Bạn đang xem bài viết Vì Sao Giá Vàng Tương Lai Vẫn Đang Tăng Cao? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chênh lệch lớn giữa giá vàng giao ngay với giá vàng tương lai ở thời điểm hiện nay cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng rất lớn vào khả năng tiếp tục tăng giá của vàng trong các tháng tới.
Trên thị trường thế giới, giá vàng vào thời điểm 17h chiều nay theo giờ Việt Nam đang được giao dịch ở 1.598,0 USD/ounce, giảm gần 13 USD so với giá đóng cửa ngày hôm trước là 1.612,9 USD/ounce và giảm mạnh so với mức giá 1.636 USD/ounce đóng cửa cuối ngày 24.3.
So sánh biểu giá giao dịch vàng trong 3 ngày qua trên thị trường thế giới, việc giá vàng đang có xu hướng đi xuống gây bất ngờ trong bối cảnh có nhiều dự báo về khả năng giá vàng có thể chạm ngưỡng 2.500 USD/ounce và sẽ vượt đỉnh lịch sử 2011 trong năm nay.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà phân tích viết trên Kitco và MarketWatch, đây có thể chỉ là một điều chỉnh ngắn hạn và tạm thời của thị trường nhằm nghe ngóng thông tin về gọi viện trợ của Mỹ sau khi Thượng viện và Nhà Trắng đạt được thỏa thuận về gói kích thích lớn nhất trong lịch sử có trị giá 2.000 tỉ USD nhằm ngăn chặn những tác động của COVID-19 với nền kinh tế.
Diễn biến đáng chú ý nhất là trong khi giá vàng giao ngay ngày 26.3 giảm xuống dưới 1.600 USD/ounce, giá vàng tương lai giao các tháng trong năm 2023 theo dữ liệu của MarketWatch vẫn phổ biến trong khoảng 1.622 – 1.625 USD/ounce. Thậm chí tăng vọt lên mức 1.635 – 1.650 USD/ounce giao các tháng đầu năm 2023.
Gary Wagner – một nhà môi giới hàng hóa và phân tích thị trường nhận định với Kitco, chênh lệch lớn giữa giá vàng giao ngay với giá vàng giao trong tất cả các tháng còn lại của năm 2023 là một diễn biến khác biệt chưa từng được ghi nhận.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhu cầu vàng vật chất tăng vọt dẫn tới sự thiếu hụt cung – cầu vàng vật chất trên thị trường hiện nay. Gary Wagner dẫn dữ liệu của US Mint cho thấy toàn bộ lượng đồng tiền vàng 1 ounce tiêu chuẩn in hình đại bàng và trâu Mỹ đều gần như hết hàng.
Tác động của COVID-19 đang kích hoạt sự hồi sinh của việc mua vàng và bạc vật chất, nhưng nguồn cung lại không thể tăng đột biến khi các nhà máy đúc và nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới đang tạm thời ngừng sản xuất trong nỗ lực chống lại sự lây lan của virus SARS-n-CoV-2.
“Sự thiếu hụt hiện tại có thể mở rộng và tiếp tục tăng mạnh trong lương lai có thể lý giải cho việc vì sao giá vàng hợp đồng tương lai lại cao hơn nhiều giá vàng giao ngay ở thời điểm hiện nay” – Gary Wagner nhìn nhận.
Dẫn số liệu doanh số bán đồng xu vàng in hình đại bàng của US Mint đạt 230.500 ounce cho đến tháng 3 so với trung bình hàng tháng của năm ngoái chỉ là 12.583 ounce, Rhona OrosConnell – người đứng đầu phân tích thị trường của INTE FCStone – cho rằng, đây là một dấu hiệu đáng hoan nghênh cho thấy các nhà đầu tư đã sẵn sàng tham gia vào thị trường và thị trường chưa hoàn toàn dừng lại.
