Bạn đang xem bài viết Về Phương Pháp Biên Soạn Từ Điển Thuật Ngữ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
TS. NGUYỄN KHÁNH HÀ*
1. Phân biệt từ điển nói chung (từ điển thông thường, từ điển phổ quát) và từ điển thuật ngữ1.1. Khái niệm từ điển và từ điển thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm từ điển
Theo quan điểm truyền thống, từ điển thường được xem là những bản ghi chép đáng tin cậy về những quy tắc mà những người nói cùng một ngôn ngữ nên tuân theo khi sử dụng ngôn ngữ đó. Qua các thông tin trong từ điển, người ta biết cách dùng ngôn ngữ một cách chuẩn tắc. Hiện nay, các nhà làm từ điển có quan điểm rộng hơn về khái niệm từ điển. Chẳng hạn, L. Zgusta (1984) cho rằng, từ điển là bản kiểm kê từ vựng của một ngôn ngữ cụ thể, và là công cụ giao tiếp trong một ngôn ngữ cụ thể hay trong các ngôn ngữ khác nhau. Còn theo Keating (1988), từ điển là một hệ thống được tạo dựng nhằm lưu giữ các từ của một ngôn ngữ cũng như những lí giải về ý nghĩa của các từ này và cách thức sử dụng chúng. Quan điểm mới nhất hiện nay cho rằng từ điển là một bản miêu tả đầy đủ về kho từ ngữ được các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ sử dụng, và xuất phát điểm của công việc miêu tả đó chính là những “chứng cứ” từ ngữ sống động và đa diện mà các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ sử dụng khi họ giao tiếp với nhau.1
1.1.2. Khái niệm từ điển thuật ngữ
1.2. Sự giống nhau giữa từ điển thông thường và từ điển thuật ngữ
Nhìn chung, giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ chuyên ngành không có sự khác biệt lớn, chủ yếu là sự tiệm tiến các ngữ vực, trong quá trình đó các từ thông thường dần dần biến đổi thành các thuật ngữ, và ý nghĩa của từ do đó cũng dần dần có tính chuyên môn hơn. Việc biên soạn từ điển thông thường và từ điển thuật ngữ đều theo các nguyên tắc cơ bản giống nhau. Về loại hình sản phẩm, cả hai kiểu biên soạn đều cho ra những sản phẩm có loại hình giống nhau như từ điển đơn ngữ, từ điển song ngữ và từ điển đa ngữ. Về cấu trúc của từ điển, cả hai kiểu từ điển đều tương tự nhau về cấu trúc vĩ mô (chẳng hạn cách sắp xếp truyền thống theo trật tự bảng chữ cái), cấu trúc vi mô (với sự hiện diện của các lớp thông tin được phân cấp) và cấu trúc ngang (hệ thống tra cứu ngang – mediostructure). Về ý nghĩa của các mục từ trong từ điển thông thường và từ điển thuật ngữ, nhìn chung, các khái niệm của từ hay thuật ngữ đều được xác định bởi các phương pháp tương tự nhau, do đó, theo Cluver (1992), quy trình miêu tả và trình bày khái niệm/ý nghĩa của các từ trong từ điển thông thường và trong từ điển thuật ngữ diễn ra theo một thang độ tiệm tiến, trải dài từ các ý nghĩa phụ thuộc ngữ cảnh của từ (trong từ điển thông thường) đến các ý nghĩa không phụ thuộc ngữ cảnh của từ (trong từ điển thuật ngữ). Tác giả này cho rằng, thay cho việc phân chia ngôn ngữ thành các ngữ vực (register) riêng biệt, các nhà từ điển học có thể trình bày một thang độ tiệm tiến của ngôn ngữ trong từ điển: từ các ngữ vực không chính thống (như từ lóng hay từ thông tục) đến các ngữ vực có tính chính thống cao (các thuật ngữ khoa học – công nghệ), và ở giữa hai cực đó là những vùng giao thoa (vùng mờ). Những vùng giao thoa này hàm chỉ các thang độ chuẩn hoá khác nhau, chẳng hạn có một số ngữ vực trong thuật ngữ rất khó chuẩn hoá, vì có sự giao thoa giữa thuật ngữ và ngôn ngữ toàn dân, hay trường hợp các nghĩa tình thái của từ rất khó điều chỉnh để đưa vào từ điển thông thường.
1.3. Sự khác nhau giữa từ điển thông thường và từ điển thuật ngữ
Anja Drame2 trình bày sự khác biệt giữa từ điển thông thường và từ điển thuật ngữ qua bảng sau [xem bảng 1]:
Một quan điểm khác3 liệt kê sự khác nhau giữa từ điển thuật ngữ và từ điển thông thường như sau [xem bảng 2]:
Từ những so sánh trên của các nhà nghiên cứu, có thể rút ra một số điểm khác biệt giữa từ điển thông thường và từ điển thuật ngữ như sau [xem bảng 3]:
2. Một số điểm cần chú ý về công nghệ biên soạn từ điển thuật ngữBảng 1. Sự khác nhau giữa từ điển thông thường và từ điển thuật ngữ theo quan điểm của Anja Drame.
Về mục đích biên soạn từ điển
Các từ điển thuật ngữ luôn luôn có định hướng chuyên ngành, do đó quá trình biên soạn cần tập trung vào mục đích chuyên môn hoá và hệ thống hoá.
