Bạn đang xem bài viết Vì Sao Phương Tây Vượt Trội ( By Trang Đào ) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi này, thật sự mình đã tự hỏi từ rất lâu rồi. Từ khi còn nhỏ, cho đến tận bây giờ, mình vẫn luôn đặt ra một câu hỏi: ví dụ như: Tại sao thu nhập ở Phương Tây lại cao hơn phương Đông? Tại sao cuộc sống của họ lại văn minh hơn, hiện đại hơn, đáng ngưỡng mộ hơn. Mình vẫn chưa thể nào có được một câu trả lời bài bản và rõ ràng, cho đến khi Omega xuất bản ” Vì sao phương Tây vượt trội.” – Trước hết, cứ cảm ơn Omega đã.
Thông tin sách:
Giá : khoảng 470.000 vnd (có thể đắt hơn hoặc rẻ hơn tùy chỗ các bạn mua và mã khuyến mãi giảm giá của các bạn, bên dưới mình có gợi ý cho các bạn một số nơi mua sách online đáng tin cậy cho các bạn,mình có để rõ giá ở bên cạnh link mua hàng, nếu thích thì các bạn có thể đặt online và chờ shiper giao đến, hoặc ra tiệm sách gần nhà để tìm mua nhưng mà mình hong chắc là em này sẽ có mặt ở toàn bộ các cửa hiệu sách trên khắp nước đâu à nghen)
Thể loại : nghiên cứu khoa học
Tác giả : Ian Morris
Năm xuất bản : tháng 7 năm 2023
Loại bìa : bìa cứng
Số trang : 992 trang
Đối tượng đọcPhù hợp với mọi lứa tuổi, với mọi đối tượng, đặc biệt là các bạn yêu thích khám phá
Tác giả đã đưa ra những lý thuyết rất thú vị, và nghe chừng như rất thuyết phục, sau đó ông lại sử dụng một loạt những bằng chứng để bác bỏ điều đó. Hay ta nhắc đến lý thuyết chốt khóa dài hạn để giải thích cho sự vượt trội của phương Tây. Là do tổ tiên của người phương Tây vượt trội, họ thông minh hơn tổ tiên của người phương Đông, vậy nên, phương Tây do sự di truyền căn nguyên nguồn cội nên đã vượt trội hơn phương Đông? Ian Morris cũng đưa ra một đề xuất rằng chính châu Âu – chứ không phải Trung Hoa – mới là người giữ vai trò thống lĩnh trong thế giới hiện đại. Tại sao lại vậy?
Có hai lý do mà khiến tôi cảm thấy cực kì tò mò và thú vị: Đầu tiên, các bán đảo châu Âu luôn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các vương quốc nhỏ chống lại những kẻ có mưu đồ chinh phục cũng như có lợi hơn cho sự phân rã chính trị. Nhưng trong khi đó, vùng duyên hải tròn trịa hơn của Trung Hoa lại tạo tiền đề cho các nhà cai trị trung ương chế ngự người đứng đầu các địa phương. Sự thống nhất chính trị từ căn nguyên cho phép các hoàng đế Trung Hoa ở thế kỷ 15 cấm đoán các chuyến viễn du mở rộng thế giới cũng như việc thám hiểm thế giới. Như vậy, vị trí địa lý là một phần không thể thiếu trong việc thúc đẩy việc phương Tây phát triển mạnh hơn phương Đông đúng không? Đó là còn chưa kể, tác giả đưa ra việc, ở vùng đất phía Tây, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các loại động vật chăn thả hay các hạt giống đa dạng và nhiều chủng loại hơn. Đó cũng là một điều kiện cực kì lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Dựa trên những căn nguyên và cơ sở trên, tác giả đã chia tác phẩm ra làm 3 phần:
Phần 1: Ông đưa những cái nhìn nguyên thủy trước thời Đông và Tây, (thật sự tôi cực kì ngạc nhiên, khi Trái Đất của chúng ta đã có một lịch sử cổ xưa và lâu dài đến vậy, đồng thời cũng bái lạy các nhà khảo cổ học, họ là người tìm lại nguồn cội cho loài người.) Rồi phương Đông là gì, phương Tây là gì? Và qua phần này, tác giả đồng thời cũng bác bỏ luôn cả lý thuyết chốt khóa dài hạn. Cũng chẳng phải tổ tiên của anh hơn hay tổ tiên của tôi hơn, chúng ta cùng bắt đầu từ cùng một loài cả.
Phần 2: Tác giả kể về những câu chuyện ở phương Đông và phương Tây một cách cụ thể, đồng thời liên tục đưa ra những câu hỏi hay những lời giải thích để trả lời cho những tương đồng hay khác biệt giữa Đông và Tây như thế nào.
Phần 3: Tác giả đưa ra kết luận. Phương Tây thống lĩnh thế giới do vị trí địa lý. Sinh vật học cho chúng ta biết tại sao con người thúc đẩy phát triển xã hội đi lên, xã hội học cho chúng ta biết họ đã làm điều này như thế nào, và địa lý cho chúng ta biết lý do tại sao lại là phương Tây mà không phải là một vùng nào khác.
Những nguyên nhân về sự phát triển của Phương Tây, có cả dài hạn, có cả ngắn hạn, nằm trong tác động qua lại chuyển đổi liên tục của vị trí địa lý và phát triển xã hội. Nhưng sự vượt trội của phương Tây không bị chốt khóa và cũng không ngẫu nhiên, sẽ dễ hiểu hơn nếu gọi nó là khả năng được chọn, kết quả rất có thể xảy ra thông qua tiến trình lịch sử.
Tại sao nên đọc…Đây là một cuốn sách khoa học tự nhiên rất đáng để đọc vởi lượng kiến thức và sự bổ ích mà nó mang lại, rất phù hợp cho những bạn thích khám phá, tìm hiểu về kinh tế, về thế giới
Đánh giá của độc giả:Tuy nhiên, cuốn sách cũng chưa phải là hoàn hảo, dĩ nhiên, cũng có những luận điểm mà bản thân mình cảm thấy tác giả giải thích còn chưa rõ ràng lắm, và mình muốn đào sâu hơn nữa.
