàm trên và hàm dưới dùng để xé thức ăn. Một bộ răng của trẻ có 4 chiếc răng nanh, trong đó thời gian bé mọc răng nanh khá ngắn, chỉ trong khoáng tháng 16 – tháng 23.

Khi nào trẻ mọc răng nanh đầu tiên còn tùy thuộc vào từng bé, có bé mọc răng nanh đầu tiên bình thường ở tháng 16 hoặc có bé mọc muộn hơn, sớm hơn khoảng 3 – 4 tháng.

2. Vì sao trẻ mọc răng nanh trước? Lịch mọc răng nanh ở trẻ

Thông thường, trẻ mọc răng nanh đầu tiên là răng hàm trên trước. Hai chiếc răng này sẽ xuất hiện để lấp đầy các khoảng trống ở đỉnh giữa răng cửa và răng hàm đầu tiên (răng nanh trên).

Theo sau là hai chiếc răng nanh phía dưới, giữa răng cửa và răng hàm (răng nanh dưới). Nếu trẻ mọc răng nanh hàm dưới trước thì không quá đáng lo ngại bởi mỗi trẻ có chế độ mọc răng khác nhau.

Độ tuổi mọc răng nanh sữa của trẻ theo thứ tự như sau:

– Trẻ mọc răng nanh hàm trên trước từ tháng 16 – tháng 22.

– Trẻ mọc răng nanh hàm dưới từ tháng 17 – tháng 23.

Độ tuổi thay răng sữa của trẻ như sau:

– Bé thay răng nanh hàm trên: 10 – 11 tuổi.

– Bé thay răng nanh hàm dưới: 11- 12 tuổi.

Trẻ mọc răng nanh trước răng hàm sẽ có vai trò đắc lực trong việc cắn xé thức ăn trong thời điểm bé đang tập ăn dặm và phải cắn xé đồ ăn cứng hơn.

Hơn nữa, khi răng nanh mọc giữa hai răng cửa và răng hàm sữa sẽ cố định vị trí của các răng, không cho hai răng này xô lệch vào vị trí của răng nanh khiến răng bị thưa.

Theo lịch mọc răng nanh ở trẻ, bé thường mọc răng nanh sau răng cửa và răng hàm (răng số 4). Nhưng một số trường hợp đặc biệt em bé mọc răng nanh trước có sao không?

Nguyên nhân trẻ mọc răng nanh hàm trên trước răng cửa, răng hàm (răng số 4) có thể là do di truyền, cơ địa hoặc chế độ dinh dưỡng, chăm sóc khi trẻ sơ sinh.

Bé mọc răng nanh trước răng cửa là điều bất thường nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và bé vẫn có thể sinh hoạt và vui chơi bình thường.

Trẻ mọc răng nanh sớm hơn các răng khác dễ có nguy cơ răng bị mọc lộn xộn và thứ tự thay răng bị xáo trộn nên cha mẹ cần theo dõi quá trình mọc răng cẩn thận, kết hợp với lời khuyên của bác sĩ để trẻ có hàm răng đều đẹp về sau.

Nếu bé mọc răng nanh trước răng hàm (răng số 5, 6, 7, 8) là điều hiển nhiên theo lịch mọc răng của trẻ nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Bé mọc răng nanh hàm trên trước và mất khoảng 8 ngày, bao gồm 4 ngày trước và 4 ngày sau khi răng đi qua nướu.

Trong 4 ngày đầu tiên, bạn sẽ thấy phần nướu khu vực mọc răng sẽ hơi sưng tấy và có màu đỏ. Có thể xuất hiện một cục màu xanh xám trên nướu nơi răng sắp xuất hiện. Đây được gọi là u nang phun trào và thường sẽ biến mất mà không cần điều trị.

Dần dần trẻ mọc răng nanh sữa xuất hiện một đốm trắng trên nướu là giai đoạn răng đã xuyên thủng khỏi nướu và bắt đầu mọc lên.

Em bé mọc răng nanh trước sẽ đau và khó chịu hơn rất nhiều so với mọc răng hàm và răng cửa. Thứ nhất, răng nanh mọc rất gần với đường mũi, má và theo đường thẳng lên tai. Đó là lý do tại sao cơn đau lan rộng.

Nướu, tai và má có chung đường dẫn thần kinh, do đó, thỉnh thoảng trẻ sẽ cảm thấy đau ở tai và má khi mọc răng.

Ban đầu, răng nanh mọc có thể khiến bé đau mũi, cơn đau không chỉ có thể di chuyển lên mặt, má và sau đó đến tai, điều đó làm cho răng nanh trở nên đau răng nhất.

