Xu Hướng 10/2023 # Ứng Dụng Phương Pháp Steam Trong Hoạt Động Ngoài Trời Cho Trẻ Mầm Non # Top 17 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Ứng Dụng Phương Pháp Steam Trong Hoạt Động Ngoài Trời Cho Trẻ Mầm Non # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ứng Dụng Phương Pháp Steam Trong Hoạt Động Ngoài Trời Cho Trẻ Mầm Non được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong năm học 2023- 2023 được sự quan tâm của bộ giáo dục, giáo viên mầm non ở các trường điểm trong thành phố Hà Nội được tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM, là một giáo viên may mắn được tham gia khoá học, tôi thấy đây là một phương pháp giáo dục thú vị, phát huy được nhiều tiềm năng, khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi bản thân trẻ.

Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm – thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.

– Lĩnh vực đề tài, tôi xin trình bày: “Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi“

” Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động ngoài trời là mang khoa học, công nghệ ,kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.

– Năm học 201 8 – 201 9 , tôi được nhà trường phân công chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, với số trẻ là 53 cháu. Việc đầu tiên tôi bắt tay là tìm hiểu về hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ có nhu cầu gì, mong muốn của trẻ với những vật liệu thiên, điều gì trẻ chưa biết để xây dựng nên những hoạt động ngoài trời hấp dẫn, thú vị, phù hợp và thoả mãn những nhu cầu của trẻ.

Bản thân tôi cũng rút ra được những kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ.

Tổ chức các lớp học với các chuyên đề, chương trình mới phù hợp xu hướng giáo dục mầm non cho các giáo viên được học tập và bồi dưỡng.

Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Ngoài Trời Cho Trẻ Mầm Non

+ : Cách tổ chức trong các hoạt động tạo liên ý để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể được trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp.

Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát để cho trẻ quan sát tốt hơn , tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu về một số loài hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan vườn hoa, ngoài ra Cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ…với cách làm này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh .

Đồng thời với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình quan sát chính vì thế Cô cần có kiến thức rộng để cung cấp cho trẻ.

Để có thể kết hợp liên ý giữa hoạt động chung và hoạt động ngoài trời tạo hứng thú để trẻ hoạt động.

Trẻ chuẩn bị một số loại quả.

Cho trẻ quan sát và trò chuyện về một số loại quả trong trường.

Trẻ nêu lên sự hiểu biết của mình về một số loại quả.

Dựa vào hiểu biết của trẻ cô gợi ý để mở rộng hiểu biết của trẻ và cung cấp một số đặt điểm mà trẻ hiểu sai.

Cho trẻ kể chuyện về đạt điểm của quả mà trẻ có.

Quả mình có đặc điểm gì ( chua hay ngọt )?

Qua đó trẻ có thể kể sáng tạo theo suy nghĩ của mình về một số loại quả

Sau khi kiến thức đã được cung cấp trong giờ hoạt động chung thì hoạt động ngoài trời có thế kết hợp trong giờ quan sát vườn hoa và yêu cầu trẻ chọn cho cô hoa có 5 cánh, kể tên 5 loại hoa mà con biết, kể tên 5 loại hoa theo màu sắc và tìm trong sân trường có các đồ vật có số lượng là 5…

Khi chơi trò chơi bằng các nguyên vật liệu mở trẻ có thể sắp xếp các hạt thành các loại hoa có 5 cánh…

Trò chơi cô yêu cầu trẻ chạy theo nhóm, mỗi nhóm có một loại hoa và phân loại về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống của loài hoa mà trẻ chuẩn bị. khi tổ chức cho trẻ quan sát cần chú ý:tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm tòi và khám phá đối tượng, tự trẻ suy luận, cô đặt những câu hỏi mở.

Không nên kéo dài thơi gian quan sát bởi vì sẽ có thể phản tác dụng giáo dục. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực.

Đội tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy trẻ.

– Thực trạng trường là một trường có diện tích sân rộng, sỉ số cháu hợp lý nên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thể của từng nhóm rất thuận tiện. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạt động, tôi còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi dân gian gắn với chủ điểm và gắn với móc thời gian phù hợp.

