Xu Hướng 6/2023 # Vì Sao Con Người Cần Có Lòng Biết Ơn? # Top 6 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Vì Sao Con Người Cần Có Lòng Biết Ơn? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Con Người Cần Có Lòng Biết Ơn? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vì Sao Con Người Cần Có Lòng Biết Ơn?

Lòng biết ơn khiến cho ta luôn nhớ về cội nguồn, hiểu được sự tồn tại của mình và là nền tảng vững chắc đưa ta vào đời.

Từ nhỏ tôi luôn được Mẹ dạy rằng phải biết “ạ” hoặc “cảm ơn” khi người lớn cho quà. Đến khi trưởng thành rồi tôi lại thấy, đôi khi nói lời cảm ơn với người đã giúp đỡ tôi chẳng bao giờ là đủ. Và giây phút đó tôi chợt nhận ra rằng lời cảm ơn đã được “nâng cấp” lên thành lòng biết ơn từ bao giờ…

Sống với lòng biết ơn.

Và cũng chính sự biết ơn âm thầm mỗi ngày đó đã thôi thúc tôi phải có một hành động đẹp đẽ nào đó để trao tặng lại người mà tôi mang ơn bấy lâu nay. Cho đi để nhận lại và yêu thương cứ thế mà tăng dần lên. Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy lòng biết ơn sẽ giúp thế giới này trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều rồi.

Nhờ lòng biết ơn mà tôi nhận ra mình cần trân quý hiện tại hơn, cố gắng nỗ lực nhiều hơn để trả ơn những người thân yêu đã giúp tôi có được ngày hôm nay.

Tôi biết ơn cha mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè, nhân viên… Biết ơn tất cả những ai đã đến và cho tôi những điều tốt đẹp, biết ơn cả những người đã đến và cho tôi nhiều bài học cuộc sống. Biết ơn thiên nhiên, Tổ quốc đã cho tôi có cuộc sống bình yên… Cảm ơn tất cả!

Và cũng chính lòng biết ơn giúp tôi nhận ra rằng, những năm tháng sau này, tôi sẽ không sống chỉ để nhận, chỉ để cho riêng mình mà sống còn để cho đi, trả ơn những gì mình đã được nhận. Đó mới thực sự là cuộc đời ý nghĩa!

Now or never!

—————

Lê Thị Ngọc Đào.

Lòng Biết Ơn: Con Đường Dẫn Đến Hạnh Phúc

Phước Lành Được Ban Cho Dồi Dào

Tôi xin được chia sẻ với các anh chị em một câu chuyện tuyệt vời. Một gia đình đang trải qua thời gian khó khăn. Rất khó cho họ để quên đi những thử thách của mình. Người mẹ đã viết: “Mọi điều trong cuộc sống của chúng tôi hoàn toàn sụp đổ nên chúng tôi đã tìm đến Cha Thiên Thượng để được hướng dẫn. Hầu như ngay lập tức chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi được bao quanh bởi những điều tốt lành và được khích lệ từ mọi phía. Chúng tôi bắt đầu cùng gia đình bày tỏ lòng biết ơn cho nhau cũng như cho Chúa hằng ngày. Một người bạn thân đã chỉ cho tôi thấy rằng gia đình chúng tôi đang nhận được những phước lành dồi dào. Từ câu chuyện đó đã nảy sinh ra một trò chơi mà con cái tôi và tôi bắt đầu ưa thích. Mỗi đêm, trước khi gia đình cùng cầu nguyện, chúng tôi thường nói về sinh hoạt của mình trong ngày như thế nào và rồi chia sẻ với nhau tất cả các phước lành mà đã được thêm vào các phước lành dồi dào của chúng tôi. Chúng tôi càng bày tỏ lòng biết ơn thì càng có thêm nhiều điều để biết ơn nữa. Chúng tôi cảm nhận được tình yêu thương của Chúa trong một cách thức đầy ý nghĩa khi nhìn thấy các cơ hội để tăng trưởng.”

