Bạn đang xem bài viết Về Chế Định Điều Tra Tội Phạm Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Nhã – Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
1. Chế định điều tra tội phạm trong Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều tra tội phạm là giai đoạn đầu, giữ vai trò rất quan trọng trong tố tụng hình sự (TTHS). Giai đoạn này kéo dài, rất phức tạp và có ý nghĩa chi phối cả tiến trình tố tụng. Đặt giai đoạn điều tra trong mối quan hệ với các hoạt động tố tụng khác, người viết bài này đã từng đề nghị nên chia TTHS thành 3 giai đoạn chính, theo đó xây dựng 3 đạo luật riêng biệt là: Luật Điều tra hình sự, Luật Xét xử hình sự và Luật Thi hành án hình sự. Đạo luật điều tra hình sự sẽ xác định rõ nguyên tắc điều tra, phân định thẩm quyền điều tra, quyền và nghĩa vụ điều tra của các chủ thể tiến hành điều tra, các biện pháp điều tra và biện pháp ngăn chặn… Những nội dung này hiện đang được quy định rải rác trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.
Để đổi mới tổ chức và hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, có rất nhiều nội dung cần được bàn thảo. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập sâu ở khía cạnh tổ chức điều tra thông qua việc phân định thẩm quyền tố tụng giữa các chủ thể mà không đề cập đến các nội dung khác như biện pháp điều tra, biện pháp ngăn chặn, kiểm sát điều tra, các thời hạn trong điều tra, người bị tình nghi phạm tội, bị can, người bào chữa…
2. Nhận thức chung về Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự
Điều tra tội phạm là hoạt động hành chính – tư pháp, do các chủ thể thuộc hệ thống hành pháp thực hiện. Đó là một loạt các cơ quan khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau, để cho thuận tiện, người ta dùng chung khái niệm: Cơ quan điều tra (CQĐT) trong TTHS.
Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 110 BLTTHS và được cụ thể hoá ở Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Theo đó, CQĐT được tổ chức trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là một phả hệ tổ chức phức tạp, xét cả về chiều dọc lẫn chiều ngang(1).
Việc phân định thẩm quyền điều tra cho từng loại, và trong mỗi loại là theo cấp điều tra lại càng phức tạp hơn. Có thể nói rằng, tính rành mạch, khoa học trong tổ chức CQĐT và phân chia thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan này trong TTHS hiện hành còn ở mức rất tương đối.
Bàn về CQĐT trong TTHS mà không đề cập đến một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (sau đây xin được gọi tắt là: Cơ quan khác) thì thật thiếu sót. Cho tới ngày hôm nay, các nhà lập pháp vẫn chưa tìm ra một tên gọi rõ ràng, khả dĩ cho Cơ quan khác này, bởi vì, đây chỉ là một loạt các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (dù một số không ít thuộc lực lượng vũ trang nhân dân) được giao thêm nhiệm vụ tham gia điều tra tố tụng (2).
Với đội ngũ hùng hậu các Cơ quan khác được tổ chức như hiện nay, khó có thể đưa ra kết luận: Vậy thì ai, CQĐT hay Cơ quan khác giữ vai trò chủ đạo trong điều tra hình sự nói chung và trong điều tra tố tụng hình sự nói riêng. Nhiều ý kiến cho rằng, với đội ngũ đông đảo, lại nắm hai loại quyền năng quan trọng là quyền năng quản lý hành chính nhà nước và quyền năng tố tụng hình sự nên thực tế Cơ quan khác đang giữ thế thượng phong trong phát hiện, ngăn chặn và điều tra tội phạm.
Cơ quan khác điều tra tội phạm chủ yếu thông qua hoạt động nghiệp vụ đa dạng của mình. Hoạt động nghiệp vụ nhằm phát hiện, làm rõ hành vi có dấu hiệu tội phạm xét cho cùng cũng là hoạt động điều tra hình sự. Bắt đầu từ đây đã xuất hiện hai cụm từ “điều tra hình sự” và “điều tra tố tụng hình sự”, và chúng tôi cho rằng, chừng nào, chúng ta còn chưa phân biệt rạch ròi khái niệm, ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa pháp lý của chúng thi mãi mãi chúng ta còn tiếp tục lúng túng tìm lối thoát cho việc quy định thẩm quyền điều tra nói chung và thẩm quyền điều tra tổ tụng hình sự nói riêng của CQĐT và Cơ quan khác trong tham gia điều tra.
Điều tra phát hiện, tìm chứng cứ buộc tội là chức năng duy nhất và riêng có của CQĐT. Cơ quan điều tra do pháp luật TTHS sinh ra, điều tra tội phạm theo pháp luật TTHS. Dĩ nhiên, để củng cố thêm các chứng cứ buộc tội, cơ quan này có thể thu thập thêm thông tin ngoài tố tụng, nhưng đó không là chửng cứ và là công việc thứ yếu của CQĐT. Vì vậy, để dễ phân biệt với các cơ quan tham gia điều tra phát hiện tội phạm, đặc biệt là các cơ quan phát hiện, ngăn chặn tội phạm bằng biện pháp nghiệp vụ, biện pháp trinh sát (tình báo), chúng tôi cho rằng, CQĐT trong TTHS chính là cơ quan chuyên trách điều tra tội phạm theo pháp luật TTHS, là CQĐT tố tụng hình sự.
