Xu Hướng 6/2023 # Văn Hóa Nhật Bản: 3 Điểm Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa # Top 8 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Văn Hóa Nhật Bản: 3 Điểm Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Nhật Bản: 3 Điểm Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đền và chùa là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Đây cũng được xem là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Có đến 80,000 ngôi đền và 75,000 ngôi chùa trên toàn nước Nhật. Cùng Sông Hàn Tourist khám phá Nhật Bản qua sự khác nhau giữa đền và chùa qua diện mạo và phương thức thờ cúng.

Sự khác nhau giữa đền và chùa trong văn hóa Nhật Bản (Nguồn: Shutterstock)

1. Tôn Giáo

Trong tiếng Nhật, ngôi đền được gọi là jinja. Trong Thần đạo, người dân Nhật Bản tin rằng có linh hồn và thần linh tồn tại ở Shinrabansho (tất cả mọi thứ về vũ trụ). Họ tôn thờ núi rừng, đá, cây cối và tất cả những thứ khác trong tự nhiên tựa như các vị thần.

Đền thờ là biểu tượng của Thần đạo – nơi cất giữ những giá trị xưa cũ và là địa điểm dừng chân của những ai theo đạo. 

Mặc khác, trong truyền thống nước Nhật chùa được gọi là tera – khởi sinh từ Ấn Độ và Trung Quốc. Phật Giáo thường được thờ cúng tại các ngôi chùa – nơi các nhà sư sinh sống và thờ Phật. Những tượng Phật quan trọng thường được đặt tại trung tâm ngôi chùa. 

Chùa ở Nhật được đặt tại những nơi có vị thế tuyệt vời (Nguồn: Shutterstock)

2. Diện Mạo

Diện mạo là thứ dễ dàng nhận biết và phân biệt giữa đền và chùa. 

Đền thường gắn liền với cổng Torii – biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản – được đặt ngay tại cổng vào và được sơn màu đỏ nổi bật. Đó là cách nhanh nhất bạn có thể nhận ra những ngôi đền truyền thống. Một số ngôi đền khác xây dựng cổng vào bằng những nguyên vật liệu cùng bề ngoài đồ sộ hơn cổng Torii. Ngoài ra, một số chùa khác có một nghĩa trang đặt cạnh.

Diện mạo là điểm dễ phân biệt nhất giữa đền và chùa (Nguồn: Shutterstock)

Khi du lịch Nhật, bạn có thể nhìn thấy đền thờ chó (Komainu) – nơi thờ hình tượng chó, một số khác thờ những động vật khác như Cáo. Trong khi đó, tượng Niō tại các chùa được đặt với ý nghĩa bảo vệ các vị Phật. Đây là điểm đặc trưng giúp bạn dễ dàng phân biệt đền chùa khi đến Nhật.

*Tượng Niō thường đứng hai bên cổng chùa thể hiện tướng phẫn nộ trên khuôn mặt. Sở dĩ có tạo hình như vầy là do việc tính cách hóa thần bảo hộ các tượng Phật bên trong chùa.

3. Hình Thức Thờ Cúng

Nếu bạn viếng thăm các đền chùa tại Nhật, hãy hiểu rằng hình thức thờ cúng có đôi chút khác biệt. Dẫu thế, người dân Nhật Bản không nhận ra sự khác biệt và thờ phụng theo cách của đền tại các ngôi chùa. Tuy nhiên đền và chùa cũng có một số điểm chung, nổi bật nhất chính là nghi thức cúi lạy hay còn gọi là Ojigi.

Nghi lễ tôn giáo đặc biệt của người Nhật (Nguồn: Unsplash)

Tại chùa:

1. Cúi đầu ngay trước cổng chùa

2. Đi dọc theo bên đường khi đi ngang qua cổng chùa

3. Rửa tay và miệng theo nghi thức dưới ảnh

Đầu tiên, bạn rửa sạch tay trái với chiếc gáo nước rồi đến tay phải sau đó súc miệng bằng nước này. Cuối cùng kết thúc bằng việc rửa lại tay cầm của gáo với một ít nước. 

