Xu Hướng 12/2023 # Văn Hóa Gia Đình Xưa Và Nay # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Gia Đình Xưa Và Nay được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ xưa ở nước ta, đời nào cha ông cũng coi trọng văn hóa gia đình, mặc dù các cụ không gọi đích danh. Gia pháp nhà Trần rất nghiêm về danh phận trên-dưới và kỷ cương trong-ngoài. Tác giả Việt sử tiêu án Ngô Thì Sỹ viết rằng: “Gốc thiên hạ ở tại gia đình. Có dạy bảo được gia đình, mới dạy được người trong nước”. Thời Lê, Nguyễn Trãi là người có hiếu nổi tiếng, mang nặng lòng canh cánh lời dặn của cha ở ải Nam Quan, ngày đêm nuôi chí lớn phục thù, thì việc ông soạn Gia huấn ca là một hiện tượng hợp logic.

Minh họa: LÊ HẢI

Để có một gia đình hạnh phúc, một xã hội ổn định thì nhà nước không chỉ xây dựng chương trình lương thực, kế hoạch dân số, bảo vệ tài nguyên, giữ gìn môi trường sinh thái… mà còn phải tiến hành đấu tranh chống mọi tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc, tức là việc tu rèn đạo đức cá nhân (tu thân), xây dựng kỷ cương gia pháp (tề gia) là điểm khởi đầu, khi đó mới nói đến quản lý nhà nước (trị quốc). Không phải ngẫu nhiên mà một quốc đảo nhỏ chỉ hơn 5 triệu dân trở thành một nước giàu, ổn định, có mức sống cao như Singapore lại vận dụng 5 phạm trù trung, hiếu, nhân ái, lễ nghĩa, liêm sĩ của Nho giáo để biến thành những chuẩn tắc hành động cụ thể cho từng người dân, từng gia đình, được các chủng tộc chấp nhận. Ở Trung Quốc, những nhân tố tích cực của đạo Khổng được thừa nhận. Chữ hiếu được đề cao, chức năng của gia đình được nhấn mạnh. Ở Nhật Bản, cơ cấu gia đình đã biến đổi, loại gia đình nhỏ, hạt nhân đang phát triển; sự vắng mặt của ông bố, vị trí của người vợ, người mẹ trở nên quan trọng. Ở các nước Tây Âu, thay vì xu hướng gia đình không dựa trên cơ sở hôn nhân phát triển vào những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, hiện nay, người ta có xu hướng quay trở lại những giá trị truyền thống, đề cao trách nhiệm giáo dục gia đình.

Thành ngữ xưa đúc kết: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Đó là biểu tượng truyền thống tốt đẹp của một gia đình, một dòng họ, rộng hơn là một cộng đồng. Có lẽ vì thế mà các giá trị văn hóa gia đình được lưu giữ bền vững hơn ngoài xã hội. Mỹ tục thờ cúng tổ tiên là một ví dụ: Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng hiếu để làm gương cho con cháu đời sau. Cứ mỗi lần đứng trước bàn thờ tổ tiên, ông bà… con cháu chắp tay trước ngực để cầu khấn cho linh hồn các cụ siêu thoát, cũng đồng thời mong muốn các cụ phù hộ độ trì cho con cháu gặp may mắn. Nghi thức thờ cúng, lễ vật hiến dâng người đã khuất, ở mỗi nhà một kiểu nhưng đều gặp nhau ở lòng thành. Thờ tổ tiên là tục lệ ăn sâu vào tâm tư, tình cảm người Việt Nam. Chính vì vậy mà dù “vật đổi sao dời”, đất nước hòa bình hay loạn lạc thì việc thờ cúng tổ tiên vẫn canh cánh bên lòng người con hiếu thảo, nhất là vào ngày rằm, mồng một, giỗ chạp… Xã hội đổi thay đã nhiều, nhất là trong thời hiện đại, nhưng nội dung những câu khấn, thiết chế thờ cúng, nghi thức bái lạy, lễ vật cúng tiễn… từ xưa đến nay rất ít thay đổi. Những câu thành ngữ được đúc kết từ lâu đời vẫn tồn tại bền vững cho đến hôm nay và có thể cả mai sau. Trong quan hệ với con cái là “gọi dạ bảo vâng”, “đi thưa về trình”. Trong quan hệ thứ bậc thì “kính lão đắc thọ”; “kính trên nhường dưới”; “chị ngã em nâng”… Trong quan hệ vợ chồng thì “một điều nhịn, chín điều lành”; “thuận vợ, thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”…

