Bạn đang xem bài viết Ví Dụ Về Sự Thay Đổi Về Lượng Dẫn Đến Sự Thay Đổi Về Chất Và Ngược Lại được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
93668
1. Khái niệm lượng và chất
a) Khái niệm lượng
ng và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận độ thuộc tính của nó.
Ví dụ về lượng
Đối với mỗi phân tử nước (H 2 O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
b) Khái niệm chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Ví dụ về chất
Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện như thế nào?
Làm rõ mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thực chất là trình bày, phân tích hay quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
a) Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, V.V..
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận. thể hiện cách thức vận động và phát triển cùa sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chấtChất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.– Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.– Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật.– Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Các hình thức của bước nhảy:
Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.
b) Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng: Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng, sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu sự vận động.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
– Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất do đó trong hoạt động thực tiễn về nhận thức chúng ta từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật tránh tư tưởng chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.
– Phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại tránh tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh.
4. Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập
Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.
Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.
Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).
Bạn gọi là học sinh khi bạn học từ lớp 1 đến 12 nhưng vào đại học bạn được gọi là sinh viên.
Tìm Hiểu Về Thủ Tục Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh cần phải thực hiện hoạt động kinh doanh giống như Giấy kinh doanh đã đăng ký. Cũng chính vì điều này mà các doanh nghiệp khi muốn thay đổi hình thức, nội dung kinh doanh thì phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Vậy thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm những gì? Đừng lo! Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn!
Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Để thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận mới bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:
Thứ nhất: Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thông báo này phải bằng văn bản, có mẫu sẵn nên bạn chỉ cần in ra là được.
Thứ 3: bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đối chiếu.
Thứ 4: bản sao hợp lệ( có công chứng) chứng chỉ hành nghề. Thủ tục này chỉ áp dụng đối với những ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.
Thứ 5: Văn bản xác nhận vốn pháp định và vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Thứ 6: Biên bản chốt thuế tại cơ quan thuế cũ.
Thứ 7: Giấy ủy quyền cho cho nơi bạn thuê dịch vụ thay đổi nổi dụng đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?
Nơi nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là phòng đăng ký kinh doanh.
Bất cứ ai cũng có thể nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh khi có giấy ủy quyền của doanh nghiệp
Có nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý khi thay đổi đăng ký kinh doanh hay không?
Để đảm bảo thời gian thay đổi được nhanh chóng hơn, hồ sơ chuẩn bị đúng hơn, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ các công ty luật. Tại đây, bạn không chỉ được tư vấn về thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà còn được soạn thảo hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc làm thủ tục thay đổi, kiểm tra tiến độ xét duyệt hồ sơ cho doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp đi nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền….
Tuổi Dậy Thì Ở Nam Giới Và Những Thay Đổi Thể Chất
Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu nhỉ? Ấy là bắt đầu vào giai đoạn 10 – 14 tuổi đó bạn à. Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu phát triển thành người lớn với nhiều thay đổi lớn. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, cảm nhận, suy nghĩ và quan hệ với những người khác.
Tuổi dậy thì ở nam giới thường xảy ra vào giai đoạn 10 – 14 tuổi. Tuy nhiên, không có gì là bất thường nếu trẻ dậy thì sớm vào lúc 9 tuổi hoặc dậy thì muộn vào lúc 16 tuổi. Trong giai đoạn này trẻ sẽ có nhiều thay đổi về thể chất.
1. Tuổi dậy thì ở nam – Thay đổi cả chiều cao và cân nặng
Dậy thì khiến cơ thể trẻ trai có sự phát triển chiều cao tăng vọt, trung bình 10,4 cm mỗi năm. Giai đoạn bắt đầu phát triển chiều cao là 10 – 16 tuổi, và tăng trưởng nhanh nhất ở giai đoạn 12 – 15 tuổi. Các trẻ trai sẽ đạt đến chiều cao của người trưởng thành ở giai đoạn 13 – 17 tuổi.
Mặc dù các trẻ trai đạt đến chiều cao của người lớn chậm hơn các trẻ gái, nhưng trẻ trai sẽ phát triển cao hơn các trẻ gái cùng trang lứa. Vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao tiềm năng như yếu tố di truyền và dinh dưỡng, cũng như một số tình trạng y tế và thuốc men có ảnh hưởng tới tiêu hóa và sự thèm ăn.
Trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao, đầu, bàn tay và bàn chân của trẻ sẽ phát triển đầu tiên. Kế tiếp trẻ sẽ phát triển cánh tay và chân, cuối cùng thân mình và vai sẽ phát triển để bắt kịp với toàn cơ thể.