Trong bối cảnh đó, gói viện trợ quy mô 2.000 tỉ USD của Mỹ trong môi trường lãi suất gần như bằng không hiện tại sẽ là yếu tố cộng hưởng tạo cơ hội cho khả năng tăng giá của vàng trong các ngày tới.
Vì Sao Giá Vàng Tăng Kỷ Lục?
Giá vàng tăng trở lại mức đỉnh gần 10 năm trước đã kích hoạt lực mua của người dân. Giá vàng trong nước đã nhanh chóng cao hơn giá thế giới tới 1,5 triệu đồng/lượng.
Mua vàng vì nghĩ giá còn… tăng tiếp!
Ghi nhận của PV Tuổi Trẻ lúc 16h chiều 24-2 tại Công ty SJC (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) cho thấy nhiều người đã xếp hàng mua vàng với kỳ vọng giá sẽ tăng. Bà Chi (Tân Bình) cho biết khi giá vàng tăng lên mức 47,3 triệu đồng/lượng, bà đã quyết định mua 2 lượng.
“Lúc tôi ở nhà giá vàng mới ở mức hơn 47 triệu đồng/lượng, nhưng khi lên đến Công ty SJC ở quận 3 giá đã lên 49 triệu đồng/lượng nhưng tôi vẫn mua” – bà Chi tiếc rẻ.
Đến 16h30, dù chỉ còn 30 phút nữa là hết giờ giao dịch nhưng lượng khách đổ đến mua vàng vẫn còn đông. Trả lời câu hỏi vì sao mua khi giá vàng ở mức 49 triệu đồng/lượng, nhiều người cho biết tin là giá vàng còn tăng tiếp khi thông tin về dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên khác với thời điểm ngày Thần tài, người mua chủ yếu là nhỏ lẻ và tập trung vào vàng nhẫn thì ngày 24-2 người dân chủ yếu giao dịch vàng miếng, số lượng phổ biến là 1-2 lượng.
Giá vàng tăng khiến cho trang web báo giá của Công ty SJC cũng “quá tải”, việc truy cập vào xem giá rất khó do liên tục báo lỗi. Trang web một số công ty vàng lớn cũng không truy cập được. Người mua đông nên Công ty SJC phải phát số thứ tự.
Tranh thủ bán vì sợ giá… sập
Trong số những người chờ đợi tại Công ty SJC chiều 24-2 còn có những người chờ để bán vàng chốt lời. Cầm 1 lượng vàng trên tay, anh Đức (Q.5) cho hay anh mua khi giá vàng 37 triệu đồng/lượng nên thấy giá cao đã tranh thủ bán vì sợ giá vàng sẽ lặp lại kịch bản rơi thẳng đứng sau khi đạt mức 49 triệu đồng/lượng như gần 10 năm trước.
“Tính ra trong một thời gian ngắn tôi lời hơn 11 triệu đồng/lượng” – anh Đức nói. Công ty SJC cho hay số người mua vàng trong ngày 24-2 nhiều hơn số người bán.
Theo chuyên gia Trần Thanh Hải, từ ngày 3-1 đến nay giá vàng đã tăng 14%, từ 43 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng, trong khi mức tăng cả năm 2023 chỉ có 18%.
“Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nên nhiều nhận định cho rằng sẽ làm phá vỡ sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu năm 2023. Nhiều quốc gia phải tung ra các gói kích thích kinh tế. Vì vậy giá vàng những ngày qua tăng và mức biến động ngang với thời điểm tháng 9, tháng 10-2011” – ông Hải phân tích.
Cao hơn giá thế giới tới 1,5 triệu đồng/lượng
Cuối ngày 24-2, giá vàng thế giới 1.685,8 USD/ounce, quy đổi tương đương 47,5 triệu đồng/lượng – tăng gần 43 USD/ounce (1,2 triệu đồng/lượng) so với cuối tuần trước. Tuy nhiên tốc độ tăng giá vàng trong nước gấp nhiều lần.