Và thêm một điều nữa, mà mình cực kì thích ở quan điểm của tác giả, Ian Morris vẫn luôn khẳng định rằng lịch sử không kết thúc với sự thống lĩnh của phương Tây và ông đã tiến xa hơn khi đặt một câu hỏi lớn cho chúng ta, câu hỏi cũng không hề nằm ở việc phương Tây có tiếp tục dẫn đầu nữa hay không, mà là: Liệu nhân loại, loài người có thể phát kiến được dạng thức sống mới nữa hay không trước khi chúng ta gục ngã bởi thiên nhiên. Mà việc thiên nhiên thay đổi, đã từng có “tiền án tiền sự” trong lịch sử và chính bản thân chúng ta cũng đang cảm nhận được sự biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường đã báo động đến mức thế nào. Liệu một cơn đại hồng thủy hay một kỷ băng hà mới sắp và sẽ xảy ra, lúc đó con người đã kịp “lớn” hơn bây giờ hay chưa
Nơi mua sách:546 views
Tại Sao Phương Tây Vượt Trội?
Ra mắt lần đầu vào năm 2010, và được xuất bản tại Việt Nam mới đây, cuốn sách “Why the West Rules – For Now” (Tại sao phương Tây vượt trội?) của Ian Morris – một nhà Cổ điển học tại Đại học Stanford – được nhiều học giả, nhà phê bình quốc tế đánh giá cao trên các tạp chí, các buổi phỏng vấn, diễn đàn, v.v.
Công trình này của Ian Morris dường như là một câu trả lời cho những tranh luận muôn thuở vì sao ngày nay phương Tây vượt trội so với phương Đông cũng như phần còn lại của thế giới.
Một điều chắc chắn là Ian Morris chia sẻ một quan điểm tương tự như Jared Diamond trong cuốn sách Guns, Germs, and Steel (Súng, Vi trùng và Thép). Nếu như Diamond mở đầu cuốn sách bằng câu hỏi của những thổ dân địa phương tại New Guinea về sức mạnh của người da trắng, thì Morris bắt đầu cuốn sách bằng câu hỏi: “tại sao những tàu chiến của Anh lại ngược sông Dương Tử vào năm 1842 thay vì những con tàu Trung Hoa ngược dòng sông Thames?” (tr.17-18)
Và trong khi các học giả vẫn đang ở trong một cuộc tranh luận không có hồi kết về việc liệu các vĩ nhân hay những lực lượng xã hội thông thường mới là nhân tố quyết định chính đến dòng chảy lịch sử, cả Diamond và Morris đều cố đưa ra những luận điểm về ảnh hưởng rộng lớn của bối cảnh – không chỉ bao gồm yếu tố địa lý mà sinh học, xã hội học hay khảo cổ học. Với Morris, dù vẫn phần nào tin vào lý thuyết vĩ nhân, nhưng ông cho rằng những người này chỉ đóng vai trò tăng tốc hay làm chậm lại dòng chảy vốn có của lịch sử, thay vì làm lệch hoặc ngăn cản chúng.
Cuốn sách bao gồm ba phần với 12 chương (chưa tính phụ lục), trải dài từ những khởi phát của xã hội loài người cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI: một nỗ lực đầy tham vọng của tác giả trong việc diễn giải khoa học lịch sử tới độc giả phổ thông. Cuộc đua giữa phương Đông và phương Tây trong quá khứ và cả những tiên đoán tương lai là những gì mà cuốn sách này mong muốn mô tả. Trong đó, Morris bắt đầu xây dựng các mô hình phát triển khác nhau, về “hình dạng” phổ quát của chiều dài lịch sử nhân loại cũng như chọn lọc ra quá trình phát triển lâu bền nhất của thế giới.
Bằng cái nhìn xuyên suốt của lịch sử, ông cho thấy phương Đông và phương Tây đã liên tục tiếp xúc lẫn nhau và liên tục thay thế nhau đứng đầu ở các đỉnh cao phát triển trong những thời kỳ riêng biệt. Thách thức của Ian Morris là tìm ra câu trả lời thông qua những sự phát triển chu kỳ của phương Đông và phương Tây, giữa những thời kỳ hoàng kim và thời kỳ khủng hoảng và cả tàn lụi, để rồi cuối cùng cố gắng đánh giá liệu một trong hai bên có sở hữu bất kỳ ưu thế “thiên bẩm” nào không. Với Ian Morris thì cả “phương Đông” lẫn “phương Tây” chỉ đơn giản là những thuật ngữ ám chỉ vị trí địa lý hơn là những hệ giá trị cụ thể. Theo ông, “Phương Tây” không có nghĩa là châu Âu mà dường như là một sự ám chỉ trừu tượng về những gì, theo nghĩa đen, là phía tây so với Trung Hoa. Morris nhìn phương Tây bao gồm cả khu vực Lưỡi liềm Phì nhiêu với các nền văn minh sơ khai đầu tiên như Ai Cập hay Lưỡng Hà, hơn là theo lối hiểu biết thông thường coi chúng là các nền văn minh phương Đông. Tương tự, các đế chế huy hoàng của Ba Tư, Hồi giáo và Ottoman cũng là một phần của phương Tây.
Vậy cuối cùng điều gì đã dẫn đến sự vượt trội của phương Tây từ thế kỷ XVIII trở đi, để từ đó mà các Thiên tử Trung Hoa dần phải cô lập ảnh hưởng của mình sau các bức tường Tử Cấm Thành, để các Padishah của Đế chế Ottoman dần trở thành “con bệnh” trước châu Âu? Ian Morris đưa ra câu trả lời: việc phát hiện ra nguyên liệu hóa thạch đã thúc đẩy các cuộc cách mạng và cơ giới hóa ở châu Âu, để từ đó tạo ra thời điểm cho sự vượt trội của phương Tây so với phần còn lại của thế giới.