4. Chạm vào khói hương

Theo quan niệm của văn hóa Nhật Bản, khói hương là một phần của cơ thể. Vì thế khi đến chùa hãy dùng tay để vẫy khói từ lư hương về phía mình. 

5. Cầu nguyện

Trước tiên hãy xếp hàng và chờ đến lượt mình khi số lượng khách quá đông. Khi đến lượt của mình, bạn hãy cúi lạy và cho một ít tiền tùy hỷ vào thùng trước khi chắp tay cầu nguyện.

Tại đền:

Nghi thức tôn giáo của đền cũng tương tự như tại các ngôi chùa. Tuy nhiên cách thức cầu nguyện có đôi chút khác biệt. Trước hết, cúi lạy và cho tiền vào thùng tiền cúng điếu sau đó làm theo những bước cụ thể sau:

1. Lạy 2 lần

2. Vỗ tay nhẹ 2 lần

3. Gập người để cúi lạy

Địa Điểm Du Lịch Nhật Tham Quan Đền Chùa

Kiến trúc đặc biệt của đền Meiji (Nguồn: Shutterstock)

Tại Tokyo, chùa Sensoji ở Asakusa là một trong những địa danh nổi bật với chiếc cổng đỏ khổng lồ mang tên Kaminarimon. Kyoto cũng là một nơi thật tuyệt để cầu nguyện ở những ngôi chùa như Kiyomizudera hay chùa Vàng Kinkakuji – 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất đất nước. 

Chùa Vàng Kinkakujin tuyệt đẹp (Nguồn: Shutterstock)

Sông Hàn Tourist với nhiều tour du lịch Nhật hấp dẫn: https://songhantourist.com/tour-du-lich/tour-nhat-ban

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn – Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

Sự Khác Nhau Giữa Chùa Và Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am

Mong muốn qua bài viết này, chúng ta có thể phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

Chùa là gì ?

Chùa Dâu hay còn gọi là chùa Cả, Diên Ứng, Pháp Vân, … Là ngôi chùa cổ kính, lâu đời nhất ở Bắc Ninh.

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.

Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Sở dĩ người ta thường hay nói cửa chùa rộng mở là vì ai bước chân vào chùa cũng được hết. Vua, quan bước chân vào chùa cũng bằng cửa đó. Người buôn thúng bán nia hay những kẻ ăn mày cùng đinh trong xã hội đi vào chùa cũng bằng cửa đó. Cửa chùa rộng mở tuy nhiên nó rất hẹp.

Hẹp là bởi vì chưa chắc ông vua đã lọt vào được trong cửa chùa, vì áo mão, quyền uy, chức tước, công danh sự nghiệp, cồng kềnh đủ thứ. Nhưng ngược lại với một con người nghèo nàn mà thong dong đi vào cửa chùa không gặp bất cứ trở ngại nào cả. Vì cửa chùa vốn không chứa đựng những công danh lợi lộc, những thị phi, tranh chấp, những ganh tỵ thù hằn… ở đời. Nếu vị nào tới chùa mà mang danh vị chức tước, quyền uy thế lực… thì cửa chùa tuy mở rộng đó mà lại khép kín. Ngược lại, với con người chỉ với một tấm lòng thành, chỉ một tấm lòng thành như vậy thôi mà cửa chùa luôn luôn mở rộng với mình.

Đình là gì ?

Đình Chu Quyến hay còn gọi là đình Chàng, ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam.

Trong đời sống người dân Việt Nam khi xưa, đình làng khi khởi dựng được phục vụ nhiều mục đích, từ thờ tự, tế lễ, là nhà hội đồng chung, là nơi xử kiện, nộp sưu thuế, nơi nghỉ cho khách lỡ độ đường, đình làng cũng là nơi vui chơi, nơi sinh hoạt ca hát, có đình làng còn là lớp học… Đình làng còn được coi như biểu tượng của quyền lực làng xã, nó có chức năng như một ngôi nhà lớn của cộng đồng.