Một phước lành dồi dào sẽ thêm điều gì vào cho gia đình các anh chị em?

Một Nguyên Tắc Tràn Đầy Thánh Linh

Lòng biết ơn đòi hỏi sự nhận thức và nỗ lực, không những cảm nhận lòng biết ơn mà còn phải bày tỏ nó. Chúng ta thường quên đi bàn tay của Chúa. Chúng ta ta thán, than phiền, chống cự, chỉ trích; chúng ta thường hay vô ơn. Trong Sách Mặc Môn, chúng ta học được rằng những người ta thán thì không biết được “những việc làm của Thượng Đế là Đấng đã sáng tạo ra họ” Chúa dạy chúng ta không được ta thán vì như thế thì rất khó cho Thánh Linh tác động chúng ta.

Lòng biết ơn là một nguyên tắc tràn đầy Thánh Linh. Nó làm cho chúng ta nhận thức một vũ trụ đầy dẫy sự phong phú của một Thượng Đế hằng sống. Qua lòng biết ơn, phần thuộc linh của chúng ta bắt đầu ý thức về sự kỳ diệu của những điều nhỏ nhặt, mà làm chúng ta vui lòng với những thông điệp của chúng về tình yêu thương của Thượng Đế. Việc nhận thức đầy biết ơn này gia tăng sự nhạy cảm của chúng ta đối với sự hướng dẫn thiêng liêng. Khi truyền đạt lòng biết ơn, chúng ta có thể được dẫy đầy Thánh Linh và được liên kết với những người chung quanh chúng ta và với Chúa. Lòng biết ơn soi dẫn hạnh phúc và mang đến ảnh hưởng thiêng liêng. A Mu Léc đã nói: “Các người sống trong sự tạ ơn hằng ngày, về nhiều phước lành và sự thương xót mà Ngài đã ban cho các người.”

Lòng thương xót và các phước lành đến dưới nhiều hình thức-đôi khi giống như những thử thách. Tuy nhiên, Chúa đã phán: “Các ngươi phải tạ ơn Chúa Thượng Đế của các ngươi về mọi việc.” Mọi việc hoàn toàn có nghĩa là: những điều tốt lành, những điều thử thách-không chỉ một số điều nào đó. Ngài đã truyền lệnh cho chúng ta phải biết ơn vì Ngài biết lòng biết ơn sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc. Đây là một bằng chứng hiển nhiên khác về tình yêu thương của Ngài.

Các anh chị em cảm thấy như thế nào khi một người nào đó bày tỏ lòng biết ơn với các anh chị em? Một ngày Chúa Nhật nọ, tôi đang ngồi cạnh bên một chị trong Hội Phụ Nữ và đã làm quen và biết chị rõ hơn một chút. Vài ngày sau, tôi nhận được một bức thư điện tử: “Xin cám ơn chị đã ngồi cạnh bên con gái của tôi trong Hội Phụ Nữ. Chị đã choàng tay ôm nó. Chị sẽ không bao giờ biết được điều đó đã có ý nghĩa biết bao đối với nó và với tôi.” Những lời của người mẹ này đã làm tôi ngạc nhiên và mang đến niềm vui cho tôi.

Các anh chị em cảm thấy như thế nào khi các anh chị em bày tỏ lòng biết ơn với người khác? Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn với một người mà đã lo lắng cho các đứa cháu của tôi. Cách đây vài tháng, trong khi đi thăm viếng ở Texas, tôi đã bảo Thomas sáu tuổi kể cho tôi nghe về vị giám trợ của nó. Nó nói: “Bà Nội ơi, bà sẽ biết vị giám trợ ấy. Ông mặc một bộ com lê sậm màu, một cái áo sơ mi trắng giống như Ông Nội và ông có đôi giày láng bóng và cà vạt màu đỏ. Ông đeo mắt kính và luôn luôn mỉm cười.” Tôi nhận ra vị giám trợ của Thomas ngay khi tôi thấy ông. Lòng tôi tràn đầy biết ơn đối với ông. Xin cám ơn Giám Trợ Goodman, và xin cám ơn tất cả các anh em là các vị giám trợ tuyệt vời.

