Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Sài Gòn Xưa Và Nay Có Gì Thú Vị? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Phong cách cà phê xưa
Có thể nói rằng, cà phê đã dần hình thần một dòng chảy trong văn hóa Sài Gòn xưa và nay, là một người bạn tri kỷ, thân thiết trong cuộc sống của mọi người dân Sài thành. Là một loại thức uống theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XIX, cà phê dần dần trở thành đồ uống mang đậm hồn Việt.
Khác với những quán cà phê trầm lặng có phần cổ kính của Hà Nội hay những các quán cà phê vườn lộng gió của Huế thì Sài Gòn là một nơi nổi tiếng thịnh hành quán cà phê cóc. Đây là loại hình cà phê có từ lâu đời tại mảnh đất Sài thành được nhiều người dân yêu thích vào những năm xưa.
Từ hẻm nhỏ cho đến các con đường lớn, chỉ cần đôi chiếc ghế con, một góc vỉa hè là bạn có thể dễ dàng thưởng thức ly cà phê đặc trưng. Cà phê được pha tại chỗ bằng vợt hoặc pha phin, có màu nâu, thơm nồng, có thể tùy theo sở thích của người sống để pha thêm đường, sữa.
2. Phong cách cà phê thời nay
Từ lâu, người dân Sài Gòn đã quen thuộc với những quán cà phê giữa lòng Sài thành hay nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo mang tên bà Ba, chị Sáu, cô Tư, dù nắng hay mưa cũng đều tấp nập người ra vào. khách hàng đến uống cà phê cũng có sự đa dạng từ những anh công nhân, bác xe ôm cho đến những nhân viên văn phòng.Văn hóa Sài Gòn xưa và nay cũng có sự khác biệt rõ rệt, nếu người xưa ưa chuộng những quán cà phê cóc thì người Sài Gòn thời nay lại có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn.
Với sự phát triển của xã hội thì nhiều loại hình cà phê khác nhau như cà phê di động, mang đi đã dần xuất hiện và trở thành một địa điểm quen thuộc đối với nhiều người. Bên cạnh đó, những quán cà phê độc và lạ như cà phê truyện tranh, cà phê sách hay cà phê thú cưng cũng được sự quan tâm của giới trẻ. Ngoài ra, những thương hiệu cà phê sang cảnh du nhập từ phương Tây như Starbuck, Highland cũng thu hút đông đảo giới trẻ sành điệu đến thưởng thức.
3. Văn hóa ẩm thực xưa và nay
Dù trải qua bao nhiêu năm tháng thì mọi người đều có thể cảm nhận được nhiều sắc thái văn hóa khác nhau tại Sài Gòn. Có thể nói rằng, mảnh đất này là nơi hội tụ nhiều tinh hoa ẩm thực nhất mà không một nơi nào có được. Hơn thế nữa, đây còn là một trong những đặc trưng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa Sài Gòn xưa và nay.
Vào thời điểm trước những năm 1975, ẩm thực Sài Gòn có sự giao thoa, chắt lọc, tiếp thu của nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây và tạo nên một nét đặc trưng rất riêng biệt.Nhìn vào nét văn hóa ẩm thực đường phố Sài Gòn giai đoạn xưa, chắc chắn bạn sẽ được thấy lại mọi phần cuộc sống rất thú vị của nơi đây năm xưa cũng rất ồn ào, náo nhiệt.
Ẩm thực Sài Gòn hiện nay là sự kết tinh của nhiều món ngon, độc đáo đến từ nhiều nét văn hóa khác nhau, có sự hòa trộn giữa phương Đông với phương Tây, giữa hiện đại với truyền thống.
