Xu Hướng 5/2023 # Vì Sao Bạn Nên Biết Ơn Cha Mẹ? # Top 9 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Vì Sao Bạn Nên Biết Ơn Cha Mẹ? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Bạn Nên Biết Ơn Cha Mẹ? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rất nhiều thứ bất hạnh đó có đến từ cha mẹ nghèo. Họ là kết quả của nền kinh tế lạc hậu, ít được đi học và chưa được đầu tư đúng đắn. Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta đổ lỗi mọi thứ cho cha mẹ chỉ vì tình hình hiện tại không theo ý muốn. Nếu không có cha mẹ, bạn không thề tồn tại trên cõi đời này. Cha mẹ dạy bạn nói, bạn chạy, dạy bạn những điều nên và không nên làm. Có một câu nói mà tôi rất thích: “Có thể cha mẹ không hoàn hảo, nhưng họ luôn yêu thương ta theo cách hoàn hảo nhất”. Những điều sau đây bạn nên biết ơn cha mẹ mình, dù là bạn đang ở trong hoàn cảnh nào đi nữa.

Đứa con và người mẹ đều chung dòng máu, xương cốt và cả tâm hồn. Vì thế có thể nói người mẹ hi sinh máu của mình, xương của mình để sinh ra bạn. Chưa kể, người mẹ còn mang thai 8 tháng, di chuyển nặng nề và khó khăn. Trong suốt quãng thời gian đó họ không dám làm việc nặng, chạy hay làm điều gì gây ảnh hưởng đến đứa con mình. Đây có thể nói là điều thiêng liêng hơn tất cả mọi thứ trên đời. Bạn nên biết ơn và tự hào về cha mẹ mình. Đây là điều chỉ một và duy nhất cha mẹ có thể làm cho bạn mà không phải ai khác.

Đứa trẻ cần được lớn lên trong tình yêu thương. Nuôi cho đứa trẻ lớn lên, dạy những điều hay lẽ phải và đưa chúng vào môi trường xã hội. Khi các bạn đọc được dòng này, cũng có nghĩa bạn đuọc cha mẹ cho đi học và biết cách đọc chữ.

Đây là điều nhiều người tranh cãi. Họ nói rằng cha mẹ không hề tôn trọng ý kiến cá nhân của họ. Bạn không hề biết rằng nếu cha mẹ không tôn trọng thì sẽ chẳng dỗ bạn khi khóc, cho bạn ăn khi đói và đưa bạn đến trường để học. Mọi thứ họ làm là mong muốn bạn trở nên tốt hơn để không phải vất vả như thời của họ. Khi lớn lên, bạn cảm thấy cần tự do nhiều hơn nhưng cha mẹ vẫn un ém bạn như thể bạn sắp phải rời xa mình. Mà quả thật như thế, khi lớn lên bạn đi chơi với bạn bè và không ít lần về trễ, bạn có người trong mộng nhưng lại chẳng hề nói với cha mẹ mình, bạn có chuyện buồn nhưng không muốn sẻ chia với họ. Bạn đang cần sự tôn trọng hay bạn đang nuôi sự ích kỉ của mình từng ngày. Khi làm bậc cha mẹ bạn sẽ thấy, sẽ hiểu cảm giác khi con mình không muốn chia sẻ điều gì cả. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp và không ngừng suy nghĩ về điều đó. Đừng dùng sự ích kỉ của mình, đừng đem sự thiếu suy nghĩ để nói rằng cha mẹ không tôn trọng.

Người thầy đầu tiên của bạn chính là cha mẹ. Không có thầy cô nào dạy bạn tiếng nói đầu đời, không dạy bạn từng bước đi chập chững cũng như dạy bạn phải đứng lên khi vấp ngã. Khi bạn lớn lên, và đánh nhau chỉ vì lý do nào đó, cha mẹ là người chỉ bạn rằng đánh nhau không phải là cách giải quyết. Khi bạn chọn trường đại học, cha mẹ luống cuống tìm ngôi trường tốt nhất cho con mình. Khi bạn đi làm và bị sếp mắng, cha mẹ luôn ở đó để nghe bạn than thở. Hãy nhớ lại đi, cha mẹ luôn ở đó khi bạn cần và sẵn sàng lắng nghe khi bạn cảm thấy yếu đuối trong tâm hồn.