Tuy nhiên, đây là một triệu chứng mọc răng mà đôi khi nhầm lẫn với đau do nhiễm trùng tai. Nếu cơn đau tiếp tục xấu đi, trẻ có thể bị nhiễm trùng tai; Hãy gọi cho bác sĩ của bĩ để được thăm khám nếu bạn không chắc cơn đau do đâu.

Một yếu tố khác khiến trẻ đau khi mọc răng nanh là hình dạng của những chiếc răng này. Khác với các răng còn lại, răng nanh có hình nón và do đó, chúng mất nhiều thời gian hơn để mọc hoàn thiện. Chúng cũng có kích thước dài hơn nên sẽ kéo dài cơn đau hơn cho bé.

➭ Bé mọc răng nanh bất thường?

➭➭ Chia sẻ tình trạng để được bác sĩ tư vấn MIỄN PHÍ!

II – Những biểu hiện khi trẻ mọc răng nanh

Khi em bé khoảng sáu tháng tuổi, mức độ kháng thể được truyền từ mẹ bắt đầu giảm, điều này làm thay đổi hệ thống miễn dịch của chúng. Điều này khiến bé mọc răng nanh trước răng cửa dễ mắc bệnh hơn.

Một vài dấu hiệu trẻ mọc răng nanh chính có thể kể đến như:

Trẻ mọc răng nanh có sốt không? Mọc răng nanh khiến cơ thể trẻ vô cùng khó chịu, việc sưng đau kết hợp với sức đề kháng kém khiến trẻ dễ dàng bị sốt 38 – 39,5 độ C.

Nếu bé mọc răng nanh bị sốt cao hơn có thể trẻ mắc thêm một số bệnh khác như nhiễm virut, tai giữa,… cha mẹ cần lưu ý.

Mọc răng nanh có thể biến ngay cả những đứa trẻ dễ tính nhất thành cáu gắt, khó tính. Những cơn đau từ chiếc răng nanh mọc có thể đánh thức bé ra khỏi giấc ngủ và khiến bé không thể ổn định trở lại.

Cơn đau mọc răng có thể khiến bé biếng ăn trong vài ngày. Thay vào đó, trẻ có thói quen thò tay vào miệng, chảy dãi và thích gặm các vật cứng xung quanh.

Việc bú bình hoặc hút sữa có thể làm cho cơn đau nướu của bé trở nên tồi tệ hơn, vì vậy đừng có ngạc nhiên nếu trẻ không có tâm trạng uống sữa.

Nếu con bạn có những triệu chứng như: thay đổi giấc ngủ và ăn uống, quấy khóc, phát ban, chảy nước dãi, chảy nước mũi và tiêu chảy hãy chắc chắn rằng chúng không bị các nguyên nhân có thể khác như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc tai giữa.

➭ Trẻ đi tướt, sốt cao, chảy dãi có phải mọc răng không?

III – Trẻ sốt mọc răng nanh – Thông tin bố mẹ cần biết

Sốt mọc răng nanh ở trẻ thường kéo dài khoảng 8 ngày hoặc lâu hơn cho đến khi răng nanh mọc trồi lên khỏi nướu.

Trẻ sốt mọc răng nanh mấy ngày không có gì nguy hiểm nếu ở trong ngưỡng nhiệt độ cho phép (sốt nhẹ 38 – 39,5 độ C). Thông thường cơn sốt sẽ tự hết sau khi mọc răng xong mà không cần tác động nhiều.

Nếu trẻ mọc răng nanh sốt cao từ 39,5 độ trở lên là rất nguy hiểm bởi nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề như co giật, mắt lờ đờ, ảnh hưởng đến não bộ.

Ngay khi phát hiện bé mọc rưng nanh bị sốt cao, bạn cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Massage nướu – nhẹ nhàng xoa bóp nướu răng bằng ngón tay sạch hoặc một miếng vải mềm, mát lạnh. Áp lực từ một vật lạnh có thể làm giảm sự khó chịu khi mọc răng.

Cho trẻ ăn bánh quy mọc răng không đường có thể được dùng cho trẻ sơ sinh trên sáu tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm.

Thuốc giảm đau – paracetamol có hiệu quả cho trẻ em. Ibuprofen cũng có thể có hiệu quả, nhưng nó gây ra phản ứng bất lợi thường xuyên hơn ở trẻ em

Lau khô nước dãi – vùng da quanh miệng, đặc biệt là vùng cằm, có thể bị kích thích. Nhẹ nhàng lau sạch nó bằng một miếng vải mềm suốt cả ngày.