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề gia phong, gia lễ của từng gia đình bị chi phối bởi các nhân tố: Kinh tế, văn hóa vật chất, pháp luật, lối sống, chất lượng sống, vấn đề công danh, mưu sinh lập nghiệp, thị hiếu và giải trí… Sự bộc lộ mâu thuẫn giữa các thành viên, các thế hệ trong gia đình thể hiện công khai hơn, dễ nhận thấy hơn. Nhưng, cách giải quyết lại thỏa đáng hơn nhờ lòng bao dung, “sự thể tất” rất tâm lý của cả hai phía. Nếu như trước đây, phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái thường đi đến kết cục thắng-bại mà phần thắng thuộc về bề trên thì ngày nay, phương thức giải quyết áp đặt, nhất là bằng bạo lực gia đình ít tỏ ra có tác dụng, trừ khi xung đột xảy ra phải nhờ pháp luật. Mặt khác, cuộc sống ngày nay đòi hỏi các bậc cha mẹ, ông bà cũng cần có những suy nghĩ mới bằng những phương thức giáo dục mới có sức thuyết phục, làm gương cho con cháu noi theo. Việc xây dựng gia phong, gia lễ của từng gia đình nên bắt đầu bằng việc giáo dục bậc làm cha, làm mẹ. chúng tôi nói: Những người giáo dục cũng cần được giáo dục. Thương yêu, tôn trọng, phê phán, nhắc nhở, thậm chí răn đe là điều cần thiết, nhưng tuyệt đối không nên dùng bạo lực, lăng nhục, nhất là đối với trẻ em.

GS HỒ SĨ VỊNH

4 Khác Biệt Trong Gia Đình Việt Xưa Và Nay

Ngày nay, vì đủ kiểu lý do, bữa cơm tối đầm ấm, quây quần giữa các thành viên ngày càng bị xao nhãng. 1. Quy mô gia đình

Trước đây, trong một gia đình thường có sự xuất hiện của ông bà, bố mẹ, con cái. “Tứ đại đồng đường” là chuyện rất bình thường ở mỗi ngôi nhà Việt. Điều kiện khó khăn, việc “thoát ly” ra khỏi tổ ấm dường như rất ít, con cái lớn lên, cưới vợ gả chồng rồi sinh con vẫn cố gắng để ở bên, phụng dưỡng cha mẹ. Ngược lại, việc sống cùng người già giúp các cặp vợ chồng trẻ giữ được nề nếp, thói quen, gia phong của gia đình, đồng thời biết kính trên, nhường dưới.

Xã hội ngày nay, những cặp vợ chồng trẻ tuổi thích sự tự do, muốn thể hiện được cái tôi và khả năng độc lập cao, có điều kiện kinh tế. Những lý do đó khiến nhiều người quyết định sống riêng, gây dựng một gia đình nhỏ chỉ có hai thế hệ. Không những thế, người phụ nữ ngày càng bình đẳng, không chấp nhận hy sinh nên khó lòng sống hài hòa với nhà chồng. Lựa chọn sống riêng vì thế ngày càng nhiều.

2. Bữa cơm

Với các gia đình xưa, bữa cơm luôn được chú trọng. Trong giai đoạn đói kém, nhiều nhà chỉ ăn một bữa cơm, nhưng tất cả các thành viên đều có mặt đông đủ, để chia sẻ và gặp mặt nhau sau một ngày làm việc. Nhiều người lớn tuổi chưa quên được cảnh một gia đình thôn quê khoảng nhá nhem tối, trải chiếu ra ngoài hiên, quây quần bên mâm cơm, trò chuyện và tận hưởng không gian thoáng đãng cuối ngày.

3. Nề nếp sinh hoạt

Khi sống trong gia đình tứ đại đồng đường, mọi nề nếp, gia phong đều được người già giữ gìn và duy trì. Các cụ luôn dùng những câu răn dạy của người xưa để giúp con cháu giữ được nề nếp như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “kính trên, nhường dưới”… Chính nhờ có các cụ mà con cháu biết nhìn nhau mà sống. Hơn nữa, cuộc sống xưa đơn giản, chưa có sự can thiệp của các công nghệ hiện đại, con người ít có sự lựa chọn.