Nghị Luận Về Lòng Biết Ơn Của Con Cái Đối Với Cha Mẹ

Nghị luận về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ – Tổng hợp một số bài văn hay nghị luận xã hội bàn về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.

Một số bài văn hay nghị luận về lòng biết ơn cha mẹ

Bài văn mẫu 1: Đoạn văn ngắn nghị luận về lòng biết ơn cha mẹ

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Mỗi chúng ta phải biết sống hiếu thảo và biết ơn mẹ cha của mình. “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác” – Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có lòng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp. Vậy tại sao chúng ta càng biết ơn mẹ cha của mình? Trước hết, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, cho ta sự sống, để ta được có mặt trên cuộc đời này. Pau-tốp-xki đã từng nói “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa thì cuộc sống cũng là một điều kì diệu”. Được có mặt trên đời này đã là một hạnh phúc, là một điều kì diệu và mẹ cha chính là người đã ban cho ta phép màu kì diệu ấy. Sau nữa, cha mẹ là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất với mỗi con người, nếu không biết ơn mẹ cha mình thì con người sẽ chẳng bao giờ biết ơn được những người khác, hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những thói đời giả dối, kệch cỡm,… Lòng biết ơn cha mẹ là một trong những đức tính bản năng và vốn có ở mỗi người. Chúng ta cần biết học cách để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ cha. Chỉ một câu nói cảm ơn khi nhận được một món quà từ cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ nấu cơm, cùng cha cắt tỉa cây cảnh,… đã khiến cho đấng sinh thành hạnh phúc biết nhường nào, Khi con cái thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ sẽ biết rằng con cái của họ là những đứa trẻ tốt, họ sẽ cảm nhận rằng họ cũng được yêu thương chứ không phải chỉ là người trao đi yêu thương.

Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ. Hãy bắt đầu bằng việc nói cảm ơn mỗi khi cha mẹ làm điều gì đó cho mình. Nếu bạn có thể làm điều đó đối với những người khác thì tại sao lại không thể làm thế với cha mẹ của mình? Hãy giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội, báo đền công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. Bên cạnh đó, xã hội cần thức tỉnh và giác ngộ những đứa con ngỗ ngược, không biết ơn cha mẹ,… Hãy trở thành một đứa con hiếu thảo với mẹ cha.

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kinh cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con. Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thía. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn “thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cợ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được con mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, “chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm”. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.

Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.

Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.

Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.

Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội. Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.

Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội. Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già sức yếu. Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải gìn giữ, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được.

Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm. Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ. Đó là những biểu hiện cùa người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.

Cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quổc.

Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn “trung với nước, hiếu với dân”. Đạo lý ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nưóc. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguồn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước. Bài ca dao nhắc nhở thấm thía về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha bao thế hệ.

Công ơn của cha mẹ như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn. Họ là người sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn. Công ơn ấy dày như mây trời, cao như đỉnh núi, ào ạt như nước suối đầu nguồn. Dẫu có biết bao nhiêu sự đền trả thì cũng là chưa đủ so với những hi sinh, những chở che mà cha mẹ dành cho mỗi đứa con của mình.

Cha mẹ luôn là người hậu thuẫn dõi theo từng bước đi của con. Khi chúng ta chỉ còn là những đứa bé bắt đầu tập đi cha mẹ chính là người nâng bước, dìu dắt ta trong từng bước chập chững ấy. Không những thế mỗi lần ta vấp ngã cha mẹ lại nâng ta dạy ôm vào ta vào lòng vỗ về an ủi.

Không những thế trách nhiệm của cha mẹ còn là giáo dục cho con cái mình. Những người con lớn lên đến tuổi đi học, ngoài những kiến thức nhà trường dạy dỗ cha mẹ giống như một người thầy giáo cũng giống như một người bạn, chia sẻ cùng con mình những thắc mắc trong cuộc sống. Phần lớn chúng ta học được nhiều đạo lí là ở gia đình chứ không phải nhà trường. Con cái có ngoan ngoãn, có trở thành người có ích hay không, cha mẹ chính là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển ấy.

Không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng ta.

