Xu Hướng 6/2023 # Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những Dấu Hiệu Bạn Không Thể Bỏ Qua # Top 9 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những Dấu Hiệu Bạn Không Thể Bỏ Qua # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những Dấu Hiệu Bạn Không Thể Bỏ Qua được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với các chị em phụ nữ, ung thư cổ tử cung luôn là sự “ám ảnh” tuy nhiên khi được hỏi về dấu hiệu ung thư cổ tử cung thì nhiều người lắc đầu không biết hay tỏ vẻ không quan tâm đến những dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Thế nên với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các chị em những kiến thức cần thiết về căn bệnh này.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung – tâm lý chị em phụ nữ

Cho đến bây giờ, khi nhắc đến dấu hiệu ung thư cổ tử cung nhiều người vẫn giữ cho mình tâm lý “chắc bệnh trừ mình ra” và thế là khi bệnh đã đến giai đoạn cuối rồi mới tá hỏa tìm cách chữa trị. Thực ra, bệnh nào cũng có những dấu hiệu điều quan trọng bạn có tinh ý nhận ra không.

Trước tiên, chị em phụ nữ cần phải hiểu về “ung thư cổ tử cung” chứ không phải thẹn khi nhắc đến, lảng không muốn nói đến vấn đề này. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung tức là phần dưới tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể.

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời. Đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này thông thường là chị em phụ nữ. Theo như một nghiên cứu, bạn nên đi xét nghiệm Pap trong khoảng thời gian từ 19 – 21 tuổi để phát hiện kịp thời, làm giảm nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Ngày nay, với những tiến bộ vượt bậc của y học luôn luôn có những giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa căn bệnh này.

Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung nổi bật

Khi đề cập đến vấn đề này, các chuyên gia của Trung tâm Ung thư ParkWay, Singgarpore đã phải khẳng định rằng khó khăn lớn nhất trong việc chữa trị ung thư cổ tử cung là không có bất cứ dấu hiệu nào ” khả nghi” ở giai đoạn tiền ung thư. Đến khi bệnh tình bước vào giai đoạn cuối thì bệnh nhân mới cuống cuồng tìm gặp bác sĩ tuy nhiên khả năng khỏi bệnh hoàn toàn rất khó còn chưa nói đến việc nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Giai đoạn tiền ung thư là giai đoạn mà nhiều chị em bỏ qua nhất vì tâm lý chắc không sao đâu. Bởi vậy, bạn là người yêu cơ thể mình thì tốt nhất không nên bỏ qua những dấu hiệu dù là nhỏ nhất đừng vì tâm lý e ngại, trốn tránh bệnh tình mà không đến gặp bác sĩ. Chúng ta luôn phải giữ cho mình tư thế chủ động “phòng bệnh” hơn việc vất vả để “chữa bệnh”.

Giai đoạn cuối của ung thư cổ tử cung tức là người bệnh gặp phải những triệu chứng sau đây.

Chảy máu âm đạo bất thường. Hiện tượng chảy máu bất thường khiến chị em phụ nữ cho rằng đó là chuyện bình thường trong ngày cận đèn đỏ, sau khi quan hệ hay đến độ tuổi mãn kinh. Thực chất, khi ung thư lan đến các mô lân cận nó sẽ phá vỡ mao mạch và mạch máu.

Dịch âm đạo bất thường là khi có mùi hôi và màu sắc bất thường thực chất đó lại là dấu hiệu nhiễm trùng cổ tử cung, ung thư cổ tử cung thế nên đừng vội bỏ qua những chi tiết nhỏ.

Bạn cảm thấy đau đớn sau khi quan hệ đó không phải là cảm giác đau đớn của lần đầu mà ung thư đã lan rộng ra khắp các mô và cơ quan sinh sản. Thế nên bạn hãy ” cẩn trọng” khi gặp vấn đề này.

Khó chịu khi đi tiểu – cảm giác này quả thực rất khó chịu bạn có thể cảm thấy rát, buốt thậm chí là đau đớn. Nếu gặp phải vấn đề này bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để có những phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn bị đau vùng chậu thì tốt nhất bạn nên đề phòng vì rất có thể bạn có nguy cơ rất cao mắc phải căn bệnh “ung thư cổ tử cung”. Thực ra, ở một số bạn nữ hiện tượng này cũng sẽ xuất hiện trong thời kì kinh nguyệt nên chớ có nhầm lẫn. Tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Ngoài ra, còn có một số các dấu hiệu khác mà bạn cũng nên lưu ý như đau chân, đi tiểu quá nhiều lần, kinh nguyệt kéo dài bất ổn, liên tục mệt mỏi và tâm trạng bất thường.

Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Không Thể Bỏ Qua

1. Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ung thư phát triển tại niêm mạc tử cung. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 đối với phụ nữ và thường gặp ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 40 đến 50 tuổi.

2. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung bạn nên biết

Có tiền sử mắc bệnh lây lan qua đường tình dục

Do lây nhiễm virus HPV

Do hút thuốc lá

Sử dụng thuốc tránh thai nhiều.

Sinh con khi tuổi đời còn trẻ.

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người.

Yếu tố di truyền

Thần kinh bị ức chế, căng thẳng kéo dài.

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

3. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung không thể bỏ qua 3.1. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường

Khi các khối u ác tính phát triển sẽ ảnh hướng đến quá trình phát triển và rụng trứng theo chu kỳ kinh của phụ nữ, và ảnh hưởng đến sự cân bằng hooc môn nữ giới.

Vì vậy khi xuất hiện dấu hiệu bất thường: kinh nguyệt kéo dài, máu kinh có màu đen sẫm…. các bạn cần theo dõi kỹ hoặc đến sơ sở y tế kiểm tra, đây có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

3.2. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung – Thiếu máu, cơ thể mệt mỏi

Tình trạng thiếu máu xảy ra khi chị em mắc bệnh ung thư cổ tử cung do số lượng hồng cầu được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh.

Tình trạng thiếu máu khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân và ăn uống không có cảm giác ngon miệng.

3.3. Dịch âm đạo có màu bất thường

Khi thấy dịch âm đạo có hiện tượng khác thường: ra dịch màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn màu hồng củ máu và có mùi hôi…. đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung… Vì vậy các bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời phát hiện bệnh.

3.4. Đau vùng xương chậu

Khi xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng xương chậu, đau buốt hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới, vùng xương chậu và thắt lưng không rõ nguyên nhân vào các ngày thường đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

3.5. Chảy máu âm đạo bất thường

Khi thấy âm đạo có hiện tượng chảy máu bất thường, khi giao hợp hay giữa chu kỳ kinh mà lượng máu ra nhiều hơn bình thường hoặc chảy máu khi đã mãn kinh mà không rõ nguyên nhân, các bạn cần đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

3.6. Thói quen tiểu tiện bị thay đổi

Nếu bạn có tình trạng đi tiểu thường xuyên, có cảm giác muốn tiểu dù mới đi tiểu xong hay đi tiểu có máu kèm triệu chứng đau trong khoảng một tuần thì nên đi khám ngay lập tức, bởi rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

4. Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung. 4.1. Phương pháp phẫu thuật.

Cắt bỏ cổ tử cung: bao gồm phần cổ tử cung, các mô xung quanh và phần trên của âm đạo nhưng vẫn giữ lại được tử cung.

Đoan chậu: Đây là một phẫu thuật lớn trong đó, cổ tử cung, bàng quang, ống dẫn trứng, buồng trứng, âm đạo, tử cung, và trực tràng đều bị loại bỏ.

Cắt bỏ tử cung: Phương pháp này cổ tử cung và tử cung sẽ bị cắt bỏ. Các bộ phận khác như: buồng trứng, ống dẫn trứng tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.

4.2. Phương pháp xạ trị

Phương pháp xạ trị thường được dùng ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung, phương pháp này có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh.

Ngoài ra nếu bệnh phát triển đến giai đoạn 3 hoặc 4 có thể kết hợp với phương pháp hóa trị để giảm chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

Phương pháp này các bác sĩ sẽ chiếu tia xạ và cơ thể người bệnh. Máy chiếu tia xạ có thể đặt ở bên ngoài hoặc để trong cơ thể hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp này trong một số trường hợp.

4.3. Phương pháp hóa trị

Phương pháp hóa trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật hoặc kết hợp với xạ trị để điều trị ung thư cổ tử cung.

Đối với bệnh nhân giai đoạn 3 hoặc 4 các bác sĩ sử dụng phương pháp hóa trị để điều trị bệnh ung thư cổ tử cung.

Tuy vậy, tất cả các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung đề có tác dụng phụ: chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu, rụng tóc…

5. Người bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì?

Người bệnh ung thư cổ tử cung nên bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C hàng ngày

Các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao chức năng miễn dịch và tránh viêm nhiễm mà bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần bổ sung bao gồm:

Thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, cải ngọt, cải bẹ, củ cải trắng, khoai tây, cam quýt…

Thực phẩm giàu kẽm và selen như rong biển, vừng, lạc tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch cho cơ thể.

Thực phẩm giàu tinh bột như lúa mì, gạo, bột yến mạch, ngũ cốc, bánh mì,…

Các chất béo không bão hoà đơn có trong quả bơ, hạt oliu, dầu oliu.