Nhịp sống công nghiệp ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ có nhiều sự tự do hơn khi sống riêng. Khi không thích nấu nướng, họ có thể chọn ăn ngoài hàng hoặc gọi đồ ăn về nhà. Với những gia đình chưa có con, chỉ có hai người thì sự thoải mái càng lớn hơn. Đôi khi, căn bếp cả tuần không “đỏ lửa” và các cặp vợ chồng cũng không lấy đó làm lo lắng.

4. Sự khác biệt giữa hai thế hệ

Giữa một phía quyết giữ bằng được mọi giá trị truyền thống và một bên ra sức phá bỏ, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn. Người già luôn đem những câu chuyện ngày xa xưa ra làm chuẩn mực để dạy dỗ thế hệ trẻ, còn người trẻ thì cho đó là lạc hậu, cổ lỗ sĩ, không biết tiếp nhận cái mới. Tiếng nói chung giữa hai thế hệ ngày càng ít đi.

Gia đình, dù ở thế hệ nào, cũng đều hướng tới giá trị hạnh phúc của mỗi con người sống trong đó. Dù hiện đại hay truyền thống, thì bố mẹ cũng luôn hy sinh và làm mọi thứ để con cái được hạnh phúc.

Lưu ý: Bạn có thể copy bài viết này và lưu ý ghi rõ nguồn

MR WHY – Phạm Ngọc Anh

Văn Hóa Giao Thông Việt Nam: Xưa Và Nay

Đường đi lối lại và người đi trên đường là một đối tượng nghiên cứu thú vị của khoa Nhân học. Xã hội phong kiến phương Đông hay xã hội thời Trung cổ phương Tây có nhiều nét đặc biệt về giao thông, mà đã lâu người ta không quan niệm được nữa.

Đa phần cho rằng giao thông thời phong kiến và Trung cổ rất kém, chất lượng đường không tốt bao gồm cả xe cộ và con đường, tất nhiên cũng do nhu cầu đi lại của người ta lúc đó tưởng như không lớn. Đa phần nông dân chỉ loanh quanh trong làng của mình, trong lãnh địa của mình, xa lắm là đi sang làng bên. Lúc đó đi và về trong một ngày được coi là đi gần, đi và về qua đêm được coi là đi xa. Tốc độ trung bình của người đi bộ từ 4 – 10km/giờ, ngựa có thể đạt tốc độ từ 20 – 30km/giờ, theo cách tính của người phương Tây, trên thực tế ở Việt Nam tốc độ này thấp hơn nhiều.

Ngựa trạm và lính truyền tin. Ảnh: hinhanhvietnam.com

Ở Việt Nam, người đi bộ tối đa từ 4 – 5km/giờ, đi ngựa đạt từ 15 – 20km/ giờ và thực ra con ngựa Việt bé nhỏ, người ta cưỡi để khỏi tự đi bộ, chứ không phi mà cũng đi thủng thẳng như người chân đất, vả lại còn có một vài tay hầu nhỏ cắp tráp đi sau (người cưỡi ngựa thường là quan lại hay nhà giàu). Nếu phải gánh gồng, người ta cũng không đi chậm hơn người đi tay không bao nhiêu, vì hàng nặng luôn có quán tính lao đi, cũng không thể chậm chạp quá được.