Người biên soạn cần xác định rõ các lĩnh vực khái niệm được biên soạn trong từ điển thuộc cách chuyên ngành nào và chỉ tập trung tìm kiếm tập hợp các từ cho chuyên ngành đó.
Về ngữ liệu biên soạn
Về nội dung biên soạn
Từ điển thuật ngữ tập hợp và hệ thống hoá các thuật ngữ theo từng chuyên ngành hoặc vài chuyên ngành, tuỳ định hướng biên soạn.
Về hướng tiếp cận biên soạn
Cái quan trọng nhất trong từ điển thuật ngữ là các khái niệm, như Sager (1990) đã chỉ ra “Thuật ngữ là sự thể hiện có tính chất ngôn ngữ học về các khái niệm”. Hệ thống khái niệm của các ngành khoa học có tính hệ thống hơn và chính xác hơn so với hệ thống khái niệm chung. Để trình bày khái niệm mà thuật ngữ biểu thị, người biên soạn cần tạo lập các định nghĩa. Các định nghĩa về thuật ngữ được xem là cực kì quan trọng, vì chúng trình bày ý nghĩa của các khái niệm, và có vai trò chuẩn hoá thuật ngữ.
Một điều cần chú ý nữa là tính chất miêu tả trong từ điển thuật ngữ khác với tính chất miêu tả trong từ điển thông thường. Miêu tả trong từ điển thuật ngữ là miêu tả theo kiểu định nghĩa khái niệm và hướng tới sự quy chuẩn hoá. Việc miêu tả đi từ khái niệm của sự vật đến tên gọi sự vật, trong đó khía cạnh quy chuẩn hoá đóng vai trò then chốt. Quy chuẩn hoá hạn chế hiện tượng đồng nghĩa, giảm thiểu hiện tượng đa nghĩa và đồng âm nhằm hướng tới sự chính xác tuyệt đối trong truyền đạt.
Cũng do yêu cầu chuẩn hoá mà từ điển thuật ngữ sẽ không đề cập đến nghĩa tình thái khi định nghĩa thuật ngữ. Một thuật ngữ thường chỉ tương đương với một khái niệm, tức là chỉ có nghĩa biểu vật hoặc nghĩa biểu niệm mà không có nghĩa tình thái.
Từ điển thông thường Từ điển thuật ngữ – Xử lí các từ. – Cung cấp toàn bộ thông tin ngữ pháp. – Miêu tả, hoặc giải thích. – Xử lí các từ như là một tập hợp phổ quát rút ra từ ngôn ngữ chung. – Được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. – Xử lí các thuật ngữ và khái niệm. – Chỉ cung cấp thông tin ngữ pháp phù hợp với cách dùng quy chuẩn hoá. – Quy chuẩn hoá. – Xử lí các từ thuộc vào một lĩnh vực chuyên ngành của một ngôn ngữ cụ thể. – Có thể được sắp xếp theo cấu trúc khái niệm hệ thống, với danh sách ngang theo thứ tự bảng chữ cái.
Bảng 2. Sự khác nhau giữa từ điển thông thường và từ điển thuật ngữ theo quan điểm của NOTIS.
Về hình thức ngôn ngữ trong từ điển
Do chỉ tìm kiếm các khái niệm và hướng tới sự chuẩn hoá, từ điển thuật ngữ chỉ quan tâm đến ngôn ngữ viết, đặc biệt chú trọng tới ngôn ngữ khoa học, chuyên ngành, và hoàn toàn bỏ qua ngôn ngữ nói.
Về cấu trúc vĩ mô của từ điển
Các mục từ trong từ điển được sắp xếp theo hai quy tắc: hệ thống từ đồng nghĩa và trật tự bảng chữ cái.
Về cấu trúc vi mô của từ điển
– Các từ đồng nghĩa luôn luôn đi thành nhóm với nhau, trở thành bộ phận của cùng một mục từ, được coi là sự thể hiện có tính chất thay thế của cùng một khái niệm.
– Các từ đa nghĩa và từ đồng âm của cùng một lĩnh vực chuyên ngành được trình bày thành những mục từ riêng biệt, vì chúng biểu đạt các khái niệm khác nhau với những định nghĩa khác nhau.
– Riêng đối với từ điển thuật ngữ song ngữ, có thể hình dung hình thức quy chuẩn của một mục từ thuật ngữ như sau:
+ Các danh từ luôn luôn ở hình thức số ít, trừ khi một danh từ nào đó luôn luôn ở hình thức số nhiều.
+ Chỉ viết hoa các từ thường được viết hoa (khi chúng xuất hiện trong văn bản).
+ Các động từ luôn luôn được trình bày theo kiểu bất định (đối với các ngôn ngữ mà từ có biến đổi hình thái).
+ Các tính từ luôn luôn được trình bày ở dạng nguyên thể (đối với các ngôn ngữ mà từ có biến đổi hình thái).