Bất chấp việc Tại sao phương Tây vượt trội? được xem là sách lịch sử phổ thông, khối lượng thông tin bên trong nó dường như quá “nặng” với những ai chưa có một nền tảng chuyên môn cần thiết để tiếp thu hàng loạt các thuật ngữ, lý thuyết và kiến thức bách khoa đồ sộ. Những ai chưa có kiến thức chung về lịch sử thế giới sẽ còn cảm thấy choáng ngợp ngay từ những chương đầu với hàng loạt sự kiện lịch sử từ những xã hội sơ khai đến văn minh Ai Cập, Ramses II, sự sụp đổ của thời Đồ Đồng, đế chế La Mã, Ba Tư,… cho đến Kỷ nguyên Khám phá, Cách mạng Công nghiệp và Thời đại Số.
Cuối cùng, Ian Morris đã cung cấp một loạt các hình ảnh về niềm tin rằng sức mạnh của phương Tây đang dần suy giảm, và sự nổi lên của Trung Quốc (đối tượng trung tâm của toàn bộ cuốn sách) là không thể ngăn cản. Ông cũng nghiêng về giả thiết, chiều hướng lịch sử luôn là phương Tây ở trong xu thế chuyển dịch của cải và sức mạnh sang phương Đông; và cuộc đối đầu và ganh đua dường như không có hồi kết giữa phương Đông và phương Tây, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện lớn nhất trong lịch sử.
Cuốn sách của Ian Morris, nhìn chung, là một nỗ lực đầy tham vọng nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát về lịch sử nhân loại, nhưng phải chăng nó đã tự đặt ra một tham vọng quá lớn so với khả năng của mình? Phương pháp lượng hóa văn minh của tác giả – để đo lường trình độ của mỗi nền văn minh qua các chỉ số phát triển cụ thể – có thể được xem là một trong những phương pháp quan trọng để so sánh các nền văn minh với nhau, dù chúng đôi khi trở nên quá cứng nhắc và không phù hợp trong nhiều trường hợp cụ thể. Khối lượng kiến thức đồ sộ mà tác giả cung cấp cũng là một cản trở rất lớn cho những độc giả phổ thông kỳ vọng một trải nghiệm đọc sách dễ chịu. Tuy nhiên, đây vẫn có thể xem là một cuốn sách đáng tham khảo nếu muốn tìm hiểu về sự phát triển của lịch sử thế giới như một cách tiếp cận dần đến “một lịch sử trường kỳ”.
Tại Sao Phương Tây Vượt Trội
Tất cả những ai quan tâm đến lịch sử loài người, đến khảo cổ học, địa lý, cuộc chạy đua giữa Đông-Tây trong quá khứ, hiện tại, và tương lai… thì nên đọc cuốn sách này.
Phương Tây không thống trị thế giới từ 500 năm trước như nhiều người nhầm tưởng. Phương Tây chỉ chi phối thế giới trong khoảng 200 năm nay – kể từ đêm trước của cuộc Chiến tranh Nha phiến (1842). Tại thời điểm ấy sản phẩm của các nhà sản xuất người Anh tràn ngập toàn cầu, tràn ngập Trung Hoa; những con tàu vỏ sắt của họ chiếm lĩnh khắp các mặt biển và đủ sức đánh tan bất kì hạm đội nào trên thế giới; các đoàn thám hiểm của họ tung hoành khắp nơi trên hoàn cầu.
Bối cảnh ấy có thể ngược lại nếu Trung Hoa thời Minh nhiều thế kỉ trước đã diễn ra theo kịch bản khác, khi nỗ lực vươn ra thế giới của phái đoàn Trịnh Hoà không bị dừng lại và đạt được thành tựu tương tự như hạm đội kiếm tìm Ấn Độ của Columbus: rất có thể nữ hoàng Victoria của nước Anh chứ không phải hoàng đế Đạo Quang nhà Thanh phải nhục nhã kí hiệp ước cầu hoà, khi hạm đội Trung Quốc chứ không phải hạm đội Anh Cát Lợi tung hoành trên khắp các đại dương.
Tình thế ấy đến lúc này dường như lại hiển nhiên ở một chiều ngược lại, khi hàng hoá của Trung Hoa đang tràn ngập thế giới, tràn ngập phương Tây; hạm đội Trung Quốc đã thành hạm đội lớn nhất thế giới; người Hoa đã hiện diện khắp nơi trên hoàn cầu.
Ian Morris bác bỏ thuyết phương Tây luôn thống trị trong lịch sử. Ông tin rằng, lịch sử có quy luật và có tính dự báo, và những hình mẫu lịch sử có thể dự báo tương lai. Những nội dung trên mà ông phát biểu trong cuốn sách của mình, và ngay từ tên sách (Why the West Rules – for Now) đã gợi lên các câu hỏi quan trọng: Tại sao phương Tây lại tạm thời vươn lên trước phương Đông cho đến thời điểm này? Tại sao phương Tây lại phát triển hơn bất kì khu vực nào khác trên thế giới, tại sao sự phát triển của phương Tây lại gia tăng quá nhanh trong 200 năm qua đến mức lần đầu tiên trong lịch sử có một số quốc gia đã thống trị toàn bộ hành tinh này (trước đó chỉ có các đế chế tầm khu vực mà thôi)?
Tác giả bắt đầu với việc khám phá các mô hình khái quát, “hình dạng tổng thể của lịch sử”, bằng cách xem xét chọn lọc quá trình phát triển lâu dài của thế giới. Lật lại lịch sử loài người 15.000 năm qua, ông đã cho thấy làm thế nào cả phương Đông và phương Tây, vào những thời điểm khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, đã chuyển hóa lên những tầm phát triển mới. Thách thức hơn, với tư cách một nhà sử học, GS. Ian Morris đã giải thích được ý nghĩa của tất cả những thăng trầm đó, và đánh giá xem liệu bên nào vốn có sẵn tính ưu việt.