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

Đền là gì ?

Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng tại khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Trồng, tượng đài Thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc… Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

Miếu là gì ?

Hưng Miếu hay Hưng Tổ Miếu (Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn – song thân của vua Gia Long, vị trí ở tây nam Hoàng thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc), thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam.

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.

Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam).

Nghè là gì ?

Nghè Xuân Phả (Thanh Hoá)

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).

Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.

Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

Điện thờ là gì ?

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

Phủ là gì ?

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).

Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

Quán là gì ?

Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh. Một trong Thăng Long tứ quán. Bốn Đạo quán lớn, bao gồm: Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh. Huyền Thiên quán, nay là chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai. Đồng Thiên quán, nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành. Đế Thích quán, nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên.

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.

Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.

Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).

Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

Am là gì ?

Hương Hải am – Chùa Thầy, tọa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.

Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.

Theo RedsVN

Khác Nhau Giữa Văn Hóa Hàn Và Việt

Kinh nghiệm sống tại Hàn Quốc – Sự khác nhau giữa văn hóa người Hàn và người Việt

Kinh nghiệm sống tại Hàn Quốc – Mùa thu ở Đại Học Jeonju (Nguồn ảnh: DHS ICC tại Hàn Quốc).

STT

Tiêu chí

Văn hóa Hàn Quốc

Văn hóa Việt Nam

1

Tính cách

Người Hàn Quốc khá nóng tính, không giỏi kiềm chế cảm xúc, nóng giận hay vui buồn đều tỏ rõ ra ngoài.

Người Việt có xu hướng ôn hòa, thích sự điềm tĩnh và nhẹ nhàng.

2

Phương tiện giao thông

– Phương tiện công cộng: Xe buýt và tàu điện ngầm là chủ yếu – Phương tiện khác: Ô tô và taxi.

– Phương tiện công cộng: Xe buýt, taxi và xe ôm – Phương tiện khác: Ít dùng ô tô hơn, chủ yếu dùng xe máy để di chuyển.

3

Kỳ nghỉ trong trường học

Ở Hàn Quốc, năm học mới thường bắt đầu vào tháng 3 mùa xuân năm mới. Có cả nghỉ hè và nghỉ Đông.

Ở Việt Nam năm học thường bắt đầu vào tháng 9. Chỉ có nghỉ Hè và không có kỳ nghỉ Đông.

4

Trang phục và phong cách ăn mặc

– Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, ngày nay người ta chỉ mặc vào ngày Tết hay đám cưới. Nữ thì mặc váy và áo ngoài, còn nam thì mặc quần và áo ngoài. Trẻ em thường mặc Hanbok đủ màu sắc vào ngày thôi nôi hoặc ngày lễ Tết. – Nhìn chung, cả nam và nữ ở Hàn đều chú ý, kỹ tính và coi trọng đến việc ăn mặc cũng như hình thức bên ngoài.

– Trang phục truyền thống ở Việt Nam là áo dài, thường mặc vào các dịp đặc biệt như cưới hỏi, khai giảng hoặc dịp Tết. Ngày nay, áo dài cách tân cũng được khá nhiều phụ nữ ưu chuộng để mặc hằng ngày, còn áo dài trắng thường là đồng phục cho học sinh cấp 3. – Trang phục hằng ngày của người Việt có phần tuềnh toàng hơn và thường theo tinh thần giản dị, thoải mái.

5

Rác thải và vệ sinh môi trường

– Sử dụng túi đựng rác phù hợp Khi sinh sống ở một quận hay thành phố bất kì nào tại Hàn Quốc, bạn đều phải mua túi đựng rác tiêu chuẩn có dán nhãn của thành phố bạn sinh sống, túi đựng rác này được sử dụng ở trong phạm vi thành phố bạn sinh sống. – Vệ sinh đường phố Việc đổ rác bừa bãi tại Hàn Quốc được cho là vi phạm pháp luật, Tại công viên và một số khu vực bạn sẽ bị phạt tiền nếu bạn vứt đầu mẩu thuốc lá.