Ngày 24-2 đánh dấu lần đầu tiên kể từ sau ngày Thần tài, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Những ngày trước dù giá vàng thế giới tăng mạnh nhưng trong nước tăng rất chậm vì mãi lực thấp. Nhưng cuối ngày 24-2, giá vàng trong nước đã cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 1,5 triệu đồng/lượng.
Đặc biệt chênh lệch giá bán vàng miếng được tăng lên mức 1,2 triệu đồng/lượng, gấp hơn hai lần so với mức chênh lệch sáng 24-2 do các công ty vàng đề phòng giá vàng đảo chiều. Với vàng nhẫn, mức chênh lên đến 1,5 triệu đồng/lượng.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chúng tôi cho hay hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo nghị định 24 đã giúp thị trường vàng ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế. “Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường khi cần thiết” – ông Minh nhấn mạnh.
Giá USD cũng tăng
Giá vàng tăng cũng “kích hoạt” giá USD tăng theo. Tại Vietcombank, giá USD từ mức 23.310 đồng/USD đầu ngày đã nhích dần và tăng lên 23.350 đồng/USD theo đà tăng của giá USD tự do. Tại Eximbank, giá bán USD ở mức 23.330 đồng/USD.
Tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước ngày 24-2 công bố đứng ở mức 23.243 đồng, tăng 4 đồng so với cuối tuần trước.
Tại chúng tôi cuối ngày 24-2 giá bán USD tự do tăng vượt giá bán USD tại ngân hàng, lên mức 23.380 đồng/USD, mua vào 23.280 đồng/USD. Theo giới chuyên gia, điều này cho thấy có dấu hiệu gom USD để nhập vàng theo đường biên mậu do mức chênh 1,5 triệu đồng/lượng quá hấp dẫn.
A.H. – L.T. Hà Nội: người dân thận trọng
Tại Hà Nội, thị trường vàng không thực sự nhộn nhịp dù giá vàng cuối giờ chiều lên đến 49 triệu đồng/lượng giá bán ra và mua vào là 47,8 triệu đồng/lượng. Lượng người bán đông hơn mua và những người mua bán chủ yếu thực sự đang cần do nhu cầu thực.
Một chủ cửa hàng vàng trên phố Cầu Giấy cho biết khách hàng rất thận trọng mua vào vì đều biết giá vàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Giá vàng trong nước lập đỉnh 49 triệu đồng/lượng là do giá vàng thế giới vượt ngưỡng 1.683 USD/ounce.
Dù ngày 24-2, giá vàng nhảy theo giờ nhưng không như tháng 10-2012, vàng giờ không phải là kênh đầu tư “vua”. Hầu hết giới đầu tư cũng cẩn trọng, e ngại “ôm” vào vì sợ rủi ro cao khi dịch COVID-19 có diễn biến khó lường.
L.THANH
Giá vàng tăng phi mã, lên 49 triệu đồng/lượng
TTO – Chỉ trong hai tiếng ngắn ngủi chiều nay, 24-2, giá vàng miếng SJC đã tăng từ mức 47,5 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng. So với buổi sáng, giá vàng miếng SJC đã tăng thêm 2,1 triệu đồng/lượng – mức tăng chưa từng có trong vòng nhiều năm.
Vì Sao Giá Vàng Tăng Vọt Trở Lại ?
Mở cửa phiên giao dịch ngày 4/10, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng vọt trở lại. Giá vàng trong nước tăng đến 700.000 đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD chao đảo trên đỉnh cao.
Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 3/10, giá vàng miếng trong nước được Công ty Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 41,8 – 42,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua, ngày 3/10.
Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng ở mức SJC 41,85 – 42,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này tăng 300.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch hôm qua ngày 3/10.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức 41,7 – 42,05 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua, ngày 3/10.
Sáng 4/10, giá vàng thế giới ở mức 1508 – 1508,5 USD/ounce, tăng 8 USD/ounce ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch hôm qua, ngày 3/10.