Khám Phá Phong Cách Cà Phê Sài Gòn Xưa Và Nay
Cà phê là thức uống đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XIX và dần dần mang đậm hồn Việt. Mỗi vùng miền lại có nét đặc trưng rất riêng trong văn hóa thưởng thức cà phê: Thủ đô Hà Nội là những quán cà phê trầm lặng có phần cũ kỹ, Huế với không khí nhẹ nhàng của cà phê vườn lộng gió, riêng Sài Gòn thì đây là nơi hội tụ của tất cả tín đồ cà phê từ mọi xứ.
Quán cà phê cóc đã có từ rất lâu và hiện vẫn đang rất thịnh hành giữa phố phường Sài gòn
Đầu tiên phải kể đến cà phê cóc – một loại hình cà phê tồn tại rất lâu tại mảnh đất này. Từ hẻm nhỏ cho đến đường lớn, chỉ cần đôi chiếc ghế con, một góc vỉa hè là bạn có thể dễ dàng thưởng thức ly cà phê đặc trưng. Cà phê được pha chế tại chỗ bằng pha vợt hoặc pha phin, nước có màu nâu, thơm nồng. Tùy theo sở thích người uống có thể pha thêm đường, sữa và lựa chọn cà phê đá hoặc cà phê nóng.
Người Sài Gòn xưa và nay đều ưa chuộng những quán cà phê dân dã
Nơi đây mọi người có thể thoải mái tám chuyện, đọc báo, thư giãn
Tên của các quán cà phê thường được đặt theo tên người chủ hoặc tên hẻm, tên đường. Giữa lòng Sài thành, sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo có những quán cà phê của bà Ba, chị Tám lé, cô Năm… dù ngày nắng, hay ngày mưa cũng đều tấp nập người ra vào.
Khách hàng cũng đa dạng từ bác xe ôm, anh công nhân, giới sinh viên, văn phòng hay thậm chí là những văn nghệ sĩ nổi tiếng đều ưa chuộng không gian đặc biệt, không cầu kỳ và rất bình dân của cà phê cóc ấy.
Dù thời gian trôi qua nhưng thói quen thưởng thức cà phê của người dân vẫn không hề thay đổi
Khách du lịch rất ấn tượng và thích thú khi được trải nghiệm văn hóa cà phê Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng bởi sự bình dị, mộc mạc. Hơn hết một quán cà phê cóc với không gian mở giúp mọi người có thể vừa trò chuyện, vừa ngắm đường phố thậm chí là cùng hò hét vì một trận bóng đá, thoát khỏi nhịp sống hối hả thường ngày.
Để đáp ứng sự phát triển của xã hội thì ngày nay xuất hiện nhiều loại hình quán cà phê khác nhau như cà phê di động, cà phê mang đi… Bên cạnh đó là những quán cà phê lạ và độc như cà phê truyện tranh, cà phê hầu bàn, cà phê thú cưng… Chưa kể đến sự gia nhập ồ ạt của những thương hiệu cà phê phương Tây tạo nên một loại hình “cafe sang chảnh”. Những cửa hàng cà phê với cửa kính sáng bóng, máy lạnh “phà phà”, wifi “vù vù” luôn sáng đèn 24/7 thu hút khá đông giới trẻ sành điệu.
Một góc cà phê vỉa hè trước đây và cà phê bệt ngày nay
Hàng trăm phong cách cà phê phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Mỗi người một sở thích riêng, có thể người già không thích cà phê của “bọn trẻ bây giờ” hay ngược lại nhưng tựu chung ở Sài Gòn thì ai cũng có một quán cà phê “ruột” của riêng mình.
Những Khác Biệt Thú Vị Giữa Tết Xưa Và Tết Nay.
Liệu Tết ngày nay có còn giữ nguyên được giá trị vốn có hay chỉ là một kì nghỉ dưỡng dài ngày ?
1. Pháo
Từ xưa chúng ta thường có câu “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Nó đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt mình. Ngày xưa nhà nhà treo pháo trước cổng đốt đêm 30, tiếng pháo nổ giòn giã cứ thế vang khắp xóm làng. Ngày nay không cho đốt pháo nữa mà thay vào đó là tổ chức bắn pháo hoa tập trung tại các địa điểm lớn.