Về thuật ngữ mới
Đây là một khó khăn mà những người biên soạn từ điển thuật ngữ (nhất là từ điển song ngữ) thường gặp, bởi các thuật ngữ mới thường chưa được chuẩn hoá. Để khắc phục khó khăn này, người biên soạn có thể tiến hành các bước sau: (i) tìm hiểu khái niệm được biểu thị bởi thuật ngữ mới đó và xác minh xem khái niệm đó có tồn tại trong ngôn ngữ đích hay không; (ii) tìm hiểu xem người lựa chọn thuật ngữ mới có vài lựa chọn khả thi hay không, và tại sao anh ta/chị ta lại lựa chọn thuật ngữ đó; (iii) liên hệ với các chuyên gia thuộc chuyên ngành đó để tìm hiểu xem trong ngôn ngữ đích có những cách dịch nào khác hay không; (iv) nếu thuật ngữ đã được dịch, tìm hiểu xem cách dịch đó có thích hợp với đối tượng độc giả của từ điển đang biên soạn hay không, và cần chú ý tới đặc tính văn hoá, bản sắc khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Alcina, A. (2009) Teaching and learning terminology: New strategy and methods, Terminology, Volume 15, No.1, 2009, p. 1-9.
[2] Atkins, B. T. and Rundell, M. (2008) The Oxford Guide to Practical Lexicography, Oxford University Press.
[3] Cluver, A. D. de V. comp. (1989) A Manual of Terminography. Pretoria: Human Sciences Research Council.
[4] Cluver, A. (1992) Language planning models for a post-apartheid South Africa. Language Problems and Language Planning, 16:p.105-136.
[5] Hà Quang Năng (2010) Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, s. 1, 1-2010.
[6] Hà Quang Năng (2010) Một số vấn đề cơ bản về phương pháp biên soạn từ điển thuật ngữ, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, s. 6, 11-2010.
[7] Keating, R. (1988) English-Language Dictionaries, 1604-1900: The Catalog of the Warren N. and Suzanne B. Cordell Collection (Bibliographies and Indexes in Library and Information Science), Greenwood Express.
[8] Landau, S. I. (1984) Dictionary – The Art and Craft of Lexicography, Charles Scribner’s Sons, New York.
[9] Lê Thị Lệ Thanh (2010) Vấn đề xác định từ tương đương trong từ điển đối chiếu chuyên ngành xét theo chức năng của từ điển ở CHLB Đức, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, s. 6, 11-2010.
[10] Nguyễn Văn Lợi (2010) Những vấn đề lí luận trong thuật ngữ học ở Liên bang Nga, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, s. 6, 11-2010.
[11] Sager, Juan C. (1990) A Practical Course in Terminology Processing. Amsterdam: J. Benjamins.Sablayrolles, Jean-François ed. (2003) L’innovation lexicales [Colloquium, Limoges 2001] (Lexica. Mots et Dictionnaires). Paris: H. Champion [Editorial introduction, index and 24 papers by 26 authors].
[12] Zgusta, Ladislav, (1984) Translational equivalence in the bilingual dictionary. In Hartmann, Reinhard R.K ed. 1984. LeXeter ’83 Proceedings, Papersfrom the International Conference on Lexicography at Exeter, 9-12 September 1983 (Lexicographica Series Maior 1): 147-54, Tubingen: Max Niemeyer Verlag.
[13] Zgusta, L. (2006) Lexicography Then and Now, Max Niemeyer Verlag, Tübingen.
Nguồn tham khảo từ Internet
[14] http://linux.termnet.org.
[15] http://www.notisnet.or.
SUMMARY
The author analyzes the difference between an ordinary dictionary (philology dictionary) and a glossary, so as to propose methods for compiling glossaries in Vietnam, with attention to themes, linguistic data, contents, structure, inter alia, of glossaries in general.
Ban Tu Thư
(https://thanhdiavietnamhoc.com
Phương Pháp Đồng Đại Và Phương Pháp Lịch Đại Trong Nghiên Cứu, Biên Soạn Lịch Sử Đảng
(TGAG)- Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng không chỉ dựng lại những quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng; phong trào cách mạng của quần chúng nhằm thực hiện quan điểm, đường lối đó mà còn phải tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện, giữa các phong trào cách mạng để từ đó lý giải tìm ra quy luật, bản chất và sự vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử. Để đạt được yêu cầu đó, trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đòi hỏi người viết phải vận dụng phương pháp đồng đại và phương pháp lịch đại.
Phương pháp đồng đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo không gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường ngang”) là phương pháp nghiên cứu, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trong cùng một giai đoạn nhưng ở những không gian khác nhau, từ đó cho thấy sự giống, khác nhau, làm rõ mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng. Qua đó, người nghiên cứu nắm bắt được cái riêng, cái chung, thấy được tính đặc thù, phổ biến, hệ thống của sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử cụ thể.
Vận dụng phương pháp đồng đại trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, người viết phải bao quát bối cảnh lịch sử về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh, địa phương. Đồng thời, trong nghiên cứu, biên soạn phải so sánh quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ, phong trào cách mạng của quần chúng với các Đảng bộ, địa phương lân cận và Đảng bộ cấp trên, giúp người viết thấy được sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của các Đảng bộ khi thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng.
Phương pháp lịch đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo thời gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường thẳng”). Phương pháp này xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự phát triển (là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển). Phương pháp lịch đại đòi hỏi người viết khi nghiên cứu, biên soạn các sự kiện, hiện tượng lịch sử cần phải xem xét, so sánh với các giai đoạn phát triển trước kia của nó, đồng thời có thể dự báo khuynh hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng. Bởi vì mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử trong giai đoạn sau luôn mang trong mình nó những đặc điểm và yếu tố của giai đoạn trước và ngược lại giai đoạn trước sẽ tạo tiền đề, định hướng cho sự phát triển của giai đoạn sau. Phương pháp lịch đại giúp cho chúng ta thấy được sự vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Để tiến hành xem xét, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở thời gian hoặc giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu người nghiên cứu, biên soạn phải nghiên cứu riêng sự tiến triển và đặc điểm của mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử, sau đó mới so sánh để rút ra bản chất, quy luật chi phối và những bài học kinh nghiệm.