Để đi hết một tỉnh hay chiều dài đất nước, có lẽ người ta mất cả năm trời. Đối với đất nước tương đối vuông vắn như nước Pháp, người ta đi từ chiều nọ sang chiều kia, mất từ 20 ngày đến vài tháng, thành thử vào thời cổ, đất nước nào cũng rộng hơn bây giờ nhiều, và cũng bí hiểm hơn vì có bao nhiêu thứ ở các vùng khác nhau người ta chưa từng biết đến. Cái cảm giác về đất nước ở các thời đại hoàn toàn khác nhau, ví như ngày nay người Việt thấy đất nước mình là nhỏ, cũng vì tốc độ mà con người hiện đại đạt được là rất lớn. Đi máy bay từ Hà Nội đi Sài Gòn, mất có gần hai giờ, so với người ở thế kỷ 19, đi bộ vào Nam có lẽ mất sáu tháng. Thế kỷ 11, người ta cảm giác về Đại Việt khác thế kỷ 15, khi mà vua Lê Thánh Tông đã dẫn quân vào tận Phan Rang. Thế kỷ 16 trở đi người ta đã có cảm giác về một đất nước như bây giờ và nhìn ra biển người ta thấy cả Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà Nguyễn lấy Huế làm kinh đô, cũng một phần do quản lý thông tin lúc đó chỉ bằng ngựa chạy trạm, từ Huế đi ra Bắc và vào Nam có khoảng cách tương tự, nhưng ra vào cũng mất một tháng trời, thông tin mới tới nơi.

Trước thế kỷ 17, mỗi lần đi sứ Trung Quốc, chuyến đi kéo dài tới ba năm và người ta coi sứ giả như người đã chết, bị đi sứ có nghĩa là đang bị giáng cấp, hoặc mang trọng trách rất quan trọng nào đó.

Thuyền buồm, phương tiện di chuyển của người Việt trên sông và biển. Ảnh: Jean Haeflinger

Ở phương Tây Trung cổ, những con đường hình thành ngay từ thời Tiền sử để lại, đó là những lối mòn vắt qua nhiều nước châu Âu, qua núi non. Người La Mã chiếm gần hết phía Nam Địa Trung Hải và Bắc Phi, một đế quốc bao la ngay trước Công nguyên, đã cho xây dựng những con đường trên đế quốc của mình, những con đường đó lát đá, đủ cho hai cỗ xe ngựa chạy song song, và luôn thẳng tiến, bất kể trước mặt là núi hay sông. Với một đế quốc rộng lớn như vậy, đường thẳng là đường ngắn nhất.

Đến thời Trung cổ những con đường đó vẫn còn được sử dụng và nó bị phân cắt khi đi qua các lãnh địa thuộc về sở hữu riêng của các lãnh chúa địa phương. Những lãnh chúa này có trách nhiệm đảm bảo an ninh trong đất đai của mình, nếu người đi đường bị ăn cướp, thì lãnh chúa phải bồi thường.

Những con đường ở Việt Nam được hình thành như thế nào là một vấn đề lịch sử, có lẽ con đường quốc lộ một là một huyết mạch hình thành sớm, và có nhiều ý kiến cho rằng, thời đầu Công nguyên, khi đồng bằng còn chưa được bồi đắp đầy đủ, đó là con đường chạy sát biển. Cố đô Hoa Lư không phải là một nơi phòng thủ thuần túy như người ta nghĩ mà nó cũng nằm ngay sát biển, nơi đổ ra bể của sông Hoàng Long. Chúng ta nên nhớ huyện Kim Sơn về căn bản mới được khai thác và bồi đắp từ thời Nguyễn Công Trứ, đầu thế kỷ 19. Họa sỹ Phan Bảo cho rằng, người xưa lấy đê làm đường đi, nên từ Đê chính là nguồn của từ Đường. Trong tiếng Nùng, Lồ là đường đi tương đương với chữ Lộ trong tiếng Hán, trong tiếng Tày, Tàng là đường đi. Vậy người Việt và người Tày có chung gần nhau từ đường đi là Đường hay Tàng, người ta còn gọi là Đàng(Đi một ngày đàng học một sàng khôn – tục ngữ ).

Con đường xuyên Nam Bắc cuối cùng được nhà Nguyễn chỉnh đốn thành con đường Thiên lý (đường ngàn dặm), cứ vài cây số, hay mươi cây số tùy từng nơi, lại đặt một quán trạm, cho lính đưa tin nghỉ ngơi, thay ngựa, người đi đường nghỉ chân, trên thực tế các quán trạm hình thành tự nhiên do tầm đi lại, và các thị trấn ven đường mọc ra. Chúng ta thấy rằng tầm 5- 7km có vẻ hợp lý, vì nhiều ga, bến, chợ đã hình thành ven đường đi như vậy.