Cơ quan khác cũng điều tra tội phạm theo pháp luật TTHS. Tuy nhiên, Cơ quan khác, như đã nêu, chỉ điều tra ở mức độ giới hạn, mức độ “điều tra ban đầu”. Đặc biệt, đối với nhóm Cơ quan khác trong Công an nhân dân (CAND) thì đa số họ là cơ quan trinh sát, điều tra phát hiện và ngăn chặn tội phạm chủ yểu bằng biện pháp trinh sát. Do việc điều tra theo luật TTHS đối với Cơ quan khác chỉ là thứ yếu, nên để phân biệt với cơ quan chuyên trách, Cơ quan khác nên gọi chung là: Cơ quan tham gia điều tra TTHS.
Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngoài hai nhóm cơ quan kể trên, còn có nhiều cơ quan quản lý hành chính nhà nước, bằng hoạt động nghiệp vụ của minh, cũng trực tiếp phát hiện, ngăn chặn tội phạm. Các cơ quan như Cảnh sát giao thông; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; cơ quan thanh tra; thuế… thực chất cũng không khác mấy so với đội ngũ đông đảo Cơ quan khác, vấn đề đang đặt ra là tại sao các cơ quan này lại chưa được giao tham gia điều tra tội phạm?
Phân biệt CQĐT với Cơ quan khác, bên cạnh tiêu chí chủ yếu là giới hạn thẩm quyền điều tra, còn là các yếu tố tổ chức và phân chia quyền năng tố tụng trong nội bộ cơ quan. Chẳng hạn, nếu như quyền năng tố tụng trong CQĐT được phân chia cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT và Điều tra viên thì ở Cơ quan khác, quyền năng tố tụng chỉ tập trung vào mỗi người đứng đầu (và cấp phó được uỷ quyền của họ).
3. Những bất cập trong tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra
Về hệ thống CQĐTtrong TTHS: Với cách bố trí thành hai loại, trong mỗi loại lại có từng hệ độc lập với nhau như hiện nay, rõ ràng CQĐT chuyên trách và cơ quan tham gia điều tra là những tập hợp đa hệ, khó có thể có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và càng khó có sự gắn kết cần thiết với nhau. Từ thực tế này, lâu nay đã có nhiều đề xuất, thậm chí là đã hình thành dự án theo hướng tập hợp các CQĐT thành một hệ thống độc lập, song song tồn tại cùng cơ quan Viện kiểm sát (VKS) và Toà án.
Tuy thấy rõ những bất cập từ cách tổ chức đa hệ của CQĐT và Cơ quan khác, song thật khó đồng tình với ý tưởng sáp nhập tất cả cơ quan điều tra trong TTHS thành một hệ thống. Điều này không phù hợp với cách thức tổ chức hệ thống dựa vào khả năng chuyên môn hoá trong lĩnh vực hành pháp. Mà cơ quan điều tra các loại, xét cho cùng lại là cơ quan hành pháp. Bên cạnh đó, ngay cả người đề ra dự án cũng chưa chứng minh được tính vượt trội hay là hiệu quả kinh tế – xã hội tối ưu do việc sáp nhập cơ quan điều tra mang lại…
Việc phân chia thẩm quyền điều tra giữa các hệ, trong cùng một hệ (cấp trên, cấp dưới) còn thiếu hợp lý, đang làm nảy sinh tình trạng chồng lấn thẩm quyền hoặc đùn đẩy nhau, tranh công, đổ lỗi. Cần lưu ý thêm là tình trạng chồng lấn thẩm quyền cũng tồn tại giữa một bên là các CQĐT, còn bên kia là cơ quan kiểm sát trong giai đoạn điều tra. Theo quy định tại Điều 112 BLTTHS thì khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS có quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra, khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS… Những thẩm quyền này thực chất là thẩm quyền điều tra và điều này lý giải vì sao có người cho rằng điều tra và công tố thực chất là một.
Việc phân chia giai đoạn điều tra thành hai phân đoạn: Điều tra ban đầu do Cơ quan khác đảm nhiệm và Điều tra kết thúc do CQĐT đảm nhiệm cũng chưa thật hợp lý, nhiều trường hợp gây lãng phí về thời gian và nhân lực.
Chủ thể hoạt động điều tra: Theo pháp luật hiện hành bao gồm CQĐT là cơ quan tố tụng và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT và Điều tra viên là người tiến hành tố tụng (Điều 33 BLTTHS).
Đối với chủ thể tố tụng là CQĐT, điều đáng lưu ý là quyền năng tố tụng của cơ quan này đã được phân chia cho Thủ trưởng, Phó thủ trưởng và Điều tra viên. Trong trường hợp này, hầu như quyền năng tố tụng của CQĐT đã không còn, và do vậy, việc xác định CQĐT là cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) đã trở nên hình thức.