Phương pháp đồng đại và phương pháp lịch đại được gọi chung là phương pháp so sánh lịch sử. Cả hai phương pháp đều có ưu điểm riêng. Vận dụng phương pháp đồng đại giúp chúng ta bao quát toàn vẹn các mặt hoạt động của Đảng bộ trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Vận dụng phương pháp lịch đại, giúp chúng ta nắm được quá trình vận động, phát triển của Đảng bộ. Vì vậy, việc kết hợp hai phương pháp này trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau góp phần tái hiện bức tranh sinh động về không gian và thời gian của lịch sử Đảng bộ.
Danh Từ ‘History’: Từ Vựng Phổ Thông &Amp; Thuật Ngữ Chuyên Ngành (Y Khoa, Pháp Lý)
DANH TỪ ‘HISTORY’: TỪ VỰNG PHỔ THÔNG & THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH (Y KHOA, PHÁP LÝ)
TÍNH TỪ ‘HISTORIC’, ‘HISTORICAL’: TỪ VỰNG PHỔ THÔNG & THUẬT NGỮ THƯƠNG MẠI
ĐỘNG TỪ ‘PRESENT’ : TỪ VỰNG PHỔ THÔNG, THUẬT NGỮ THƯƠNG MẠI, & THUẬT NGỮ Y KHOA
ĐỘNG TỪ ‘PRESENT’ : TỪ VỰNG PHỔ THÔNG
Động từ ‘present’ là một từ vựng phổ thông có nghĩa đầu tiên là ‘trao tặng’ (to officially give sb sth): cho ai cái gì đó một cách trang trọng. Ta có thể gặp 3 cấu trúc:
– To present sth: trao tặng cái gì
Ví dụ: The company’s vice president will present the prize for the Best Salesperson of the year.
– To present sb with sth: trao tặng ai cái gì
Ví dụ: On his retirement colleagues presented him with a set of golf clubs.
– To present sth to sb: trao tặng cái gì cho ai
Ví dụ: At yesterday’s ceremony the Colonel presented medals to the new who had fought in this campaign.
Ngoài ra ta có thể dùng cấu trúc này khi muốn diễn đạt ‘(trao) tặng hoa cho ai’ như trong:
Ví dụ: A little girl presented a basket of flowers to the President’s wife.
Động từ ‘present’ có nghĩa phổ thông thứ hai là ‘giới thiệu ai với người có địa vị/chức vụ cao hơn’ (to introduce sb formally esp. to sb of higher rank/status)
Ví dụ: May I present my new assistant to you?
ĐỘNG TỪ ‘PRESENT’: THUẬT NGỮ THƯƠNG MẠI
Động từ ‘present sth’ khi dùng ở ngữ cảnh thương mại có hai nghĩa: 1. ‘trình bày cái gì để xem xét’ (to show or offer sth for other people to consider)
Ví dụ: The business plan will be presented before the board on Thursday. Ví dụ: Are you presenting a paper at the conference?
2. ‘đưa séc/hóa đơn’ (to give sb a cheque/bill that they should pay)
Ví dụ: A cheque presented by Mr A was returned by the bank. Ví dụ: The cheque was presented for payment on 21 March.
ĐỘNG TỪ ‘PRESENT’: THUẬT NGỮ Y KHOA
Ở ngữ cảnh y khoa nếu bệnh nhân nói ‘đi khám bác sĩ’ (go to/see the doctor) thì bác sĩ lại nói ‘bệnh nhân đến khám bệnh’ (the patient presents). Triệu chứng làm cho người bệnh ‘đi khám bác sĩ/khám bệnh’ được gọi là ‘presenting symptom’ (triệu chứng bệnh), ‘presenting complaint’ (lời khai bệnh) hay gọn hơn ‘presentation’ (triệu chứng). Xem ba ví dụ sau:
– His presenting symptom was chest pain. – His presenting complaint was chest pain. – The usual presentation was chest pain.
Nếu ta bắt gặp các câu sau trong ngữ cảnh y khoa thì động từ ‘present’, được dùng không có tân ngữ thì có thể được dịch là ‘triệu chứng’ (of a patient) to have a certain symptom or medical condition, especially as reported during a medical examination) .
– The patient presented with a sore throat. – A 22 year-old man presented with shortness of breath. – He presented to his GP with chest pain.