Giá vàng thế giới tăng trở lại do giới đầu tư lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau khi Mỹ công bố hoạt động sản xuất trong tháng 9 xuống mức thấp nhất trong 10 năm. Trước đó, châu Âu cũng công bố số liệu cũng đáng thất vọng không kém, thấp nhất trong vòng 7 năm.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD trung tâm ngày 4/10 được Ngân hàng nhà nước niêm yết ở mức 23.159 VND, mức giá này giảm 2 đồng/USD so với phiên giao dịch hôm qua.
Tại các ngân hàng thương mại, giá giao dịch USD có dấu hiệu tăng nhẹ so với các phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, giá USD tại ngân hàng Vietcombank (hội sở chính) được niêm yết với mức 23.115 – 23.265 đồng/USD. Mức giá này tăng 5 đồng/USD ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch hôm qua, ngày 3/10.
Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 23.084 – 23.260 đồng/USD. Mức giá này giữ nguyên ở chiều mua vào và giảm 10 đồng/USD ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua ngày 3/10.
Tỷ giá Nhân dân tệ so với USD ngày 4/10 mở mức 7,1484, mức giá này giữ nguyên so với cuối giờ chiều ngày 3/10.
Vì Sao Giá Vàng Trong Nước Tăng Mạnh Hơn Giá Vàng Thế Giới?
(BĐT) – Thị trường tiếp tục chứng kiến những bước nhảy mạnh của giá vàng trong những ngày gần đây. Đáng chú ý là giá vàng trong nước đang cao hơn đáng kể so với giá vàng thế giới.
Giới chuyên gia dự báo giá vàng sẽ còn tăng nếu căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục leo thang và dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp.
Đến 17h ngày 27/7, giá vàng giao ngay trên sàn giao dịch vàng thế giới Kitco đã lên mốc 1.941,3 USD/oz, tăng gần 40 USD/oz so với đóng cửa phiên giao dịch trước đó. Cùng thời điểm, giá vàng SJC trong nước được các công ty vàng bạc mua vào – bán ra phổ biến ở mức 55,45 – 56,92 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 6 triệu đồng/lượng so với 1 tuần trước. Giá vàng thế giới ở mức 1.941 USD/oz tương đương với mức giá tại Việt Nam là 54,5 triệu đồng/lượng, tức là thấp hơn khoảng 2,5 triệu đồng/lượng so với giá trong nước.
Như vậy, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 28% tính từ đầu năm đến nay, trong khi giá vàng trong nước đã tăng khoảng 32%.
Giới phân tích thế giới cho rằng, biến động của giá vàng trong những ngày gần đây là do căng thẳng đang nóng lên giữa Washington và Bắc Kinh. Cuối tuần trước, Trung Quốc tuyên bố đã ra lệnh cho Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán tại Thành Đô, sau khi Mỹ yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston.
Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu tiếp tục tăng. Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), hơn 16 triệu người trên thế giới đã bị nhiễm Covid-19, một phần tư trong số đó là người Mỹ. Bên cạnh đó, đồng USD đang giảm giá càng hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng.
Một trong những yếu tố hỗ trợ lớn cho giá vàng là thế giới đang chứng kiến nhiều dòng tiền được bơm vào thị trường từ các gói kích thích tài chính và tiền tệ. Các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ Euro (tương đương 857,33 tỷ USD). Nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ cũng sắp công bố một gói tài chính khác vào tuần tới.
Một trong những yếu tố hỗ trợ lớn hơn cho giá vàng là thế giới đang chứng kiến nhiều dòng tiền được bơm vào thị trường từ các gói kích thích tài chính và tiền tệ. Các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ Euro (tương đương 857,33 tỷ USD). Nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ cũng sắp công bố một gói tài chính khác vào tuần tới.
Do đó, giới phân tích cho rằng, khi chưa có các giải pháp cho căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, lo ngại về lạm phát và nợ công còn hiện hữu thì giá vàng sẽ còn tăng.
