Bạn đang xem bài viết Vài So Sánh Giữa Triết Học Phương Đông Và Triết Học Phương Tây được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thứ tư – 09/07/2008 07:26
Sao giờ lắm sách cổ học như kinh dịch, nho lão, tôn tử, đạo lão… thế nhỉ? Liệu hoài cổ quá có hay lắm không? Luận sâu sắc về lời Hegel – Mác dạy có khi còn ít hơn cả luận Kinh Dịch, Mạnh Tử, Tôn Tử ấy…
Bài này mong các bạn chia sẻ vài điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông – Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống.
- Thứ nhất, ta sẽ phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.
- Thứ hai, ta so sánh bối cảnh xã hội ra đời, pt triết học phương Đông, phương Tây
- Thứ ba, ta so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
- Thứ tư, ta so sánh phương pháp nhận thứ của 2 nền triết học đó
- Thứ năm, những nhận xét về vận dụng hai dòng kiến thức đó sao cho hợp lý
Phương Đông: Để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.
Phương Tây: Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha… Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.
Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông – Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận… từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận…). Đó là 2 nét chính của hai nền triết học Đông – Tây.
Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết – nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.
Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên.
Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng tầng kiến trúc.
Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.
Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.
Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó
Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.
Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển… và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật… của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn… cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.
Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.
Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.
Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn… để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.
Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.
Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.
Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động – phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
Một nét nữa của triết học Tây – Đông là theo thống kê thì triết học phương Tây thiện về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể…
Khuynh hướng nổi trội của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ…
Đông (Á)
Tây (Âu)
Tinh thần – Đời người – Tĩnh lặng cảm nhận các mối quan hệ
Vật chất – Máy móc – Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức động, quan tâm thực thể độc lập
Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuật
Thiên về khoa học công nghệ
Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức — Con người, đạo học
Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện tượng — Vũ trụ, học thuyết
Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh quanh những lối cũ, bề ngòai
Dùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong phú, cụ thể
Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan, cách sống, lối sống
Quan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận, nhận thức luận
Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn thiện cá nhân, ổn định xã hội
Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực hành kỹ nghệ, tự do cá nhân, cách mạng xã hội
Sự Khác Biệt Giữa Triết Học Phương Đông Và Phương Tây
iêu đề: Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây Fri Apr 30, 2010 1:50 am
Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác. Theo quan điểm của mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với phương Tây về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dân số mà hơn cả là phương thức của sản xuất của phương Đông là phương thức sản xuất nhỏ còn phương Tây là phương thức sản xuất của tư bản do vậy mà cái phản ánh ý thức cũng khác: văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng còn phương Tây mang tính cá thể. Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất đó là triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Cụ thể là: Triết học Trung quốc là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất, hình thành cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Đó là những kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm của nhân dân Trung hoa về tự nhiên, xã hội và quan hệ con người với thế giới xung quanh, họ coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn… trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một. Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính chất, những điều huyền bí của vũ trụ bao la. Từ điều này cho ta thấy hình thành ra các khuynh hướng như: khuynh hướng duy tâm của Mạnh Tử thì cho rằng vũ trụ, vạn vật đều tồn tại trong ý thức chủ quan vầ trong ý niệm đạo đức Trời phú cho con người. Ông đưa ra quan điểm “vạn vật đều có đầy đủ trong ta”. Ta tự xét mình mà thành thực, thì có cái thú vui nào lớn hơn nữa. Ông dạy mọi người phải đi tìm chân lý ở ngoài thế giới khách quan mà chỉ cần suy xét ở trong tâm, “tận tâm” của mình mà thôi. Như vậy theo ông chỉ cần tĩnh tâm quay lại với chính mình thì mọi sự vật đều yên ổn, không có gì vui thú hơn. Còn theo Thiện Ung thì cho rằng: vũ trụ trong lòng ta, lòng ta là vũ trụ. Đối với khuynh hướng duy vật thô sơ – kinh dịch thì biết đến cùng cái tính của con người thì cũng có thể biết đến cái tính của vạn vật, trời đất: trời có chín phương, con người có chín khiếu. Ở phương Đông khuynh hướng duy vật chưa rõ ràng đôi khi còn đan xen với duy tâm, mặc dù nó là kết quả của quá trình khái quát những kinh nghiệm thực tiến lâu dài của nhân dân Trung hoa thời cổ đại. Quan điểm duy vật được thể hiện rõ ở học thuyết Âm dương, tuy nó còn mang tính chất trực quan, chất phác, ngây thơ và có những quan điểm duy tâm, thần bí về lịch sử xã hội nhưng trường phái triết học này đã bộ lộ rõ khuynh hướng duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát của mình trong quan điểm về cơ cấu và sự vận động, biến hoá của sự vật hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Ở Ấn độ tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng các vị thần mang tính chất tự nhiên, có nguồn gốc từ những hình thức tôn giáo tối cổ của nhân loại. Ở Ấn độ nguyên tắc “thiên nhiên hợp nhất” lại có màu sắc riêng như: Xu hướng chính của Upanishad lànhằm biện hộ cho học thuyết duy tâm, tôn giáo trong kinh Vêđa về cái gọi là “tinh thần sáng tạo tối cao” sángtạo và chi phối thế giới này. Để trả lời câu hỏi cái gì là thực tại cao nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được nó, người ta sẽ nhận thức được mọi cái còn lại
Phép Biện Chứng Trong Triết Học Phương Đông
PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNGwww.themegallery.comPHẦN ITÌM HIỂU VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG PHẦN IIPHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC TQ – ẤN ĐỘPHẦN IIITÍCH CỰC – HẠN CHẾ VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VNPHẦN 1: PHÉP BIỆN CHỨNG1. PHÉP BIỆN CHỨNG LÀ GÌ ?Phương pháp biện chứng là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển vô cùng – Trong lịch sử triết học phương pháp biện chứng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cao thấp khác nhau trong đó phép biện chứng duy vật là thành quả cao nhất và khoa học nhất của tư duy biện chứng.Giai đoạn cổ đại ở phương đông thì có triết học cổ đại Trung quốc, Ấn độ và ở phương tây thì có Hy Lạpwww.themegallery.com Thời kỳ phục hưng thì có một số tư tưởng biện chứng nổi bật như: – Triết học Kudan – Triết học của BrunôThời kỳ cận đại có các tư tưởng biện chứng nổi bật như: – Triết học của Phrăngxi Bêcơn – Triết học của Barút Xpinôda – Triết học của Rơnê ĐêcáctơTriết học tồn tại 2 trường phái đối lập duy tâm và duy vật thì phương pháp biện chứng cũng có phương pháp biện chứng duy tâm và biện chứng duy vật.www.themegallery.comPhép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: – Phép biện chứng của Imanuen Cantơ – Phép biện chứng của HêghenPhép biện chứng duy vật Macxit – Phép biện chứng duy vật Mác – Ăngghen – Lê nin phát triển phép biện chứng Mác – Ăngghen www.themegallery.com2. PHÂN BIỆT BIỆN CHỨNG VỚI SIÊU HÌNHBIỆN CHỨNGSIÊU HÌNHLà xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động biến đổi không ngừng.Là phương pháp xem xét sự vật một cách cô lập tách rời – Vừa thấy sự tồn tại phát triển và tiêu vong- Chỉ thấy tồn tại mà không thấy phát triển và tiêu vong- Xem xét sự vật ở cả trạng thái tĩnh và động- Chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy động Vừa thấy cây vừa thấy rừng, vừa thấy bộ phận vừa thấy toàn thể- Chỉ thấy cây mà không thấy rừng, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể- Vừa thấy sự riêng biệt vừa thấy mối liên hệ qua lại- Chỉ thấy sự riêng biệt không thấy mối quan hệ qua lạiwww.themegallery.comPHẦN2. PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC TQ – ẤN ĐỘ1. Tư tưởng biện chứng trong triết học Trung Quốc. Các trường phái triết học chủ yếu tập trung vào các vấn đề chính trị – xã hội, các vấn đề về con người, nhân, lễ, nghĩa, đạo, tư tưởng biện chứng trong thời này khá ít và chỉ xuất hiện khi con người lý giải về vũ trụ quan.1.1. Thuyết Âm dương, ngũ hànhwww.themegallery.com1.1.1. Thuyết Âm dương.