DANH TỪ ‘HISTORY’: TỪ VỰNG PHỔ THÔNG
Là một từ phổ thông, ‘history’ được định nghĩa đầu tiên ‘all the events happened in the past’ có nghĩa ‘lịch sử’ như một số ví dụ ‘turning point in human history’ (bước ngoặc trong lịch sử nhân loại), ‘one of the worst disasters in recent history’ (một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây), kế đến, ‘history’ có nghĩa là ‘the study of past events as a subject at a school or university ‘môn lịch sử’ nên ta thường gặp nó đi với tính từ như ‘ancient’ (cổ đại), ‘medieval’ (trung đại), ‘modern’ (cận đại) và thậm chí nó làm thuộc ngữ (attributive) cho danh từ ‘teacher’ trong ‘history teacher’ (giáo viên dạy môn sử) chứ không phải là ‘historic’ hay ‘historical’. Trong từ điển kết hợp ‘Oxford Collocations (2005), ngoài các tính từ trên, còn có các tính từ thường kết hợp với ‘history’ như ‘contemporary’, ‘early’, ‘recent’, ‘local’, ‘official’, ‘human’, ‘cultural’, ‘economic’, ‘literary’, ‘military’, ‘political’, ‘social’… Là một danh từ có 2 tính từ phái sinh (derivation) mà đôi lúc người học/người dịch tiếng Anh dễ nhầm lẫn giữa ‘historic’ và ‘historical’.
TÍNH TỪ ‘HISTORIC’ & ‘HISTORICAL’: TỪ VỰNG PHỔ THÔNG
– HISTORIC (adj)
Là một tính từ ‘historic’ thường bỗ nghĩa cho các danh từ ‘địa điểm’, ‘tòa nhà’, ‘phế tích’ ‘(of a place or building) old and interesting usually because important events happened there’ như ‘historic buildings’, ‘historic houses’, ‘historic spots’…
– We spent our holiday visiting historic houses and castles in France. – Historic buildings have often undergone successive phrases of modification and repair.
‘Historic’ cũng còn dùng để chỉ ‘giây phút’ (biến cố, ngày tháng) mà đã ‘làm nên lịch sử’ (make history), có tầm quan trọng trong lịch sử (historically IMPORTANT) như ‘historic occasion’, ‘historic decision’, ‘historic day’, ‘historic visit’, ‘historic victory’…
– Our two countries are about to make historic agreement.
– HISTORICAL (adj)
– ‘Was King Arthur a historical figure?’
TÍNH TỪ , HISTORIC’ & ‘HISTORICAL’: THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH
Dù có sự khác biệt giữa ‘historic’ và ‘historical’ như đã nói trên nhưng hai tính từ này đều có thể kết hợp với thuật ngữ chuyên ngành thương mại như ‘cost’ hay ‘high’ mà không thay đổi nghĩa như ở các ví dụ sau:
– Companies report on derivatives at market values rather than historical/historic cost (giá gốc). – Job creation was at historical/historic high (ở một mức kỷ lục).
DANH TỪ ‘HISTORY’: THUẬT NGỮ Y KHOA
DANH TỪ ‘HISTORY’: THUẬT NGỮ PHÁP LÝ
ĐỘNG TỪ ‘PRESENT’ & DANH TỪ ‘HISTORY’ TRONG BỆNH ÁN Y KHOA
‘I’d like to present Mr A, a 34-year-old plumber, who presented with a one-month history of breathlessness’.
Hay trong báo cáo một ca bệnh như:
Tài Liệu Tham Khảo 1. Alison Pohl. (2002). Professional English: Medical. Pearson Education Ltd. 2. Eric H. Glendinning Ron Howard. (2007). Professional English in Use Medicine. CUP. 3. Michael Swan. (2005). Practical English Usage. Oxford.
Từ điển 1. Longman Business English Dictionary. 2007. Longman. 2. Longman Language Activator. 1993. Longman. 3. Longman Lexicon of Contemporary English. 1981. Longman. 4. Oxford Business English Dictionary. 2008. Oxford. 5. Oxford Collocations. 2005. Oxford. 6. Từ Điển Anh-Việt. 1993. Do TT KH XH & NV QG Viện Ngôn ngữ học biên soạn. NXB Văn hóa Sài gòn.
Comments
Từ Điển Phương Trình Hoá Học
Chi tiết khái niệm
Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron trừ hiđrô . Phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn. Hầu hết các phi kim không dẫn điện . Phi kim thường tồn tại ở dạng phân tử . Một số nguyên tố có sự biến tính, ví dụ như cacbon graphit có thể dẫn điên. kim cương thì không. Phi kim bao gồm Các khí hiếm, Các halogen , Các phi kim còn lại: ôxy, lưu huỳnh, selen, nitơ, phốtpho, cacbon, hiđro.
Tính chất vật lý của phi kim– Trong điều kiện thường, phi kim tồn tại dưới cả ba trạng thái:
+ Rắn: C, P, S, …
+ Lỏng: Br2, …
+ Khí: O2, H2, Cl2, N2,…
– Hầu hết các phi kim đều không dẫn nhiệt và điện
– Có độ nóng chảy thấp
Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của P, S, Br2 lần lượt là 44.2C; 115.2C; -7.2C
– Một số phi kim có tính độc hại như: Cl2, I2, Br2
Tính chất hóa học của phi kimTác dụng với kim loại
– Nhiều phi kim tác dụng được với kim loại để tạo thành muối
2Na + Cl2 → 2NaCl
Fe + S → FeS (đen)
2Al + 3S → Al2S3
– Oxi tác dụng với kim loại, tạo thành oxit kim loại
2Cu + O2 → 2CuO
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Zn + O2 → 2ZnO
Kết luận: Khi cho phi kim tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối hoặc oxit kim loại
Tác dụng với Hiđro
– Cho Oxi phản ứng với Hiđro sẽ tạo thành hơi nước
O2 + 2H2 → 2H2O
– Cho Clo tác dụng với Hiđro, ban đầu sẽ tạo ra khí Hiđroclorua không màu, làm đổi màu quỳ tím sang đỏ. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit HCl.