-Người Việt thường ít có ý thức phân loại rác và thường để chung với nhau. Loại túi thường dùng để đựng rác là túi bóng màu đen. – Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường công cộng của người Việt cũng chưa cao lắm. Tuy nhiên, việc hút thuốc nơi công cộng ở Việt Nam là bị cấm hoàn toàn và có thể bị phạt.

6

Bữa ăn và văn hóa ăn uống

– Người Việt thường dùng đũa trong hầu hết các bữa ăn. Đồ ăn thừa sau bữa ăn thường bỏ đi và ít để lại. – Cơm là thức ăn chính. – Món ăn khá đa vị và dùng nhiều nguyên liệu tẩm ướp để áp mùi tanh của thịt, cá, thường lựa chọn những rau quả tươi trong chế biến và bữa ăn.

[Góc bạn đọc tham khảo]

1. 6 loại học bổng du học Hàn Quốc dành cho du học sinh Việt Nam

2. Điều kiện nhận học bổng du học Hàn Quốc

Đặc Điểm Của Từng Nhóm Máu Trong Văn Hóa Nhật Bản

Nhóm máu A:

Tính cách chung của những người nhóm máu A: 

– Xem xét và thực hiện mọi việc cẩn thận và đều đặn, không thực hiện bước tiếp theo nếu họ không hài lòng

– Có thể dễ dàng hiểu được cảm xúc của người khác

– Tốt bụng, có lòng hiếu khách

– Không thường bộc lộ bản thân để tránh cãi vã

– Khó tính, sạch sẽ

– Lái xe an toàn, bình tĩnh ngay cả khi tai nạn xảy ra

– Tính trách nhiệm cao, lao động chăm chỉ

Nhóm máu A trong mối quan hệ tình cảm: 

Nếu bạn trong một mối quan hệ yêu đương với người thuộc nhóm A, thì lời khuyên dành cho bạn chính là để mọi chuyện diễn ra nhẹ nhàng và thong thả thôi . Trên thực tế, người nhóm máu A hiếm khi thể hiện cảm xúc của mình, họ nhạy cảm và cũng dễ bị tổn thương, vì vậy hãy luôn quan tâm và chân thành. Đối tượng tuyệt vời dành cho người nhóm máu A là một người cùng nhóm máu, vì sự tương thích trong đặc điểm tính cách sẽ dễ dàng khiến họ thấu hiểu lẫn nhau.

Thói quen làm việc và con đường sự nghiệp:

Họ là những người được người Nhật gọi là majime, những người luôn nghiêm túc và siêng năng, là phẩm chất rất cần thiết nơi công sở. Họ là người luôn làm việc chăm chỉ, cẩn thận và hoàn thành tốt công việc trong văn phòng. Họ phù hợp nhất cho các vị trí định hướng chi tiết như kế toán, nhà kinh tế hoặc thủ thư.

Mối quan hệ của người nhóm máu A với các nhóm máu khác:

–Với đối tác thuộc nhóm máu A: Họ có nhiều điểm chung; tuy nhiên, cả hai đều có tính cách mạnh mẽ và cầu toàn, nên có thể gây ra xung đột.

-Với đối tác thuộc nhóm máu B: Người thuộc nhóm A thường ghen tị với tính cách vui vẻ và phóng khoáng của người thuộc nhóm B, tuy nhiên, họ cũng lo lắng về sự thiếu ràng buộc, thiếu chuẩn mực của người thuộc nhóm B khi phải làm việc cùng.

-Với đối tác thuộc nhóm máu AB: Người thuộc nhóm AB là những cộng sự đáng tin cậy của người nhóm A, đó là người mà nhóm A có thể tìm đến để được tư vấn và giúp đỡ.