Tuy nhiên đi từ Bắc xuống Nam, người ta gặp rất nhiều con sông cắt ngang, những con sông này vốn chạy theo hướng tây – đông, giao thông đường bộ rất khó khăn, các bến đò ngang hình thành, cầu chỉ được bắc qua sông nhỏ, nhưng những con sông hướng tây bắc – đông nam lại khá lớn. Sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Cầu, sông Hồng, sông Châu Giang, sông Mã, sông Gianh, sông Hương… và ở đồng bằng Nam bộ là chín nhánh của sông Mê Kông, nên gọi là sông Cửu Long.

Khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long ông đã đi bằng thuyền, từ sông Hoàng Long, lên sông Đáy, từ sông Đáy vào sông Hồng, rồi từ sông Hồng vào sông Kim Ngưu. Đây chỉ là ước đoán, có thể hành trình lúc đó còn phức tạp hơn.

Đường đi thì thời nào cũng có, nhưng chất lượng đường thời xưa phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế tự nhiên, chủ yếu là đắp đất, và một số ít được lát gạch và đá. Có đường quốc lộ chung cho cả nước, mà cụ thể là con đường Thiên lý.

Tuyến đường Thiên lý ngày nay được xác định chính là con đường số 1 từ Lạng Sơn xuống. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào thời Bắc thuộc, giai đoạn đầu Công nguyên đến thế kỷ 7, con đường xuyên từ Quảng Ninh, vắt qua Phả Lại vào Luy Lâu, Thuận Thành (Bắc Ninh), rồi sang Hà Nội mới là huyết mạch chính. Lúc đó Luy Lâu là thủ phủ của chính quyền đô hộ, đây cũng là trung tâm tín ngưỡng Tứ pháp cổ xưa và Phật giáo sớm ở Đại Việt. Đương nhiên khi kinh đô hay thủ phủ ở đâu, những con đường tới đó và từ đó đi ra là quan trọng.

Con đường đất từ Hải Phòng ra Đồ Sơn. Ảnh: hinhanhvietnam.com

Như vậy chúng ta cần xác định các con đường ra vào các trung tâm cổ như: Việt Trì, Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu, Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, Huế, Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Phan Rang, Gia Định – đây đều là những trung tâm đô hội của các triều đại cổ xưa trong lịch sử.

Khi nghiên cứu trung tâm Luy Lâu, chúng tôi thấy đường giao thông cho đến thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, vẫn phụ thuộc rất nhiều vào con sông Dâu. Các hoàng thân quốc thích hoàng tộc Lê Trịnh đến chùa Bút Tháp, thường đi thuyền sông Dâu từ cung Cổ Bi, đến tận cửa chùa (con đường trước mặt chùa mới hình thành những năm giữa thế kỷ 20 và rất nhỏ). Con sông này có thể đưa người ta đi từ sông Cầu, qua sông Tiêu Tương xuống, đi lại từ Hà Nội qua Luy Lâu và xuống Hưng Yên vào sông Châu Giang, đồng thời có thể ngược lên sông Phả Lại. Để vào Luy Lâu, nếu đi đường bộ, người ta phải qua rất nhiều bến đò.

Đường quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện và liên xã, cuối cùng là đường làng. Hầu hết các con đường này đều chỉ là đường đất, trong đó các tuyến đê chạy theo hai bên bờ sông cũng rất quan trọng cho người ta đi về từng vùng miền.

Đường lát gạch và đá của quốc gia chỉ có từng đoạn ngắn ở kinh kỳ gần cung cấm và các vương phủ, quan phủ, đền chùa miếu mạo. Đường liên xã, huyện, tỉnh hình thành tự nhiên theo các địa lý hành chính và cũng được củng cố thường xuyên. Thời phong kiến tất cả những con đường này đều đắp bằng đất, người ta thường đào hai bên đường, hoặc một bên đường, đắp một con đường cao lên, chỗ đất bị đào xuống nhân thể làm thành những con mương dẫn nước. Do là đường đất, vào mùa mưa rất trơn và nhiều bùn lầy, mùa nắng đám bùn đó biến thành bụi, ở những xứ đất đỏ đôi khi cây cối ven đường bị nhuốm màu, nhất là vào thời có những phương tiện giao thông cơ giới.