Đối với Cơ quan khác, mặc dù cũng được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, nghĩa là cũng được giao quyền năng tố tụng hình sự, nhưng cho đến nay, Cơ quan khác và người đứng đầu của cơ quan này vẫn chưa được thừa nhận là cơ quan THTT và người THTT. Chính việc chưa thừa nhận này đã kéo theo nhiều hệ lụy mà rõ nhất là khó xác định trách nhiệm pháp lý tố tụng, trách nhiệm hình sự của những người này khi vi phạm tố tụng đến mức hình sự.
Về những người trực tiếp tham gia vào hoạt động điều tra: Hiện nay, lực lượng làm công tác điều tra có khoảng 30.000 cán bộ, trong đó có khoảng 13.000 Điều tra viên. Riêng lực lượng điều tra trong CAND có hơn 29.000 cán bộ với hơn 12.500 Điều tra viên. Bên cạnh đại đa số Điều tra viên, cán bộ điều tra tận tụy trong công tác, gương mẫu, liêm khiết, chấp hành đúng pháp luật thì vẫn còn một số không nhỏ chưa thực hiện tốt vai trò của người cán bộ điều tra tội phạm, thậm chí vi phạm pháp luật tố tụng. Tình trạng này đòi hỏi phải xem xét lại không chỉ việc phân định thẩm quyền và trách nhiệm điều tra, việc chỉ huy, chỉ đạo điều tra mà còn là tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm và miễn nhiệm Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên, người đứng đầu Cơ quan khác…
4. Phương án đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự
Thứ nhất, tổ chức và hoạt động của CQĐT được thể chế hóa trong pháp luật TTHS, cụ thể hơn là ở trong BLTTHS và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự hiện hành. Việc Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 13 Dự án Luật Tổ chức điều tra hình sự đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS đang đặt ra vấn đề là nội dung nào về chế định điều tra thì đưa vào BLTTHS, còn nội dung nào thì đưa vào Luật Tổ chức điều tra hình sự. Theo tôi, một khi đã có đạo luật riêng về điều tra tội phạm thì phương án tối ưu là tập trung tất cả những quy định về điều tra tố tụng vào đó, theo đúng mô hình đạo luật về thi hành án hình sự. Trong trường hợp đó, BLTTHS chỉ tập trung điều chỉnh hoạt động xét xử. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp: Coi xét xử là khâu trung tâm của hoạt động tư pháp.
Đương nhiên, người nêu kiến nghị này cho rằng, ý kiến về xây dựng một đạo luật riêng về điều tra hình sự dẫu hợp lý cũng khó mà được chấp nhận trong bối cảnh hiện nay. Vậy nên, tiếp theo đây, tôi sẽ trao đổi ý kiến theo hướng sửa đổi, bổ sung mô hình điều tra đã được quy định trong BLTTHS.
Thứ hai, vấn đề đầu tiên là thay đổi quan niệm và từ đó sửa đổi quy định về chủ thể điều tra tố tụng. Nếu dừng lại ở quan niệm chủ thể điều tra tố tụng là người được pháp luật giao quyền hạn và trách nhiệm cụ thể trong điều tra tội phạm thì các chủ thể này, theo tôi, chỉ nên là: Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên; người đứng đầu Cơ quan khác; Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.
Đưa CQĐT ra ngoài danh sách chủ thể điều tra tội phạm, bởi lẽ mặc dù BLTTHS xác định cơ quan này là cơ quan tố tụng, song thực chất quyền và nghĩa vụ tố tụng dường như đã phân chia hết cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên, về mặt tố tụng, CQĐT chỉ còn là danh nghĩa và Thủ trưởng CQĐT chính là người đứng đầu tập thể Điều tra viên.
Tôi cũng không đồng tình khi quy định chức danh cấp phó trong BLTTHS là chủ thể độc lập, người tiến hành tố tụng, cấp phó chỉ nên là người thay mặt cấp trường và không cần thiết phải có quyền và nghĩa vụ TTHS riêng. Khi tiến hành tố tụng, cấp phó nên lấy danh nghĩa Điều tra viên.
Thứ ba, đã đến lúc cần xác định vai trò độc lập của Điều tra viên trong điều tra như Thầm phán trong xét xử và Kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát Có thể giao quyền và nghĩa vụ tố tụng cho Điều tra viên khi người này được giao điều tra vụ án tương đương quyền và nghĩa vụ tố tụng của Thủ trưởng CQĐT khi trực tiếp tiến hành điều tra quy định tại khoản 2 Điều 34 BLTTHS hiện hành. Theo đó, Điều tra viên khi được phân công điều tra vụ án được: Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định không khỏi tố vụ án; quyết định tách hoặc nhập vụ án; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng; quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi; kết luận điều tra vụ án; quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra; trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật…
Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình. Thủ trưởng CQĐT tuy có quyền phân công và thay đổi Điều tra viên, nhưng không có quyền can thiệp vào hoạt động tố tụng của Điều tra viên.
Trường hợp nhiều Điều tra viên cùng tham gia điều tra vụ án thì Thủ trưởng CQĐT chỉ định một Điều tra viên phụ trách. Điều tra viên này sẽ điều hành việc điều tra và ký các văn bản tố tụng.