Tuổi dậy thì ở nam sẽ khiến chiều cao tăng vọt trung bình 10,4cm mỗi năm
2. Tuổi dậy thì ở nam – Thay đổi cả kết cấu cơ thể nữa cơ
Bên cạnh sự thay đổi lớn về chiều cao, khi bước vào tuổi dậy thì ở nam giới, các trẻ trai vị thành niên còn trải qua sự thay đổi trong kết cấu cơ thể, ví dụ: tỷ lệ lượng mỡ và cơ thịt trong cơ thể. Lượng cơ thịt ở các trẻ trai vị thành niên gia tăng nhiều trong giai đoạn dậy thì do sự gia tăng của các hormone nam giới như testosterone, hormone làm tăng lượng cơ.
Nhìn chung, cơ thể thẳng và vuông của các trẻ trai sẽ trở nên nở nang hơn ở vai và hẹp dần lại ở eo, tạo thành hình dáng tam giác quen thuộc của người đàn ông. Cánh tay và chân sẽ trở nên vạm vỡ và to lớn hơn.
Tuy nhiên trong giai đoạn dậy thì ở nam, các yếu tố như di truyền, dinh dưỡng và các bài tập luyện cơ bắp có thể chi phối việc hình thành cơ bắp. Nếu trẻ vị thành niên chơi thể thao, tập tạ hoặc tập thể dục hàng ngày, cơ thể của trẻ có thể có lượng cơ bắp như mong muốn. Nhiều trẻ trai vị thành niên sẽ tự ý thức về cơ thể của mình nếu trẻ cảm thấy mình chưa phát triển cơ bắp bằng bạn bè.
Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu? Ấy là từ 10 – 14 tuổi vậy nên hãy năng tập luyện để có cơ thể cường tráng
3. Tuổi dậy thì ở nam – Phát triển ngực
Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì ở nam giới, hầu hết các trẻ trai đều trải qua cảm giác nhức và căng xung quanh núm vú của mình. Khoảng ¾ các trẻ trai, nếu không nói là nhiều hơn, sẽ thật sự phát triển phần ngực, đây là kết quả của phản ứng hóa sinh khi một số testosterone chuyển hóa thành estrogen.
Trong hầu hết thời gian này, khối ngực phát triển có đường kính lên đến 5 cm dưới núm vú. Đôi khi, ngực có thể phát triển hơn nữa và dẫn tới hiện tượng vú to ở nam giới. Trẻ trai thừa cân có thể gặp hiện tượng này do các mô mỡ thừa trên ngực.
Sự phát triển này có thể gây rắc rối cho một đứa trẻ đang trong quá trình cố gắng thiết lập sự nam tính của mình. Các trẻ sẽ bớt lo lắng hơn khi biết rằng hiện tượng trên sẽ biến mất sau 1 – 2 năm. Có những trường hợp hiếm hoi khi các mô thừa không giảm sau nhiều năm hoặc vú trở nên to quá khổ, phẫu thuật thẩm mỹ có thể được can thiệp vào các trường hợp này.
4. Phát triển tinh hoàn và bìu khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì
Việc tăng gần như gấp đôi kích thước của tinh hoàn và bìu là dấu hiệu báo hiệu cho giai đoạn bước vào tuổi dậy thì ở nam giới. Khi tinh hoàn tiếp tục phát triển, phần da bìu sẽ trở nên sậm màu, lớn hơn, mỏng, trĩu xuống và có nhiều chấm u nhỏ, đây là những nang lông.
Ở hầu hết các trẻ trai, một bên tinh hoàn (thường là bên trái), sẽ thấp hơn so với bên kia.
5. Tuổi dậy thì ở nam – Còn phát triển dương vật nữa ạ!
Bộ phận sinh dục của một trẻ trai sẽ đạt tới kích thước như của một người trưởng thành ở độ tuổi 13 – 18. Dương vật sẽ phát triển chiều dài trước, sau đó là chiều ngang.
Các chàng trai vị thành niên thường dành nhiều thời gian để xem xét kỹ “cậu bé” của mình và lén lút (hoặc công khai) so sánh cái của mình với cái của những cậu trai khác. Hoặc trẻ có thể thắc mắc khi chúng nhận thấy một số đứa bạn của mình có bao quy đầu còn chúng lại không (hoặc ngược lại). Cha mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có cái nhìn chuyên môn hơn và làm trẻ yên tâm hơn.
Dậy thì ở năm kéo dài bao lâu nhỉ?