Đồ uống tự làm từ lúa mạch, hoa quả, đồ uống điện giải pha loãng hoặc trà hoa cúc, uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Các loại rau củ quả giàu beta caroten như xoài, cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, rau bắp cải,… khống chế ung thư cổ tử cung tiến triển.

Thực phẩm từ đậu như đậu tương, đậu ngọt, đậu phụ, sữa đậu nành,… giàu estrogen thực vật, lignin và isoflavone.

Uống nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể

Chú ý: Với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư cổ tử cung thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cần đảm bảo:

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật ung thư cổ tử cung nên ăn củ từ, gan lợn, cùi nhãn và hạt cẩu tử… rất bổ khí huyết.

Bệnh nhân trong khi xạ trị cần bổ sung thực phẩm dưỡng huyết từ âm với củ sen, các loại thịt, mộc nhĩ, trứng vịt,…

Trong thời gian hóa trị, người bệnh cần ăn thêm thực phẩm chế biến từ ba ba, mộc nhĩ,… có công dụng kiện tỳ bổ thận.

Khi âm đạo xuất huyết, bổ sung thực phẩm bổ máu với mộc nhĩ đen, ngó sen, trứng chim cút,..

Khi xuất huyết trắng loãng, bệnh nhân nên ăn trứng chim, thịt gà, ba ba,…

5 Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Dễ Bị Bỏ Qua

Với hầu hết bệnh nhân ung thư cổ tử cung, những cơn đau dữ dội hay cảm giác khác thường không phải là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

“Ở giai đoạn đầu của căn bệnh này, hầu như không có triệu chứng,” TS Matthew Anderson, khoa Sản phụ khoa tại Cao đẳng dược Baylor, Mỹ cho biết.

Và giống như hầu hết các loại ung thư, giai đoạn đầu bao giờ cũng dễ dàng điều trị và có kết quả tốt nhất. Đó là lý do tại sao cả CDC và Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ nên bắt đầu làm các xét nghiệm Pap thường xuyên ở tuổi 21.

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Theo tiến sĩ Anderson, nếu xét nghiệm Pap thấy những tế bào bất thường, còn được gọi là “tiền ung thư”, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách cắt bỏ tử cung, phẫu thuật và biện pháp này mang lại hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên nếu các dấu hiệu, triệu chứng bệnh đã phát triển thì việc điều trị có thể sẽ phức tạp hơn như hóa trị, xạ trị và kết quả mang lại không cao.

Bởi vậy, phụ nữ hãy đọc để tìm hiểu những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung và sớm có biện pháp điều trị hữu hiệu:

BS Joshua Cohen, chuyên khoa ung thư phụ khoa tại UCLA, ĐH California, Mỹ cho biết: “Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi giao hợp hoặc giữa kỳ kinh nguyệt” ông nói. Lượng máu ra nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc chảy máu sau khi mãn kinh cũng là những dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư cổ tử cung”.

Đau vùng xương chậu

TS Anderson nói rằng triệu chứng đau vùng chậu là “một trong những dấu hiệu quan trọng”. Ông cho biết các cơn đau có thể được khuếch tán, hoặc có thể xuất hiện trong bất kỳ khu vực nào ở xương chậu, có thể đau buốt hoặc âm ỉ.

Các cơn đau có thể lan rộng khắp vùng xương chậu

Dịch âm đạo bất thường

Dịch nhầy ra thường đục, có mùi hôi hoặc lỏng cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường mà không không hẳn là bệnh ung thư. Vì vậy, nên đi khám để chắc chắn bạn không bị ung thư cổ tử cung.

Mệt mỏi

TS Anderson cho biết, ung thư cổ tử cung cũng là một nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, kém linh hoạt và lười vận động và nó có thể đi kèm với những dấu hiệu khác.

Ngoài ra cũng cần quan tâm đến đặc điểm của phân khi đi tiêu xem có dính máu không, nếu câu trả lời là có trong khoảng thời gian trên 1 tuần thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.

TS Anderson cho biết, tất cả các triệu chứng trên có nhiều khả năng xuất hiện trong độ tuổi sau 30, 40, hoặc 50 tuổi. “Chúng tôi cũng thấy ung thư cổ tử cung xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi 20, nhưng độ tuổi trung bình là khoảng 45 tuổi” ông cho biết thêm.

Phương Lam (Theo Prevention)

Những Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Phổi Bạn Không Thể Bỏ Qua

Độ tuổi thường mắc ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới. Thực tế, ung thư phổi xuất hiện do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào trong mô phổi. Nếu không được chữa trị, nó có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Hiện có 2 loại ung thư phổi phổ biến là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải dạng tế bào nhỏ.