Để làm cho vững chắc con đường, người ta có thể rải ít đá dăm và sỏi, rồi đầm vào mặt đường, tuy nhiên đó thường là yêu cầu của chiến tranh, chứ bình nhật người ta không mấy quan tâm đến độ bền của đường đất. Nhưng đê điều – tuyến giao thông và chống lũ lụt quan trọng, thường được quan tâm kỹ. Có cả quan phụ trách riêng, luôn huy động dân công đắp đê bằng công quỹ từ triều đình và đóng góp của địa phương.

Thuyền là phương tiện chuyên chở chính, nhất là những hàng nặng. Những năm 1398, khi Hồ Quý Ly chuẩn bị cho xây thành Tây Đô và Ly Cung ở Thanh Hóa, do thời gian gấp, ông cho tháo nhiều cung điện ở Thăng Long chở bằng thuyền vào xứ Thanh. Đến cuối thế kỷ 19, khi cha Sáu cho xây nhà thờ đá Phát Diệm ông cũng vận chuyển đá từ Thanh Hóa ra bằng thuyền.

Xe ngựa thì hầu như không chở được vật liệu nặng và cũng không được dùng phổ biến, nhất là trong những địa hình đồi núi. Xe trâu đắc lực hơn và trâu có thể kéo xe lên xuống dốc tốt. Xe một bánh đặc bằng một khoang gỗ tròn cũng là một phương tiện vận chuyển cá nhân, còn lại người Việt đem đôi vai ra gánh vác một cách thường xuyên và hàng ngày. Thương nghiệp không được chú trọng thời phong kiến, một mặt do sản xuất hàng hóa hầu hết mang tính chất tự cung tự cấp, nhưng mặt khác do giao thông và phương tiện giao thông rất hạn chế của thương nhân Việt thời phong kiến.

Theo nhà phê bình Phan Cẩm Thượng

Những Thay Đổi Trong Mối Quan Hệ Gia Đình Xưa Và Nay

“Gia đình là tế bào của xã hội”. Câu nói này chắc chẳng còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Đại ý rằng, xã hội được tạo nên bởi mỗi gia đình. Gia đình có ổn định, “khỏe mạnh” thì xã hội mới phồn vinh, phát triển. Thế nhưng, khi xã hội ngày một thay đổi, những chuẩn mực xã hội cũ dần được thay thế bởi quan niệm hiện đại, “Tây hóa”, liệu những chuẩn mực hạnh phúc gia đình có bị thay đổi theo?

Không gì có thể sánh được hạnh phúc gia đình

Gia đình trong những xã hội trước chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo. Cha mẹ, con cái có một giới hạn khoảng cách nhất định. Con cái phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ từ nhỏ đến lớn, những việc trọng đại như kết hôn, cha mẹ cũng sắp đặt theo kiểu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Và tương tự như quan điểm cũ việc con gái kết hôn muộn sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của gia đình, bố mẹ. Nếu con cái không nghe lời, hoặc có tư tưởng khác với ý của cha mẹ thì sẽ bị cho là bất hiếu. Những trường hợp vợ chồng sống không hạnh phúc cũng tuyệt nhiên không có chuyện li hôn. Xã hội rất khắt khe và nặng nề với những vấn đề như vậy. Do đó, mà mọi người, đặc biệt là phụ nữ, không bao giờ có tư tưởng đứng lên đấu tranh cho mình.

Ở xã hội cũ, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái còn nhiều khoảng cách

Nhưng, xã hội dần trở nên tiến bộ, mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái cũng dần thay đổi theo chiều hướng cởi mở, tích cực. Con cái với cha mẹ trở nên gần gũi hơn, có thể trao đổi, trò chuyện như những “người bạn” mà không còn quá câu nệ. Cha mẹ tôn trọng quyết định của con, từ việc học gì, làm việc thế nào đến những chuyện trọng đại như kết hôn. Mặc dù không phải tất cả gia đình đều như vậy, nhưng tư tưởng này đang ngày càng phổ biến. Vợ chồng cũng dần bình đẳng, chuyện chung sống không hạnh phúc và chia tay cũng không có gì lạ. Nhưng những chuẩn mực đạo đức thì không thay đổi. Con cái vẫn phải hiếu kính với cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, mọi người trong gia đình vẫn phải yêu thương, đùm bọc nhau.