-Với đối tác thuộc nhóm máu O: Người thuộc tuýp O thường là người bảo vệ của nhóm A. Tính cách khác biệt giúp hai bên cải thiện điểm yếu của nhau, nhưng đồng thời những khác biệt cũng có thể dễ dàng gây ra tranh cãi giữa họ.

Chế độ ăn kiêng khuyến nghị:

Thực phẩm được khuyến nghị cho người nhóm A là những món giàu carbohydrate như gạo, ngũ cốc, rau và trái cây, vì người nhóm A có nguồn gốc từ các bộ lạc nông nghiệp chủ yếu ăn thực phẩm từ thực vật. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm máu này thường không dễ tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, nên sữa chua cũng là một món được khuyến khích sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, thịt khiến khó tiêu và dễ chuyển hóa thành chất béo đối với người nhóm A, vì vậy tốt hơn là nên ăn đậu và cá để đảm bảo chất đạm cần thiết. Các món ăn truyền thống của Nhật Bản như súp miso, natto, đậu phụ,.. rất phù hợp với người nhóm máu A.

Bài tập đề xuất dành cho nhóm máu A:

Căng thẳng là kẻ thù chính với những người thuộc nhóm máu A, vì vậy những bài tập thể dục chậm rãi như yoga là cách tốt nhất để họ thư giãn.

Nhóm máu B:

Tính cách chung của những người có nhóm máu B:

– Vui vẻ, hoạt bát, lạc quan

– Thân thiện, không kiêu căng và thích mở lòng với bất kỳ ai

– Lo sợ cô đơn

– Thích nghi nhanh, suy nghĩ linh hoạt

– Thích làm theo cách riêng của mình, làm những gì họ muốn mà không cần quan tâm đến cảm xúc, quy tắc và ràng buộc của người khác

– Thích chơi bời, tiệc tùng, tận hưởng cuộc sống

Nhóm máu B trong mối quan hệ tình cảm:

Thói quen làm việc và con đường sự nghiệp:

Sáng tạo, tự chủ và có đầy những tư tưởng độc đáo, nhóm máu B thích hợp để trở thành nhà báo, nghệ sĩ, nhạc sĩ và chủ doanh nghiệp độc lập xuất sắc. Tuy nhiên, với cương vị là đồng nghiệp hay nhân viên, họ lại thường bị đánh giá là ích kỷ, dễ mất tập trung và nóng tính.

Mối quan hệ của người nhóm máu B với các nhóm máu khác:

–Với đối tác thuộc nhóm máu A: Người thuộc nhóm máu A luôn sẵn lòng giúp đỡ người thuộc nhóm máu B; tuy nhiên, cả hai cũng hay cảm thấy mệt mỏi, phiền phức về đối phương khi người nhóm A thường phàn nàn về những người nhóm máu B.

-Với đối tác thuộc nhóm máu B: Cả hai đều thiếu thận trọng trong công việc, nên có thể dễ dàng gây ra những ảnh hưởng hay kết quả không tốt.

-Với đối tác thuộc nhóm máu AB: Hai bên dễ dàng thu hút và bù trừ những đặc điểm trong tính cách cho nhau.

-Với đối tác thuộc nhóm máu O: Họ có thể dễ dàng thấu hiểu lẫn nhau một cách dễ dàng, những người nhóm máu O thường có thói quen bao che khuyết điểm cho người nhóm B. Cả hai là sự kết hợp hoàn hảo cho tình bạn tuyệt vời.

Chế độ ăn kiêng khuyến nghị:

Người nhóm máu B có khả năng tiêu hóa nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau, trái cây, cá, thịt, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa vì người nhóm B có nguồn gốc từ các bộ lạc du mục, những người quen với sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Tốt nhất nên ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đặc biệt là protein, để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, các loại thịt nạc ít mỡ, đặc biệt là thịt bò và thịt cừu rất tốt vì chúng dễ tiêu hóa và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn đối với những người thuộc nhóm máu này. Các loại thực phẩm như thịt gà, vừng, ngô, mì soba và lúa mì dễ khiến người nhóm B trở nên béo hơn.