- Cho phép một số cơ quan khác như Cơ quan thanh tra chuyên ngành theo Luật Thanh tra, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, lực lượng kiểm ngư… cũng được quyền tiến hành điều tra ban đầu những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
- Mở rộng thẩm quyền TTHS cho một số Cơ quan khác đến mức tự tiến hành một số hoạt động điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS để quyết định việc truy tố. Có thể đưa ra quy định là Cơ quan khác, đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn thì được quyền tiến hành điều tra trong thời hạn không quá 30 ngày và chuyển kết luận điều tra cho VKS để quyết định việc truy tố.
- Đối với Cơ quan khác, vai trò của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra (Công tố viên) là hết sức quan trọng. Không chỉ là chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan khác trong hoạt động điều tra, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra còn là người điều phối, quyết định đường hướng điều tra tiếp theo. Ví dụ: Sau khi tiếp nhận kết quả điều tra và kết luận điều tra của Cơ quan khác chuyển đến, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra có quyền: Ra quyết định truy tố; trả hồ sơ cho Cơ quan khác để điều tra bổ sung; chuyển hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra theo thẩm quyền; tự mình tiến hành điều tra bổ sung; đình chỉ điều tra vụ án.
Thứ năm, đối với Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra (Công tố viên), tôi đề nghị giao quyền và nghĩa vụ tố tụng cho chủ thể này không kém hơn quyền năng tố tụng của Thủ trưởng CQĐT. Và từ đó, sẽ không cần thành lập thêm bất cứ cơ quan điều tra nào trong Viện kiểm sát. Kiểm sát viên – công tố vừa có quyền tự mình tiến hành điều tra, được sử dụng mọi thầm quyền điều tra mà pháp luật TTHS trao cho Thủ trường CQĐT và Điều tra viên. Hơn thế nữa, với tư cách là người thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên – công tố còn có quyền yêu cầu Thủ trường CQĐT, Điều tra viên, Người đứng đầu Cơ quan khác tiến hành điều tra, cung cấp chứng cứ cần thiết. Và như vậy, có thể nói Kiểm sát viên – công tố là chủ thể hàng đầu trong giai đoạn điều tra và là chủ thể điều phối, chỉ đạo điều tra.
- Cần phân biệt hoạt động công tố với hoạt động kiểm sát. Hai hoạt động này là khác nhau không chỉ về ý nghĩa tồn tại, về mục đích mà còn về chủ thể thực hiện.
- Hoạt động công tố là hoạt động độc lập, gắn với điều tra thu thập chứng cứ, nặng về hành pháp nên cũng cần được kiểm sát.
- Công tố trong điều tra phải gắn với công tố trong xét xử. Do đó, Kiểm sát viên – công tố trong giai đoạn điều tra phải là người tiếp tục giữ vai trò công tố trong giai đoạn xét xử.
- Do hoạt động công tố là đối tượng kiểm sát nên Kiểm sát viên – công tố không được tham gia hoạt động kiểm sát. Những Kiểm sát viên khác (không tham gia hoạt động công tố) sẽ tiến hành hoạt động kiểm sát, kể cả kiểm sát hành vi tố tụng của Kiểm sát viên – công tố.
- Cũng như Điều tra viên, Kiểm sát viên – công tố là một chức danh tố tụng hình sự nên họ phải độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định tố tụng của mình (khác với quy định tại khoản 2 Điều 37 BLTTHS là Kiểm sát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng VKS về những hành vi và quyết định của minh).
Thứ bảy, bên cạnh việc phân định thẩm quyền tố tụng cho các chủ thể tiến hành điều tra mà thực chất là quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chức danh: Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên, người đứng đầu Cơ quan khác, Kiểm sát viên – công tố, vấn đề quan trọng không kém là phân định thẩm quyền điều tra giữa các Cơ quan điều tra khác hệ, trong cùng hệ và giữa CQĐT và Cơ quan khác, giữa các Cơ quan khác với nhau. Ngoài ra, ngay trong cùng một hệ CQĐT và Cơ quan khác, việc phân định thẩm quyền tố tụng giữa cấp trên và cấp dưới, việc chuyển giao vụ án, rút vụ án lên để điều tra… cũng còn tồn tại nhiều bất hợp lý, cần sớm được giải quyết.
Đề xuất xây dựng CQĐT với hạt nhân là Điều tra viên (mà thực chất là tương tự CQĐT dự thẩm ở một số nước) như đã nêu, nhiều vấn đề về thẩm quyền điều tra sẽ được giải quyết, về danh nghĩa, chúng ta vẫn có Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Công an nhân dân, CQĐT an ninh, CQĐT hình sự trong Quân đội nhân dân. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ không còn CQĐT và thay vào đó, theo tôi, nên thành lập các Viện công tố thuộc VKS. Cũng như ở CQĐT, nhân vật trung tâm trong Viện công tố sẽ là các Công tố viên. Trong trường hợp này, chính Viện công tố và các Công tố viên sẽ là người điều hòa, tập trung và chỉ đạo điều tra.
Khi đã có Cơ quan công tố độc lập thuộc VKS thì các mối quan hệ tố tụng hiện nay giữa Cơ quan khác với CQĐT sẽ chuyển thành quan hệ giữa Cơ quan khác với Cơ quan công tố. Các Công tố viên sẽ cùng cộng tác, chỉ đạo và cùng chịu trách nhiệm về kết quả điều tra không chỉ với CQĐT mà cả với Cơ quan khác. Dĩ nhiên, như đã nêu, hoạt động điều tra, hoạt động điều hoà, chỉ đạo điều tra của Viện công tố và của Công tố viên cũng chịu sự kiểm sát điều tra của VKS hữu quan.