Người ta vẫn cho rằng, xã hội đang dần thay đổi giống phương Tây thì gia đình không còn được gắn bó, thân thiết như xưa. Điều này không hoàn toàn đúng. Đúng, bởi ở phương Tây, cha mẹ với các con không quá giữ khoảng cách. Họ thẳng thắn và cởi mở hơn cha mẹ phương Đông, điều này đi ngược với quan niệm xưa nay ở xã hội ta. Nhưng chưa đúng ở chỗ, phương Tây cũng rất coi trọng gia đình. Thời gian dành cho gia đình của một người ở phương Tây thậm chí còn nhiều hơn phương Đông. Do vậy, giống Tây không hẳn là không tốt.

Gia đình hiện nay chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng phương Tây

Xã hội đang ngày càng tiến bộ, văn minh, gia đình cũng từ đó mà thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhưng sự thay đổi chủ yếu là ở các mối quan hệ dần trở nên thân thiết, cởi mở, còn những chuẩn mực đạo đức thì không hề thay đổi. Gia đình hạnh phúc vẫn phải là trên kính, dưới nhường, tất cả các thành viên đùm bọc, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Bản thân mỗi chúng ta đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình, chủ yếu từ sự dạy dỗ của cha mẹ. Do vậy, một gia đình giáo dục con cái tốt chính là khởi nguồn của một xã hội văn minh. Hay nói cách khác, chìa khóa của một xã hội thịnh vượng chính là một gia đình văn hóa, êm ấm và hạnh phúc

Bạn vẫn độc thân và muốn tiến tới hôn nhân?

Văn Hóa Sài Gòn Xưa Và Nay Có Gì Thú Vị?

1. Phong cách cà phê xưa

Có thể nói rằng, cà phê đã dần hình thần một dòng chảy trong văn hóa Sài Gòn xưa và nay, là một người bạn tri kỷ, thân thiết trong cuộc sống của mọi người dân Sài thành. Là một loại thức uống theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XIX, cà phê dần dần trở thành đồ uống mang đậm hồn Việt.

Khác với những quán cà phê trầm lặng có phần cổ kính của Hà Nội hay những các quán cà phê vườn lộng gió của Huế thì Sài Gòn là một nơi nổi tiếng thịnh hành quán cà phê cóc. Đây là loại hình cà phê có từ lâu đời tại mảnh đất Sài thành được nhiều người dân yêu thích vào những năm xưa.

Từ hẻm nhỏ cho đến các con đường lớn, chỉ cần đôi chiếc ghế con, một góc vỉa hè là bạn có thể dễ dàng thưởng thức ly cà phê đặc trưng. Cà phê được pha tại chỗ bằng vợt hoặc pha phin, có màu nâu, thơm nồng, có thể tùy theo sở thích của người sống để pha thêm đường, sữa.

2. Phong cách cà phê thời nay

Từ lâu, người dân Sài Gòn đã quen thuộc với những quán cà phê giữa lòng Sài thành hay nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo mang tên bà Ba, chị Sáu, cô Tư, dù nắng hay mưa cũng đều tấp nập người ra vào. khách hàng đến uống cà phê cũng có sự đa dạng từ những anh công nhân, bác xe ôm cho đến những nhân viên văn phòng.Văn hóa Sài Gòn xưa và nay cũng có sự khác biệt rõ rệt, nếu người xưa ưa chuộng những quán cà phê cóc thì người Sài Gòn thời nay lại có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn.

Với sự phát triển của xã hội thì nhiều loại hình cà phê khác nhau như cà phê di động, mang đi đã dần xuất hiện và trở thành một địa điểm quen thuộc đối với nhiều người. Bên cạnh đó, những quán cà phê độc và lạ như cà phê truyện tranh, cà phê sách hay cà phê thú cưng cũng được sự quan tâm của giới trẻ. Ngoài ra, những thương hiệu cà phê sang cảnh du nhập từ phương Tây như Starbuck, Highland cũng thu hút đông đảo giới trẻ sành điệu đến thưởng thức.

3. Văn hóa ẩm thực xưa và nay

Dù trải qua bao nhiêu năm tháng thì mọi người đều có thể cảm nhận được nhiều sắc thái văn hóa khác nhau tại Sài Gòn. Có thể nói rằng, mảnh đất này là nơi hội tụ nhiều tinh hoa ẩm thực nhất mà không một nơi nào có được. Hơn thế nữa, đây còn là một trong những đặc trưng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa Sài Gòn xưa và nay.