Một Lối Bày Tỏ Đức Tin

Sách Lu Ca chương 17 chép lại kinh nghiệm của Đấng Cứu Rỗi khi Ngài chữa lành 10 người mắc bệnh phung. Như các anh chị em nhớ lại, thì chỉ có một người trong những người phung được sạch đã trở lại để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Thật là thú vị khi Chúa đã không phán: ” Lòng biết ơn của ngươi đã làm ngươi được sạch” Thay vì thế, Ngài phán: ” đức tin ngươi đã cứu ngươi.”

Lối bày tỏ lòng biết ơn của người phung đó được Đấng Cứu Rỗi nhận thấy là một lối bày tỏ đức tin của người đó. Khi cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha Thiên Thượng nhân từ nhưng vô hình thì chúng ta cũng đang bày tỏ đức tin của mình nơi Ngài. Lòng biết ơn là sự công nhận dịu dàng của chúng ta về bàn tay của Chúa trong cuộc sống của mình; đó là một lối bày tỏ đức tin của chúng ta.

Lòng Biết Ơn trong Nỗi Thống Khổ: Các Phước Lành Giấu Kín

Vào năm 1832, Chúa đã thấy sự cần thiết để chuẩn bị Giáo Hội cho những nỗi thống khổ sắp tới. Những nỗi thống khổ này thì đầy kinh hoàng. Tuy nhiên, Chúa đã phán: “Hãy vui lên, vì ta sẽ hướng dẫn các ngươi đi. Vương quốc là của các ngươi, và phước lành trong đó là của các ngươi, và của cải của sự vĩnh cửu là của các ngươi.

“Và kẻ nào tiếp nhận mọi điều với lòng biết ơn thì sẽ được làm cho vinh quang.”

Lòng biết ơn để nhận nỗi thống khổ với sự cảm tạ đòi hỏi một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối; lòng khiêm nhường để chấp nhận điều mà chúng ta không thể thay đổi được; sự sẵn lòng để dâng mọi điều lo âu lên Chúa-ngay cả khi chúng ta không hiểu; lòng cảm tạ về những cơ hội giấu kín mà chưa được tiết lộ. Rồi một cảm giác bình an sẽ đến.

Lần cuối cùng mà các anh chị em cảm tạ Chúa về một thử thách hoặc nỗi thống khổ là khi nào? Nghịch cảnh bắt buộc chúng ta phải quỳ xuống thì lòng biết ơn về nghịch cảnh cũng khiến cho chúng ta quỳ xuống chăng?

Chủ Tịch David O. McKay đã nhận xét: “Chúng ta tìm thấy trong nỗi khó khăn của nghịch cảnh thử thách thật sự về lòng biết ơn của chúng ta … mà không tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện tại của cuộc sống, cho dù đó là điều buồn hay vui.”

Thưa các chị em phi thường, trung tín của tôi trong Giáo Hội, tôi cám ơn các chị em về những cách thức mà các chị em trải rộng tình yêu thương của Chúa qua sự phục vụ của các chị em: các chị em lo lắng cho gia đình lúc có người thân qua đời; các chị em chăm sóc với tư cách là các giảng viên thăm viếng; sự sẵn lòng của các chị em để xây đắp chứng ngôn nơi các trẻ em khi các chị em phục vụ trong Hội Thiếu Nhi; thời giờ của các chị em để chuẩn bị cho các thiếu nữ sắp trở thành phụ nữ. Xin cám ơn về sự tận tâm của các chị em. Tôi đã trải qua kinh nghiệm có được tình yêu thương của Chúa qua lòng trung tín của các chị em. Tôi đã được ban phước để phục vụ giữa các chị em; lòng tôi tràn ngập sự biết ơn và tình yêu thương đối với mỗi chị em. Tôi cũng có lòng biết ơn sâu xa đối với các anh em mang chức tư tế mà tôi đã cùng phục vụ.