(l) Xem Điều 110 BLTTHS.
(2) Xem Điều 111 BLTTHS.
Phân Tích Khái Niệm Luật Tố Tụng Hình Sự
Phân tích khái niệm luật tố tụng hình sự
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Quá trình từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi xét xử là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, ưong đó xét xử là hoạt động trung tâm và mang tính quyết định.
Để bảo đảm phát hiện chính xác và xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đồng thời góp phần bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, pháp luật cần phải quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự.
Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Các giai đoạn tố tụng hình sự
Giai đoạn tố tụng hình sự là những bước trong trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng, mang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng.
Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Khởi tố vụ án hình sự
Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khác theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn thứ hai: Điều tra vụ án hình sự
Trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ làm rõ đối tượng chứng minh để ra kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều traa và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn thứ ba: Truy tố
Trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn thứ tư: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, toà án cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) tiến hành giải quyết và xét xử vụ án bằng việc ra bản án hoặc các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn thứ năm: Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Trong giai đoạn này, toà án cấp trên trực tiếp (cấp xét xử thứ hai) của tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn thứ sáu: Thi hành án hình sự
Trong giai đoạn này, cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Giai đoạn đặc biệt: Đây là giai đoạn xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Trong giai đoạn này, toà án xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có những tình tiết mới được phát hiện cố thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án, quyết định đó (tái thẩm). Ngoài thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, giai đoạn này còn có thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể
Oan Và Sai Trong Tố Tụng Hình Sự
Vấn đề “làm oan người vô tội”, “bỏ lọt tội phạm” và “minh oan trong tố tụng hình sự” đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải
1. Khái niệm
“Oan” không phải là một khái niệm phức tạp. Nghĩa thông thường của từ này là “bị quy tội không đúng, phải chịu sự trừng phạt một cách sai trái, vô lý”1. Trên cơ sở này, khái niệm “oan” trong tố tụng hình sự (TTHS) gồm những nội dung sau: Thứ nhất, công dân bị khởi tố, tạm giam, tạm giữ nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, trả tự do vì hết thời hạn tạm giam, tạm giữ mà không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi phạm tội, hoặc người đó chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chứng minh được hành vi của người đó không cấu thành tội phạm (CTTP). Thứ hai, công dân đã bị truy tố ra Toà án để xét xử nhưng Toà án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc bản án kết tội của Toà án cấp dưới bị Toà án cấp trên huỷ, tuyên bị cáo không có tội. Thứ ba, công dân bị truy tố, xét xử, kết án theo một tội danh nặng hơn so với tội danh trên thực tế đã phạm và bản án đã được Toà án cấp trên sửa theo hướng nhẹ hơn. Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều tiếp cận và ở một chừng mực nhất định quy định các nội dung “oan” trong TTHS. Tại Trung Quốc, các trường hợp sau được coi là oan: 1) Người bị tình nghi phạm tội bị bắt giữ nhưng chưa có dấu hiệu thực tế hoặc chưa có những chứng cứ thực tế là phạm tội. 2) Người chưa thực sự phạm tội nhưng đã bị giam giữ. 3) Người đã chấp hành hình phạt mà Toà án đã tuyên nhưng sau đó được xét xử lại theo trình tự kiểm tra, giám sát xét xử là vô tội2. Theo Bộ luật Hình sự Cộng hoà Liên bang Nga, thì các trường hợp sau được coi là oan: 1) Một người rõ ràng là không có tội nhưng đã bị người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. 2) Một người bị tình nghi phạm tội hoặc bị tố cáo là đã thực hiện hành vi phạm tội bị kiểm sát viên hoặc người tiến hành điều tra sơ bộ truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật. 3) Một người bị bắt giữ trái pháp luật. Nhìn chung, pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không đưa ra một khái niệm chung về “oan” trong TTHS, chỉ nêu các trường hợp cụ thể được coi là oan. Thiết nghĩ đây là một cách tiếp cận hợp lý. Vì việc thừa nhận trường hợp
Tử tù Huỳnh Văn Nam không làm đơn xin ân giảm vì một mực cho rằng mình không có tội. Trong ảnh: Huỳnh Văn Nam đang ký vào biên bản lời khai trên giường bệnh khi Đoàn giám sát của Uỷ ban pháp luật, QH khoá X đến làm việc.