Một số phương pháp điều trị khác bao gồm:

– Dây chuyền mọc răng: Dây hổ phách được một số người tin rằng sẽ tiết ra dầu chữa bệnh khi tiếp xúc với làn da ấm. Loại dầu này được cho là có tác dụng làm dịu hoặc giảm đau nhưng cần hạn chế để trẻ nuốt phải hoặc nghẹn cổ bé.

– Gel mọc răng: được kê đơn bởi bác sĩ phù hợp với mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng gel mọc răng có thể không làm giảm đau khi mọc răng nhiều, thay vào đó, hành động xoa bóp nướu sẽ mang lại sự dễ chịu hơn cho bé mọc răng nanh.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trẻ mọc răng nanh này đã giúp ích được cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ 19006900 để được tư vấn miễn phí!

HỆ THỐNG NHA KHOA PARIS TIÊU CHUẨN PHÁP

CẦN ĐƯỢC GỌI LẠI – NHẬN ƯU ĐÃI

Vì Sao Mọc Răng Khôn Mà Không Mọc Răng Ngu?

“Răng khôn” là loại răng đặc biệt nhất trong hàm răng của con người. Đó là một vài chiếc răng hàm cuối cùng được phát triển trong miệng chúng ta. Những chiếc răng ấy nhú lên khỏi khi con người đã đủ tuổi vị thành niên. Chiếc răng đó gọi là răng khôn. Tác dụng của răng khôn đối với thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hình cả hàm răng được thẳng hàng và ngay ngắn.

Bạn M. (Sinh viên năm 2 của Trung Cấp Nha khoa) cho biết thêm: răng không phát triển dưới sự tác động từ sự phát triển của các răng bên cạnh, dây thần kinh hay xương hàm trong khoang miệng. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì bất thường về răng không thì nên phòng khám Nha khoa tổng quát để nhổ răng khôn nếu cần. Trung bình mỗi người có 4 trăng khôn, có thể bạn có nhiều hơn hay ít hơn 4 cái răng.

Tại sao gọi là bác sĩ nha khoa gọi là răng khôn?

Dựa vào kiến thức chuyên môn, thầy K. (giảng viên Cao đẳng Y tế Hà Nội) cho biết thêm rằng: Răng khôn của chúng ta bắt đầu hình thành ngay từ khi răng sữa xuất hiện. Nhưng lúc đó đa số chúng ta chưa thấy, chúng ta chỉ nhận thấy sự xuất hiện của răng khôn khi đủ 17 tới 25 tuổi. Lý do mà người ta gọi là răng khôn vì răng này mọc ở độ tuổi trưởng thành, con người không còn ngô nghê như răng sữa nên họ đặt nó là “răng khôn”.

Tuy mọc khá muộn và có thể khiến chúng ta phải đến các phòng khám nha khoa thẩm mỹ để cải thiện tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc sai hay ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Bạn M. (sinh viên một trường Cao đẳng Dược ở Hà Nội) còn cho biết rằng: Đây là biểu hiện của quá trình tiền hóa so với tổ tiên chúng ta từ thời xa xưa hàng trăm năm trước. Khi đó, răng khôn để ăn thức ăn sống chưa được nấu chín, đến nay thì răng khôn đã không phát huy được tác dụng đó.

Nha sĩ giải thích vì sao răng khôn mọc lại đau đớn?

Con người đã có kích thước hàm giảm đi, bởi thế, có thể nói rằng răng khôn không còn quá nhiều không gian để mọc. Vì thế răng mọc càng khiến cho chúng ta cảm thấy vô cùng đớn hơn rất nhiều. Lúc ấy, bạn có thể dùng muối, bạc hà, dầu ô-liu, nước súc miệng, xyliton và dầu quế để giảm đau cũng rất tốt.

Không bắt buộc phải nhổ răng khôn?

Có thể thấy rằng, không bắt buộc phải nhổ răng không nếu chiếc răng ấy không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Vì theo Kỹ thuật viên phục hình rằng thì nếu nhổ không đúng cách có thể khiến bạn bị sâu răng, viêm tủy răng.

Nguồn : Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Bé Mấy Tháng Mọc Răng? Mọc Răng Sớm Có Sao Không?

Bé mấy tháng mọc răng

Bé mấy tháng mọc răng là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

Răng sữa đầu tiên của trẻ mọc ở vị trí răng cửa hàm dưới vào khoảng tháng thứ 6. Thông thường răng đầu mọc lên sẽ khiến trẻ đau đớn nhiều nhất, khiến bé khó chịu, cáu gắt, bỏ bú, sốt nhẹ. Sau khi hai răng ở hàm dưới xuất hiện là hai răng hàm trên mọc lên khi trẻ được 8 tháng tuổi.