Lòng biết ơn sâu xa nhất của tôi là đối với Đấng Cứu Rỗi-một Vị Nam Tử biết vâng lời là Đấng đã làm mọi điều mà Cha của Ngài phán bảo, và đã chuộc tội cho mỗi người chúng ta. Khi tưởng nhớ đến Ngài và thừa nhận lòng nhân từ của Ngài, tôi mong muốn được giống như Ngài. Cầu xin cho chúng ta được ban phước để cảm nhận tình yêu thương của Ngài trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. “Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không kể xiết.” Trong thánh danh của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

Bài 6 : Lòng Biết Ơn

Kiểm tra bài cũ.

– Do Thiên Chúa tạo thành

– Ngài chỉ phán một lời.

– Là từ không làm ra có.

II. DẪN VÀO BÀI HỌC.

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những từ ngữ để bày tỏ lòng biết ơn như : “Cảm ơn”, “Thank you”, “Merci”, “Ưn-ngài”… Đây chắc hẳn là điều tuyệt đẹp mà Thượng Đế đặt nơi tâm hồn mỗi người : trước hết là sự cảm nhận về điều tốt mà mính đã được nhận, rồi cảm nhận về điều tốt ấy được bày tỏ ra bên ngoài, được đáp lại bằng ngôn ngữ và hành động, như vậy tiếng cảm ơn hay hành động bày tỏ sự biết ơn không quan trọng bằng tâm tình biết ơn, vì chính nhờ tâm tình biết ơn mà lời nói hay hành động bày tỏ sự biết ơn được biểu lộ.

Cuộc sống của chunùg ta sẽ phong phú và nhiều ý nghĩa hơn nếu chúng ta cảm nhận được rằng : mình đang đón nhận biết bao yêu thương, biết bao sự hy sinh, phục vụ, giúp đỡ của người chung quanh.

Các em có tâm tình biết ơn trong cuộc sống không ? Các em bày tỏ lòng biết ơn như thế nào ?

+ Xem :

– Ta thường thấy người ta cám ơn nhau cả khi họ trao đổimua bán.

– Cám ơn còn được coi như phép lịch sự, bày tỏ sự trân trọng, đánh giá qua những gì mình được người khác giúp đỡ.

– Có phải tất cả những lời cám ơn của ta đều chân thành không? Hay chỉlà lời nói suông hay đơn giản vì phép lịch sự ?

– Ta có nhận ra rằng: mình đang được hưởng những thành quả được xây dựng bởi công sức của các thế hệ cha ông đi trước như: đất nước hòa bình, các tiện nghi, văn hoá (hội hoạ, thơ ca, nhạc…) cùng các phát minh về khoa học không (máy móc, vi tính, xe cộ …) ?

– Tâm tình biết ơn là một trong những điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã gieo vào lòng con người. Từ tâm tình biết ơn mà con người nhớ đến tạo hóa đã dựng nên mình, trao ban cho tài sản quý giá là vũ trụ vạn vật. Cũng chính nhờ tâm tình biết ơn mà con người ý thức hơn về sự tương thân tương ái cần thiết phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

* Nhận biết những ân huệ mình nhận được.

Ta cũng phải luôn sống trong tâm tình cảm tạ Chúa vì mọi sự đều là ơn Chúa. Xin Chúa ban ơn cho những người đã làm ơn cho ta.

III- DẪN VÀO LỜI CHÚA

Có một bệnh nhân tại dưỡng đường Montréal nhờ tiếp huyết mà được cứu sống, khi ra viện ông ta hỏi nhân viên :

Người ta đáp rằng : Dưỡng đường luôn giữ kín danh tánh những người hiến máu.