2. Oan và để lọt tội phạm trong TTHS
Không làm oan người vô tội và không để lọt tội phạm là hai mục đích cơ bản nhất của Luật TTHS Việt Nam, được quy định tại Điều 1ưBLTTHS. Hậu quả của việc làm oan người vô tội cũng nghiêm trọng như bỏ lọt tội phạm, chính vì vậy mà “đối với Toà án việc xử phạt một người không có tội cũng không đáng tha thứ và cũng nguy hiểm như bỏ lọt một kẻ phạm tội”3 Để lọt tội phạm là hiện tượng tội phạm tuy đã được thực hiện nhưng CQTHTT đã không xử lý người có hành vi phạm tội TNHS dù có đủ điều kiện theo luật định hoặc những trường hợp hành chính hoá, dân sự hoá các vụ án hình sự. Để lọt tội phạm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng “tình hình tội phạm ẩn”4 mà các CQTHTT đã gây nên. Hiện tượng làm oan người vô tội cũng như bỏ lọt tội phạm đều để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với lại. Do đó, muốn khắc phục cả hai hiện tượng trên thì các CQTHTT trước hết phải thực hiện tốt công tác tiếp nhận, quản lý và xử lý tin báo tội phạm để không bỏ lọt tội phạm và hạn chế làm oan người vô tội.
3. Căn cứ pháp lý xác định một công dân bị oan
Căn cứ pháp lý xác định một công dân bị oan trong TTHS là các quyết định mang tính gỡ tội, hoặc không xử lý một hay một số hành vi phạm tội trong trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi
Nhìn chung, pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không đưa ra một khái niệm chung về “oan” trong TTHS, chỉ nêu các trường hợp cụ thể được coi là oan
minh oan cho bị can, bị cáo, người bị kết án. Việc xác định căn cứ này có ý nghĩa rất to lớn, nó vừa biểu hiện cho phạm tội mặc dù theo quy định của pháp luật thì người đó phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Khi tội phạm xảy ra, người không có hành vi phạm tội mà lại bị truy cứu TNHS thì kẻ phạm tội thực sự sẽ thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật. Như vậy, làm oan người vô tội có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, có những trường hợp bỏ lọt tội phạm không gắn liền với việc làm oan người vô tội, đó là trường hợp tội phạm do nhiều người thực hiện nhưng có người không bị truy cứu người bị oan và đối với toàn xã hội. Người bị oan phải chịu tổn thất khôn lường về vật chất và tinh thần, còn kẻ có hành vi phạm tội nhưng “được” bỏ lọt thì sau lần phạm tội thứ nhất “trót lọt”, sẽ có niềm tin ở thủ đoạn đã được áp dụng và sẽ tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội và như vậy cả xã hội lại bị đe doạ bởi sự nguy hiểm của hành vi phạm tội ở dạng tiềm ẩn. Như vậy, làm oan người vô tội có thể gây ra hậu quả là để lọt tội phạm và ngược kết quả của “hành trình” minh oan (dù chưa phải là kết quả cuối cùng), vừa là cơ sở pháp lý để các CQTHTT khôi phục lại những thiệt hại mà người bị oan đã phải gánh chịu. Nhìn chung, các nước đều quy định căn cứ xác định một công dân bị oan là một phán quyết của Toà án. Đây có thể là một phán quyết sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Tuy nhiên, một số nước lại chỉ nhấn mạnh việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan khi Toà phúc thẩm tuyên vô tội (hủy bản án kết tội). Theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp thì một người được coi là oan khi có tuyên bố của Toà Phá án rằng ngườiđó vô tội (Phòng hình sự Toà Phá án xét xử lại bản án và bản án được đưa ra xét xử đã được Toà Phá án ra quyết định huỷ bỏ và xác định sự vô tội). Tại Trung Quốc, theo quy định của các Điều 21, Điều 22 Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại và Khoản 3 trong giải thích của Toà án nhân dân tối cao về việc Toà án nhân dân thực hiện Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại thì căn cứ xác định oan chính là phán quyết của Toà án tuyên bị cáo vô tội. Theo quy định của pháp luật Nhật Bản thì căn cứ pháp lý xác định một người bị oan là quyết định của Toà án tuyên vô tội theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc thủ tục kháng án đặc biệt. Tại Thuỵ Điển, căn cứ pháp lý xác định một người bị oan l quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định một người bị tạm giữ, tạm giam oan quá 24 giờ hoặc quyết định của Toà án tuyên vô tội. Khác với pháp luật của một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam thừa nhận một người bị oan trong mọi giai đoạn TTHS. Đây là điểm ưu việt của pháp luật nước ta, có như vậy thì quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan mới được bảo vệ một cách triệt để. Quyết định mang tính minh oan là quyết định tố tụng đặc thù của các CQTHTT, những quyết định chứng tỏ nỗi oan khuất của một người đã được làm sáng tỏ. Tuỳ thuộc vào các giai đoạn tố tụng, các CQTHTT có thể ra một trong các quyết ịnh như: quyết định đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ vụ án vì lý do hành vi của họ không cấu thành tội phạm hoặc họ không có hành vi phạm tội; quyết định của Toàán xác định bị cáo, người bị kết án không có tội; quyết định của Toà án giảm nhẹ hình phạt một cách đáng kể hoặc áp dụng điều khoản về tội danh nhẹ hơn.