Theo ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), các căng thẳng địa chính trị trên thế giới vẫn tiếp tục leo thang, nhiều chính phủ đã thực hiện hoặc có kế hoạch đưa ra các gói kích thích kinh tế gây kỳ vọng lạm phát, số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng mạnh là những yếu tố đẩy giá vàng mạnh nhất. Trong khi đó, kỳ vọng về vaccine cho Covid-19 hay tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm vẫn chưa thành hiện thực. Vì vậy, giá vàng thế giới sẽ còn tiếp tục tăng ít nhất trong tháng 7 này và giá vàng trong nước cũng sẽ tăng theo.
Về chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, ông Hải lý giải là do thiếu nguồn cung vàng SJC. Giá vàng thế giới vẫn trong xu thế tăng nhưng các công ty vàng không mua được vàng SJC bởi người dân có xu hướng giữ vàng chờ giá lên tiếp khi chứng kiến mức sinh lợi quá lớn của vàng tính từ đầu năm đến nay. Do đó, các công ty vàng buộc phải nâng giá mua vào và giá bán ra.
Cũng theo vị chuyên gia này, hiện thương hiệu vàng miếng SJC vẫn do Nhà nước quản lý và nguồn cung khá hạn hẹp. “Để giảm bớt sức nóng của giá vàng trong nước do tình trạng thiếu cung, có thể tính đến phương án cấp hạn mức cho phép một số doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu tốt được thu mua các loại vàng 99 hoặc 999 trong dân để sản xuất thành vàng 9999 cung ứng cho thị trường”, ông Hải đề xuất.
Vì Sao Giá Vàng Tăng Vọt Rồi Lao Dốc?
Vì sao giá vàng tăng vọt rồi lao dốc?
Giá vàng ngày 15/6: Giá vàng tăng vọt rồi lao dốc do tác động từ việc Fed tăng lãi suất.
Giá vàng trong nước diễn biến trái chiều nhau giữa các thương hiệu trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng mạnh rồi lao dốc do tác động từ quyết định tăng lãi suất của Fed.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng SJC giảm nhẹ 10 nghìn đồng hai chiều về 36,23-36,43 triệu đồng/lượng.
Cũng giảm 10 nghìn đồng mỗi lượng trên cả hai chiều, giá vàng Doji sáng nay được giao dịch ở mức 36,32-36,42 triệu đồng/lượng.
Ngược lại, giá vàng SJC trên hệ thống của của Phú Nhuận (PNJ) lại tăng 40 nghìn đồng chiều mua vào và tăng 30 nghìn đồng chiều bán ra lên 36,24-36,43 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tại Hồng Kông lúc 8h15 sáng nay theo giờ Việt Nam phục hồi tăng 3,4 USD/ounce (0,27%) lên 1.263,5-1.264,5 USD/ounce.
Trước đó trong phiên giao dịch đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đang lình xình quanh ngưỡng 1.265 USD/ounce đã bất ngờ tăng vọt lên ngưỡng 1.280 USD/ounce. Có lúc giá vàng đã chạm mốc 1.281,4 USD/ounce.
Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu bởi sau đó giá vàng thế giới đã quay đầu lao dốc về ngưỡng 1.260 USD/ounce, có lúc chạm đáy 1.256,6 USD/ounce tạo ra một biên độ giao động rất rộng trong phiên giao dịch.
Tính chung cả phiên, giá vàng giao ngày giảm 0,2%; trong khi giá vàng giao tháng 8/2023 lại tăng 0,6% lên 1.275,90 USD/ounce trước khi Fed đưa ra thông báo về lãi suất.
Thông tin Fed tăng lãi suất là nhân tố tác động trực tiếp tới giá kim loại quý trong phiên hôm qua. Cụ thể, ngày 14/6, Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lần thứ hai trong vòng ba tháng qua trên cơ sở các yếu tố như nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và thị trường việc làm sôi động.
Theo kế hoạch, Fed sẽ còn một đợt điều chỉnh lãi suất vào cuối năm nay.