– Các trò chơi phát triển giác quan:Trẻ lắng nghe tiếng động,tiêng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi , tiếng lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, đoán xem tiếng động gì…

– Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ:

Trẻ chơi với cát,nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa ,căn nhà, quả cam , hình tam giác, chữ nhật…

Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triên óc tò mò ở trẻ. Quan sát sự thay đổi hằng ngày của cây xung quanh trường và phân loại chúng thành nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả…

Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người.

Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ: chơi với các đồ chơi có sẳn trong trường

– Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời : cầu tuột, các vận động bò trườn trèo tung ném chuyển bắt, leo qua các bật thang cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn chân, bàn tay, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm

– Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tấp thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như : trò chơi đoàn kết, trời nắng, trời mưa, cá sấu lên bờ, đổi chỗ cho bạn, bắn súng hoặc cũng có thể hát cho cháu hát theo một số bài hát tập thể đơn giản như: bạn ở đâu, quả bóng tròn , ra đây xem…

– Ngoài những tró chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi cũng đã linh hoạt thay đổi luật chơi , thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.

Trò chơi kéo co có thể thay đổi tên là kéo pháo. Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời : cắt dán làm thành 1 chiếc chong chóng, bông vụ làm từ giấy, ống hút hay nhặt những chiếc lá không cùng đêm, so sánh đoán với nhau là lá gì…

+ Tổ chức, Cho trẻ ra sân, quan sát hiện tượng thời tiết. + tổ chức đàm thoại với trẻ về thời tiết.

+ trẻ tham gia thí nghiệm với chiếc chong chóng mình làm ra.

+ trẻ rút ra nhận xét, kết quả của thí nghiệm. + Những lốp xe hơi bị bể có thể tận dụng cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò chui hoặc đi thăng bằng trên lốp xe.

+ Phấn vẻ hoặc bất cứ dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ

* Sưu tầm tổ chức một số trò chơi vận động, trò chơi học tập và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ điểm:

+ Nhằm củng cố tri thức của trẻ với các hiện tượng đã quan sát được.

+ Đối với trò chơi dân gian:

Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.

*Với HĐ ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, ” Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”,…

* Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: ” Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”…

*Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm ): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, ” Đọc câu”…

Đặc biệt: khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.Ví dụ:- Với môn thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.

Chẳng hạn: + Với trò chơi ” Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: ” Xin khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm ” đuôi” ( đứng sau cùng ) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị ” thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm ” thầy” để đi đuổi những trẻ khác.

+ Trò ” Nhảy dây”, ” Trồng nụ trồng hoa”, ” Nhảy lò cò” có nhiều nấc chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai…đến bàn mười( Nhảy lò cò ); từ một nụ, một hoa…đến tám hoa ( Trồng nụ trồng hoa )…Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.

+ Trò ” Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng vì nếu câu cuối bài là ” ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra, ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.

+ Với môn MTXQ, toán, văn học khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.

+ Phát triển ngôn ngữ.

+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi…

+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. Ví dụ:

+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền: ” Con ruồi có cánh – Đòn gánh có mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc.

+ Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:

+” Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến…” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn ” đôi tôi, đôi chị…”, “ba lá đa, ba lá đề…”, “tám quả trám, hai lên chín”…Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10.

– Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi: ” Tập tầm vông” , ” Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”…

Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ điểm của bài dạy. Chẳng hạn như: – Chủ điểm ” Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: ” Đồng dao hỏi tuổi xứ Quảng”, ” Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, ” Bịt mắt bắt dê”, ” Phụ đồng ếch”, ” Thi tìm những con vật có từ láy”…

– Chủ điểm ” Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: ” Trồng nụ trồng hoa”, ” Mít mật mít gai”, ” Làm nón mão bằng lá”…

– Chủ điểm ” Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như ” Ném còn”, ” Cướp cờ”, ” Bịt mắt đập niêu”, ” Đẩy gậy”, ” Chơi đu”,” Múa lân”…

+ Đối với trò chơi vận động, trò chơi học tập:

– Nhằm cũng cố thêm những kiến thức, kỹ năng hiểu biết về các hiện tượng thiên nhiên mà trẻ đã quan sát được. Là cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá, kiểm tra lại vốn kiến thức của mình đem lại cho trẻ sự thư thái, thoải mái. Như trò chơi” rồng rắn lên mây, bông bóng bay, chèo thuyền, đàn chuột con…”

Ví dụ:Cách tiến hành: trò chơi “rồng rắn lên mây”

+ địa điểm: sân trưòng khô ráo , sạch sẽ.