- Tư tưởng biện chứng sâu sắc nhất của triết học Trung Hoa cổ đại phải kể đến thuyết Âm – Dương gia. Đây là 1 học thuyết được phát triển trên cơ sở của Kinh Dịch. chúng tôi Nguyên lý triết học cơ bản nhất là nhìn nhận mọi tồn tại không trong tính đồng nhất tuyệt đối mà tất cả đều bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập đó là âm và dương. Âm dương không loại trừ, không tách biệt mà bao hàm lẫn nhau và có quan hệ tương tác lẫn nhau.www.themegallery.comNội Dung: – Âm dương là 2 mặt đối lập nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên tạo lên vũ trụ và vạn vật.+ Ví dụ: sáng – tối, nóng – lạnh, nhẹ – nặng, cứng – mềm, mạnh – yếu, sáng – tối, ngày – đêm, sống – chết, Nam – Nữ, Dương lịch – Âm lịch . chúng tôi Quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. www.themegallery.com1.1.2. Thuyết ngũ hànhwww.themegallery.com* Ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.Trong thuyết Ngũ hành có 2 quy luật mang tính biện chứng sâu sắc là Ngũ hành tương sinh và tương khắc.www.themegallery.comTương sinhTương khắcMộc sinh hoảMộc khắc thổHoả sinh thổThổ khắc thuỷThổ sinh KimThuỷ khắc hoảKim sinh ThuỷHoả khắc kimThuỷ Sinh MộcKim khắc Mộc1.2. Đạo gia – Lão TửNgười sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr. CN). Những tư tưởng triết học của Đạo gia được nghiên cứu chủ yếu qua Đạo đức kinh và Nam hoa kinh.Nội dung của ĐẠO GIA chủ yếu được biến dịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” (cân bằng và quay trở lại cái ban đầu).www.themegallery.comLuật bình quân là luôn giữ cho sự vật được thăng bằng theo một trật tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, bất cập. Cái gì khuyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì cũ thì lại mới, cái gì ít sẽ được, nhiều sẽ mấtCó lẽ để diễn đạt luật bình quân trong Đạo, không có ví dụ nào, không có hình ảnh nào hơn Nước. Trong bất cứ trường hợp nào dù nghiêng ngả, chao đảo đến đâu đi chăng nữa thì nước vẫn mau chóng tìm được thế quân bình của mình, tạo ra mặt phẳng, san lấp mọi lồi lõm. www.themegallery.comA,Quy luật bình quânB,Quy luật phản phụcQuy luật phản phục là sự phát triển đến cực điểm thì chuyển quay trở lại phương hướng cũ: Phản phục trong vũ trụ: – Quy luật phản phục thể hiện rất rõ trong nhịp sinh học ngày đêm, hay bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sao hôm rồi đến sao mai, mặt trời lặn rồi mặt trời mọc, trăng non rồi đến trăng già, và ngược lại, cứ thế liên miên bất tận. – Cây sinh nụ, nụ sinh hoa, hoa sinh quả, quả lại sinh cây. Nước bốc thành hơi, hơi đọng thành mây, mây lại biến thành mưa. www.themegallery.comPhản phục trên con người: – Người nam và người nữ là hai thực thể (bất dịch). Nam nữ giao hợp (giao dịch) sinh con. Con là kết quả của biến dịch. Và con cũng là người, tức quay về khởi điểm. Chính nhờ thế mà người tồn tại. – Sau cùng kiếp nhân sinh là một điển hình qua quy luật phản phục. Dù có giao dịch, biến dịch đến mức nào đi nữa, dù có chọc trời khuấy nước đến đâu thì cũng trở về với cái bất dịch là Âm-Dương, là nguyên tố. Rồi một lúc nào đó, Âm-Dương lại phối hợp, các nguyên tố lại kết hợp để hình thành một kiếp nhân sinh khác, theo chu trình mà nhà Phật gọi là luân hồiwww.themegallery.com2. Tư tưởng biện chứng trong triết học Ấn Độ2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội2.2 Tư tưởng biện chứng trong một số trường phái triết học Ấn Độ2.3 Giá trị và hạn chếwww.themegallery.com2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Điều kiện về tự nhiên:Thuộc Nam Châu ÁĐiều kiện khí hậu khắc nghiệtĐịa hình tách biệt + sự án ngữ của vòng cung dãy Hy – Mã – Lạp – Sơn Nền văn minh khép kínwww.themegallery.com Điều kiện kinh tế – xã hội Kết cấu kinh tế – xã hội theo mô hình “Công xã nông thôn” với sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và dai dẳng của 4 đẳng cấp:Tăng lữ : đẳng cấp cao quí nhất trong xã hội – bao gồm những người hành nghề tế lễ; Quí tộc : đẳng cấp thứ hai trong xã hội – bao gồm vua chúa, tướng lĩnh;Bình dân tự do : đẳng cấp thứ 3 trong xã hội – bao gồm những người có chút ít tài sản, ruộng đất;Tiện nô hay nô lệ : đẳng cấp thấp nhất và đông đảo nhất – bao gồm những người tận cùng không có quyền lợi gì trong xã hội. Điều kiện về tri thức:Toán họcThiên văn họcKhoa họcLịch pháp nông nghiệp Triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đạiwww.themegallery.comwww.themegallery.comwww.themegallery.comTrường phái triết học Ấn ĐộPHI CHÍNH THỐNGCHÍNH THỐNGTrường phái Samkhya Trường phái YôgaTrường phái NiajaTrường phái VêđantaTrường phái MimansaTrường phái VaisêsikaTrường phái Phật giáoTrường phái JainaTrường phái Lokayatawww.themegallery.comwww.themegallery.comTrường phái triết học Ấn ĐộPHI CHÍNH THỐNGCHÍNH THỐNGTrường phái Samkhya Trường phái YôgaTrường phái NiajaTrường phái VêđantaTrường phái MimansaTrường phái VaisêsikaTrường phái Phật giáoTrường phái JainaTrường phái Lokayata2.1 Trường phái triết học Ấn Độ2.1.1 Trường phái Samkhya Thừa nhận bản nguyên của thế giới là prakriti – vật chất đầu tiên ở dạng tinh tế, trầm ẩn, vô định hình và trong nó chứa đựng khả năng tự biến hoáVạn vật chỉ là thể thống nhất, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa 3 yếu tố là sativa (nhẹ nhàng, thuần khiết), razas (tích cực, năng động) và tamas (nặng, ỳ). Prakriti không ngừng biến hoá, phát triển trong không gian theo luật nhân quả dẫn tới xuất hiện tính đa dạng của giới tự nhiên.www.themegallery.com2.2.2 Triết học LokayataVạn vật (kể cả con người) đều được tạo thành từ 4 yếu tố là đất, nước, lửa, gió (Tứ đại). Tính đa dạng của vạn vật là do sự kết hợp khác nhau của các yếu tố ấy mà thành. Còn linh hồn (ý thức) chỉ là một thuộc tính của cơ thể, do thể xác (vật chất) sinh raPhủ nhận thần thánh, thiên đường, địa ngục quan niệm đạo đức khoái lạc Xa lạ với truyền thống tôn giáo bị công kíchwww.themegallery.com2.2.3 Triết học Jaina Tư tưởng biện chứng của phái Jaina thể hiện ở học thuyết tương đối: Thực thể đầu tiên là bất biến, nhưng vạn vật – các dạng tồn tại cụ thể của nó thì biến chuyển không ngừng. Thế giới, vạn vật là sự thống nhất của cái bất biến và cái biến đổi.www.themegallery.comThế giới, vạn vật là sự thống nhất của cái bất biến và cái biến đổi. Tức là thế giới bao quanh con người vừa vận động lại vừa đứng im, đó là một mâu thuẫn mà con người cần phải chấp nhận.2.2.4 Phật giáo Vô ngãThế giới vạn vật ko có cái tôi cá nhân, không có gì là bản ngã (vô ngã)Mọi sự vật (kể cả con người) chỉ là giả tưởngLuân hồi sinh tử không dứt Vô thườngVòng luân hồi: sinh – trụ – dị – diệtThế giới biết đổi vô thủy vô chung, ko có bắt đầu + kết thúc Nhân – quả Chu trình sinh – trụ – dị – diệt; chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo vô cùng theo luật nhân quả. Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên mà thành quả mới…; cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cảwww.themegallery.comGiá trị và hạn chếGiá trị: Phác hoạ bức tranh thống nhất của thế giới trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triểnwww.themegallery.com”tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên của nó”Hạn chế: Các nguyên lý, quy luật còn giản đơn, mộc mạc, chất phác, chưa được khái quát hoá thành một hệ thống chặt chẽ.Xu hướng chú giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự “giải thoát”Sự thăng bằng của các yếu tố, sự mất thăng bằng của những xung lực nội tại – sự biến hoá sinh thành của vạn vật từ cái vô hình – siêu vật lý – đến cái hữu hình, đa dạng. Ta có thể thấy nguyên tắc về sự thăng bằng của sự biến động đã được đặc biệt quan tâm. Trong khi đó những nguyên lý và nguyên tắc về sự biến động phát triển về cơ bản chưa được đề cập đếnwww.themegallery.comGIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNGTRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG www.themegallery.com1. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Bộc lộ khuynh hướng biện chứng duy vật trong quan điểm về cơ cấu và sự vận động, biến hóa của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. – Tiêu biểu cho nhận định này là 2 trường phái theo thuyết Âm – Dương và Phật giáo. Hai trường phái này thể hiện tính duy vật và biện chứng sâu sắc khi nhìn nhận sự vật luôn biến đổi. Giải thích sự tồn tại vũ trụ là khách quan và được hình hành bởi các yếu tố thống nhất. – Hình thành và tạo nên tính cánh của con người: rất coi trọng giá trị đạo đức, gia đình. Tạo nên một xã hội trật tự, có trên có dưới. Biện chứng sâu sắc trong mối quan hệ trong đó lấy con người là trung tâm từ đó đó tạo ra một nền văn hóa phong phú, đa dạng, phản ánh tâm hồn đời sống của người dân, tạo điểm tựa về mặt tinh thần cho họ2 – HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG – Giải thích sự vật, hiện tượng dựa trên mối quan hệ bên ngoài (hình thức), chưa đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng. – Vì mang trong mình tư tưởng này nên người phương đông thường được đánh giá là thiếu động lực để phát triển kinh tế, xã hội, khoa học… www.themegallery.comTư tưởng biện chứng có tính trực quan, chất phác ngây thơ và vẫn tồn tại những quan điểm duy tâm thần bí về xã hội.Mang tính bình quân, dung hòa. Không thấy được sự vận động, phát triển qua những mâu thuẫn, đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn trong tự nhiên và xã hội.Chưa xác định rõ vị trí, vai trò của con người trong thế giới quanXin cám ơn
Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là, triết học và các khoa học đều có tác động biện chứng lẫn nhau. Nếu như sự tác động của triết học đến khoa học có thể chia thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có những hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác động của khoa học đến sự phát triển của triết học không phải khi nào cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt. Từ chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn đan xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần dần là sự tách ra của khoa học và sau đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của triết học.
1. Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học
Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức nguyên thủy của loài người dưới hình thức thần thoại.(*)Trong thần thoại bên cạnh niềm tin vào các lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên, thì các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể. Triết học và thần thoại ra đời như một nỗ lực nhằm giải thích thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt ra trong thần thoại, nhưng bằng một phương thức khác. Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên lôgíc, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy Lạp cổ đại. Triết học Hy Lạp cổ đại khi mới hình thành không độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành nên môn khoa học tổng hợp. Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học, như Thalets, Pithagore,… Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể. Trong nền triết học tự nhiên, các khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí thứ yếu và bị chi phối bởi triết học. Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực nghiệm chưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng triết học mang tính tư biện (speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên những phỏng đoán và giả định. Nhưng bắt đầu từ thời Phục hưng và đặc biệt là trong các thế kỷ XVII – XVIII, sự phát triển của khoa học, nhất là các khoa học tự nhiên ngày càng diễn ra nhanh chóng. Mối quan hệ triết học – khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ chỗ phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây, nó độc lập trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa còn tác động quyết định đến khuynh hướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy. Chính sự thay đổi này đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng. Chủ nghĩa thực chứng (posistivism) tuyên bố rằng, chỉ có các khoa học cụ thể mới cần thiết, đem lại các tri thức tích cực (positive), còn triết học thì không. Chính xác hơn, chủ nghĩa thực chứng thừa nhận trong quá khứ, khi mà các khoa học còn chưa phát triển đầy đủ, thì triết học từng đóng vai trò tích cực là khoa học bao trùm, tổng hợp mọi tri thức, thậm chí là “khoa học của các khoa học”. Nhưng khi các khoa học lần lượt xuất hiện và trưởng thành, đem lại một khối lượng tri thức khổng lồ thì triết học dần đánh mất vai trò lịch sử của mình. Số phận của triết học thật trớ trêu, chẳng khác gì King Lear – nhân vật văn học của Shakespeare, người chia toàn bộ vương quốc và tài sản to lớn của mình cho các con đã trưởng thành để rồi trở thành trắng tay và bị đuổi ra đường.