H2 + Cl2 → 2HCl
Kết luận: Khi cho phi kim phản ứng với Hiđro sẽ tạo thành hợp chất khí.
Tác dụng với oxi
– Hầu hết các phi kim tác dụng được với oxi đều tạo thành oxit axit.
+ Khi cho Photpho cháy trong Oxi với ngọn lửa sáng chói, phản ứng xảy ra mạnh tạo khói trắng bám vào thành bình ở dạng bột (P2O5)
+ Khi cho lưu huỳnh cháy trong Oxi với ngọn lửa sáng xanh, sinh ra khí không màu, mùi hắc (SO2)
Mức độ hoạt động của phi kim
– Tương tự như kim loại, trong bảng tuần hoàn đi từ trên xuống dưới
+ Những phi kim hoạt động mạnh: F 2, O 2, Cl 2… (F 2 – là phi kim mạnh nhất).
+ Các phi kim hoạt động yếu hơn: S, P, C, Si…
Tìm hiểu thêm Phi kim
Soạn Bài Phương Pháp Thuyết Minh Sbt Ngữ Văn 10 Tập 2
1. Bài tập 1, trang 51, SGK.
Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau :
Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả” (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là “Nữ hoàng của các loài hoa”. Họ lan thường được chia thành hai nhóm : Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục. Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, màu sắc. Với cánh môi còn lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.
( Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam, Tạp chí KTC – Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)
Trả lời:
Khi tìm hiểu phần văn bản được dẫn trong bài tập, cần lưu ý:
– Đây là một đoạn văn thuyết minh, được viết nhằm cung cấp những tri thức về một loài hoa được cả phương Đông và phương Tây tôn quý.
– Để viết được những đoạn văn như thế, điều kiện cần thiết đầu tiên và cơ bản là người viết phải có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam.
– Tuy nhiên, hiệu quả thuyết minh của đoạn trích sẽ không cao nếu người viết không khéo chọn lựa, vận dụng và phối hợp các cách thuyết minh như chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ điển hình,…
a) Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của Mặt Trời lọt qua làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính.
( Hiệu ứng nhà kính, trong tạp chí KCT –
Tri thức là sức mạnh, số 5 – 1997)
b) Không có gì trừu tượng hơn là con số, nhất là khi con số vượt quá tầm tưởng tượng của người đọc. […] Độc giả sẽ hoàn toàn thờ ơ khi đọc thấy ngân sách giáo dục năm học 1998 -1999 là 10.365.000.000.000 đồng. […] Cần phải so sánh con số này với một con số hiển nhiên, hoặc tính ra tỉ lệ phần trăm. Trong trường hợp trên, thử chia ngân sách dành cho giáo dục cho tổng số học sinh phổ thông và sinh viên trong cả nước […]. Ta sẽ có một con số cụ thể là mỗi học sinh được đầu tư 482.000 đồng trong cả một năm học. Cũng có thể nói cách khác, rằng ngân sách giáo dục năm nay bằng 11,54% tổng ngân sách, trong khi con số năm ngoái chỉ là 10,56% […].
(L. Héc-vu-ê, Viết cho độc giả,
Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1999)
c) Còn tức là cầu : quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu. Hai bên trai gái xếp hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên, bên kia bắt lấy, rồi lại tung trở lại. Bên nào không bắt được, bị coi là thua và thua là phải tháo gỡ một vật gì mang trong người để đưa cho bên thắng. […] Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu say sưa trong một tình thương yêu bát ngát.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Sđd)
d) Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng hoa cũng có thể là một thứ lịch, hay một thứ đồng hồ. Nhưng sự thực là như thế. Có nhiều loài hoa chỉ nở vào một giờ nhất định trong ngày. Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ sáng ; hoa thổ nhân sâm nở vào lúc 5 giờ chiều ; hoa phấn yên chỉ nở vào lúc hoàng hôn ; hoa dạ hương nở vào lúc 10 giờ đêm ; hoa quỳnh nở vào 12 giờ đêm,…
Ngoài những loài hoa chỉ thị giờ, ta còn thấy nhiều loài hoa chỉ thị cho mùa nữa. Ở Việt Nam, hoa chỉ thị cho mùa xuân là hoa đào, hoa mai ; hoa chỉ thị cho mùa hè là hoa phượng ; hoa chỉ thị cho mùa thu là hầu hết các loài cúc, đặc biệt là cúc mọc hoang dại như cúc trắng dại, ngải cứu,… Riêng mùa đông, cây cối thu mình lại để chuẩn bị cho sự sinh sản vào những mùa thuận lợi của năm sau nên các loài hoa chỉ thị cho mùa này hiếm hơn – tiêu biểu là hoa ban mọc ở vùng núi Tây Bắc cứa nước ta.
(Theo Đỗ Mạnh Hùng, Các loài hoa kì lạ,
trong Sách lịch kiến thức phổ thông,
NXB Khoa học và kĩ thuật, 1995)
Trả lời:
– Đoạn trích (a) có sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chú thích.
– Đoạn trích (b) có sử dụng phương pháp nêu số liệu.
– Đoạn trích (c) có sử dụng phương pháp định nghĩa.
– Đoạn trích (d) có sử dụng phương pháp phân loại và phương pháp liệt kê.