6. Khả năng sinh sản cũng thay đổi khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì
Khi bước vào tuổi dậy thì ở nam giới, các trẻ trai có khả năng sinh sản khi xuất tinh lần đầu tiên, thường xảy ra khoảng 1 năm sau khi tinh hoàn bắt đầu lớn.
Tinh hoàn giờ đây có khả năng sản sinh tinh trùng ngoài testosterone, trong khi tuyến tiền liệt, hai túi tinh và hai tuyến khác (được gọi là tuyến Cowper) sản sinh ra chất dịch kết hợp với tinh trùng tạo thành tinh dịch. Mỗi lần xuất tinh, một lượng khoảng một muỗng nhỏ tinh dịch chứa 200 đến 500 triệu tinh trùng.
7. Xuất hiện “giấc mơ ướt” và cương cứng không chủ ý
Một đứa trẻ có thể có ý thức về việc thủ dâm để xuất tinh vào lần đầu tiên xuất tinh của mình. Hoặc sự kiện then chốt đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh dục này có thể xảy ra vào ban đêm trong khi trẻ đang ngủ. Trẻ thức dậy với bộ đồ ngủ ẩm ướt và tự hỏi rằng hay là mình tè dầm trên giường. Mộng tinh hoặc “giấc mơ ướt” không nhất thiết là đỉnh điểm của một giấc mơ tình dục có định hướng.
8. Sự thay đổi giọng nói khi trẻ dậy thì
Ngay sau thời điểm phát triển tăng vọt, thanh quản của trẻ trai lớn lên, dây thanh quản cũng thế. Trong một thời gian ngắn, giọng nói của trẻ trai sẽ đôi lúc bị “bể” do giọng nói đang dần trở nên trầm hơn. Khi thanh quản đã đạt đến kích thước của người trưởng thành, sự bể giọng sẽ chấm dứt.
9. Lông trên cơ thể cũng phát triển
Với tác dụng của testosterone, sự thay đổi tiếp theo trong tuổi dậy thì ở nam giới đến nhanh chóng. Một ít lông tơ sáng màu xuất hiện ở gốc dương vật. Số lông này trở nên tối màu, xoăn và thô hơn sau đó.
Sau ít năm, lông mọc ra tới đùi, rốn. Khoảng 2 năm sau khi xuất hiện lông mu, các vùng khác của cơ thể cũng phát triển lông như chân, cánh tay, dưới cánh tay, ngực và phát triển râu ở mặt.
10. Dậy thì ở nam – Xuất hiện mụn trứng cá và mùi cơ thể
Trong giai đoạn tuổi dậy thì, các hormone tăng lên gây ra mụn ở mặt, cơ thể và các hormone cũng làm tăng sự tiết mồ hôi, gây ra mùi cơ thể nặng hơn.
Tìm Hiểu 15 Mẫu Iphone Đã Thay Đổi Khái Niệm Về Smartphone
1. iPhone 2G (9/1/2007)
Đứng đầu danh sách này chính là chiếc iPhone 2G được Apple công bố vào này 9/1/2007. Đây là chiếc iPhone đã thay đổi khái niệm điện thoại thông minh của thế giới. Sự ra đời của thiết bị này đã làm giới công nghệ phải ngỡ ngàng. Cùng với đó là thay đổi tương lai của cả một thế hệ smartphone sau này.
Nó không phải là chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên trên thế giới như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thế nhưng với việc thay các phím vật lý bằng màn hình cảm ứng đa điểm, giao diện được tối ưu hóa tốt hơn với người dùng, thiết kế nguyên khối tuyệt đẹp đã mở đầu cho cuộc chạy đua smartphone ngày nay.
Các thông số:
+ RAM: 128 MB
+ Bộ nhớ trong: 4/8 GB
+ Màn hình: 3,5 inch
+ Độ phân giải: 320*480 pixel
+ Camera: 2.0 MP
+ Kết nối: EDGE
2. iPhone 3G (11/7/2008)
iPhone 3G là thế hệ iPhone thứ hai ra mắt sau iPhone 2G một năm. Nó được thay đổi hoàn toàn chất liệu ở mặt sau khi sử dụng nhựa bóng thay vì nhôm trên người tiền nhiệm. Thay đổi lớn nhất phải nói đến là iPhone 3G được hỗ trợ kết nối 3G, định vị GPS và hệ điều hành mới nhất iPhone 2.0.
Ngoài ra, dung lượng bộ nhớ của máy đã được nâng cấp lên 8GB và 16GB với 2 sự lựa chọn màu sắc cho người dùng là Đen và Trắng. Thiết bị này là cột mốc đánh dấu sự phủ sóng toàn cầu của iPhone ở thị trường quốc tế với trên 70 quốc gia.