2. Bánh mứt Tết
Vào những ngày Tết xưa, những hộp mứt tết được thiết kế và đóng gói đơn giản, không quá cầu kỳ. Chiếc hộp màu đỏ, hình ngũ giác, được gói trong chiếc túi bóng kính rồi buộc thắc nút một đầu bằng chiếc nơ màu đỏ rực. Tết ngày nay thì khỏi phải bàn, bánh kẹo mứt tết đa dạng, màu mè và ngon hơn hẳn. Hộp bánh mứt ngày nay cũng vì thế mà cầu kỳ, thiết kế sang trọng từ màu sắc cho đến chất liệu.
3. Bánh chưng Tết
Những ngày sát Tết xưa, các bà các mẹ tranh thủ ra chợ mua thịt mua nếp. Rồi cả nhà quây quần cùng nhau, phụ cha ông gói từng chiếc bánh chưng, đó như là một nét đẹp văn hóa không phai trong mỗi người con Việt. Còn ngày nay, để tiết kiệm thời gian và công sức thì đa số mọi người chọn cách mua bánh chưng làm sẵn tại các cửa hàng. Chỉ còn một số ít vẫn còn tự gói bánh chưng tại nhà để giữ vững truyến thống và nét đẹp dân tộc ta cho con cháu sau này.
4. Mua sắm đồ Tết
Thói quen mua sắm đồ Tết từ xưa đến nay thì vẫn vậy, vẫn đông đúc, nhộn nhịp và hối hả. Tuy nhiên vào ngày xưa, khi mỗi dịp sát Tết mọi người đổ xô ra chợ để sắm sửa quần áo, đồ dùng, thực phẩm. Thì ngày nay mọi người thường mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn đảm bảo an toàn thực phẩm hơn và cũng tránh tình trạng bị chặt chém giá cả.
5. Cây cảnh chưng nhà ngày Tết
Ngày xưa, nhà nhà chỉ cần cành đào, cành mai đính thêm vài quả bóng bay hay chậu quất nhỏ để chưng trước cửa là đã tràn ngập hình ảnh Tết rồi. Ngày nay, có nhiều cây cảnh nhập khẩu, nhiều loại độc đáo như đào bonsai, bưởi thỏi vàng,..vv.. rồi còn được trang trí thêm đèn led màu mè.
6. Du xuân ngày Tết
Dù ai đi ngược về xuôi thì ngày Tết vẫn là dịp hồi hương, đoàn tụ với gia đình. Ngày xưa hay ngày nay nhiều người vẫn chọn việc du xuân tại quê như là một cách giữ gìn mối quan hệ. Tuy nhiên ngày nay có một bộ phận, đặc biệt là người dân ở các thành phố chọn đi du lịch như một kỳ nghỉ xả stress sau một năm làm việc vất vả.
7. Lời chúc Tết
Trong cái thời đại công nghệ 4.0 này, với sự lên ngôi của mạng xã hội thì những lời chúc tết cũng khác đi phần nào. Ngày xưa, sửa soạn ăn mặc tươm tất để đi chúc Tết gia đình, họ hàng và háng xóm. Ngày nay với 1 chiếc smartphone thì chỉ cần ngồi nhà là có thể chúc Tết tới bạn bè, người thân.
8. Giải trí ngày Tết
Ngày xưa, nhà nào có cái tivi màu là cũng thuộc dạng khá giả và giàu có lắm rồi. Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có 1 cái tivi to hơn, độ phân giải tốt hơn, nhiều kênh hơn. Hồi trước cứ đêm 30 Tết là cả nhà quây quần ngồi xem Táo quân, Gặp nhau cuối năm. Còn bây giờ có thể xem lại bất cứ lúc nào, chương trình xuân cũng tràn lan đủ thể loại, ba mẹ coi của ba mẹ, con cái thì coi của con cái.