Anh (chị) cần nêu những căn cứ xác đáng để có thể khẳng định rằng tác giả các đoạn trích trên quả đã sử dụng những phương pháp đó.
a) Trong thơ văn cổ của ta cũng như của Trung Quốc, đối là một yếu tố quan trọng. Đối nghĩa là thành đôi và tương xứng với nhau. Phép đối có : đối thanh và đối ý.
(Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971)
b) Tất cả mọi thứ đều có lúc bắt đầu. Một bài báo muốn cho người ta ham đọc, phải có đoạn mở đầu đặc biệt. Người Pháp gọi đoạn đầu tiên là attaque, tức là đoạn tân công, tấn công vào sự thờ ơ của người đọc ; hoặc accroche, tức là níu kéo độc giả. Còn người Anh thì gọi là catch phrase, cũng có ý nghĩa tương tự.
Có vô số cách mở đầu.
(Theo L. Héc-vu-ê, Viết cho độc giả, Sđd)
c) Ai nấy đều biết rằng hoa quả có nhiều vitamin. Và từ hiểu biết rất đúng ấy, nhiều người cứ tưởng càng ăn nhiều loại quả rất chua thì con người sẽ càng hấp thụ được nhiều vitamin C. Họ có biết đâu một số loại quả chua như xoài xanh, mận, khế, mơ,… nếu ăn nhiều thì lại có hại, ngay cả đối với những người khoẻ mạnh.
(Theo tạp chí Tri thức trẻ, số 76, tháng 10 – 2001)
Trả lời:
– Trong ví dụ (a), tác giả có thể tiếp tục dùng phương pháp định nghĩa hoặc chú thích về từng loại đối rồi nêu ví dụ điển hình cho mỗi loại.
– Trong ví dụ (b), tác giả có thể tiếp tục dùng phương pháp phân loại để chia thành các cách mở đầu chính ; sau đó, cũng sẽ dùng phương pháp định nghĩa hoặc chú thích rồi nêu ví dụ điển hình tương tự như trong ví dụ trên.
– Trong ví dụ (c), tác giả có thể tiếp tục dùng phương pháp giảng giải nguyên nhân – kết quả.
4. Hãy vận dụng các phương pháp thuyết minh đã học để viết một bài văn nhằm giới thiệu về một hiện tượng mà anh (chị) thấy là lạ kì hay thú vị và rất muốn nói rõ cho bạn bè cùng biết.
Trả lời:
Có thể tham khảo các đoạn trích sau :
a) Nơi sông rạch, cá sấu là giống hung hăng nhứt. Có điều đáng chú ý là chúng không thích những chốn sông nước chảy, có sóng gió. Chứng lên tận ngọn cùng, tìm nơi yên tịnh, chật hẹp. Vùng U Minh Hạ, sấu thường đi ngược sông Ông Đốc, rạch Cái Tàu vào giữa rừng tràm.
Tuy là thích ăn thịt người, loại sấu vẫn tìm cá làm món ăn chánh. Rừng U Minh Hạ thuộc về loại trầm thuỷ, cá sanh sôi nảy nở rất nhanh chóng ; lên đó, tha hồ mà ăn. Đến mùa nắng hạn rừng khô, sấu khỏi phải trở về sông Cái. Trong rừng có sẵn nhiều ao, nhiều lung, sấu cứ gom vào đó mà lập căn cứ, sanh con đẻ cháu, năm này qua năm khác, cứ như vậy cho tới khi người Việt Nam ta đổ tràn xuống rạch Cái Tàu mà lập nghiệp […]. Cái ao lớn ước một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên, chen vào bức tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít : con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. Biết có loài người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá. Duy có con sấu già trợn mắt hướng về lũ người rồi bò thối lui. Nghi ngờ gì nữa ! Con sấu nọ có đốm đỏ ngay giữa tam tinh. Nó là “sấu chúa” […].