“Một tác phẩm thú vị và khả tín… thể hiện những tranh luận về sự trỗi dậy của Trung Hoa và sự sụp đổ của phương Tây rốt cuộc chỉ là hoạt động thứ yếu như thế nào khi tự nhiên phản ứng dữ dội với xã hội loài người.” – The Economist
Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris
Với mong muốn có được câu trả lời của tác giả trong cuốn sách này, tôi đã đọc gần 1000 trang sách, dõi theo những Homo habilis lang thang ở các khu rừng Đông phi qua hàng triệu năm tiến hóa, đấu tranh sinh tồn, tranh đấu cùng nhau trở thành những những con người hiện đại của phương Đông và phương Tây, chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Phương Tây và sự lý giải của tác giá về sự phát triển vượt trội của họ .
Tác giả Ian Morris là Phó trưởng khoa Nhân văn và Khoa học trường Stanford, Chủ tịch Khoa Kinh điển và Giám đốc Viện Lịch sử Khoa học Xã hội, người sáng lập Trung tâm Khảo cổ học Stanford, chỉ đạo cuộc khai quật của Stanford tại Monte Polizzo, Sicily , Ý – nên ông có điều kiện tiếp xúc với các nhà khoa học làm việc trên nhiều lĩnh vực, đa ngành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng…
Để viết nên cuốn sách này tác giả đã sử dụng một lượng kiến thức khổng lồ từ nhân chủng học, địa lý, lịch sử, vật lý, khảo cổ học… Ian Morris dẫn dắt ta tìm hiểu ngọn nguồn, bắt đầu từ khởi thủy khai sinh ra loài người. Lúc đó Đông và Tây chưa được phân định. Các Homo habilis mới bắt đầu tiến hóa từ vượn lên, sinh sống trong các cánh rừng ở Đông Phi.
Với sự khó lường của khí hậu, xuất hiện thời đại Băng hà cuối cùng, các nhóm người đã hợp lại để băng qua châu Mỹ. Khi trái đất ấm lên, đã làm thay đổi địa lý và tạo nên những cách sống có tính chất vùng miền, đây chính là điểm xuất phát cho khái niệm phương Đông và phương Tây.
Cuốn phim về lịch sử loài người được tác giả dẫn dắt khéo léo thông qua sự phát triển của phương Tây và phương Đông. Một quá trình rượt đuổi không ngơi nghỉ. Bắt đầu là sự bứt phá của phương Tây rồi sự cân bằng hình thành – sự suy tàn và sụp đổ của phương Tây – phương Đông vượt lên rồi suy tàn – phương Tây bắt kịp vượt lên , thống lĩnh thế giới.
Có nhiều câu hỏi đặt ra cho sự phát triển vượt trội của phương Tây:
Họ gặp may?
Về Sinh học họ có một cấu trúc cơ thể dẻo dai, vượt trội, thích ứng với mọi sự thay đổi?
Có một cấu trúc xã hội tốt?
Hay vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thích hợp hơn?
Ở giai đoạn đầu tiên Phương Tây có một nền nông nghiệp đi trước phương Đông hàng nghìn năm do vị trí địa lý. Những người phương Tây đầu tiên sống ở một khu vực có các loại cỏ có hạt, sau này được thuần hóa thành các loại ngũ cốc, đặc biệt có lúa mì, chỉ qua một thời gian ngắn đã trở thành loại hạt dùng để nuôi sống con người có thể nuôi trồng được. Động vật cũng phong phú, nhiều loài thú lớn đã được thuần hóa thành động vật nuôi. Cùng với khí hậu ấm áp đã khiến cho nông nghiệp phát triển.
Song dòng chảy lịch sử không bao giờ ngưng đọng, ngừng nghỉ mà giai đoạn này cuộn chảy dữ dội: Các quốc gia gây chiến lẫn nhau, tôn giáo hình thành và có những mâu thuẫn đối kháng với nhà cầm quyền… Khi phương Tây phát triển quá mức đã gây ra những thế lực làm nó suy yếu, tức là sự phát triển đã tạo ra những vấn đề lớn hơn chính nó, làm rung chuyển nền móng.
Lúc này, ở phương Đông, các vị vua sau thời gian gây hấn và chiến tranh liên miên, đến thời Hán Cao Tổ lên ngôi, hoàng đế nhà Hán đã biết cách thỏa hiêp dẫn đến sự thống nhất, hòa bình, Trung Hoa thành một thực thể duy nhất “Trung Quốc” (đất nước trung tâm). Cùng với sự phát hiện ra sắt, than đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế. Và vị trí địa lý thích hợp, địa hình có nhiều sông làm cho giao thương của Trung Hoa đã phát triển cực thịnh, giúp hàng hóa lưu thông tạo nên một sự phát triển bứt phá.
Phương Đông đã chấm dứt sự phát triển ngoạn mục khi gặp một kẻ thù quá mạnh là Thành Cát Tư Hãn, với đội quân của mình ông đã tàn phá Trung hoa. Cùng thời gian đó đê sông Hoàng hà vỡ đã làm cho Trung Hoa thêm kiệt quệ…
Phương Tây chuẩn bị quay trở lại vị trí dẫn đầu với những guồng quay trong thời kỳ phục hưng : sự phát triển rực rỡ của hội họa, triết học, văn chương, âm nhạc. Cùng với các phát kiến địa lý, tìm ra châu Mỹ đã khiến phương tây cất cánh. Cuộc cách mạng công nghiệp với khởi phát “biến nhiệt năng thành động năng”, cải tiến máy móc đã giúp cho sự bứt phá của Phương Tây trở nên vững chắc, vượt xa phần còn lại của thế giới. Trong phần này chúng ta sẽ gặp khá nhiều nhân vật lịch sử: anh hùng, phản diện; thiên tài và những kẻ phá hoại… để góp phần làm rõ quan điểm của tác giả.
Lúc này có một câu hỏi rằng : nếu Trịnh Hòa được hoàng đế Trung Hoa cho tiếp tục cuộc hành trình trên biển và tìm ra châu Mỹ thì cục diện sau này sẽ ra sao?