3. iPhone 3GS (8/6/2009)
Đây là thiết bị đầu tiên mở màn cho dòng S của iPhone. Chữ S là viết tắt của Speed (tốc độ). Thiết kế vẫn được giữ nguyên giống với thế hệ trước, sự thay đổi thể hiện ở việc nâng cấp hiệu năng.
Chip A4 trên iPhone 3GS cho tốc độ xử lý đạt 600MHz, mạnh gấp 1,5 lần với iPhone 3G. Camera được nâng lên 3MP với độ phân giải và khả năng quay video tốt hơn. Một điểm sáng khác của chiếc iPhone này là tính năng điều khiển bằng giọng nói, đây chính là tiền thân của Siri hiện nay.
4. iPhone 4 (7/6/2010)
iPhone 4 đánh dấu bước tiến lớn của Apple về thiết kế khi thay đổi khung thép không rỉ bằng 2 mặt kính, trông “sang chảnh” hơn. Tại thời điểm đó, iPhone 4 là chiếc điện thoại thông minh nhất, mỏng nhất thế giới chỉ với 9,3mm.
Đây cũng là chiếc iPhone đầu tiên có camera trước và đèn flash. Thêm nữa, iPhone 4 là chiếc điện thoại đầu tiên của Apple có chế độ Facetime.
Ngoài ra, màn hình vẫn rộng 3,5 inch Retina với độ phân giải tăng lên đến 960*640 pixel. Nó vẫn được trang bị bộ xử lý A4 mạnh mẽ đạt tốc độ 1GHz và RAM 512MB.
Chỉ trong tuần đầu tiên mở bán chính thức trên 5 quốc gia, iPhone 4 đã bán được 1,7 triệu máy, mang về cho Apple khoản lợi nhuận khổng lồ.
5. iPHONE 4S (4/10/2011)
iPhone 4S được giữ nguyên thiết kế của iPhone 4, được nâng cấp trang bị bộ vi xử lý A5 nhanh gấp 2 lần iPhone 4 với RAM 1GB. Điểm nổi bật của máy là cô trợ lý ảo – Siri và camera sau đạt tới 8MP với khả năng quay video 1080p chuẩn HD.
Chỉ sau 1 ngày ra mắt Steve Jobs đã qua đời tạo nên bước ngoặt lớn cho Apple.
6. iPhone 5 (21/9/2012)
So với các mẫu smartphone đời trước thì iPhone 5 là chiếc điện thoại có màn hình lớn nhất – 4 inch, mỏng 7,6mm và nhẹ 112g (mỏng hơn 25% nhẹ hơn 20% so với thiết bị tiền nhiệm).
Camera có độ phân giải lên đến 1136*640 pixel cực kì sắc nét với bộ vi xử lý A6 có tốc độ nhanh gấp 2 lần A5 và mạnh gấp 2 lần về khả năng hiển thị đồ họa trên iPhone 4s.
7. iPhone 5s (20/9/2013)
iPhone 5s là chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị cảm biến vân tay Touch ID độc quyền tích hợp trên nút Home. Ngoài ra, nó còn được nâng cấp đèn flash led kép ở mặt sau. Đây cũng là chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị con chip 64bit.
8. iPhone 5C (20/9/2013)
Trước khi ra mắt, iPhone 5C được kỳ vọng là iPhone giá rẻ mà chất lượng tốt. Thế nhưng sau khi ra mắt nó không đạt được kỳ vọng như ban đầu. Được coi là phiên bản vỏ nhựa của iPhone 5, bị đánh giá “kém sang”, làm mất đi vẻ sang trọng của iPhone vốn rất được lòng người dùng.
9. iPhone 6 và 6 Plus (9/9/2014)
So với thiết bị tiền nhiệm thì bộ đôi 6 và 6 Plus đột phá về cả thiết kế và tính năng. Tại thời điểm ấy, bộ đôi này trở thành chiếc điện thoại mỏng nhất và mạnh nhất trong lịch sử. Kích thước của chúng cũng lớn hơn các thế hệ trước.
Camera được cải tiến đáng kể với cảm biến Eye sight thế hệ mới cùng công nghệ lấy nét cực nhạy, điểm trừ là nó phá vỡ sự hoàn hảo trong thiết kế trước đó của Apple vì bị lồi lên rõ rệt so với bề mặt vỏ máy.