9. Giỏ quà biếu ngày Tết
Ngày xưa, giỏ quà Tết khá đơn giản và mộc mạc, ít mứt, ít hoa quả với chai rượu nếp là vừa đủ. Còn ngày nay, ra tiệm ra hàng là đủ các loại đóng gói sẵn, sang trọng và đẹp mắt. Nào là rượu ngoại, bánh kẹo ngoại luôn, trái cây in khắc chữ hình độc đáo.
10. Chụp ảnh ngày Tết
Những ngày Tết xưa, muốn chụp ảnh gia đình thì phải gọi các bác thợ chụp dạo, rồi đợi mấy ngày sau mới có hình đóng khung đem treo. Còn ngày nay, trong tay của ai cũng có sẵn cái điện thoại chụp hình siêu nét, selfie sống ảo mọi lúc mọi nơi. Nhiều lúc ham chụp ảnh đến mức quên cả việc ngắm cảnh, trò chuyện với nhau.
Đây chỉ là những so sánh thú vị mà Swift247 chúng mình mang đến cho các bạn, mong rằng các bạn sẽ có một dịp Tết năm mới tràn ngập hạnh phúc và nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó Swift chúng mình vẫn luôn sẵn sàng vận chuyển quà Tết một cách nhanh chóng và bảo đảm an toàn, Tết này sẽ trọn vẹn hơn biết bao.
Với dịch vụ vận chuyển siêu hỏa tốc bằng đường hàng không chỉ từ 5 tiếng cùng Vietjet Air, Swift247 cam kết vận chuyển và trao tay tất cả các loại hàng mà bạn yêu thích trong thời gian ngắn nhất dù bạn ở bất cứ đâu.
Đặt hàng ngay trên website hoặc ứng dụng để tận hưởng siêu tiện ích và hệ thống tracking, SMS 24/7 và tính năng chọn thời gian nhận hàng.
SWIFT247 – SHIP NƯỚC RÚT – KỊP TỪNG PHÚT
Hotline: 1900 27 27 47
🌐Website: https://swift247.vn/
Trụ sở chính: Tầng 6 Vietjet Plaza, 60A Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
💞Tải app ngay hôm nay trải nghiệm ngay dịch vụ tận hưởng siêu tiện ích vận chuyển 4.0:
Android: http://bit.ly/2kkZK2O
IOS: https:https://apple.co/2kDLIK0
Website: https://app.swift247.vn/authorize
📌Địa chỉ bưu cục SWIFT247:
Đà Nẵng: 157-159 Hàm Nghi, quận Thanh Khê.
Hà Nội: 69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng.
Hồ Chí Minh:
60A Trường Sơn, quận Tân Bình.
8bis Công Trường Quốc Tế (đối diện Hồ Con Rùa), quận 3.
Văn Hóa Giao Thông Việt Nam: Xưa Và Nay
Đường đi lối lại và người đi trên đường là một đối tượng nghiên cứu thú vị của khoa Nhân học. Xã hội phong kiến phương Đông hay xã hội thời Trung cổ phương Tây có nhiều nét đặc biệt về giao thông, mà đã lâu người ta không quan niệm được nữa.
Đa phần cho rằng giao thông thời phong kiến và Trung cổ rất kém, chất lượng đường không tốt bao gồm cả xe cộ và con đường, tất nhiên cũng do nhu cầu đi lại của người ta lúc đó tưởng như không lớn. Đa phần nông dân chỉ loanh quanh trong làng của mình, trong lãnh địa của mình, xa lắm là đi sang làng bên. Lúc đó đi và về trong một ngày được coi là đi gần, đi và về qua đêm được coi là đi xa. Tốc độ trung bình của người đi bộ từ 4 – 10km/giờ, ngựa có thể đạt tốc độ từ 20 – 30km/giờ, theo cách tính của người phương Tây, trên thực tế ở Việt Nam tốc độ này thấp hơn nhiều.