Từ xưa đến nay, quy luật của tự nhiên cũng như quy luật của sự sống đã không hề thay đổi. Đạo làm con thì cần phải báo hiếu, đền đáp công ơn dành cho cha mẹ. Khi còn nhỏ thì cha mẹ dành tất cả những tình yêu của mình để dành cho con, nuôi con trưởng thành. Đến khi trưởng thành chúng ta phải đền đáp lại công ơn đó, tuy không được nhiều như những gì cha mẹ dành cho ta,nhưng đến khi cha mẹ về già ta đã trưởng thành thì cần phải chăm sóc và yêu thương cha mẹ nhiều hơn nữa. Gia đình là nơi luôn sẵn sàng đón ta trở về dù đi bất cứ nơi đâu thì gia đình vẫn luôn chào đón ta. Gia đình nơi chứa đựng những tình cảm mà chẳng nơi nào tìm được. Rồi sau này khi trưởng thành,khi ta đã khôn lớn quay trở về bên gia đình nhìn cha mẹ ta sẽ có cảm giác hụt hẫng vô cùng khi nhìn thấy những nếp nhăn đã hiện trên khóe mắt, tóc mẹ cha đã điểm trắng… lúc đấy nghĩ sao thời gian trôi nhanh quá muốn lấy lại thanh xuân mà chẳng thể được:

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo”

Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn và xúc tích, tác giả đã khái quát một cách rõ nét về cả công ơn của cha mẹ và nhắc nhở chúng ta với những bậc sinh thành của mình. Dù đi đâu đi chăng nữa thì chúng ta không thể quên công ơn đấy, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành thì tình yêu và công ơn dưỡng dục với cha mẹ càng không thể thay đổi

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem so sánh với công cha, nghĩa mẹ. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu? Lời răn dạy ấy đúc kết từ bao đời nay và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lý đúng đắn muôn đời. Chín tháng cưu mang mẹ nhiều gian khổ, rồi mang nặng đẻ đau, chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất.

Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết. Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.

Wonder Weeks: Những Điều Cha Mẹ Nên Biết!

Chính xác thì Wonder Weeks (WW) là gì?

Wonder Weeks là một cách để mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Có những thời kỳ cao điểm khi tất cả các em bé phát triển nhanh chóng; trải qua các giai đoạn thúc đẩy sự phát triển về thể chất và tinh thần.

Các tên gọi khác của Wonder Weeks là Fussy Weeks hoặc Stormy Weeks.

Khi nào là Wonder Weeks?

· Wonder Week 5

Sự quấy khóc bắt đầu khoảng 5 tuần và thường kéo dài 1-7 ngày.

· Wonder Week 8

Sự quấy khóc bắt đầu khoảng 8 tuần và thường kéo dài 3-14 ngày

· Wonder Week 12

Sự quấy khóc bắt đầu vào khoảng 12 tuần/ 2,8 tháng và thường kéo dài 1-7 ngày

· Wonder Week 19

Sự quấy khóc bắt đầu vào khoảng 15 tuần/ 3,5 tháng, đỉnh điểm ở 17 tuần và các kỹ năng mới của bé xuất hiện vào khoảng 19 tuần. Nó thường kéo dài 1-6 tuần. (Từ giờ trở đi, thời gian WW sẽ kéo dài hơn trước).

· Tuần 29/30 hoặc 6,8 tháng

Đây thực sự không phải là tuần WW, nhưng nhiều em bé hành động quấy khóc trong thời gian này khi chúng bắt đầu hiểu rằng mẹ của chúng có thể rời khỏi chúng.

Cha mẹ cần làm gì trong Wonder Weeks?

Chăm sóc bản thân. WW có thể rất mệt mỏi đối với cha mẹ và điều quan trọng là bạn đừng bỏ bê bản thân.

Hiểu rằng sự quấy khóc của bé không phải là trạng thái vĩnh viễn. Sự bám víu của con là một dấu hiệu của cảm giác không an toàn. Ôm ấp và trấn an em bé sẽ giúp chúng cảm thấy tốt hơn.

Nhắc nhở bản thân rằng sự thay đổi này ở bé là ngắn hạn. Con sẽ sớm tiến bộ hơn trong giai đoạn này.

Thay đổi thường đáng sợ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể làm nhiều hơn về thể chất có thể tạo ra sự sợ hãi trong con, vỗ về, yêu thương con hơn là cách tốt nhất để giúp con vượt qua.