Về nhà được ít lâu, ông ta trở lại dưỡng đường để hiến máu và từ đó trở đi ông còn cho nhiều lần nữa. Một bác sĩ giải phẫu đã khen ông giúp đời môt cách khiêm tốn, kín đáo. Ông ta chỉ đáp lại:

– Có một người giấu tên đã giúp tôi. Tôi làm như vậy để đền công ơn người đó.

Có nhiều cách để đền đáp ân huệ của người khác. Chúng ta cùng lắng nghe đoạn trích trong sách Samuel để xem bà Anna đã tạ ơn Chúa thế nào ?

1Sm 1, 9-17. 20-28

V- CẦU NGUYỆN.

Lạy Chúa là Thiên Chúa tình thương, do bởi tình thương mà chúng con được hiện hữu trên đời và mỗi giây, mỗi phút, mỗi một ngày qua đi là biết bao hồng ân của Chúa tuôn đổ trên chúng con. Xin cho chúng con biết mọi sự đều là ơn Chúa để chúng con luôn cảm tạ Chúa khi vui cũng như lúc buồn, và luôn sống trong tâm tình biết ơn mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.

VI- SINH HOẠT.

b. Muốn thông ban mọi sự tốt lành của Ngài cho tất cả chúng ta.

c. Cho ta được dự phần vào vinh quang, sự thật, vẻ đẹp của Ngài.

d. Cả a, b và c đều đúng.

a. Cố gắng sống xứng đáng làm con cái Chúa.

b. Biết ơn và góp phần cộng tác vào công trình của Ngài.

VIII- SỐNG LỜI CHÚA:

Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em nhớ lại những điều tốt lành đã nhận được trong ngày đã qua và đọc kinh, dâng lời tạ ơn Chúa.

IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :

Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người và được làm con Chúa. Xin cho cuộc đời chúng con trở thành lời ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả sáng.

(Hát : Đến muôn đời).

Vì Sao Con Người Cần Phải Yêu Thương Nhau?

Vì sao con người cần phải yêu thương nhau?

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra. Thương anh tháng đợi năm chờ, Cùng nhau chăn gối mới vừa lòng nhau.