Quyết định đình chỉ điều tra
Đình chỉ điều tra là việc cơ quan điều tra chấm dứt toàn bộ hoạt động điều trađối với vụ án cũng như đối với bị can khi có những căn cứ mà Luật TTHS quy định. Khoản 1, Điều 139 của Bộ luật tố tụng hình sự quyđịnh: “Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau:
c) Có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này.
d) Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm”. Tuy nhiên, không phải quyết định đình chỉđiều tra trong mọi trường tội (hủy bản án kết tội). Theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp thì một người được coi là oan khi có tuyên bố của Toà Phá án rằng người đó vô tội (Phòng hình sự Toà Phá án xét xử lại bản án và bản án được đưa ra xét xử đã được Toà Phá án ra quyết định huỷ bỏ và xác định sự vô tội). Tại Trung Quốc, theo quy định của các Điều 21, Điều 22 Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại và Khoản 3 trong giải thích của Toà án nhân dân tối cao về việc Toà án nhân dân thực hiện Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại thì căn cứ xác định oan chính là phán quyết của Toà án tuyên bị cáo vô tội. Theo quy định của pháp luật Nhật Bản thì căn cứ pháp lý xác định một người bị oan là quyết định của Toà án tuyên vô tội theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc thủ tục kháng án đặc biệt. Tại Thuỵ Điển, căn cứ pháp lý xác định một người bị oan là quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định một người bị tạm giữ, tạm giam oan quá 24 giờ hoặc quyết định của Toà án tuyên vô tội. Khác với pháp luật của một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam thừa nhận một người bị oan trong mọi giai đoạn TTHS. Đây là điểm ưu việt của pháp luật nước ta, có như vậy thì quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan mới được bảo vệ một cách triệt để. Quyết định mang tính minh oan là quyết định tố tụng đặc thù của các CQTHTT, những quyết định chứng tỏ nỗi oan khuất của một người đã được làm sáng tỏ. Tuỳ thuộc vào các giai đoạn tố tụng, các CQTHTT có thể ra một trong các quyết định như: quyết định đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ vụ án vì lý do hành vi của họ không cấu thành tội phạm hoặc họ không có hành vi phạm tội; quyết định của Toà án xác định bị cáo, người bị kết án không có tội; quyết định của Toà án giảm nhẹ hình phạt một cách đáng kể hoặc áp dụng điều khoản về tội danh nhẹ hơn.
Quyết định đình chỉ vụ án
(Vì lý do hành vi của người bị buộc tội không cấu thành tội phạm hoặc người bị buộc tội không thực hiện hành vi phạm tội). Đây là quyết định mang tính minh oan do Viện kiểm sát ban hành ở giai đoạn truy tố. Theo quy định của Điều 143b của BLTTHS thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong được ban hành vì lý do hành vi không cấu thành tội phạm mới được coi là quyết định mang tính minh oan. Còn trường hợp người bị buộc tội không thực hiện hành vi phạm tội, Viện kiểm sát có được ra quyết định đình chỉ vụ án hay không thì các điều 89, 142, 143b của BLTTHS
không quy định rõ. Khoản 1, Điều 89 quy định Viện kiểm sát có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án nếu không có sự việc phạm tộiư tức là không có hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện. Trong thực tiễn và khoa học pháp lý thì “không có sự việc phạm tội” và “người bị buộc tội không thực hiện hành vi
phạm tội” là hai người không có năng lực TNHS thực hiện…).
Thứ hai, đã hết thời hạn điều tra
“oan” và “sai” không được đồng nhất với nhau. Ta không nên dùng cụm từ “oan sai” mà chỉ sử dụng cụm từ “oan, sai” hoặc oan, sai độc lập trong những tình huống thích hợp
khái niệm hoàn toàn khác nhau, vì có trường hợp kẻ phạm tội đã “được” CQTHTTbỏ lọt và thay vào theo luật định mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm. Đây là trường hợp không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định đình chỉ được ban hành trong các trường hợp khác (đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm đã được đại xá…) không được coi là quyết định mang tính minh những căn cứ tại Điều 89ư BLTTHS, tại Điều 19 của BLHS (tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội), Điều 25 của BLHS miễn trách nhiệm hình sự) và Điều 69 của BLHS (miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên). Vẫn theo phân tích ở phần trên, thì quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát đó là người không thực hiện hành vi phạm tội lại bị truy cứu TNHS. Và như vậy, trong trường hợp này Viện kiểm sát nhân dân sẽ xử lý như thế nào đối với người không có hành vi phạm tội? Đình chỉ vụ án thì không thể được vì đã có sự việc phạm tội, có lẽ hợp lý nhất là Viện kiểm sát tự mình hoặc yêu cầu cơ quan điều tra huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can và coi quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn là quyết định mang tính minh oan.
Bản án của Toà án xác định bị cáo, người bị kết án không có tội Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. Người bị kết án là người đã bị xét xử và đã bị Toà án có thẩm quyền tuyên bản án có hiệu lực pháp luật. Chỉ Toà án mới có quyền phán quyết một người có tội hay không có tội. Việc xét xử của Toà án có thể phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Thông thường, một vụ án hình sự được đưa ra xét xử sơ thẩm là bắt buộc còn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì một trong những căn cứ quy định tại các điểm 1,2 Điều 89 (không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm) Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án. Như vậy, điều cần bàn ở đây là, cùng với việc huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại điểm 1,2 Điều 89 thì Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm có đồng thời tuyên người bị kết án vô tội hay không? Vấn đề này pháp luật TTHS chưa quy định rõ ràng. Điều 255 của BLTTHS quy định: “Hội
đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm phải đồng thời tuyên bố người bị kết án vô tội nếu có căn cứ được quy định tại các điểm 1,2 Điều 89ư BLTư THS. Vấn đề này cần được xem xét, bổ sung khi ban hành Bộ luật TTHS mới.