Bạn có thể cần phải chăm sóc em bé, dỗ dành rất nhiều để con có thể ngủ ngon.

Cố gắng đừng lo lắng về thói quen bú thay đổi của bé, con có khả năng muốn cho ăn thường xuyên hơn.

Cố gắng ở nhà nhiều hơn, nơi em bé cảm thấy an toàn và thân quen.

Đừng lo lắng nếu con không thích khám phá như thường lệ. Rất có khả năng em bé muốn ở gần bạn.

Cố gắng đừng lo lắng nếu em bé của bạn dường như đã đi lùi trong sự phát triển của chúng. Hành xử như một đứa trẻ nhỏ hơn là điều rất phổ biến trong Wonder Weeks.

Nguồn: chúng tôi

9 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Chậm Nói Cha Mẹ Nên Biết

Khi nào trẻ được coi là chậm nói?

Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, không đồng nhất. Chính vì thế, các mốc phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ tập nói từ khi 12 tháng, nhưng cũng có trẻ 24 tháng mới biết bi bô. Tuy nhiên, thường từ 18 tháng tuổi trở lên là trẻ đã có thể nói được những từ đơn giản như “bà, ba, mẹ”. Nếu trẻ 2 tuổi mà chưa biết nói thì có thể được coi là chậm nói.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nguyên nhân trẻ chậm nói có rất nhiều và không phải trong một sớm một chiều mà tìm ngay được. Đó có thể do một số bệnh lý tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến quá trình phát ra lời nói hoặc các rối loạn phát triển gây ra.

Khiếm khuyết cơ quan trong vòm miệng

Chậm nói là sự chậm trễ trong việc phát triển hoặc sử dụng các kỹ năng tạo ra lời nói. Lời nói khác với ngôn ngữ, nói là sự biểu hiện bằng lời của ngôn ngữ và là quá trình bao gồm phát âm để tạo ra âm thanh và lời nói. Do đó, nếu gặp vấn đề về các cơ quan tạo ra lời nói như dây thanh âm, lưỡi, miệng… trẻ sẽ chậm biết nói hoặc khó khăn khi phát âm.

Những bệnh lý có thể khiến trẻ chậm nói như:

Hở hàm ếch, hở môi

Dính thắng lưỡi

Vấn đề về thính lực

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể đến từ các vấn đề về thính giác. Thông thường, sau khi loại bỏ các nguyên nhân cơ bản và nghi ngờ sự chậm trễ trong lời nói ở trẻ không phải do rối loạn, các bác sĩ thường chỉ định kiểm tra thính giác của trẻ.

Trên thực tế, không loại trừ khả năng trẻ nghe kém, thậm chí mất thính giác là thủ phạm khiến trẻ chậm nói nhưng rất khó được phát hiện. Ngoài ra, nhiễm trùng tai mãn tính cũng ảnh hưởng đến thính giác và khiến lời nói bị bóp méo, sai lệch dẫn đến việc khó hình thành từ ngữ.

Các bệnh lý về não và thần kinh

Chấn thương sọ não, bại não hay loạn dưỡng cơ là những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến các vùng não đảm nhiệm chức năng nói và tiếp nhận ngôn ngữ. Do đó, trẻ cần được chụp X quang, CT não để chắc chắn sự chậm trễ trong lời nói không phải do các nguyên nhân này.

Cú shock tâm lý

Trẻ em là đối tượng rất dễ nhạy cảm với các yếu tố xung quanh như tác động của gia đình, môi trường sống. Bố mẹ ly thân, thường xuyên xảy ra xung đột, tai nạn đều có thể gây ra những cú shock tâm lý cho trẻ. Lâu dần, trẻ sẽ có xu hướng thu mình, không muốn giao tiếp và bày tỏ nhu cầu của bản thân, dẫn đến vốn từ ít và thiếu hiểu biết về thế giới xung quanh.

Cho trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại quá sớm

Cuộc sống bộn bề với biết bao lo toan của cuộc sống, nỗi lo cơm áo gạo tiền thường trực khiến không ít cha mẹ thiếu quan tâm, chăm sóc con cái.