Không nghi ngờ gì nữa, kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học đến triết học càng ngày càng rõ rệt. Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này, chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học,… lần lượt trở thành các khoa học độc lập. Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng. Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành đối tượng của những nghiên cứu độc lập. Việc này là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học, khi mà nhiệm vụ chủ yếu là phải sưu tập, tích lũy các tài liệu. Nhưng phương pháp được coi là cần thiết và chính đáng ấy của khoa học tự nhiên cũng đã ảnh hưởng đến và in dấu lên tư duy triết học đương thời – phương pháp tư duy siêu hình. Mặt khác, trong các khoa học tự nhiên thời bấy giờ, chỉ có cơ học là môn khoa học được coi là đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định và vì thế, tư duy cơ học máy móc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến triết học. Chúng ta có thể nói rằng, trong thời kỳ Phục hưng và cận đại, khoa học tự nhiên đã có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của triết học. Mỗi bước tiến mới của khoa học đều bằng cách này hay cách khác tác động lên xu hướng phát triển và tư duy của triết học.
Như đã biết, một trong các tiền đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng là trạng thái và các thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Khác với các thế kỷ trước đó, khoa học tự nhiên trong thế kỷ XIX đã không còn là khoa học sưu tập nữa. Những gì nó tích lũy được trong thời kỳ trước đã cho phép nó có thể sắp xếp, tổng hợp lại. Và nhiệm vụ này đến lượt nó, khiến người ta phải chú ý nhiều hơn tới những mối liên hệ vốn có của bản thân giới tự nhiên: Sự thống nhất của thế giới tự nhiên, sự vận động và phát triển nội tại của nó. Các phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX trong các lĩnh vực vật lý và sinh vật, như định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết cấu tạo tế bào và thuyết tiến hóa của các loài, đã chứng minh trên những nét cơ bản và đem lại một cái nhìn duy vật biện chứng về thế giới tự nhiên. “Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ các thành tựu khác của khoa học tự nhiên…”([1]), mà giờ đây đã có thể có được “một bức tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên dưới một hình thức gần như có hệ thống”([2]). Trước kia việc cung cấp một bức tranh bao quát như vậy là nhiệm vụ của triết học tự nhiên. Triết học tự nhiên, như chúng ta đã đề cập trên, là khuynh hướng triết học có từ thời kỳ cổ đại và tiếp tục phát triển trong nhiều thế kỷ sau đó, khi mà các khoa học tự nhiên còn chưa phát triển. Vì vậy, triết học tự nhiên đã thay thế những những mối liên hệ hiện thực, chưa biết bằng những mối liên hệ tưởng tượng, hư ảo, thay những sự kiện còn thiếu bằng những giả định, phỏng đoán, thậm chí gán ghép cho tự nhiên nhiều sự tưởng tượng hư ảo kỳ quái. Khi làm như thế triết học tự nhiên đã có nhiều tư tưởng thiên tài, dự đoán trước được nhiều phát hiện sau này đồng thời cũng đưa ra nhiều điều vô lý, nhưng không thể nào khác được. Ngày nay thì khác. Những thành tựu quan trọng của khoa học tự nhiên đã cung cấp cho chúng ta những bằng chứng chứng minh rằng giới tự nhiên là thống nhất. Ngày nay, một bức tranh bao quát về những mối liên hệ không những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà còn giữa các lĩnh vực hầu như của toàn bộ giới tự nhiên, được rút ra chủ yếu từ những kết quả nghiên cứu do các khoa học tự nhiên đem lại. Trong những điều kiện như vậy, thì một thứ triết học tự nhiên đứng ngoài và đứng trên các khoa học là hoàn toàn không cần thiết. Mọi ý định khôi phục triết học tự nhiên của các triết gia không còn phù hợp nữa, thậm chí, theo Ph.Ăngghen, phải coi ý định đó là “những bước thụt lùi”(3).
Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực tiếp và theo đường thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu không khí tinh thần cho phép hình thành một kiểu tư duy, một cái nhìn tương ứng với trạng thái đạt được của khoa học về thế giới. Thông qua những tri thức và phát minh khoa học, các khái niệm, các phạm trù triết học có thêm những nội dung mới. Chẳng hạn, thuyết nhật tâm của Copernicus khẳng định rằng, trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ, thì rõ ràng nó đã giáng một đòn chí mạng vào Kitô giáo, mở đầu cho thời kỳ mới của khoa học tách khỏi tôn giáo và thần học. Thuyết tiến hóa của Darwin đưa đến kết luận rằng, các loài động vật, thực vật không phải ngẫu nhiên, được sự sáng tạo bởi những lực lượng thần thánh siêu tự nhiên, mà là kết quả của một quá trình hoàn toàn do các lực lượng tự nhiên chi phối. Kết luận đó là một quan điểm của triết học duy vật. Thuyết tương đối của Einstein một phát minh vạch thời đại. Tư tưởng về sự thống nhất giữa vật chất với không gian và thời gian làm cho làm cho thuyết tương đối mang ý nghĩa duy vật sâu sắc.
Sự phát triển của khoa học tự nhiên nhất định sẽ đưa đến những kết luận triết học chung như là một sự tổng kết lý luận. Những kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa học tự nhiên thường do chính các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Ảnh hưởng của khoa học đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận tích cực, nhưng cũng có thể đưa đến những kết luận tiêu cực, phản khoa học. Những phát minh khoa học những năm cuối thế kỷ XIX về sóng, về phóng xạ, về điện tử… đã khiến không ít nhà khoa học hoài nghi về khái niệm “vật chất” – nền tảng của chủ nghĩa duy vật; rằng, cần từ bỏ chủ nghĩa duy vật và thay thế chủ nghĩa duy vật bằng “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.
Kết luận triết học được các nhà khoa học rút ra từ những kết quả của mình đa phần mang tính tự phát. Chỉ khi được xem xét trên một nền tảng thế giới quan nhất định, chúng mới thực sự trở thành định hướng tích cực cho sự phát triển khoa học.
2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học
2.1. Thế giới quan và phương pháp luận
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người về thế giới (bao gồm cả con người trong thế giới đó), về mối quan hệ giữa con người với thế giới. Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp qua các nhu cầu, lợi ích, các lý tưởng mang tính cá nhân hay xã hội. Tùy thuộc vào tính chất và phương thức biểu hiện có thể có nhiều loại thế giới quan khác nhau, như: Thần thoại, tôn giáo, khoa học, đạo đức, mỹ thuật, chính trị, triết học… Xét về phương thức biểu hiện, triết học là thế giới quan lý luận, là hệ thống các tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nhận thức. Xét về tính chất, triết học là sự khái quát chung nhất, mang đặc trưng tư duy tổng hợp.
Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm tin của con người, sẽ tích cực tham gia vào định hướng thái độ của con người đối với các hiện tượng, các sự kiện quan trọng trong hiện thực và trong đời sống, xác định “chỗ đứng của con người trong thế giới”. Đối với triết học, những quan điểm tư tưởng ấy còn giúp hình thành nên các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo con người trong các hoạt động của mình để đạt được mục đích; hay nói cách khác, là chúng thực hiện chức năng phương pháp luận. Phương pháp luận triết học, do xuất phát từ những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, con người và xã hội, nên cũng là phương pháp luận chung nhất. Nó nêu lên những điều kiện chung cần thiết để giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải trực tiếp giải quyết chúng.
2.2. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học
Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa học, được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Vấn đề ở chỗ, nếu có ai đó cho rằng, mình không cần đến một quan điểm triết học nào, thì như thế cũng đã là có một quan điểm triết học rồi, song là một quan điểm triết học mơ hồ. Đây cũng chính là tư tưởng của Ph.Ăgghen khi ông nói: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của triết học”([4]). Albert Einstein – một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất của thể kỷ XX không ít lần chỉ rõ các khái quát triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Max Planck – nhà vật lý, cha đẻ của cơ học lượng tử đã khẳng định rằng, thế giới quan của người nghiên cứu luôn tham gia vào việc xác định hướng nghiên cứu của người đó.