+ thời tiết : trong xanh,có gió.

+ Trẻ quần áo gọn gàng , sạch sẽ

+ đồ dùng: khăn bay, bóng bay, chong chóng…

+ Một nhóm trẻ chơi trò chơi (một số trẻ được buộc vào người: khăn bay, bóng bay, chong chóng), có nhiệm vụ thực hiện đúng cách chơi của trò chơi.

+ Một nhóm trẻ đứng ngoài quan sát, có nhiệm vụ quan sát các bạn chơi và Nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra (quả bóng , chiếc khăn…) khi các bạn chơi, giải thích lý do . + Cô kết luận.nhận xét

“Ve vẻ vè ve Cùng nhau thi đua

Thấy lá vàng rơi Tranh tài vẽ đẹp

Cùng nhau thi đua Xem ai sáng tạo

Nhặt lá vàng rơi Được các bạn khen

Sân trường thêm sạch Được khen cái mà được khen”

Khi nghe hiệu lệnh thì những bạn làm bẫy sẽ ngồi xuống, những bạn nào còn nằm trong vòng tròn thì sẽ bị bắt và thay thế làm bẫy

Chia làm 2 nhóm, một nhóm làm bẫy và một nhóm làm cá . Nhóm làm những con cá thì hai tay chụm lại. Lượn sóng chạy ra chạy vào vòng tròn còn những bạn làm bẫy thì nghe hiệu lệnh nắm chặt tay và ngồi xuống. Khi bắt đầu chơi cả 2 nhóm đều hát bài hát cá vàng bơi. Khi đã bắt hết cá thì các bạn đổi vai cho nhau.

Với trò chơi này giúp cho trẻ cũng cố lại các bài hát mà trẻ đã được học và phát triển các có cho trẻ nhanh nhẹn qua các hoạt động chạy, uốn lượn tay khi chạy đồng thời kích thích cho trẻ hứng thú khi được vận động chơi.

Thông qua những câu chuyện kể trong lớp cô có thể gợi ý cho trẻ một số hình ảnh trong sân trường và trẻ có thể sáng tạo câu chuyện trong chuyện qua hình ảnh.

: Chủ đề Mùa Xuân , cô kể cho trẻ nghe câu chuyện ” Cô tiên mùa xuân” và khi cô tiên mùa xuân đến thì mọi vật đều xanh tươi,…. Khi trẻ quan sát trong vườn trường có nhiều cây . Qua đó cũng giúp cho trẻ có trí tưởng tượng và tính sáng tạo phong phú trong nhận thức ngôn ngữ của trẻ khi dùng từ cũng phong phú hơn.

– Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình

Đố bạn đó là lá của cây gì ? tại sao bạn biết.

Tại sao lá rụng , quan sát trên cây lúc này như thế nào.

Cây cần gì để sống, người ta trồng cây để làm gì.

Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào.

Quan sát xem có bao nhiêu cây cùng giống với cây này

Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên vật liệu mở như các hạt đã luộc sẵn, cọng rau muống, cỏ…và thay đổ nhiều hình thức cho phong phú.

Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.

Đi nhặt nhiều loại lá khác nhau ( lá tròn, dài, răng cưa,to, nhỏ…), phân loại lá theo đặc điểm.

Sau đó tô màu một mặt với nhiều màu sắc khác nhau , rồi dán lên tờ giấy A3 hoặc A4 tạo thành bức tranh rất đẹp.

Xâu hạt bằng hạt đậu đã luộc sơ qua mềm.

Sỏ vòng bằng cọng rau muống.

Xếp hình các con vật bằng lá cây…

Biện pháp 5: Tổ chức thí nghiệm đơn giản nhằm khám đặc điểm, tính chất của hiện tượng thời tiết cho trẻ.