Quyết định của Toà án giảm nhẹ hình phạt một cách đáng kể hoặc áp dụng điều khoản về tội danh nhẹ hơn Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Việc xác định khung, loại hình phạt, loại tội danh có ý nghĩa rất lớn trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Theo quy định của BLTTHS thì việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp ngăn tuỳ thuộc vào các kháng cáo, kháng nghị theo thẩm quyền luật định.
Khác với pháp luật của một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam thừa nhận một người bị oan trong mọi giai đoạn TTHS
Theo Khoản 3, Điều 198 của BLTTHS thì nếu có đủ chứng cứ xác định bị cáo không phạm tội thì Toà án phải ghi rõ trong bản án những chứng cứ xác định bị cáo vô tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Khoản 4, Điều 220 và Điều 223 của BLTTHS quy định khi có những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này” và Điều 268 của BLTTHS quy định: Hội đồng tái thẩm có quyền “huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án”. Theo chúng tôi, để được coi là quyết định mang tính minh oan thì khi ra quyết định huỷ bản án và đình chỉ vụ án Hội đồng loại hình phạt. Vì thế, việc xác định sai tội danh, sai khung, loại hình phạt có thể dẫn đến hậu quả là áp dụng sai biện pháp ngăn chặn và như vậy đã làm oan người vô tội. Vì lẽ đó mà quyết định của Toà án giảm nhẹ hình phạt hoặc áp dụng điều, khoản về tội danh nhẹ hơn cũng phải được coi là quyết định mang tính minh oan. Việc xác định thế nào là tội danh nhẹ hơn không phải là dễ dàng. Thông tư liên tịch số 10/TTLTưTANDTCư VKSNDTCưBNV ngày 2/1/1998; Điểm 5, Khoản II, Mục B quy định: “Tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt cao nhất cao hơn. Trong trường hợp tội danh có mức hình phạt cao nhất bằng nhau thì tội danh nặng hơn là tội danh có mức hìnhphạt khởi điểm cao hơn”. phạm đều có hình phạt chính nặng nhất như nhau thì phải xem xét hình phạt chính khác nhẹ hơn. 5) Nếu hình phạt chính và mức hình phạt như nhau, thì phải xem xét quy định về hình phạt bổ sung. Oan, sai là hiện tượng tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, không những nó gây hậu quả nặng nề, trực tiếp đối với người bị oan, sai mà còn dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, gây tác hại oàn xã hội. Trong quá trình đó, phải có giải pháp đồng bộ, từ việc hoàn thiện pháp luật đến áp dụng pháp luật, từ nhận thức đến hành động của mọi người, đặc biệt là của những người tiến hành tố tụng.
Phương Pháp Nghiên Cứu Hồ Sơ Vụ Án Hình Sự &Amp; Áp Dụng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2023
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử của Tòa án là một hoạt động thường xuyên và quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của Thẩm phán, Hội thẩm.
Thực tiễn cho thấy chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giải quyết vụ án hình sự. Theo đó nếu việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của Thẩm phán, Hội thẩm được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng giải quyết vụ án, ngược lại nếu việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự được thực hiện qua loa, sơ sài thì chất lượng giải quyết vụ án không cao, có thể dẫn đến làm gia tăng tỷ lệ án bị hủy, sửa hoặc nghiêm trọng hơn là làm oan sai người vô tội.
Chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, phương pháp nghiên cứu hồ sơ của Thẩm phán, Hội thẩm, theo đó nếu người nghiên cứu có kỹ năng nghiên cứu tốt và phương pháp nghiên cứu chuyên sâu thì chất lượng nghiên cứu sẽ được nâng cao.
Bên cạnh đó công tác áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nói riêng cũng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.Do đó việc nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ hồ sơ vụ án hình sự cũng như áp dụng đúng và chính xác pháp luật về hình sự nói chung, Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình sự.
Nhằm giáp bạn đọc nói chung, những người làm công tác xét xử nói riêng, nâng cao được kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự cũng như nâng cao được chất lượng công tác giải quyết vụ án hình sự, Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn sách “PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ ÁP DỤNG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2023 (Biên soạn theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2023 và văn bản mới nhất) ” do Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác xét xử án hình sự biên soạn.
Nội dung cuốn sách gồm những phần chính sau đây:
Phần I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ ÁP DỤNG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2023.
Phần II. BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2023 (CÓ HIỆU LỰC thi HÀNH TỪ NGÀY 01-07-2016).
Phần III. CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2003 (CÒN HIỆU LỰC THI HÀNH).
Phần IV. CÁC VĂN BẢN VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP.
Hy vọng cuốn sách sẽ có giá trị hữu ích đối với bạn đọc.
Sách đẹp, khổ 20×28 cm, dày 584 trang, Giá: 470.000đ. Nộp lưu chiểu quý II/ 2023.
Cập nhật thông tin chi tiết về Về Chế Định Điều Tra Tội Phạm Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!