Câu trả lời cuối cùng cho Tại sao phương Tây vượt trội? Chính là sự tương hỗ qua lại giữa các yếu tố : sinh học, vị trí địa lý, khí hậu … và một chút may mắn…
Đây là một cuốn sách nặng, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Điểm ưu của nó là chứa đựng một lượng thông tin đa ngành, cho độc giả thêm nhiều kiến thức về khảo cổ, lịch sử, địa lý, nhân chủng học, những con người làm thay đổi thế giới…
Tuy nhiên tác giả muốn tác phẩm được viết một cách uyên thâm, tổng quát 1 lượng thông tin khá lớn nên đôi lúc hơi dài dòng. Người dịch cũng chưa thật uyển chuyển khi chuyển ngữ, có nhiều từ nếu dịch mềm mại dễ hiểu 1 chút sẽ làm cho câu văn nhẹ nhàng, sáng nghĩa hơn…
Vẫn biết đây là một dòng sách khó dịch, kén người đọc nhưng mình vẫn mong muốn cuốn sách làm ra chỉn chu, dễ hiểu, để được nhiều bạn đọc đón nhận.
Điều sau rốt vẫn luôn khen Omega kỹ lưỡng trong khâu biên tập, sách cả ngàn trang mà hầu như không có lỗi chính tả, điều này thật đáng trân trọng.
– Huỳnh Thu Trang
“Nếu được làm lại từ đầu, anh có làm khác đi không?” Không. Đó là phỏng đoán. – Chuck Yeager
Lịch sử loài người cũng như vậy, đó là cả một chuỗi những giá như, những câu hỏi vì sao mà hậu thế muốn hỏi các bậc tiền nhân của mình, không cứ ở một phương nào trên thế giới. Dòng chảy thịnh suy, thăng trầm qua bao thế hệ cuốn theo nó những kiếp người, những thành quách, lâu đài, ẩn chứa trong nó những bước ngoặt, những cơ hội và hiểm nguy được phân phát công bằng cho tất cả.
Mở đầu cho cuốn bách khoa đồ sộ ngàn trang về lịch sử thế giới của mình, Ian Morris đặt ra câu hỏi: Tại sao phương Tây vượt trội cho đến ngày nay? Đây giống như một câu hỏi tu từ của ông, hay của chính giới học giả Tây phương, bởi trả lời được câu hỏi thứ nhất sẽ dẫn đến vấn đề quan trọng hơn, là câu hỏi thứ hai: Trong bao lâu nữa và theo những phương cách nào mà sự thống lĩnh này còn có thể tiếp diễn được, và liệu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Khác với các học giả khác, phương thức biện giải Ian Morris chọn là sự nghiên cứu các mẫu hình phát triển xã hội. Theo ông, chính năng lực xã hội đã để mọi việc diễn ra – để định hình các môi trường quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội và tri thức cho cùng đích của chúng.
Ian Morris nhận định, phương Đông hay phương Tây đều cùng trải qua những giai đoạn phát triển xã hội trong vòng 15.000 năm theo cùng một trình tự. Vì vẫn những tộc người đó quần tụ mỗi nơi và đồng thời tạo ra cùng một thứ lịch sử. Nhưng suốt quá trình nghiên cứu, ông nhận thấy rằng họ không phát triển như nhau trong cùng thời điểm hay với cùng tốc độ. Do đó, sinh vật học và xã hội học giải thích những tương đồng mang tính toàn cầu trong khi địa lý học giải thích những khác biệt mang tính khu vực. Và trong ý nghĩa đó, chính địa lý đã giải thích lý do tại sao phương Tây vượt trội.
Ví dụ như 5.000 năm trước, việc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Anh muốn vươn khỏi châu Âu ra Đại Tây Dương là một điều bất tiện lớn về mặt địa lý, nghĩa là phải mất một chặng đường dài để đến vùng Mesopotamiai và Ai Cập. Tuy nhiên, cách đây 500 năm, phát triển xã hội gia tăng mạnh mẽ đến mức vị trí địa lý cũng thay đổi ý nghĩa của nó. Với những loại tàu mới có thể vượt các đại dương trước đây không thể băng qua được, việc vượt Đại Tây Dương đột nhiên biến thành một ưu thế lớn; chính những con tàu Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Anh, chứ không phải Ai Cập hay Iraq, bắt đầu vượt biển đến châu Mỹ, Trung Hoa và Nhật Bản. Cũng chính người Tây Âu bắt đầu kết nối thế giới cùng với nền thương mại hàng hải, và phát triển xã hội Tây Âu đã trỗi dậy mạnh mẽ, vượt qua vùng lõi cũ ở phía Đông Địa Trung Hải. Sự cô lập về mặt địa lý, vốn dĩ từ lâu là cội nguồn của sự lạc hậu, do ngẫu nhiên hơn là đặt định, đã trở thành một lợi thế.
Hay trong chương 7, người đọc sẽ thấy Trung Hoa đã có những tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt nhanh chóng, nhưng những tiến bộ này bị chệch hướng khi sự phát triển sụp đổ. Câu hỏi đặt ra là tạo sao những nhà tri thức Trung Hoa lại không, như những người châu Âu, tạo ra các mô hình cơ học của tự nhiên để vén màn bí mật của nó khi sự phát triển xã hội chạm ngưỡng cứng vào thế kể XVIII? Câu trả lời là những trí thức đặt ra những câu hỏi mà phát triển xã hội thúc bách họ: Mỗi thời đại đều có tư tưởng mà nó cần đến.
Khi phát triển xã hội gia tăng, các vùng lõi cũng mở rộng, có khi thông qua sự di dân và có khi lại qua việc sao chép hay phát kiến độc lập ở những vùng lân cận. Những kỹ thuật đã vận hành tốt ở một vùng lõi cũ sẽ dần lan sang các xã hội mới và môi trường mới. Có một điều kỳ lạ là những tiến bộ lớn nhất trong phát triển xã hội thường xuất hiện ở những nơi mà các phương pháp du nhập hoặc sao chép từ một vùng lõi phát triển hơn lại không vận hành tốt. Đôi khi do sự tranh đấu để thích ứng với các phương pháp cũ ở môi trường mới buộc con người phải tạo ra những đột phá; cũng có khi bởi các yếu tố địa lý, ở một giai đoạn phát triển xã hội này thì không quan trọng nhưng lại quan trọng hơn nhiều ở một giai đoạn khác.
Ian Morris gọi mẫu hình này là “những thuận lợi của sự lạc hậu”. Có thể với Ian Morris, phát hiện này thật đặc biệt và kỳ lạ khiến ông tự đặt tên cho nó là nguyên lý Morris theo tên mình. Nhưng với triết học phương Đông, theo tôi điều này dường như được khái quát trong một học thuyết độc đáo, lâu đời, huyền bí và sâu sắc – Thuyết Âm Dương. Học thuyết cho rằng mọi vật tồn tại và phát triển được đều do hai khí Âm Dương vận động mà tạo thành. Đặc tính của Âm Dương luôn đối lập nhau, tuy mâu thuẫn nhưng lại có sự thống nhất, dựa vào nhau để tồn tại. Âm Dương luôn vận động, cái này yếu thì cái kia mạnh lên, chuyển hoá lẫn nhau. Khi Dương cực thịnh đã có mầm Âm phát triển và ngược lại, đây chính là đạo lý “vật cực tất phản”, sự vật phát triển đến cực điểm thì sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại. Như vậy, lịch sử có phải là một vòng tròn khép kín của sự thịnh suy liên tục, không hẳn như vậy, lịch sử có lẽ đúng hơn là một hình xoắn ốc, nơi mọi khó khăn lại trở thành động lực thúc đẩy cho một chu trình phát triển mới, ngày càng cao hơn.
Lịch sử thế giới cận hiện đại đã có những bước ngoặt lớn tạo nên sự thay đổi rõ nét trong sự song hành phát triển giữa hai phương Đông và Tây: đoàn tàu Columbus vô tình tìm ra châu Mỹ, cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở nước Anh… Nhưng chậm rãi và chắc chắn, sự cân bằng mới Đông – Tây đang dần được thiết lập theo đúng những gì nguyên lý Morris hay thuyết Âm Dương mô tả. Đầu thế kỷ XXI, chu trình phát triển vượt trội của phương Tây đang dần chững lại với nhiều bất ổn nội bộ sâu sắc, cùng với đó là sự phát triển thần kỳ của phương Đông trong vài thập kỷ gần đây. Đại diện cho văn minh phương Đông, Trung Quốc hiện nay là thực tế sinh động về sự vận dụng hợp lý các nguồn lực và nắm bắt hiệu quả các cơ hội xung quanh, câu chuyện thành công của họ không đến với những quốc gia dành phần lớn thời gian để đổ lỗi cho các thế lực bên ngoài (chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, chủ nghĩa thực dân châu Âu, Nhật Bản, giá cả hàng hóa…), hay xây dựng bức tường bảo hộ cực đoan hạn chế dòng chảy hàng hóa, đầu tư và ý tưởng thì luôn bị tụt hậu. Với nhiều học giả phương Tây, họ đang lo ngại về Trung Quốc, nơi đang có một sự trỗi dậy đáng kinh ngạc nhờ biết tận dụng những điểm mạnh trong chính sự lạc hậu của mình, liệu có dần trở thành một vùng lõi văn hoá mới trong một tương lai chắc không còn xa nữa?
“Sự biến đổi là do con người lười biếng, tham lam, sợ hãi tìm kiếm những phương cách dễ dàng hữu ích và an toàn hơn để thực hiện công việc. Và họ hiếm khi biết mình đang làm gì” – Định lý Morris
– Tùng Hoàng
9 lý do để đọc “Tại sao phương Tây vượt trội” và 2 lý do để không đọc quyển sách này.
***9 lý do để đọc quyển sách này:
1. Thay đổi góc nhìn: Phá bỏ tư duy hiển nhiên “phương Tây thì vượt trội” mà nhiều người trong chúng ta vẫn mặc định. Tác giả bóc tách quan điểm này bằng cách trả lời những câu hỏi như: Phương Tây và phương Đông được chia như thế nào, vì sao có sự phân chia này. Như thế nào là “vượt trội”, và từ khi nào.
2. Đưa ra viễn cảnh: Nếu phương Tây đang vượt trội thì đến chừng nào, và những kịch bản nào có thể xảy ra.
3. Chuyến du lịch về hàng triệu năm trước: Quay lại việc “tại sao phương Tây vượt trội”, ông tác giả dẫn chúng ta đi một vòng thực sự xa. Xa tới tận… thuỷ tổ của loài người hàng triệu năm về trước cho tới tận bây giờ, tuy tập trung nhiều nhất vào khoảng 15.000 năm gần đây. Tuy cách tiếp cận này có hơi dông dài, nhưng là cần thiết theo quan điểm của tác giả. Bởi theo ông, ông phải dùng kiến thức đa ngành từ xã hội học, sinh học, địa lý học, khảo cổ học, nhân học (và nhiều nữa) để phân tích vấn đề của quyển sách.
4. Bóc tách vấn đề: Cũng nhờ vậy, thay vì đưa ra cho chúng ta một kết luận ngắn gọn thì tác giả rất kiên nhẫn dùng đủ loại thông tin, bảng biểu để mổ xẻ từng nhận định như “phương Tây vượt trội về chủng tộc” hay “phương Tây vượt trội về địa lý”, hay “phương Tây về tư duy” v.v…
5. Kiến thức đồ sộ: Với một khối lượng kiến thức đồ sộ (và nhiều như gây ngộp), tác giả thể hiện lối viết tôn trọng dữ liệu, khả năng tổng hợp phân tích và thái độ khách quan hết sức có thể. Ông rất thận trọng khi đi đến một kết luận nào đó, và cũng muốn độc giả của mình dùng thái độ của một nghiên cứu sinh, đọc và phản biện thay vì răm rắp tin ngay vào những gì được đọc.