Mục đích:Trẻ dược trực tiếp tham gia hoạt động khám phá, phát triển các giác quan,kỹ năng hoạt động

Ý nghĩa: Trẻ biết sử dụng những sáng kiến của mình vào hoạt động, học cách suy nghĩ sáng tạo.

Cách tiến hành: Thí nghiệm khám phá sự tồn tại của gió và hướng gió

+ Địa điểm: Sân trường rộng rãi, sạch sẽ.

+ Thời tiết: Trong xanh, có gió

+ Đồ dùng: Chong chóng ( mỗi trẻ có một chong chóng)

+ Tổ chức hướng dẫn trẻ cắt dán làm thành một chiếc chong chóng.

+ Cho trẻ ra sân, quan sát hiện tượng thời tiết

+ Tổ chức đàm thoại với trẻ về thời tiếc

+ Tre tham gia thí nghiệm với chiếc chong chóng mình làm ra.

+ Trẻ rút ra nhận xét, kết quả của thí nghiệm.

– luôn có ý tìm tòi và sưu tập những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm.

– Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.

– Luôn có hướng thay đổi các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tại hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.

– Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến cửa trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mần non mới.

– Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.

* Kết quả: Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho trẻ lớp chồi 2 làm quen với các trò chơi , tôi đã thu được nhiều kết quả tốt: -100% trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi.

-100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi vận động,học tập và dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.

-Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi với các bạn trong lớp. Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi, nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người . Còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.

Đồng thời Cháu hứng thú và tích cực hưởng ứng theo hoạt động của trò chơi. Qua một năm tiếng hành và sữa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho cháu khi hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy đa số cháu đã trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, cụ thể là các cháu có tính nhút nhác như : Bé Hoàng Quân, Yến Nhi, Bảo Hân, Gia Huy …,đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạng và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhác như lúc đầu năm học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh củng phát triển rõ rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế giới xung quanh.Mặt khác những cháu khác trong lớp đã nắm được một số kiến thức

Khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào những hoạt động thiên

nhiên. Hoạt động ngoài trời. chẳng hạn cháu hiểu được:

Làm thế nào để vườn cây của bé luôn xanh tươi sạch sẻ?

Tại sao lại có hiện tượng sấm chớp khi trời mưa?

Trong đất có những gì?….

Phương Pháp Giáo Dục Steam Cho Trẻ Mầm Non

Qua nhiều giai đoạn của giáo dục, STEAM dần khẳng định được sự tối ưu trong dạy và học. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của STEAM trên hầu khắp các nước chứ không chỉ riêng các nước phát triển. Thêm nữa, STEAM cũng đã được áp dụng vào cả khối mầm non. Vậy phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non như thế nào? Trẻ mầm non dùng cách nào để tiếp thu được những kiến thức “tích hợp liên môn” mà STEAM đem lại?

1. Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non toàn diện

Trước đây, chúng ta thường quen với thuật ngữ STEM hơn là STEAM, vậy thực chất 2 phương pháp giáo dục này có phải là một không?

STEM và STEAM đều là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học). STEAM chính là STEM có thêm bộ môn Nghệ thuật (Art).

Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Tại sao STEAM cần nghệ thuật và nghệ thuật giúp gì cho phương pháp giáo dục STEAM mầm non?

? STEM giúp cho học sinh hiểu được bản chất của các nguyên lý, định luật, thuật toán, công nghệ,…qua những bài học tích hợp được xây dựng một cách hài hòa và khoa học chứ không hề rườm rà và dài dòng như ở phương pháp học tập truyền thống. Có thêm yếu tố Nghệ thuật (Art), STEM trở thành STEAM với sự hoàn thiện và toàn diện hơn. STEAM bổ sung mảnh ghép còn thiếu của STEM, đó là sự sáng tạo, linh hoạt trong cách áp dụng những kiến thực được học vào giải quyết bài toán thực tế qua Nghệ thuật. Yếu tố này càng quan trọng hơn khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Bởi các bé còn non nớt trong nhận thức, sự tiếp thu kiến thức có giới hạn. Trẻ mầm non không học qua kiến thức lý thuyết, qua những định lý, nguyên tắc mà các bé học qua trải nghiệm. Chính vì vậy nên yếu tố sáng tạo, tưởng tượng bay bổng càng quan trọng hơn. Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non thúc đẩy trẻ quan sát, cảm nhận, tư duy và sáng tạo.

2. Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Như đã nói ở trên, trẻ mầm non tiếp thu kiến thức qua trải nghiệm chứ không phải qua kiến thức sách vở. Chính vì vậy, áp dụng phương phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non cực kỳ hiệu quả. Qua những buổi thực hành, thí nghiệm, các bé mầm non được quan sát, được “động chạm” vào sự vật, hiện tượng, quan trọng nhất là bé được giải đáp sự tò mò của mình.

Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Giáo dục STEAM cũng có thể mắc phải những khó khăn nhất định nếu các nhà giáo dục không thực sự hiểu rõ về bản chất của phương pháp này, cũng như không nắm được cách tiếp thu của những đứa trẻ mầm non để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất. Nhiều đơn vị mầm non đã tận dụng được lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non mang lại và từng bước khai phá tiềm năng của nó một cách triệt để, hứa hẹn một bước phát triển mới trong cách giáo dục trẻ mầm non.

Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Trẻ Mầm Non

I. Khái niệm trải nghiệm: là tham gia các hoạt động thực tế sau đó phản ánh, tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển

II. Hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non: là quá trình trẻ hành động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng, con người trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được những nhận thức (cảm nhận) và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng, con người trong môi trường sống, theo đó hình thành và phát triển vốn sống kinh nghiệm vật lí, xã hội, đồng thời hé lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn ở mỗi đứa trẻ

Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục trẻ mẫu giáo

Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiềm nước trên thế giới. Các nhà giáo dục coi giáo dục trải nhiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân

– Hoạt động trải nghiệm khiểm trẻ sử dụng tồng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận lâu hơn

– Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của trẻ

– Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin

– Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn đối với người dạy.

– Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỉ luật.

– Trẻ có thể học các kĩ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kĩ năng đó vào thực tế.

Áp dụng chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non”. Các nhóm lớp tích cực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Trẻ tích cực, hứng thú, tự tin… tiết học trở nên hấp dẫn hơn với trẻ.

Hoạt động: Bé tự chuẩn bị bữa ăn ngon miệng (MG 3 tuổi)

Phan Thị Phúc @ 23:27 11/11/2023 Số lượt xem: 19426

Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Giáo Dục Cho Trẻ Mầm Non

Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.

Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.

Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.

Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

Quan sát “Cất vó” của Trường Mầm non Long Hưng A, H. Lấp Vò

Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.

Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại các trường mầm non trong tỉnh, các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu,…

Xin giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm do các trường mầm non tỉnh Đồng Tháp tổ chức:

Cô và trò Trường Mầm non Tổ Ong vàng, TP. Cao Lãnh cùng “đi siêu thị”

Cô và trò Trường Mầm non Hồng Gấm, TP. Cao Lãnh cùng “Gói bánh tét”

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như:

Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.

Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm – môi trường là cuộc sống thực của trẻ.

Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.

Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng độ tuổi, trang lứa để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.

Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.

Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.

Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.

Hoạt Động Giáo Dục Stem Cho Trẻ Mầm Non

Một trong những thuật ngữ giáo dục mới hơn mà chúng ta thấy thường xuyên trong tin tức là giáo dục STEM. Nhưng chính xác giáo dục STEM là gì và nó có phù hợp với trẻ mẫu giáo không?

1. Giáo dục STEM

STEMviết tắt của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Giáo dục STEM, một thuật ngữ do Quỹ khoa học quốc gia khởi xướng, theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế trang bị cho học sinh trở thành những công dân thông thái, chiến thắng cuộc đua kỹ năng toàn cầu, hiện đang là vấn đề cạnh tranh cốt lõi về kinh tế của thế kỉ 21.