Ngựa trạm và lính truyền tin. Ảnh: hinhanhvietnam.com
Ở Việt Nam, người đi bộ tối đa từ 4 – 5km/giờ, đi ngựa đạt từ 15 – 20km/ giờ và thực ra con ngựa Việt bé nhỏ, người ta cưỡi để khỏi tự đi bộ, chứ không phi mà cũng đi thủng thẳng như người chân đất, vả lại còn có một vài tay hầu nhỏ cắp tráp đi sau (người cưỡi ngựa thường là quan lại hay nhà giàu). Nếu phải gánh gồng, người ta cũng không đi chậm hơn người đi tay không bao nhiêu, vì hàng nặng luôn có quán tính lao đi, cũng không thể chậm chạp quá được.
Để đi hết một tỉnh hay chiều dài đất nước, có lẽ người ta mất cả năm trời. Đối với đất nước tương đối vuông vắn như nước Pháp, người ta đi từ chiều nọ sang chiều kia, mất từ 20 ngày đến vài tháng, thành thử vào thời cổ, đất nước nào cũng rộng hơn bây giờ nhiều, và cũng bí hiểm hơn vì có bao nhiêu thứ ở các vùng khác nhau người ta chưa từng biết đến. Cái cảm giác về đất nước ở các thời đại hoàn toàn khác nhau, ví như ngày nay người Việt thấy đất nước mình là nhỏ, cũng vì tốc độ mà con người hiện đại đạt được là rất lớn. Đi máy bay từ Hà Nội đi Sài Gòn, mất có gần hai giờ, so với người ở thế kỷ 19, đi bộ vào Nam có lẽ mất sáu tháng. Thế kỷ 11, người ta cảm giác về Đại Việt khác thế kỷ 15, khi mà vua Lê Thánh Tông đã dẫn quân vào tận Phan Rang. Thế kỷ 16 trở đi người ta đã có cảm giác về một đất nước như bây giờ và nhìn ra biển người ta thấy cả Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà Nguyễn lấy Huế làm kinh đô, cũng một phần do quản lý thông tin lúc đó chỉ bằng ngựa chạy trạm, từ Huế đi ra Bắc và vào Nam có khoảng cách tương tự, nhưng ra vào cũng mất một tháng trời, thông tin mới tới nơi.
Trước thế kỷ 17, mỗi lần đi sứ Trung Quốc, chuyến đi kéo dài tới ba năm và người ta coi sứ giả như người đã chết, bị đi sứ có nghĩa là đang bị giáng cấp, hoặc mang trọng trách rất quan trọng nào đó.
Thuyền buồm, phương tiện di chuyển của người Việt trên sông và biển. Ảnh: Jean Haeflinger
Ở phương Tây Trung cổ, những con đường hình thành ngay từ thời Tiền sử để lại, đó là những lối mòn vắt qua nhiều nước châu Âu, qua núi non. Người La Mã chiếm gần hết phía Nam Địa Trung Hải và Bắc Phi, một đế quốc bao la ngay trước Công nguyên, đã cho xây dựng những con đường trên đế quốc của mình, những con đường đó lát đá, đủ cho hai cỗ xe ngựa chạy song song, và luôn thẳng tiến, bất kể trước mặt là núi hay sông. Với một đế quốc rộng lớn như vậy, đường thẳng là đường ngắn nhất.
Đến thời Trung cổ những con đường đó vẫn còn được sử dụng và nó bị phân cắt khi đi qua các lãnh địa thuộc về sở hữu riêng của các lãnh chúa địa phương. Những lãnh chúa này có trách nhiệm đảm bảo an ninh trong đất đai của mình, nếu người đi đường bị ăn cướp, thì lãnh chúa phải bồi thường.