Ung thư phổi chủ yếu xảy ra ở người đã cao tuổi. Gần 70% người được chẩn đoán là trên 65 tuổi, khoảng 3% nằm ở nhóm người dưới 45 tuổi. Khi mới phát hiện, chúng rất khó để phát hiện vì không hiển thị bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào nên thường được phát hiện ở giai đoạn cuối, rất khó khăn để điều trị bệnh.

– Ho khan hoặc ho đờm kéo dài: Khi bạn bị mắc ung thư phổi, bạn sẽ đối mặt với những cơn ho kéo dài. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng những cơn ho do bị cảm lạnh.

Bên cạnh đó, bạn thường xuyên sẽ xuất hiện cảm giác đau ngực chạy lên vai hoặc xuống cánh tay khi ho khan hoặc ho có đờm.

Lời khuyên: Tìm đến bác sĩ sớm để chụp X-quang và tiến hành các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị.

– Ho ra máu: Khi bị mắc ung thư dù là ung thư phổi loại nào thì bạn cũng sẽ gặp những triệu chứng ho ra máu.

Nguyên nhân khiến bạn bị ho ra máu là bị bệnh nhiễm trùng, lao, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim mạch.

Lời khuyên: Đến bác sĩ để làm các xét nghiệm rõ nguyên nhân ho ra máu.

– Thở khò khè một thời gian dài: Bạn thường xuyên thở khò khè hoặc phát ra âm thanh ngay khi thở trong suốt một thời gian dài. Điều này khiến bạn lầm tưởng là bị hen suyễn hoặc dị ứng.

Lời khuyên: Nếu thở khò khè trong một thời gian dài mà không hề mắc bệnh hen suyễn trước đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và tìm rõ nguyên nhân.

– Khó thở khi không có đủ: Thông thường, những người cảm thấy bị khó thở, thở dễ bị hụt hơi là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do tắc động mạch, thiếu máu, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính, tập luyện quá sức hoặc thiếu oxy để thở ở những khu vực quá cao.

Lưu ý: Nếu bạn đột nhiên thấy khó thở khi làm một việc mà trước đây mình thực hiện quá ư là đơn giản thì hãy đi khám ngay.

– Đau ngực và xương thường xuất hiện khi ho: Những cơn đau ngực thường xuất hiện sau khi bạn ho nhiều, cười nhiều, hít thở sâu. Sau đó, triệu chứng này càng biểu hiện rõ và lây lan đến xương. Bạn có thể bị đau lưng, cánh tay, cổ, vai hoặc ở những khu vực khác trên cơ thể. Cảm giác đau sẽ nặng nề hơn vào ban đêm, nhất là khi nằm ngủ.

Lời khuyên: Nếu ngực, xương đau không rõ lý do trong vòng 4 tuần liên tục thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

– Khó nuốt khi ăn thức ăn rắn hay lỏng: Nếu cảm thấy khó nuốt ngay cả khi ăn các loại thức ăn trong vài tuần liền thì chắc chắn đây không chỉ là dấu hiệu của viêm họng thông thường. Rất có thể bạn đã bị ung thư dạ dày, đồng thời đây cũng là dấu hiệu sớm của ung thư phổi.

Lời khuyên: Nếu bị ung thư phổi, khó nuốt thường đi kèm các hiện tượng nghẹt thở, ho trong khi ăn thì bạn phải đến bác sĩ gấp.

– Khàn giọng và sút cân đột ngột: Nhiều người bị khàn giọng do viêm dây thanh quản, trào ngược dạ dày, dị ứng nhưng nó cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi vì khối u ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát thanh âm.

Do bị ung thư, dây thanh âm sẽ bị kích thích và viêm, dẫn đến những thay đổi trong giọng nói.

Ngoài ra, nếu bạn sút cân không rõ lý do kèm theo thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể thì cũng phải cẩn trọng.

Lời khuyên: Khàn giọng, kèm thở khò khè, khó thở, ho ra máu, sút cân… cần phải đi khám bác sĩ ngay vì nó chỉ có thể xảy ra ở người mắc bệnh ung thư phổi.

Như vậy, chắc chắn nếu bạn gặp phải 1 trong số những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi kể trên bạn cần phải thực hiện kiểm tra và xét nghiệm tránh để bệnh ung thư phổi vào giai đoạn cuối.

Nguồn báo: Người đưa tin

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Nguyễn Thu Hương

Từ khóa: Triệu chứng bệnh ung thư phổi, Ung thư phổi di căn, Điều trị ung thư phổi

Cập nhật thông tin chi tiết về Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những Dấu Hiệu Bạn Không Thể Bỏ Qua trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!