Khi trẻ quấy khóc, lười ăn, biện pháp hữu hiệu nhất được nhiều người áp dụng là cho con xem tivi, điện thoại. Hay có những gia đình, thay vì quây quần trò chuyện với nhau sau một ngày dài thì mỗi thành viên lại ngồi riêng một chỗ và thỏa mãn cùng chiếc điện thoại thân yêu.

Chính những điều này đã dẫn đến tình trạng chậm nói, gia tăng xu hướng bạo lực, ích kỷ… ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, có trẻ do được gia đình quá nuông chiều, thích gì có nấy sau một thời gian cũng sinh ra tâm lý ỷ lại, lười biếng, không biết lắng nghe, quan tâm người khác. Hệ quả là chỉ thích sống theo ý mình, ngôn từ bị giới hạn.

Trẻ ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Không ai quan tâm, lo lắng cho con cái hơn cha mẹ. Thế nhưng, đôi khi chính sự bao bọc quá mức đó đã vô tình hạn chế khả năng phát triển của con. Thay vì hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi, quát mắng nếu trẻ đi chân đất, hãy để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh mình, tìm tòi và học hỏi mọi thứ. Ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra mà cần một quá trình trau dồi và phát triển.

Trẻ sinh non

Không có một bằng chứng cụ thể nào về việc trẻ sinh non sẽ bị chậm nói nhiều hơn trẻ thường. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ nguyên nhân này hoàn toàn bởi trên thực tế, vì sinh thiếu tháng nên những trẻ này thường có hệ miễn dịch kém, các cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ.

Trẻ chậm nói do tự kỷ

Tự kỷ là một loạt các rối loạn thần kinh và phát triển ngay từ khi còn nhỏ. Hội chứng này đặc trưng ở 3 khía cạnh: suy giảm giao tiếp, hạn chế tương tác xã hội và có hành vi bất thường.

Chậm nói là một dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, không phải trẻ chậm nói nào cũng bị tự kỷ.

Với trẻ chậm nói do tự kỷ, việc điều trị can thiệp sẽ vô cùng khó khăn bởi đây là đối tượng đặc biệt và rất khó tiếp cận nếu không làm quen hay có trình độ chuyên môn nhất định. Ngoài ra, trẻ chậm nói do tự kỷ còn có thể kèm theo các hành vi, biểu hiện quá mức của tăng động.

Cần làm gì khi con chậm nói?

Hiện nay, trẻ chậm nói ngày càng tăng, không phân biệt giới tính hay khu vực sống. Nếu con bạn không may bị chậm nói, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài.

Hãy đến gặp bác sĩ Nhi khoa để xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm nói và hỏi họ về các biện pháp có thể cải thiện vấn đề. Trong trường hợp trẻ cần phải can thiệp, tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi bắt đầu là cách tốt nhất để giúp con học nói.

Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói cần một khoảng thời gian nhất định, kiên nhẫn, dạy bảo từ từ từng bước một, không nên vội vã, gây áp lực cho trẻ. Bạn nên tham khảo những kinh nghiệm dạy con chậm nói đã có trước đó để việc can thiệp đạt kết quả tốt hơn.

Vương Não Khang – Đẩy nhanh quá trình can thiệp cho trẻ chậm nói

Tùy vào mức độ chậm nói và khả năng đáp ứng thực tế mà thời gian trẻ cải thiện ngôn ngữ là khác nhau. Ngoài ra, sử dụng phương pháp nào cho phù hợp và có thể kích thích sự sáng tạo, tư duy của trẻ cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, dù là bằng cách nào thì việc củng cố và tăng cường chức năng não bộ cho trẻ là hết sức cần thiết.

Bởi não bộ là nơi chỉ huy mọi hoạt động sống của con người, bao gồm lời nói, hành vi, tương tác… Vậy nên, tác động vào hoạt động chức năng não bộ sẽ hỗ trợ quá trình học hỏi, phát triển của trẻ tốt hơn.

Trên thị trường hiện có sản phẩm Cốm Vương Não Khang với thành phần chính từ Đinh lăng đã được nghiên cứu và ghi nhận hiệu quả trong lĩnh vực này. Không chỉ cải thiện khả năng ngôn ngữ ở cả khía cạnh lời nói hay phi ngôn ngữ, mà việc tiếp nhận, học hỏi của trẻ cũng được nâng cao đáng kể. Điều này sẽ giúp trẻ mau biết nói, sử dụng từ ngữ linh hoạt để bày tỏ mong muốn, nhu cầu trong cuộc sống.