Vào thời điểm trước những năm 1975, ẩm thực Sài Gòn có sự giao thoa, chắt lọc, tiếp thu của nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây và tạo nên một nét đặc trưng rất riêng biệt.Nhìn vào nét văn hóa ẩm thực đường phố Sài Gòn giai đoạn xưa, chắc chắn bạn sẽ được thấy lại mọi phần cuộc sống rất thú vị của nơi đây năm xưa cũng rất ồn ào, náo nhiệt.

Ẩm thực Sài Gòn hiện nay là sự kết tinh của nhiều món ngon, độc đáo đến từ nhiều nét văn hóa khác nhau, có sự hòa trộn giữa phương Đông với phương Tây, giữa hiện đại với truyền thống.

Phương Pháp Kế Hoạch Hóa Gia Đình Tốt Nhất Hiện Nay

Kế hoạch hóa gia đình

Kế hoạch hóa gia đình là gì?

Kế hoạch hóa gia đình là việc lập kế hoạch để kiểm soát quá trình sinh sản, đồng thời sử dụng các kỹ thuật khác để thực hiện kế hoạch đó. Chính vì vậy, việc thiết lập kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp cho việc sinh con có được một sức khỏe ổn định, đảm bảo sức khỏe để yên tâm công tác.

Các yếu tố của kế hoạch hóa gia đình là việc sử dụng các biện pháp tránh thai một cách chủ động, an toàn và hợp lý nhằm hạn chế được việc có thai ngoài ý muốn, kiểm soát tình trạng sinh con, số lượng con theo ý muốn của các cặp vợ chồng một cách khoa học nhất. Kế hoạch gia đình giúp cho nữ giới giảm được nguy cơ mắc bệnh sau sinh, bảo vệ sức khỏe vợ chồng và đảm bảo cho những đứa trẻ chào đời được trong tình trạng đầy đủ vật chất lẫn tinh thần, xây dựng một xã hội phát triển bền vững.

Phương pháp kế hoạch hóa gia đình tốt nhất hiện nay

Thuốc tránh thai được chia làm 2 loại là thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp. Các loại thuốc tránh thai hàng ngày được sử dụng đều đặn mỗi ngày vào khung giờ cố định trong ngày, uống vào ngày đầu tiên của chu kỳ.

Thuốc tránh thai hàng ngày thì chị em sẽ bắt đầu uống vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và cần uống đều đặn mỗi ngày.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là cách ngừa thai áp dụng cho những trường hợp không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào hoặc áp dụng cách xuất tinh ra ngoài âm đạo bị thất bại.

Bao cao su là một cách phổ biến để tránh thai đồng thời ngăn chặn được hầu hết các bệnh tật lây qua đường tình dục, thậm chí cả HIV/AIDS.

Đây là một trong những cách ngừa thai mang lại hiệu quả vô cùng cao, được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Bao cao su có 2 loại là bao cao su nữ giới và bao cao su nam giới.

Vòng tránh thai là một trong những dụng cụ phổ biến được các chị em tin tưởng sử dụng, phương pháp này không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục của chị em.

Biệp pháp này có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục, xuyên tử cung để từ đó kéo theo các biến chứng khác, khó tháo. Vì vậy, để có một chiếc vòng tránh thai phù hợp và vừa vặn với cơ thể thì chị em cần đến trung tâm y tế để được tư vấn và thực hiện đặt vòng.

Cách ngừa thai này có tác dụng ngăn cản sự thụ tinh của trứng và tinh trùng do trong màng chắn có chứa chất diệt tinh trùng. Chính vì vậy, chị em cần lưu ý không phải chị em nào cũng có thể áp dụng cách ngừa thai này.

Thắt ống dẫn trứng cũng là một biện pháp tránh thai có hiệu quả lâu dài. Khi thắt ống dẫn trứng thì vòi trứng bị tắc, ngăn ngừa sự thụ thai.

Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ Phòng khám đa khoa Thái Hà theo hotline 0325780327 hoặc chat trực tiếp, chuyên khoa bên phòng khám sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Gia Đình Xưa Và Nay trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!