1.1 Hiểu đúng về giáo dục STEM

– Không thay thế các môn học chính trong trường.– Không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành nhà toán học, kỹ sư,…– Không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia mà tùy thuộc vào mục đích cuộc sống và định hướng giữa cha mẹ và con cái.– Trang bị kiến thức và kỹ năng thực tế cho học sinh nhằm thích nghi sự phát triển kinh tế và xã hội.– Phát triển cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp, nhận biết nhu cầu và vấn đề.– Phát triển cho học sinh kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý kỹ thuật,…– Phát triển cho học sinh phong cách học tập sáng tạo, biết mở rộng kiến thức, biết sửa chữa, chỉnh sửa cho phù hợp với tình huống– Đem đến sự tự tin vào bản thân cho học sinh, lòng kiên trì, đam mê trong công việc

1.2 Giáo dục STEM phù hợp nhất cho trẻ mầm non

Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học có vẻ như là môn học cao cả đối với trẻ mầm non. Tuy nhiên hiểu như thế về STEM mới chỉ là 1 khía cạnh như đã trình bày ở mục trên.

Thực tế, giáo dục STEM rất phù hợp với lứa tuổi mầm non bởi trẻ đang ở lứa tuổi luôn tò mò về hiện tượng, sự vật mà trẻ được tiếp cận hay đang ở thời ký “Một vạn câu hỏi vì sao”. Trẻ đang tò mò, giáo viên và phụ huynh thông qua đó giải thích những hiện tượng thực tế, kiến thức khoa học – trẻ tiếp cận một cách tự nhiên. Trong thực tế, trẻ mẫu giáo tự phát tham gia vào các hoạt động STEM trong nhà và ra ngoài một cách thường xuyên

2. Ứng dụng STEM cho trẻ em mầm non đơn giản: a. Đi dạo tự nhiên

Đi bộ một hoạt động ngoài trời tuyệt vời cho STEM cho trẻ, có thể chuẩn bị một túi tái sử dụng và khuyến khích trẻ thu thập đá tròn nhỏ, lá, vỏ hạt, hoặc hoa. Khi về, sắp xếp lại các loại, chẳng hạn như màu sắc, kết cấu, kích thước và hình dạng. Kỹ năng sử dụng: toán và khoa học

b. Thiết lập các hoạt động xây dựng với ly giấy hoặc nhựa

Có thể đưa ra một thử thách như: “Bạn có thể làm một tháp cốc cao bao nhiêu cm?” Đo từng tháp và ghi lại chiều cao của chúng. Kỹ năng sử dụng: kỹ thuật và toán học

c. STEM với nước

Nước là một vật liệu STEM phong phú và các hoạt động vui chơi dưới nước là một cách tuyệt vời để thu hút trẻ em. Cung cấp một chậu nước bên ngoài để bạn không phải lo lắng về sự cố tràn. Cung cấp các công cụ để thử nghiệm như: chai tẩy rửa chén rỗng, cốc đo nhựa, ….để đổ đầy và so sánh. Kỹ năng sử dụng: toán và khoa học

d. Xây dựng đường dốc

Xây dựng các đường dốc để kiểm tra những chiếc xe, quả bóng hoặc viên bi nào đi nhanh nhất. Sử dụng một bảng, tấm bìa cứng hoặc bàn nhỏ với một bên được nâng lên để làm một đoạn đường nối . Hãy thử lăn nhiều loại đồ vật, hai cái một lần xuống dốc để xem cái nào nhanh nhất. Ghi lại phát hiện của bạn trên một biểu đồ. Kỹ năng sử dụng: kỹ thuật và toán học.

TPA – Trung tâm đào tạo giảng viên STEM, chuyên cung cấp thiết bị giáo dục STEM, hệ thống các trung tâm và hỗ trợ tranining giảng viên chuẩn đào tạo STEM cho các khối trường nghề, các trung tâm định hướng STEM.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm STEM của TPA, hãy truy cập vào website: chúng tôi bạn sẽ được tư vấn kỹ thuật và cung cấp thiết bị tốt nhất

Nhà cung cấp thiết bị đào tạo hàng đầu tại Việt Nam Địa chỉ trụ sở chính 189 Phan Trọng Tuệ – Thanh Trì – Hà Nội Chúng tôi phục vụ quý khách 24/7 kể cả thứ 7 và chủ nhật

Cập nhật thông tin chi tiết về Ứng Dụng Phương Pháp Steam Trong Hoạt Động Ngoài Trời Cho Trẻ Mầm Non trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!