Những con đường ở Việt Nam được hình thành như thế nào là một vấn đề lịch sử, có lẽ con đường quốc lộ một là một huyết mạch hình thành sớm, và có nhiều ý kiến cho rằng, thời đầu Công nguyên, khi đồng bằng còn chưa được bồi đắp đầy đủ, đó là con đường chạy sát biển. Cố đô Hoa Lư không phải là một nơi phòng thủ thuần túy như người ta nghĩ mà nó cũng nằm ngay sát biển, nơi đổ ra bể của sông Hoàng Long. Chúng ta nên nhớ huyện Kim Sơn về căn bản mới được khai thác và bồi đắp từ thời Nguyễn Công Trứ, đầu thế kỷ 19. Họa sỹ Phan Bảo cho rằng, người xưa lấy đê làm đường đi, nên từ Đê chính là nguồn của từ Đường. Trong tiếng Nùng, Lồ là đường đi tương đương với chữ Lộ trong tiếng Hán, trong tiếng Tày, Tàng là đường đi. Vậy người Việt và người Tày có chung gần nhau từ đường đi là Đường hay Tàng, người ta còn gọi là Đàng(Đi một ngày đàng học một sàng khôn – tục ngữ ).
Con đường xuyên Nam Bắc cuối cùng được nhà Nguyễn chỉnh đốn thành con đường Thiên lý (đường ngàn dặm), cứ vài cây số, hay mươi cây số tùy từng nơi, lại đặt một quán trạm, cho lính đưa tin nghỉ ngơi, thay ngựa, người đi đường nghỉ chân, trên thực tế các quán trạm hình thành tự nhiên do tầm đi lại, và các thị trấn ven đường mọc ra. Chúng ta thấy rằng tầm 5- 7km có vẻ hợp lý, vì nhiều ga, bến, chợ đã hình thành ven đường đi như vậy.
Tuy nhiên đi từ Bắc xuống Nam, người ta gặp rất nhiều con sông cắt ngang, những con sông này vốn chạy theo hướng tây – đông, giao thông đường bộ rất khó khăn, các bến đò ngang hình thành, cầu chỉ được bắc qua sông nhỏ, nhưng những con sông hướng tây bắc – đông nam lại khá lớn. Sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Cầu, sông Hồng, sông Châu Giang, sông Mã, sông Gianh, sông Hương… và ở đồng bằng Nam bộ là chín nhánh của sông Mê Kông, nên gọi là sông Cửu Long.
Khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long ông đã đi bằng thuyền, từ sông Hoàng Long, lên sông Đáy, từ sông Đáy vào sông Hồng, rồi từ sông Hồng vào sông Kim Ngưu. Đây chỉ là ước đoán, có thể hành trình lúc đó còn phức tạp hơn.
Đường đi thì thời nào cũng có, nhưng chất lượng đường thời xưa phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế tự nhiên, chủ yếu là đắp đất, và một số ít được lát gạch và đá. Có đường quốc lộ chung cho cả nước, mà cụ thể là con đường Thiên lý.
Tuyến đường Thiên lý ngày nay được xác định chính là con đường số 1 từ Lạng Sơn xuống. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào thời Bắc thuộc, giai đoạn đầu Công nguyên đến thế kỷ 7, con đường xuyên từ Quảng Ninh, vắt qua Phả Lại vào Luy Lâu, Thuận Thành (Bắc Ninh), rồi sang Hà Nội mới là huyết mạch chính. Lúc đó Luy Lâu là thủ phủ của chính quyền đô hộ, đây cũng là trung tâm tín ngưỡng Tứ pháp cổ xưa và Phật giáo sớm ở Đại Việt. Đương nhiên khi kinh đô hay thủ phủ ở đâu, những con đường tới đó và từ đó đi ra là quan trọng.
Con đường đất từ Hải Phòng ra Đồ Sơn. Ảnh: hinhanhvietnam.com
Như vậy chúng ta cần xác định các con đường ra vào các trung tâm cổ như: Việt Trì, Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu, Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, Huế, Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Phan Rang, Gia Định – đây đều là những trung tâm đô hội của các triều đại cổ xưa trong lịch sử.