Khi trẻ được 7 tháng đến 10 tháng tuổi sẽ tiếp tục nhú lên 2 răng cửa hàm trên.

Răng hàm sẽ xuất hiện khi răng cửa mọc đầy đủ. Hai răng hàm trên bên trong sẽ mọc trước. Hai răng này nằm giữa hàm và cách một đoạn so với răng cửa.

Sau đó hai chiếc răng hàm dưới đối diện sẽ xuất hiện. Lúc này mẹ cần chú trọng chăm sóc răng miệng để bổ sung flo cho trẻ cũng như phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Bé mấy tháng mọc răng

Răng nanh sữa hàm trên nhú mọc lên khi trẻ được khoảng 16-18 tháng để lấp đầy vị trí trống giữa răng cửa và răng hàm.

Răng nanh hàm dưới xuất hiện khi răng nanh hàm trên đã mọc đầy đủ. Trong nhiều trường hợp trẻ 22 tháng mới mọc được đầy đủ cả 4 chiếc răng nanh sữa này.

Từ 20-30 tháng: 4 răng hàm sữa cuối cùng

Hai chiếc răng hàm cuối lấp đầy hàm dưới vào tháng 20. Khi răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì hai răng hàm cuối cùng của hàm trên xuất hiện.

Trẻ sơ sinh sẽ hoàn thiện lịch mọc răng của mình khi bước vào tháng tuổi thứ 30.

Thời điểm mọc răng là khác nhau ở mỗi bé

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Mẹ có thể nhận biết dễ dàng khi nào thì bé mọc răng qua một số dấu hiệu nhận biết sau:

Chảy dãi: Mọc răng kích thích chảy nước dãi.

Cằm và quanh miệng có ban: Bé chảy quá nhiều dãi sẽ khiến lượng nước này tiếp xúc với mặt, miệng, cổ… có thể gây nổi mẩn.

Bé bị ho: Chảy nhiều dãi có tjhể khiến bé cảm thấy khó chịu, dễ ho sặc.

Khó ngủ: Cơn đau do răng mọc lên có thể khiến bé khó ngủ và quấy khóc nhiều hơn bình thường

Bé thích cắn: Trẻ bắt đầu mọc răng thường có xu hướng gặp cắn bất kỳ thứ gì trước mặt.

Sốt mọc răng: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên là thời điệm thay đổi hệ miễn dịch của bé khiến các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ gây sốt. Ngoài ra lợi sưng đỏ cũng có thể khiến trẻ sốt nhẹ. Nếu cơn sốt cao và kéo dài thì mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị.

Trẻ mọc răng thường muốn gặm tất cả những thứ trước mặt

Bé mọc răng sớm có sao không

Vì thời điểm mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau nên không có chính xác trẻ mấy tháng mọc răng là bình thường mầ trẻ mọc răng sớm hay muộn đều được, đây là vấn đề bẩm sinh. Thậm chí có những trẻ sơ sinh có sẵn 1-2 chiếc răng và có trẻ đến hơn 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên.

Bác sĩ cho biết phụ huynh không nên quá lo lắng về vấn đề trẻ mấy tháng tuổi thì mọc răng mà cần quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc để răng trẻ mọc lên chắc khỏe và không bị dị dạng. Bé mấy tháng mới mọc răng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Di truyền: Ảnh hưởng của gen di truyền khiến trẻ có thể mọc răng sớm nếu bố mẹ hoặc người thân mọc răng sớm.

Dinh dưỡng: Đây là yếu tố quyết đinh thời gian trẻ mọc răng. Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ít khả năng mọc răng chậm hơn.

Canxi, vitamin D: Trẻ mọc răng sớm hay muộn cũng phụ thuộc rất lớn vào việc trẻ có thiếu vitamin D hay canxi do sơ sinh thiếu tháng, không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời… hay không.

Trẻ mọc răng sớm hay muộn không ảnh hưởng quá nhiều

Cách chăm sóc trẻ mọc răng sữa

Các bậc phụ huynh có thể giảm khó chịu khi mọc răng cho trẻ bằng cách cho bé ngậm các vật mềm như ti giả, vòng mọc răng để cắn.

Nếu trẻ sốt nhẹ thì cần lau nước ấm và bổ sung thêm nước cho trẻ.

Trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên có thể dùng hạ sốt, giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ bằng cách dùng khăn mềm lau hết nước dãi chảy quanh miệng và nướu trẻ, đặc biệt là sau khi trẻ bú và ăn. Dùng miếng gạc hoặc vải mền sạch quấn quanh ngón trỏ và nhẹ nhàng lau.

Cho trẻ uống nước lọc sau khi bú và ăn.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, mềm, tránh quá nóng hoặc quá lạnh khiến trẻ khó chịu.

Bổ sung hàm lượng canxi cần thiết trong bữa ăn của trẻ hàng ngày.

Vì Sao Lại Bị Ê Buốt Răng Cửa Hàm Dưới?

Câu hỏi: Thưa bác sĩ Paris, bác sĩ có thể giải đáp giúp em bị ê buốt răng cửa hàm dưới là biểu hiện của bệnh gì được không ạ? Em có đến phòng khám nha khoa gần nhà kiểm tra nhưng nha sĩ nói răng vẫn chắc, không có vấn đề gì. Tuy nhiên tình trạng ê buốt vẫn không thuyên giảm. Không biết nguyên nhân là do đâu, có chữa được không ạ? (Bích Hằng – Sơn Tây – Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Bích Hằng!

Bị ê buốt răng cửa hàm dưới là bệnh gì?

Một chiếc răng có 3 lớp men, ngà và tủy răng, khi lớp men ngoài bị mòn, để lộ phần ngà răng bên trong thì răng thường bị ê buốt. Những chiếc răng cửa có lớp men khá mỏng, chưa đến 1mm, vì thế đôi khi trong quá trình ăn nhai có thể bị tác động bởi những thức ăn quá nóng, quá lạnh gây ê buốt răng . Với trường hợp của bạn, bị ê buốt răng cửa hàm dưới chính là một biểu hiện của bệnh ê buốt răng.

Nguyên nhân bị ê buốt răng cửa?

Bị ê buốt răng cửa hàm dưới có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân tại sao răng bị ê buốt chủ yếu như sau:

✪ Sử dụng quá nhiều nước súc miệng

Việc bạn sử dụng nước súc miệng hàng ngày sẽ giúp loại bỏ sạch những mảng bám trên răng, giúp những vết cặn thức ăn không tồn tại trong khoang miệng, vi khuẩn không có nhiều cơ hội tấn công răng. Tuy nhiên, sử dụng nước súc miệng quá nhiều, hoặc không đúng cách sẽ làm tăng sự nhạy cảm của răng. Bởi nước súc miệng có chứa axit, nồng độ axit quá nhiều sẽ khiến tình trạng răng ê buốt xuất hiện.

✪ Chải răng không đúng cách

Theo thời gian, việc đánh răng bằng bản chải lông cứng có thể làm mòn dần men răng, lộ ngà răng cũng như khiến tụt lợi. Đánh răng quá nhiều lần trong ngày cũng như chải ngang bề mặt răng mà không theo chuyển động tròn cũng khiến răng bị ảnh hưởng xấu.

✪ Răng bị sâu tấn công ở phần chân răng gần nướu răng

Nướu răng tụt khỏi chân răng có thể do chải răng sai cách, do bệnh lý nha chu…khiến bề mặt chân răng bị lộ, không chỉ bị sâu răng mà còn rất ê buốt.

Nếu mô nướu bị viêm sưng đỏ và có thể đau răng hay chảy máu sẽ gây ra tổn thương cho dây chằng hỗ trợ răng trong đó có một số ở bề mặt gốc tiếp xúc trực tiếp với kích thích.

✪ Răng bị sứt mẻ hoặc hỏng

Răng bị sứt mẻ hoặc hỏng có thể dễ dàng bị tấn công với vi khuẩn và mảng bám. Vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong và gây viêm tủy, dẫn đến các triệu chứng nhạy cảm của răng.

✪ Chất làm trắng răng có chứa peroxide

Hay sử dụng các chất làm trắng răng có chứa peroxide có thể gây ra cảm giác ê buốt răng. Một số dịch vụ tẩy trắng, hàn trám… không được thực hiện đúng kỹ thuật, sẽ khiến răng bị ê buốt.

Để xác định rõ nguyên nhân gây ê buốt răng cửa của bạn là gì, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn phương pháp chữa hiệu quả. Ê buốt răng cửa hoàn toàn có thể chữa được khi điều trị sớm, nếu để lâu, bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, và tốn cả thời gian và chi phí điều trị.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí !

TRUNG TÂM NHA KHOA PARIS

TƯ VẤN 24/7: 1900.6900

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Trẻ Mọc Răng Nanh Trước Răng Cửa, Răng Hàm? Có Sao Không? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!