Chức năng thế giới quan – phương pháp luận của triết học đối với các khoa học trước hết là ở vai trò nhận thức của nó, làm gia tăng tri thức mới. Sự phân tích, lý giải triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát chung và sâu sắc hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học, ví dụ như các phạm trù “vật chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên nhân”, “lượng”, “chất”,… Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể, mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức phổ quát. Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra lôgíc của các quá trình nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học.
Triết học là công cụ tổng hợp tri thức. Thực tế cho thấy trong sự phát triển của tri thức hiện đại cùng với xu hướng xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu hướng ngược lại: Xu hướng liên ngành kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất. Tính chất tổng hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của các ngành khoa học truyền thống thành các khoa học mới như lý hóa, hóa lý, sinh hóa, sinh tâm lý, sinh vật lý, địa vật lý…, mà còn là sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Chính xu hướng liên kết này của các khoa học cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra một bức tranh khoa học chung về thế giới, tìm kiếm một cơ sở phương pháp luận chung thống nhất, khắc phục tính chất phân tán manh mún của các khoa học chuyên ngành, xác lập cơ sở cho sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Ở đây, triết học đóng vai trò là hạt nhân lý luận kết nối các ngành khoa học, là trung tâm phương pháp luận đem lại khả năng thâm nhập vào các quá trình này một cách chủ động và tích cực.
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học có một quá trình phát triển lâu dài. Mối quan hệ ấy không đơn giản, bất biến, mà phức tạp, thay đổi và trở thành một trong những “vấn đề triết học”, nghĩa là xung quanh nó luôn tồn tại những quan điểm khác nhau. Có thể thấy hai quan điểm nổi bật. Quan điểm thứ nhất, tuyệt đối hóa vai trò của triết học, hạ thấp, coi thường vai trò của các khoa học. Quan điểm thứ hai, tuyệt đối hóa vai trò của các khoa học, hạ thấp hoặc gạt bỏ vai trò của triết học. Cả hai quan điểm này thực chất là cực đoan, chúng chỉ phản ánh và tuyệt đối hóa một xu hướng nhất định đã có trong lịch sử triết học và khoa học mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Có thể nói, cách tiếp cận như vậy về mối quan hệ giữa triết học và khoa học là biểu hiện của lối tư duy siêu hình – lối tư duy, mà xét trong những điều kiện nhất định có thể được coi là chính đáng, cần thiết, nhưng xét trong phạm vi phổ quát thì nó bộc lộ những hạn chế nhất định.
Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm mới, tích cực về mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan hệ này nằm ở chỗ, tùy từng giai đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt này lên mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Các kết luận triết học được rút ra từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào lý luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng bởi thế giới quan triết học nào. Trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, những phát minh mới của khoa học tự nhiên, như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử,… đã làm bộc lộ những hạn chế của bức tranh cũ về thế giới vật lý, tạo nên tình thế khủng hoảng. Phân tích “cuộc khủng hoảng của vật lý học” ấy, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng và xuyên tạc những thành tựu có tính cách mạng nói trên của khoa học tự nhiên; rằng, các nhà khoa học – những người xuất sắc trong các lĩnh vực của mình, nhưng lại bộc lộ các giới hạn nhận thức trong lĩnh vực triết học. Họ, vì không nắm vững bản chất của tư duy biện chứng, cho nên đã dao động và tìm đến chủ nghĩa hoài nghi mà bỏ qua vai trò thực chứng trong vật lý học của chủ nghĩa duy vật biện chứng. V.I.Lênin khẳng định rằng, trong trường hợp này, chỉ có nắm vững phép biện chứng duy vật mới có thể thoát khỏi “cuộc khủng hoảng vật lý” đó([5]).
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cũng như những ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống con người, góp phần làm bộc lộ những hạn chế của tư duy siêu hình. Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những khuôn sáo, trì trệ trong nhận thức và hành động là nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì phép biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Đã xem: 50440 Thời gian đăng: Chủ nhật – 04/01/2015 03:16Người đăng: QLKH&HTQT
Cập nhật thông tin chi tiết về Vài So Sánh Giữa Triết Học Phương Đông Và Triết Học Phương Tây trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!