Ái là sự trìu mến, luyến thương nhau mà không muốn xa rời. Người nữ có chất “ái” nhiều hơn người nam gấp trăm lần, người nam thì có “dục” ham muốn mạnh mẽ không phải chỉ riêng người mình yêu mà có thể ham muốn nhiều người. Khi hai chữ này được ghép lại thì trong tình yêu sẽ giữ được chất lửa lâu dài, nếu tách rời chúng ra thì có nguy cơ không thủy chung trong tình yêu. Có một con cá nhìn thấy miếng mồi ngon liền nhanh chóng đớp lấy mà không cần đắn đo suy nghĩ, miếng mồi chưa kịp nuốt vào bụng thì cổ họng của nó đã rỉ máu bởi lưỡi câu oan nghiệt, con cá càng vùng vẫy bao nhiêu thì lại càng đau đớn bấy nhiêu. Con mồi có thể làm bằng con giun hay một loại côn trùng nào đó nhưng con cá lại tưởng miếng mồi ngon nên đớp lấy không ngần ngại và bị mắc câu. Con người được sinh ra bởi luyến ái sắc dục và cũng chết bởi sắc dục là lẽ thường tình của thế gian. Cứ như thế mà con người chết đi sống lại triền miên trong dòng lục đạo luân hồi không có ngày thôi dứt. Người xuất gia đi ngược lại với dòng đời nên phải cố gắng xa lìa ái dục để thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát. Người thế gian tham thì người xuất gia phải không tham, người thế gian mê thì người xuất gia phải có trí tuệ, như vậy mới có thể vượt qua những gì người đời yêu thích. Ái dục như một lưới sắt nhốt con người vào đó nên ái dục là một thứ ngục tù kiên cố hay cái cần câu có miếng mồi thơm ngon nhưng ăn vào thì mắc nghẹn, nuốt không được và tiêu hóa cũng không xong. Nếu vì tiếng sét ái tình mà chúng ta biết yêu quá sớm trước khi có nghề nghiệp và việc làm ổn định do nhận thức không đúng đắn thì coi chừng vỡ mộng. Tiếng sét ái tình có thể làm chúng ta đam mê men say tình ái, nhất là mối tình đầu. Ta sẽ choáng váng, sẽ đau thương, sẽ mất mát, sẽ hụt hẫng, sẽ chới với, chơi vơi, lạc lõng giữa dòng đời như mất đi một cái gì đó rất thiêng liêng, cao quý. Chúng ta phải tự gượng dậy và đứng lên để những đam mê buổi đầu không làm cho ta gục ngã, nếu không ta sẽ mất ăn, mất ngủ và không học hành gì được. Ta cứ ngơ ngơ, ngáo ngáo, cho đến xanh xao, ốm o, gầy mòn, bỏ bê hết tất cả mọi việc. Người nam hấp dẫn người nữ bởi sự nam tính, bản lĩnh, rộng lượng, mạnh mẽ và trí thông minh. Người nữ hấp dẫn người nam bởi sự nữ tính, dịu dàng, kiên nhẫn, chịu đựng và lòng bao dung, cùng các yếu tố khác nữa. Luật hấp dẫn như một quy luật tự nhiên của vũ trụ, như vạn vật phải nương vào nhau mà sống. Chúng ta là nam hay nữ đều có chung một nỗi lo là sợ già, sợ xấu, sợ không người thương, sợ cô đơn, sợ chết và đủ thứ nỗi sợ khác. Do sợ cô đơn nên chúng ta muốn tìm kiếm nhau để khỏa lấp sự trống trải đang dày vò tâm trí mình. Nhiều người cũng tưởng tượng theo kiểu như vậy; nếu xuất gia sau này già nua, không gia đình người thân, khi bệnh tật thì ai sẽ chăm sóc, giúp đỡ. Con người ta thường sợ bị miệng đời chê trách “cô mà đi tu thì sau này già, bệnh, khổ thì ai lo cho”. Vì không thấy rõ sự thật về thân nên chúng ta có khuynh hướng chiều chuộng thân nhiều quá. Do phải ăn uống để bồi bổ thân này nên phải giết hại nhiều con vật, đến khi bệnh đau thì than trời trách đất đủ thứ. Chúng ta đừng quá luyến ái và tham đắm vào thân vì xác thân này trước sau gì cũng già-bệnh-chết, không một ai tránh khỏi điều này. Một ngày trôi qua là ta đang gần kề với thần chết, thời gian giết chết thân này trong từng sát na sinh diệt nên nếu đam mê thân thì ta sẽ khổ khi nó không còn. Con người càng đẹp bao nhiêu thì càng khổ bấy nhiêu vì cứ muốn gìn giữ nó mãi mà có giữ được đâu. Khi tâm ta đã không luyến ái, tham chấp thì thân có bệnh tật hay khỏe mạnh, đẹp hay xấu cũng không làm cho ta đau lòng. Chúng ta đừng tưởng ai đẹp mới sinh luyến ái, những người xấu lại càng luyến ái hơn vì muốn người khác yêu thương mình. Ta xấu mà người khen đẹp thì lỗ mũi lại phình to ra và chúng ta không thể sống tách rời nhau vì sợ cô đơn, buồn tủi nên mới tìm đến nhau vì đang cần có nhau. Điên dại và cuồng si nhất vẫn là thứ tình yêu đơn phương mù quáng. Không gì đau khổ hơn việc mình yêu người mà người không đáp lại, người đi yêu người khác và người khác cũng chẳng yêu người. Đúng là theo tình tình phụ, phụ tình tình theo, sự đời có nhiều cái tréo ngoe như vậy. Bạn bè cùng chung một lớp nhưng hai người bạn trai lại đi thương cùng một người bạn gái, vậy hẳn nhiên là có người được, kẻ mất. Khi vướng vào vòng này con người hầu như mất hết năng lực sống, không còn thiết tha việc gì, chỉ nằm vùi vật mê man trong men say tình ái. Chúng ta hãy nên thận trọng, dè dặt trong tình yêu của buổi ban đầu khi còn trẻ. Rất nhiều người bị khủng hoảng tinh thần, mất hết niềm tin trong cuộc sống nên đã lao vào các cuộc vui chơi trác táng suốt sáng thâu đêm để trả thù đời. Càng như thế thì ta càng tự dìm chết đời mình trong hoan lạc, vô bổ và chắc chắn trong nay mai ta sẽ rơi vào vòng vây tội lỗi. Nếu trong quan hệ tình yêu lứa đôi mà một trong hai người dính vào vòng si mê nghiện ngập thì thường xuyên làm đau khổ cho nhau. Sau một thời gian tận tụy hy sinh để thuyết phục người bạn đời của mình dứt khoát chừa bỏ nhưng không có hiệu quả thì ta phải biết mối tình của mình sẽ mang đến nhiều phiền muộn, khổ đau vô cùng cực. Ai đã từng dính vào vòng này cũng đều phải bỏ cuộc nên phải mạnh dạn chia tay, cắt đứt quan hệ thì họa may mới còn con đường sống; bằng không thì anh chích xì ke, em bán ma túy, hai người cùng đi vào con đường tội lỗi và cuối cùng vướng vào vòng tù tội. Khi hai người yêu nhau mà không có cùng quan điểm, chí hướng, tức là không có sự đồng cảm với nhau, không biết lắng nghe, không biết bao dung và độ lượng thì những nỗi khổ, niềm đau sẽ có mặt làm cho tình yêu rạn nứt và cuối cùng dẫn đến chia tay. Đời sống lứa đôi lúc nào cũng đề cao hạnh thủy chung vì đó là phẩm chất cao đẹp của tình yêu và hôn nhân. Nhưng vì sao người ta lại ngoại tình, không giữ được sự thủy chung rồi tạo nghiệp tà dâm, chỉ vì lòng tham muốn quá mạnh mẽ nên có thễ dẫn đến tan nhà nát cửa. Có thể chúng ta sẽ không thấy hạnh phúc khi sống với người bạn đời quá tham lam, ích kỷ vì họ sợ mất ta, thành ra ta càng bị trói chặt vào đó như con tằm làm kén; cho đến khi tức nước vỡ bờ, hạnh phúc gia đình tan vỡ vì chuyện không đâu, càng quá yêu nhau, sợ mất nhau thì càng vô tình làm khổ cho nhau. Nguyên nhân khác của ngoại tình là sự nhàm chán, giống như ăn cơm hoài thì cũng thèm phở, thèm hủ tíu hay ít nhất cũng là bún riêu hoặc bánh canh. Hôn nhân như một bộ đồ, khi mặc hoài sẽ sờn rách đi nên phải mua bộ đồ mới hay phải thay đổi quần áo thường xuyên. Vì sao chúng ta lúc nào cũng muốn được yêu thương trong sự ích kỷ của riêng mình, thậm chí có người còn tranh giành nhau để được bày tỏ tình yêu. Chúng ta thường tạo nội kết với ánh mắt làn môi, với sự luyến ái trong tình dục. Và sự thật là chúng ta khổ vì những nội kết đó, càng yêu nhiều thì càng khổ nhiều, khi yêu không được thì lại ghét bỏ rồi muốn trả thù. Những ham muốn của con người trong tình ái không bao giờ dừng lại vì chúng ta