Khi nghiên cứu trung tâm Luy Lâu, chúng tôi thấy đường giao thông cho đến thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, vẫn phụ thuộc rất nhiều vào con sông Dâu. Các hoàng thân quốc thích hoàng tộc Lê Trịnh đến chùa Bút Tháp, thường đi thuyền sông Dâu từ cung Cổ Bi, đến tận cửa chùa (con đường trước mặt chùa mới hình thành những năm giữa thế kỷ 20 và rất nhỏ). Con sông này có thể đưa người ta đi từ sông Cầu, qua sông Tiêu Tương xuống, đi lại từ Hà Nội qua Luy Lâu và xuống Hưng Yên vào sông Châu Giang, đồng thời có thể ngược lên sông Phả Lại. Để vào Luy Lâu, nếu đi đường bộ, người ta phải qua rất nhiều bến đò.
Đường quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện và liên xã, cuối cùng là đường làng. Hầu hết các con đường này đều chỉ là đường đất, trong đó các tuyến đê chạy theo hai bên bờ sông cũng rất quan trọng cho người ta đi về từng vùng miền.
Đường lát gạch và đá của quốc gia chỉ có từng đoạn ngắn ở kinh kỳ gần cung cấm và các vương phủ, quan phủ, đền chùa miếu mạo. Đường liên xã, huyện, tỉnh hình thành tự nhiên theo các địa lý hành chính và cũng được củng cố thường xuyên. Thời phong kiến tất cả những con đường này đều đắp bằng đất, người ta thường đào hai bên đường, hoặc một bên đường, đắp một con đường cao lên, chỗ đất bị đào xuống nhân thể làm thành những con mương dẫn nước. Do là đường đất, vào mùa mưa rất trơn và nhiều bùn lầy, mùa nắng đám bùn đó biến thành bụi, ở những xứ đất đỏ đôi khi cây cối ven đường bị nhuốm màu, nhất là vào thời có những phương tiện giao thông cơ giới.
Để làm cho vững chắc con đường, người ta có thể rải ít đá dăm và sỏi, rồi đầm vào mặt đường, tuy nhiên đó thường là yêu cầu của chiến tranh, chứ bình nhật người ta không mấy quan tâm đến độ bền của đường đất. Nhưng đê điều – tuyến giao thông và chống lũ lụt quan trọng, thường được quan tâm kỹ. Có cả quan phụ trách riêng, luôn huy động dân công đắp đê bằng công quỹ từ triều đình và đóng góp của địa phương.
Thuyền là phương tiện chuyên chở chính, nhất là những hàng nặng. Những năm 1398, khi Hồ Quý Ly chuẩn bị cho xây thành Tây Đô và Ly Cung ở Thanh Hóa, do thời gian gấp, ông cho tháo nhiều cung điện ở Thăng Long chở bằng thuyền vào xứ Thanh. Đến cuối thế kỷ 19, khi cha Sáu cho xây nhà thờ đá Phát Diệm ông cũng vận chuyển đá từ Thanh Hóa ra bằng thuyền.
Xe ngựa thì hầu như không chở được vật liệu nặng và cũng không được dùng phổ biến, nhất là trong những địa hình đồi núi. Xe trâu đắc lực hơn và trâu có thể kéo xe lên xuống dốc tốt. Xe một bánh đặc bằng một khoang gỗ tròn cũng là một phương tiện vận chuyển cá nhân, còn lại người Việt đem đôi vai ra gánh vác một cách thường xuyên và hàng ngày. Thương nghiệp không được chú trọng thời phong kiến, một mặt do sản xuất hàng hóa hầu hết mang tính chất tự cung tự cấp, nhưng mặt khác do giao thông và phương tiện giao thông rất hạn chế của thương nhân Việt thời phong kiến.
Theo nhà phê bình Phan Cẩm Thượng
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Sài Gòn Xưa Và Nay Có Gì Thú Vị? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!