Nếu bạn còn băn khoăn về nguyên nhân trẻ chậm nói, hãy Comment/Inbox hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 18006214 hoặc Hotline Zalo/Viber 0917212364 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

–– Thu Hương —

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Những ưu điểm nổi bật của cốm Vương Não Khang

Gần 6 năm ra mắt trên thị trường, Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con tự kỷ, chậm nói, tăng động… trên cả nước. Có lẽ, chính những ưu điểm và tác dụng tuyệt vời mà sản phẩm mang lại đã tạo nên giá trị đó. Cụ thể:

Vương Não Khang là sản phẩm hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phát triển đầu tiên tại Việt Nam chiết xuất từ Đinh lăng, an toàn và không có tác dụng phụ.

Từng thành phần trong sản phẩm đều được nghiên cứu kỹ lưỡng với một hàm lượng cho phép, giúp mang đến hiệu quả tối ưu.

Vương Não Khang được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt GMP – HS (Nguyên tắc Thực hành tốt Thực phẩm chức năng).

Sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm hòa tan có mùi socola sữa nhẹ giúp trẻ dễ uống và hấp thu nhanh hơn.

Nghiên cứu của Vương Não Khang tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Tháng 2/2015, đề tài nghiên cứu sản phẩm Vương Não Khang đã được công bố – Ghi nhận hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các rối loạn phát triển ở trẻ em. Đó là:

Cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tiếp nhận, nhận thức

Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động

Giảm những biểu hiện lo âu, mệt mỏi

Tăng khả năng học tập, chú ý, ghi nhớ

Không tìm thấy tác dụng không mong muốn khi sử dụng Vương Não Khang. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ.

Chi tiết nghiên cứu của sản phẩm Vương Não Khang, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Kinh nghiệm giúp con mau nói, tập trung, giảm hiếu động của nhiều mẹ khác

Do đặc thù công việc, chị Thủy thường phải để bé Trung Nguyên trong khung cũi và xem tivi một mình trong thời gian dài. Chính vì thế mà đến khi 3-4 tuổi, con chị vẫn chưa nói được rõ ràng và hiếu động bất thường. Qua tìm hiểu, chị Thủy biết đến sản phẩm Vương Não Khang kết hợp tích cực dạy con học nói. Chỉ sau 5 tháng, bé Nguyên đã tiến bộ và nói rất tốt. Cùng xem chia sẻ của mẹ con chị Thủy qua video sau:

Suốt những năm tháng nuôi con, chị Trang không hề thấy sự bất thường cho đến khi con 3 tuổi. Bé chỉ nói được vài từ như “ba, bà”, không thích ăn cơm mà chỉ ăn cháo xay. Nhưng thật vui, nhờ sử dụng Vương Não Khang, bé Phúc đã dần dần nói được, tập trung và nhớ tốt hơn.

“Người ta thường nói “Bi bô như trẻ lên ba” thế mà bé Long nhà mình lại không như vậy. Khi 1 tuổi, mình cũng thấy bé bập bẹ nhưng không rõ âm, cho đến năm 2 tuổi cũng chỉ nói thêm vài từ đơn nên rất lo lắng.” Chị bắt đầu tìm kiếm thông tin, chia sẻ của các mẹ có con chậm nói và vô tình biết đến sản phẩm Vương Não Khang hỗ trợ điều trị trẻ chậm nói, kém tập trung rất tốt. Nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm 6 tháng liên tục, dù con hơi ngọng nhưng con chị đã biết nói và líu lo ca hát.

Cùng xem những chia sẻ của mẹ con chị Minh TẠI ĐÂY.

Và còn rất nhiều những trường hợp trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động đã cải thiện khả năng ngôn ngữ, tập trung và hành vi quá mức nhờ sử dụng cốm Vương Não Khang:

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Vương Não Khang

Vương Não Khang đã nhận được nhiều đánh giá cao từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành

Các giải thưởng uy tín của Vương Não Khang

Nhờ những đóng góp tích cực của mình cho các trẻ không may bị rối loạn phát triển như tự kỷ, chậm nói, tăng động, cốm Vương Não Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực y học:

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Bạn Nên Biết Ơn Cha Mẹ? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!