10. iPhone 6s và 6s Plus (9/9/2015)
Chúng là phiên bản nâng cấp của iPhone 6 và iPhone 6s. Được trang bị tính năng Force Touch cho phép người dùng sử dụng lực bàn tay để tương tác với máy. Điểm đắt giá nhất là bộ vi xử lý A9 64bit cùng chip đồ họa M9 cho kết nối Lite và Wifi nhanh hơn 70% so với con chip A8, khả năng đồ họa nhanh hơn 90%.
Ngoài ra, chúng cũng được cải tiến cảm biến vân tay thế hệ thứ 2 với tốc độ nhận diện siêu nhanh và chính xác. Camera được nâng cấp lên 12MP có hỗ trợ Live Photos. Đặc biệt phiên bản màu Rose Gold (vàng hồng) và vỏ nhôm seri 7000 cực kì khó bẻ cong đã tạo nên cơn sốt săn lùng của giới trẻ trong thời điểm mới ra mắt.
11. iPhone SE (21/3/2016)
Lộ diện hình ảnh iPhone SE mới sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay với tên gọi iPhone XE (iPhone Mini)
Đây là phiên bản đặc biệt mang trái tim của iPhone 6s. Con chip A9, thiết kế nhỏ gọn tuyệt đẹp tạo nên thương hiệu. Cụm camera Eye sight 12MP cùng giá bán hấp dẫn.
12. iPhone 7 và 7 Plus (7/9/2016)
Loại bỏ đi jack cắm tai nghe 3,5mm, thêm tính năng chống nước theo tiêu chuẩn IP67, con chip A10 Fusion 4 nhân đầu tiên của Apple với sức mạnh khủng khiếp nhanh hơn 40% so với A9 là những nâng cấp tuyệt vời của Apple dành cho iPhone 7 và 7 Plus.
Một trong những điểm mới của 2 sản phẩm này là không còn sử dụng nút Home vật lý cũ nữa mà chuyển sang cảm ứng lực. Thời lượng pin cũng tăng lên 2 tiếng so với iPhone 6s.
13. iPhone 8 và 8 Plus (12/9/2017)
iPhone 8 và 8 Plus là phiên bản nâng cấp của thế hệ trước. Trong lần ra mắt này, iPhone đã có sự thay đổi về cả thiết kế và cấu hình. Không giữ nguyên hoàn toàn thiết kế của iPhone 7, mặt lưng của iPhone 8/ 8 Plus được phủ kính để trông bóng bẩy hơn. Màn hình được tích hợp công nghệ True Tone hiển thị hình ảnh tốt hơn.
Apple đã bắt đầu sử dụng chip A11 Bionic 6 nhân thế hệ mới nhất trên chiếc điện thoại này. Nhờ đó đem lại sức mạnh vượt trội hơn. Cụ thể, khả năng chạy đa nhiệm tăng 70%, tốc độ xử lý đồ họa tăng 30%.
14. iPhone X (12/9/2017)
iPhone X được giới thiệu cùng ngày với iPhone 8/ 8 Plus. Đây là chiếc điện thoại kỷ niệm 10 năm ra mắt iPhone. iPhone X còn là chiếc iPhone đã thay đổi lớn nhất trong 10 năm về thiết kế. Trong sự kiện ra mắt, mọi người đã phải thốt lên rằng “iPhone X giống như một sản phẩm concept được hiện thực hóa” bởi thiết kế “tai thỏ” độc, lạ của nó.
Không chỉ thay đổi vẻ bề ngoài mà Apple còn thay đổi, nâng cấp rất nhiều về cấu hình, hiệu năng của thiết bị này. Bao gồm màn hình OLED tràn viền có hỗ trợ HDR đầu tiên, thời lượng pin lâu hơn, camera khẩu độ lớn và thay Touch ID bằng Face ID.
15. iPhone Xr, Xs, Xs Max (13/09/2018)
Đây là 3 phiên bản kế nhiệm iPhone X ra mắt gần đây, cũng là 3 phiên bản iPhone mới nhất của Apple. Giống như các bản nâng cấp “s” trước đây, iPhone Xs và Xs Max vẫn giữ nguyên thiết kế tai thỏ của iPhone X. Điểm khác biệt là chiếc iPhone đã thay đổi kích thước màn hình lớn hơn iPhone X.
Phần cứng cũng được nâng cấp đáng kể với chip A12 Bionic mới nhất, GPU 4 nhân cho hiệu năng nhanh hơn 50% so với A11. Camera được nâng cấp chế độ chụp HDR lên Smart HDR, thời lượng pin cũng tăng 30 phút so với iPhone X.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ví Dụ Về Sự Thay Đổi Về Lượng Dẫn Đến Sự Thay Đổi Về Chất Và Ngược Lại trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!