Bài tập đề xuất dành cho nhóm máu B:

Người nhóm máu B có mức độ căng thẳng cao, vì vậy tốt nhất bạn nên chơi các môn thể thao năng động như tennis và golf, đồng thời thử các bài tập thể dục chậm rãi như yoga để thư giãn.

Nhóm máu AB:

Tính cách chung của những người nhóm máu AB:

– Thích theo đuổi lý tưởng và ước mơ, nhưng không có những nhu cầu thế tục như tham lam hay khát vọng thành công

– Có bản lĩnh vững vàng, bình tĩnh và lý trí

– Nhạy cảm và dễ bị tổn thương

– Có tính cách phức tạp, có nhiều sở thích

– Coi trọng cuộc sống riêng tư, không thích bị người khác can thiệp

– Có ý tưởng độc đáo và sáng tạo

– Bình tĩnh và thẳng thắn trong các mối quan hệ yêu đương

Nhóm máu AB trong mối quan hệ tình cảm:

Người nhóm máu này thường thẳng thắn, lãng mạn và thích việc xây dựng những mối quan hệ yêu đương, tuy nhiên họ lại không thích ràng buộc bởi chính quan hệ đó. Người AB có nhóm máu tương hợp nhất và có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ tốt với những người bạn đời có bất kỳ nhóm máu nào.

Thói quen làm việc và con đường sự nghiệp:

Trong khi nhóm A là những nhân viên được săn đón nhiều nhất và nhóm B ít được coi trọng nhất, thì nhóm AB lại ở đâu đó giữa hai mức độ này. Tính cách khiến họ phù hợp để trở thành những giáo viên, luật sư và nhân viên xã hội xuất sắc.

Mối quan hệ của người nhóm máu AB với các nhóm máu khác:

–Với đối tác thuộc nhóm máu A:  Người thuộc tuýp AB luôn tôn trọng người thuộc nhóm A. Cả hai thường ở trong một mối quan hệ tốt đẹp, tuy thỉnh thoảng sẽ có những cuộc cãi vã, nhưng đều mang tới kết quả giúp cả hai tốt hơn.

-Với đối tác thuộc nhóm máu B: Họ là một cặp đôi ăn ý và dễ dàng kết nối với nhau.

-Với đối tác thuộc nhóm máu AB: Mối quan hệ của cả hai luôn tiến triển theo các đường song song, họ không thể giúp đỡ đối phương một cách tốt nhất, mối quan hệ không xa không gần.

-Với đối tác thuộc nhóm máu O: Họ có thể thành công trong kinh doanh hay trong các hoạt động khác, nếu biết cách làm việc cùng nhau. Sự kết hợp của cả hai cũng có thể giúp họ sáng tạo những điều mới mẻ một cách dễ dàng.

Chế độ ăn kiêng khuyến nghị:

Người có nhóm máu AB có các đặc điểm của cả nhóm A và nhóm B. Chẳng hạn như không  đủ axit dạ dày để dễ dàng tiêu hóa một số loại thịt như người thuộc nhóm A. Protein từ đậu nành, cũng như một số sản phẩm từ sữa rất tốt cho người nhóm AB, vì vậy, bạn nên cân bằng việc bổ sung protein từ cá và đậu nành, và các loại thực phẩm khác như rau, trái cây, các loại hạt, sữa chua,… Các sản phẩm như lúa mì, thịt gà, ngô, vừng và mì soba không tốt cho việc ăn kiêng.

Bài tập khuyến nghị dành cho nhóm máu AB:

Những cảm giác tiêu cực thường thấy của người thuộc nhóm máu AB dễ khiến họ tự làm tổn thương bản thân khi bị kích thích quá mức. Vì vậy, các bài tập yoga để thư giãn tinh thần và cơ thể hay thể dục nhịp điệu để giải tỏa căng thẳng là những bài tập được khuyên nên tập thường xuyên.