chưa bao giờ thỏa mãn thực sự, nội kết sẽ phình to ra bởi trong ta đang chất chứa sự vô minh. Khi hai người nam nữ quan hệ tình dục thì sự luyến ái hết sức cùng tột và nó làm duyên cho nhau để kiếp sau tiếp tục gặp gỡ nhau. Suy nghĩ không chân chính sẽ dẫn đến hành động nông nổi và nghiệp được tạo ra không như mong muốn. Tình yêu thường là sự lợi dụng lẫn nhau qua xác thịt nếu chúng ta không có hiểu biết chân chính, không có tình yêu thương chân thành, chỉ một bề biết hưởng thụ cho riêng mình mà không có sự hòa hợp của con tim. Tình yêu ấy chỉ mang nhiều hệ lụy khổ đau vì không có sự cảm thông, chia sẻ. Muốn cho tình yêu được bền vững, lâu dài thì khi yêu nhau ta phải biết quý kính và tôn trọng lẫn nhau. Người con gái phải tự giữ gìn, người con trai cũng phải biết gìn giữ cho người con gái, giữa hai người cần có sự thông cảm và độ lượng. Trong tình yêu chân thật chúng ta không nên đưa tình dục lên hàng đầu; ngoài việc chăn gối ta còn có trách nhiệm và bổn phận thương yêu, bảo bọc cho nhau; còn phải quan tâm nuôi dạy con cái hướng về chân-thiện-mỹ để chúng biết thương người và vật. Không có gì đẹp hơn bằng tình yêu chân thật khi hai người biết lo lắng cho nhau, biết chia sẻ để làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau, biết vun bồi để càng ngày càng thêm hiểu và thương nhau hơn. Tình yêu lứa đôi là sự kết hợp của hai con tim bằng sợi dây ân ái, nhưng ân ái phải có sự hiểu biết, tôn trọng, tiết chế chừng mực mới bảo đảm hạnh phúc lâu dài. Chúng ta nên nhớ một điều, dục là một loại đam mê ham muốn rất mạnh, nó như một thứ lửa rơm bừng cháy và tàn lụi cũng rất nhanh. Dục chỉ là phần thô thiển bên ngoài, ái mới là điều quan trọng thiết yếu, là sự cảm thọ, nhận thức thuộc về phần tinh thần. Hôn nhân không có sự làm mới thì người trong cuộc bỗng chốc phiền não vì ham muốn sự thay đổi theo kiểu thay đổi khẩu vị. Hành động ngoại tình diễn ra nhưng có ai ngờ nó chỉ là đam mê thoáng qua mà kéo theo sau là việc đánh mất niềm tin giữa vợ với chồng, dẫn đến ly dị, con cái bơ vơ không ai chăm sóc và không còn chỗ nương tựa. Sự thiếu tôn trọng lẫn nhau cũng làm cho chúng ta thất vọng trong đời sống hôn nhân. Chồng không tôn trọng vợ và vợ không tôn trọng chồng, ban đầu chưa cưới thì bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt được tuôn ra, khi cưới nhau rồi thì bao nhiêu lời ác ngữ cứ bùng phát ra mãi. Tại vì sao? Vì lúc này “cái ngã” của mình phình to ra nên ta đánh mất chính mình và người bạn đời cũng vậy. Khi ba nghiệp thanh tịnh nhờ biết buông xả dính mắc vào mọi thứ thì tâm ta an nhiên mà thường biết rõ ràng. Khi trong suy nghĩ mình có hiểu biết thì hành động ác sẽ không còn nữa, từ đó ta chấm dứt vọng động lăng xăng, từ suy nghĩ mà phát ra lời nói và hành động trong sáng. Một người sống có hiểu biết và yêu thương bằng tình người trong cuộc sống sẽ thấy sắc là Thiền, nghe tiếng là Thiền. Sống chung dưới một mái ấm gia đình là nhân duyên nhiều đời nên khi chúng ta còn gặp nhau thì hãy biết thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để mai này không còn gặp nhau nữa thì ta không hối tiếc, bởi đó là lẽ đương nhiên của sự sinh ly tử biệt.

Khi tâm ta luyến ái Làm khổ đau cho nhau Ai thân thiết ruột rà Ai người dưng kẻ lạ Nguyện tất cả chúng sinh Ba nghiệp hằng thanh tịnh Luôn sống đời an lành Trong yêu thương hiểu biết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Con Người Cần Có Lòng Biết Ơn? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!