6. Hữu ích: Quyển sách bao hàm được nhiều vấn đề mà dù bạn quan tâm đến lịch sử, kinh tế, chính trị, địa chính trị v.v hay chỉ muốn giải trí (theo một cách trí tuệ xíu) thì đều có thể tìm thấy sự hữu ích.
7. Gắn kết: Nhìn lại từng chặn đường lịch sử Đông – Tây, khi phát triển lúc lụi tàn, tăng tốc với những phát minh, bị tàn phá bởi thảm hoạ tự nhiên và nhân hoạ… Để thấy rằng những vấn đề mà chúng ta đang đối diện – dù là người ở quốc gia nào, khu vực nào, cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng ta – có những vấn đề chung.
8. Tăng khả năng buôn chuyện duyên dáng: Vô tình thôi, trong sách có những thông tin thú vị kiểu như “Vì sao người Neanderthal tuyệt chủng” hay “Tại sao lại có những bức vẽ bò tót trên trần nhà” hay “Ai là người sáng tạo ra sự sùng bái cá nhân”… Tưởng tượng đi, bạn chỉ cần “chém gió” vài chi tiết trong thiên sử loài người này là đủ để được bao chầu bia rồi 😀
9. Rèn “đức hạnh” đọc sách: Với một quyển sách gần 1000 trang như thế này, thiếu kiên nhẫn – không đọc được. Đọc không tập trung: quên ngay. Một ngày đọc, vài ngày bỏ: mãi mãi không hoàn thành. Thế nên lợi ích ngoài lề là: bạn nào đang muốn rèn kỹ năng đọc thì cứ tậu quyển sách này ha.
***2 lý do để chừa lại em nó:
1. Phi Thành Vật Nhiễu phiên bản sách (Chỉ tiếp người có thành ý): Như đã nói ở trên, cuốn sách đồ sộ và nặng ví thế này nhất quyết không phải để đọc “giải trí cho vui”. Nếu không muốn nặng não, không muốn mất nhiều thời gian thì tạm thời bạn đừng đọc.
2. Thiếu hóm hỉnh: Tuỳ phong cách của từng tác giả, có người nói chuyện phức tạp thành ra đơn giản, có người viết chuyện nghiêm túc nhưng đọc sao mà hài. Còn Ian Morris thì đáng tiếc, chưa được hài hước duyên dáng lắm (tuy cũng cố gắng ví von đùa giỡn). Vậy nên sách này không được “nấu dễ ăn” lắm (tuy cũng đáng ăn).
Một ghi chú nho nhỏ nữa: Những quyển sách mình muốn đọc/ đọc lại kèm với cuốn này:
Súng, vi trùng và thép
Sụp đổ – các xã hội đã thất bại hay thành công như thế nào
Sự va chạm giữa các nền văn minh
Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới
Sapiens & Home Deus
Của cải của các dân tộc
– Trang Quỳnh Nguyễn
Tại Sao Phương Tây Vượt Trội? L Giảm 20
Tại Sao Phương Tây Vượt Trội?
Bằng nghiên cứu sâu sắc và lập luận một cách xuất sắc, cuốn sách kéo dài năm mươi nghìn năm lịch sử và cung cấp những hiểu biết mới trên gần như mọi trang sách. Cuốn sách tập hợp những phát hiện mới nhất trong các lĩnh vực từ lịch sử cổ đại đến khoa học thần kinh không chỉ giải thích tại sao phương Tây dẫn đầu thế giới mà còn dự đoán tương lai sẽ mang lại điều gì trong một trăm năm tới.
Orville Schell – Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ – Trung ở Hội Châu Á đã chia sẽ về cuốn sách trong bài viết: “Cuộc xung đột cuối cùng” đăng trên New York Times rằng:
Đây là một “cuốn sách lớn”, rất lớn nhằm đạt được mục tiêu đầy tham vọng là hiểu thấu quá trình phát triển trong quá khứ của nhân loại và đưa ra dự báo về tương lai của cuộc đua song mã đang tiếp diễn giữa 2 trục Đông – Tây, Ian Morris bắt đầu với mốc thời gian từ khoảng 15 nghìn năm trước. Đó là một lượng lịch sử đồ sộ.
Trong cuốn sách mới này, ông bắt đầu với việc khám phá các mô hình khái quát, “hình dạng tổng thể của lịch sử”, bằng cách xem xét chọn lọc quá trình phát triển lâu dài của thế giới. Lần theo những lực tác động thường xuyên thay đổi từ thời kỳ tiền sử đến nay, ông đã cho thấy làm thế nào cả phương Đông và phương Tây, vào những thời điểm khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, đã chuyển hóa lên những tầm phát triển mới. Nhưng thử thách cuối cùng của ông là giải thích được ý nghĩa của tất cả những thăng trầm đó, và hơn thế nữa là đánh giá xem liệu bên nào vốn có sẵn tính ưu việt.
Ông giải thích: “Một trong những lý do khiến người ta quan tâm đến việc vì sao phương Tây thống trị là do họ muốn biết liệu điều đó sẽ còn tiếp diễn, trong bao lâu và như thế nào – tức là, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, phương Tây sẽ còn thống trị trong bao lâu là một câu hỏi mấu chốt”.
Nhưng liệu cuối cùng thì Morris có trả lời “câu hỏi mấu chốt” này không? Và ai sẽ giành chiến thắng trong phần tiếp theo của cuộc đua Đông-Tây, Mỹ hay Trung Hoa?
Nhưng điều khiến ông thực sự quan tâm không phải là liệu phương Tây có bị phương Đông đánh bại mà là liệu những khả năng sáng tạo và cải tạo tự nhiên của loài người rốt cuộc có trở thành thất bại chung của chúng ta hay không.