Nhóm máu O:

Tính cách chung của những người nhóm máu O:

– Thực tế, tham vọng, thận trọng, tận tụy

– Có khả năng lãnh đạo và thường xuyên quan tâm đến những người nhỏ tuổi hơn và những người dưới họ.

– Giỏi trong việc phát triển các khái niệm kinh tế

– Ý chí mạnh mẽ trong việc kiếm tiền, đối mặt với nghịch cảnh

– Người theo chủ nghĩa lãng mạn

– Mơ ước làm giàu nhanh chóng, nhưng có cách thực hiện ổn định

– Không quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, thường có cái nhìn bao quát, toàn diện vấn đề

Nhóm máu O trong một mối quan hệ tình cảm:

Họ là những người lãng mạn và dốc hết lòng cho những mối quan hệ. Mặc dù bình thường họ thuộc tuýp tính cách thích gánh vác, nhưng khi yêu, họ thích được chiều chuộng và bảo vệ. Người nhóm máu này phù hợp nhất với những người thuộc nhóm B, vì sự dễ mến và hòa đồng của nhóm O khiến họ trở nên hoàn hảo cho những người thuộc nhóm B táo bạo.

Thói quen làm việc và con đường sự nghiệp:

Nhờ tố chất lãnh đạo, sẵn sàng giúp đỡ và tư duy nhìn xa trông rộng, người nhóm máu O có khả năng trở thành những CEO hoặc chính trị gia tuyệt vời. Họ có khả năng kiểm soát tốt bản thân, điều đó có nghĩa họ không dễ nổi nóng hoặc suy sụp khi gặp phải căng thẳng hay áp lực trong công việc.

Mối quan hệ của người nhóm máu O với từng nhóm máu:

–Với đối tác thuộc nhóm máu A: Người thuộc tuýp O luôn muốn dẫn dắt người thuộc nhóm A. Họ là một sự kết hợp tuyệt vời trong công việc.

-Với đối tác thuộc nhóm máu B: Họ có thể nói chuyện thoải mái, cởi mở và có một mối quan hệ thoải mái. Tuy nhiên, người thuộc nhóm máu O đôi khi bị bối rối bởi tính cách thất thường của người nhóm B.

-Với đối tác thuộc nhóm máu AB: Suy nghĩ của họ khá phù hợp và ăn khớp với nhau, tuy nhiên nếu xảy ra xung đột, cả hai sẽ tranh cãi khá gay gắt.  

-Với đối tác thuộc nhóm máu O: Cả hai sẽ thấy khó khăn trong việc thấu hiểu đối phương và dễ cảm thấy xa cách, tốt nhất là không nên ở quá gần nhau.

Chế độ ăn kiêng khuyến nghị:

Người nhóm máu O có thể tiêu hóa thịt dễ dàng hơn các nhóm máu khác. Tuy nhiên, việc thiếu protein cũng dễ khiến họ bị ảnh hưởng vì họ có nguồn gốc từ các bộ lạc săn bắn động vật và hái lượm các loại hạt, trái cây và thực vật. Vì vậy thịt bò và thịt cừu ít chất béo tốt cho người nhóm máu O, đặc biệt các loại cá với axit béo omega-3 là nguồn cung cấp protein tốt nhất. Cũng như các nhóm máu khác, rau củ và trái cây tươi cũng là những món ăn tốt cho sức khỏe. Lúa mì và các sản phẩm từ sữa dễ khiến người nhóm máu O dễ béo lên.

Bài tập khuyến nghị dành cho nhóm máu O:

Các bài tập cải thiện chức năng nhịp tim và cơ bắp, chẳng hạn như chạy và đấm bốc rất tốt cho người thuộc nhóm máu O.

Nguồn: https://savvytokyo.com/a-crash-course-in-japans-blood-type-theory/ https://japantoday.com/category/features/lifestyle/the-importance-of-blood-type-in-japanese-culture

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Nhật Bản: 3 Điểm Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!