(Sơn Nam, Hương rừng Cà Mau,
dẫn lại từ SGK Văn học 12, tập một,
NXB Giáo dục, 2002)
b) Hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, ở đâu ta cũng gặp tượng của ba cụ Phúc, Lộc, Thọ. Các cụ thường được đặt ở những nơi trang trọng nhất trong phòng khách, trên nóc tủ chè. Có nhà còn làm cả bàn thờ rõ đẹp để thờ ba cụ cầu mong được phúc, được lộc, được thọ. Người sang thì có cả ba cụ bằng gốm Tàu rõ to và sặc sỡ. Tại nhà người tầm tầm thì tượng các cụ làm bằng gỗ pơ-mu hoặc sứ Bát Tràng…
Vậy Phúc, Lộc, Thọ, các cụ là ai? Xin thưa, theo truyền thuyết, ba cụ đều là người Hán, và dĩ nhiên đều sinh ở Trung Hoa. Và ba cụ đều làm quan to ở ba triều đại. Hãy bắt đầu kể từ cụ Phúc. Tên thật của cụ là Quách Tứ Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân quý tộc, nhưng suốt cả thời tham gia triều chính, cụ sống rất liêm khiết, thẳng ngay, chứ không vì vinh hoa, phú quý mà để mất đi nhân cách. Cụ bà và cụ ông rất tâm đầu, ý hợp. 83 tuổi, hai cụ đã có cháu năm đời. Cụ Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là vậy. Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu năm đời là sung sướng lắm lắm, phúc to dày lắm lắm ! Bởi thế cụ mới bế thằng cháu đứng giữa trời, nói lớn : – Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa ! Rồi cụ cười một hơi mà thác, về thanh thản nhàn du nơi tiên cảnh. Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông than rằng: – Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ dày sâu, sao giời chắng cho đi cùng ? Ai ngờ, nói dứt lời, cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên nhau, có nhau, hỏi còn phúc nào bằng ? Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan Thừa tướng đời nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu là vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho họ, và cho con cháu, thân tộc họ. Tưởng được như cụ Đậu Từ Quân đã là sung sướng, giàu sang tột đỉnh. Hiềm một nỗi, năm 80 tuổi, cụ vẫn chưa có đích tôn. Do vậy, cụ buồn rầu sinh bệnh. Cụ ốm lâu lắm, nằm đến nát thịt, nát da, hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng : – Lộc ta để cho ai đây ? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta ? Còn cụ thứ ba, cụ Thọ. Cụ có tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lí làm quan của cụ là quan thì phải lấy lộc. Nhưng cụ chỉ thích loại lộc vua ban. Được bao nhiêu cụ lại đem mua gái đẹp về làm thê thiếp. Người thời đó đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Do cụ Đông Phưong Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt đời, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên: – Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua, mà chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì ? Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo : – Không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan ? Mà can gián vua, nhỡ vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao ? Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết. Vậy làm quan như cụ, thọ như cụ phỏng có ích gì ? Qua ba bức tượng Phúc, Lộc, Thọ, có thể thấy người Trung Hoa thời xưa thật thâm thúy. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba triều đại khác nhau để răn đời.
(Theo Dương Duy Ngữ, Chút lưu lại)
Bài tiếp theo
Soạn Bài Phương Pháp Thuyết Minh Sbt Ngữ Văn 8 Tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 88 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Dùng phương pháp so sánh để thuyết minh đặc điểm của gà công nghiệp và gà nuôi thả thông thường ; sữa chua và sữa bị chua.
1. Bài tập 1, trang 128, SGK.
Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.
Trả lời:
Đọc kĩ văn bản Ôn dịch, thuốc lá và cho biết bài viết đã nêu tác hại của thuốc lá ở những phương diện nào. Ghi vào vở bài tập các phương diện ấy.
Ví dụ:
– Tác hại không tức khắc mà từ từ, khiến mọi người lơ là mất cảnh giác, coi thường.
– Các bộ phận cơ thể bị tác hại : các lông rung trong phế quản, các hồng cầu. các tế bào,…
– Các bệnh do thuốc lá : ung thư, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,…
– Phạm vi tác hại : cá nhân, cộng đồng.
2. Bài tập 2, trang 128, SGK.
Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để nêu bật lên tác hại của việc hút thuốc lá ?
Trả lời:
Xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong từng phương diện. Các phương pháp thuyết minh :
– Dùng phép so sánh, dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo.
– Giải thích.
– Phép liệt kê, số liệu
– Phân tích
3. Đọc lại bài Cây dừa Bình Định và cho biết, bài văn giới thiệu cây dừa theo trình tự nào, cái gì được nói trước, cái gì được nói sau và ghi vào vở bài tập. Hãy nhận xét cách trình bày đó.
Trả lời:
Trình tự giới thiệu cây dừa Bình Định : Cây dừa cống hiến cho con người những gì? Hãy ghi lại lần lượt từng thứ và nhận xét về phương pháp thuyết minh.
4. Đọc lại bài Huế và cho biết Huế đẹp và hâp dẫn vì có những gì ? Phương pháp thuyết minh chủ yếu ở bài này là gì ?
Trả lời:
Đọc kĩ bài Huế và chỉ ra các phương diện làm cho Huế đẹp và hấp dẫn. Kiểm tra xem có phải bài văn sử dụng các phương pháp liệt kê và miêu tả hay không.
5. Dùng phương pháp so sánh để thuyết minh đặc điểm của gà công nghiệp và gà nuôi thả thông thường ; sữa chua và sữa bị chua.
Trả lời:
– Đối với gà công nghiệp và gà nuôi thả, hãy so sánh về các mặt : phương thức nuôi, thức ăn, sản lượng, chất lượng thịt,..
– Đối với sữa chua và sữa bị chua cũng vậy. Hãy xét về cách làm, nguyên nhân, trạng thái, mùi vị và giá trị dinh dưỡng,…
6. Mô tả phương pháp phân loại các mục từ trong một cuốn từ điển.
Trả lời:
Tìm một cuốn từ điển Tiếng Việt xem nội dung chính trong sách là gì. Nội dung các mục trong từ điển được sắp xếp như thế nào ? Trong mỗi vần chữ cái, các mục từ được sắp xếp ra sao ? Sắp xếp như vậy có tiện lợi gì ?
7. Dùng phương pháp phân loại và số liệu để giới thiệu lớp em.
Trả lời:
Nghĩ xem có thể phân loại học sinh trong lớp em theo tiêu chí gì để giới thiệu cho rõ. Ví dụ phân loại theo giới tính, địa phương cư trú có được không ? Nên phân loại như thế nào khi giới thiệu lớp ?
chúng tôi
Bài tiếp theo
Cập nhật thông tin chi tiết về Về Phương Pháp Biên Soạn Từ Điển Thuật Ngữ trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!