(Theo C.Sơn)
Vì Sao Giá Vàng Liên Tục Tăng Phi Mã?
Theo bảng giá vàng thế giới cập nhật trên trang Kitco News lúc 10h40 ngày 23/7/2023, giá vàng đã đạt mức 1.867,70 – 1.868,70 USD/ounce. Quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng Vietcombank (23.270 VND/USD), mỗi lượng vàng thế giới có giá tương đương khoảng 52,36 – 52,39 triệu đồng.
Trong khi đó, giá vàng SJC trong nước trong phiên giao dịch sáng 23/7 được công bố ở mức 52,38- 53,38 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), ghi nhận mức cao nhất từ trước tới nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích thị trường, sở dĩ giá vàng có đợt tăng “sốc” như hiện nay là do nhiều yếu tố, trong đó có việc nhiều nhà đầu tư đổ xô đi tìm mua tài sản trú ẩn an toàn giữa bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp; căng thẳng leo thang giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc; giá đồng bạc xanh sụt giảm; thị trường chứng khoán lao dốc…
Chiến lược gia trưởng về thị trường Marc Chandler của BannockBurn Global Forex nhận định, giá vàng có thể sẽ nối tiếp đà tăng, và sớm chạm mốc 2.000 USD/ouce trong thời gian tới.
Hiện giá kim loại quý này đã vượt mức kháng cự 1.850 USD/ounce, đạt đỉnh trong vòng gần 1 thập kỉ qua. Đà leo dốc này sẽ còn tiếp diễn từ nay tới cuối năm, ông Marc Chandler chia sẻ.
Theo phân tích của tờ Economic Times, nhu cầu mua vàng đang tăng mạnh, đặc biệt là từ thị trường Ấn Độ – nơi có lượng tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới vì đang vào mùa mua sắm kim loại quý.
Trong bối cảnh địa chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới bất ổn thì tài sản trú ấn an toàn như vàng đang được nhiều nhà đầu tư săn đón. Nhà phân tích cao cấp Sriram Iyer của hãng Reliance Securities cho rằng, mức tăng 5% của giá vàng trong tháng vừa qua mới chỉ là bắt đầu vì vàng là “thiên đường an toàn” cho các nhà đầu tư giữa mùa đại dịch và trong lúc giá USD suy yếu.
Nhu cầu đầu tư nhiều vào vàng có khả năng sẽ còn duy trì nếu dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát tốt trên toàn cầu, ông Sriram Iyer đánh giá.
Sự lấp lánh của vàng đang được phản chiếu qua thành tích tăng ấn tượng: gần 50 USD/ounce chỉ trong vòng 2 ngày và tăng hơn 20% kể từ đầu năm đến nay.
Vàng là công cụ trú ẩn được ưa chuộng trong thời kỳ biến động chính trị – xã hội. Vì vậy, giới phân tích cho rằng khi thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức suốt hơn nửa năm qua, việc giá liên tục phá kỷ lục không phải điều ngạc nhiên.
Theo các nhà băng lớn như Citigroup, Goldman Sachs hay Bank of America, những diễn biến như kinh tế trì trệ, dịch bệnh hoành hành, chính trị – xã hội bất ổn,… có thể lý giải đà tăng của kim loại quý. Nhà đầu tư tìm đến với vàng để phòng trừ rủi ro bởi họ quan niệm vàng là công cụ lưu trữ giá trị quan trọng nhất trong thời kỳ kinh tế suy giảm nghiêm trọng.
Mới đây, Goldman Sachs dự báo giá vàng trong 3-6 tháng tới có thể lên đến 1.800 – 1.900 USD/ounce, và một năm sau sẽ lên mức 2.000 USD/ounce.
Trước đó, Bank of America còn dự báo “sốc” rằng, chính sách kích thích kỷ lục của các nước trong đại dịch Covid-19 có thể sẽ đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce vào cuối năm sau./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Giá Vàng Tương Lai Vẫn Đang Tăng Cao? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!