Dù muốn hay không, phương Đông và phương Tây giờ đây đang cùng ở trong một mớ hỗn độn, và “40 năm tới sẽ là khoảng thời gian quan trọng nhất trong lịch sử”.
Tác phẩm đạt giải A New York Times Notable Book năm 2011.
+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Tác phẩm phi hư cấu lớn nhất trong thời gian gần đây… Trong khi cuốn sách kinh điển Súng, Vi trùng và Thép của Jared Diamond đầy tham vọng táo bạo, hấp dẫn rộng khắp về sự uyên bác, mạnh mẽ trong xử lý, gây kích thích trong việc giải thích kiệm lời, thì Morris lại….vượt ngoài tác phẩm của Diamond. “ – The Business Standard
“Một tác phẩm thú vị và khả tín… thể hiện những tranh luận về sự trỗi dậy của Trung Hoa và sự sụp đổ của phương Tâycuối cùng cũng chỉ là hoạt động thứ yếu như thế nào khi tự nhiên phản ứng dữ dội với xã hội loài người. “ – The Economist
“Một đóng góp đầy kích thích và hấp dẫn cho lịch sử đối chiếu toàn cảnh… Cuốn sách này là một bữa tiệc thịnh soạn về ý tưởng… Morris đã thành công khi tạo ra một thành quả kỳ diệu về tri thức. “ – The Independent (London).
“Đây là cuốn sách mới nhất về một lý thuyết hợp nhất lịch sử mà chúng ta có được. Với sự tinh tế và uyên bác, Ian Morris đã khai triển những kỹ thuật và hiểu biết sâu sắc về lịch sử cổ đại theo cách nhìn mới để giải đáp câu hỏi lớn nhất trong lịch sử: Tại sao phương Tây đánh bại phần còn lại của thế giới? Tôi yêu thích cuốn sách này.” – Niall Ferguson – Tác giả “Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới”
Reviews Sách “Tại Sao Phương Tây Vượt Trội?”
Người ta cho rằng nguyên nhân là bởi vì :
Phương Tây được thừa hưởng dòng giống gen thượng đẳng người Neanderthal
Phương Đông thừa hưởng dòng giống gen Homo erectus sơ khai
Nhưng điều này là Sai ? Đó không phải là lý do để khiến Phương Tây vượt trội như vậy. Một nhà khảo cổ người Anh là Ian Morris đã bày tỏ quan điểm và cho rằng :
Phương Tây vượt trội nhờ cuộc cách mạng công nghiệp ở AnhĐiều này đã mở ra một loạt sự dẫn đầu của người Phương Tây . Họ nhanh tróng phát triển hơn người Phương Đông từ văn hóa, kinh tế… Nhưng sẽ lại có những câu hỏi khác đặt ra như :
Tại sao cuộc cách mạng không xảy ra bởi một nước như Châu Phi
Tại sao cuộc sách mạng không xảy ra tại các nước Châu Á như Trung Quốc
Và rồi một số người ở Phương Tây cho rằng bởi vì ưu thế thuộc về người da trắng, họ có gen hay phẩm chất thông minh hơn. Nhưng tất cả các quan niệm trên đều sai?
Ian Morris dựa vào biểu đồ di cư của loài người trên khắp thế giới và thấy rằng:
Loài người vốn có chung đặc tính và sinh học đều muốn chinh phục hành tinh này và tiến hóa nhiều nhất, do vậy bên Phương Tây vượt trội hơn là do cách mạng công nghiệp xảy ra sớm hơn ( phù hợp điều kiện, xã hội ở đây ) nên sự tiến hóa diễn ra sớm ,nên tất vượt trội sớm . Chứ không phải do nguyên nhân từ da trắng, da màu hay do gen từ xổ xưa.
Nếu điều kiện và hoàn cảnh tốt để xảy ra cách mạng công nghiệp ở Phương Đông đầu tiên thì có lẽ câu truyện đã theo một chiều hướng khác. Vậy một câu hỏi nữa được đặt ra là :
Phương Tây liệu có mãi vượt trội hơn không?
Thì câu trả lời là :
Phương Tây đang tự sụp đổ và Phương Đông đang có xu thế bắt kịpMột quá trình phát triển mạnh mẽ. Người ta tưởng rằng sự thống lĩnh của Phương Tây sẽ là mãi mãi. Nhưng không? Mọi thứ đều không đảm bảo. Trong những năm 1920 các nhà khảo cổ học đã nhận thấy Phương Tây đang dần mất đi ưu thế.
Người Trung Hoa họ có khả năng sao chép và copy quá nhanh các công nghệ, kĩ thuật, luyện kim… Đã có thời kì đỉnh cao mà người ta coi đó là ” Sự trỗi dậy của Phương Đông” . Phương Đông thì đang ngày một phát triển mạnh trong khi Phương Tây đang có xu thế đi chậm lại và thoái trào.
Đến ngày nay thì hiện tại Trung Hoa vẫn được xem là công xưởng của thế giới với những thứ sao chép và lấy đi nhiều công nghệ tinh hoa của người Phương Tây.
Tuy vậy nhưng Phương Tây và Phương Đông vẫn đều nằm trong mớ hỗn độn mà thời kì này ” Chính là 40 năm quan trọng nhất trong lịch sử của cả 2 bên”
Sự đối đầu (Phương Đông – Phương Tây ) giữa Mỹ – Trung Hoa đang cao điểmCó thể thấy cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Hoa đang là vấn đề nổi cộm trên các báo , đài ,ti vi. Mỹ cũng thật sự lo ngại về việc Trung Quốc có khả năng vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Nhưng thực chất Mỹ ( Phương Tây ) vẫn đang mạnh hơn, họ có thể sắp bị bắt kịp nhưng cho tới hiện tại họ vẫn rất mạnh va sự dằng co giữa 2 cường quốc đang làm cho cả 2 bên bị tổn thương sâu sắc. Liên tiếp là các đòn trừng phạt và áp thuế giữa cả 2 bên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Phương Tây Vượt Trội ( By Trang Đào ) trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!