Bạn đang xem bài viết Trẻ Bị Zona Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Điều Trị Cho Bé được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mệt mỏi, căng thẳng tinh thần, trầm cảm, tự kỷ (đối với trẻ từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu)
Hệ miễn dịch bị suy yếu (bắt nguồn từ các bệnh tật khác hoặc từ việc dùng thuốc)
Tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu hoặc bệnh nhân zona thần kinh khác
Do những biện pháp điều trị bệnh bằng tia xạ
Tổn thương ở vùng da phát ban
Ung thư
Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở trẻ em
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona thần kinh ở trẻ nhỏ là cảm giác đau ở vùng da có bệnh. Trẻ thường bị các cơn đau dai dẳng hoặc đau nhói, kèm theo là cảm giác ngứa, rát như bị bỏng, căng da…
Khoảng từ 1 đến 3 ngày sau khi có cảm giác đau thì những dải ban sẽ xuất hiện ở vùng da đó. Những dải ban có dạng tấy đỏ, phồng lên.
Trong những ngày tiếp theo thì vùng da bị phát ban sẽ tụ mủ, rồi đóng vảy. Quá trình này thường kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần và có thể để lại sẹo sau khi biến mất.
Trẻ sơ sinh bị zona thần kinh có nguy hiểm không?Mức độ nguy hiểm của bệnh zona ở trẻ em tùy thuộc vào vị trí bộc phát của bệnh. Cùng với đó, bệnh nếu không được điều trị và chăm sóc tốt dẫn đến viêm nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số vị trí trẻ thường mắc zona thần kinh gồm có:
Trẻ bị zona ở mắtZona thần kinh ở trẻ sơ sinh vốn đã nguy hiểm do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, nhưng bệnh còn đáng lo ngại hơn nếu trẻ sơ sinh bị zona thần kinh ở mắt.
Ngoài những hậu quả để lại trên da như đau rát, sưng đỏ, chảy mủ và làm sẹo thì khi zona ở trẻ sơ sinh ở mắt còn có nhiều ảnh hưởng xấu đối với các chức năng của mắt. Do đó, trẻ bị zona ở mắt còn có thể gặp phải những tình trạng sau:
Sưng, phù giác mạc
Tăng nhãn áp
Giảm thị lực
Để lại sẹo trên mí mắt, chân mày gây mất thẩm mỹ
Khô mắt, hoạt tử võng mạc
Liệt dây thần kinh mắt
Viêm tắc tuyến sụn kết mạc
Một số trường hợp nghiêm trọng, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực, mù lòa vĩnh viễn.
Trẻ bị zona ở miệngMôi, miệng là một trong những yếu điểm đối với trẻ bị zona thần kinh. Thông thường, trong các trường hợp bị trẻ bị zona ở miệng, các nốt phát ban chỉ tập trung một bên miệng, môi hoặc bị lan từ các vùng xung quanh như cằm, cổ, mặt. Rất ít những trường hợp chỉ bị zona thần kinh riêng biệt tại môi, miệng.
Ngoài những ảnh hưởng xấu vốn có của zona thần kinh thì zona thần kinh ở miệng trẻ còn bao gồm những biến chứng nguy hiểm khác như:
Tê liệt dây thần kinh vận động, dây thần kinh mặt.
Sẹo lõm trên mặt, môi ảnh hưởng đến dung mạo, thẩm mỹ.
Có thể lan đến tai, gây viêm tuyến nước bọt
Đau dây thần kinh sau khi khỏi bệnh
Nghiêm trọng hơn có thể gây bội nhiễm da nếu không được điều trị đúng cách.
Trẻ bị zona ở cổTrẻ sơ sinh bị zona thần kinh ở cổ cũng là tình trạng tương đối nguy hiểm và cần được cẩn trọng vì những lý do sau:
Cổ là vùng thường xuyên bị chà xát.
Vùng cổ rất dễ bị nhiễm bụi, đổ mồ hôi, ẩm ướt khiến cho vi khuẩn dễ phát triển và lây lan.
Trẻ bị zona ở cổ thường hay gãi do đau ngứa, từ đó làm bể các mụn nước, chảy mủ khiến cho cách chữa bệnh zona ở trẻ trở nên khó khăn hơn.
Bệnh zona thần kinh ở cổ có đặc tính lan truyền cao hơn, virus đi dọc theo các dây thần kinh và lan đến các vùng khác của cơ thể như mặt hoặc vai, tay.
Trẻ bị zona thần kinh ở cổ rất đáng lo ngại
Trẻ bị zona phải làm sao?Việc chữa zona thần kinh cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu bao gồm 2 yếu tố chính: đó là thuốc trị phù hợp và cách chăm sóc cho trẻ.
Thuốc trị zona thần kinh cho trẻ emĐặc điểm: Nhóm này thích hợp cho trẻ bị zona thần kinh trong giai đoạn cấp tính. Thuốc có ưu điểm là điều trị nhanh, thúc đẩy quá trình bài xuất virus, ngăn chặn sự hình thành thương tổn mới và làm ngắn thời gian liền sẹo, giảm cơn đau thần kinh.
Tên thuốc: Nhóm này gồm có các loại thuốc như Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir. Valacyclovir vốn là Acyclovir nhưng sản xuất chất dược chất acyclovir cao hơn 5 lần tiền chất của nó. Dù Acyclovir là thuốc được dùng phổ biến nhưng Famciclovir và Valacyclovir lại có cân bằng dược động học tốt hơn và cách dùng tương đối đơn giản.
Cách dùng: Đối với Valacyclovir, cho trẻ uống 1 g/lần (cách 8 tiếng dùng 1 lần) hoặc thay thế bằng liều Acyclovir 800 mg/lần (cách 4 tiếng dùng 1 lần). Thuốc nên được dùng trong 48 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng, liều khởi đầu nên dùng liều cao. Vì thuốc được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên liều lượng cần có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Đặc điểm: Nhóm thuốc giảm đau thích hợp cho việc điều trị chứng đau thần kinh đối với bệnh zona thần kinh. Các cơn đau thần kinh thường biểu hiện sau khi phát ban hoặc sau khi liền sau, cơn đau có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng.
Tên thuốc: Nếu bạn muốn áp dụng cách chữa zona thần kinh cho trẻ nhỏ bằng thuốc giảm đau thì có thể tham khảo các loại: thuốc dán Lidocain 5%, kem bôi Capsaicin (nồng độ 0,025 – 0,075%), Oxycodon.
Cách dùng: Thuốc dán Lidocain và kem bôi Capsaicin chỉ thích hợp cho vùng da lành, khi đã hết mủ, mụn nước và các nốt ban. Thuốc Capsaicin có thể gây rát bỏng. Đối với Oxycodon, thuốc có tác dụng phụ là táo bón và có thể gây nghiện do có họ thuốc phiện, không thích hợp cho trẻ em.
Zona thần kinh vốn là một căn bệnh không nên chủ quan đối với người lớn. Đối với trẻ em thì việc điều trị lại còn đáng lo ngại hơn và cần cẩn trọng hơn. Do đó, các bậc phụ huynh khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng zona cần phải mang trẻ đi khám bệnh để được chỉ định dùng thuốc sao cho phù hợp, tránh tự ý chọn thuốc và tự điều trị.
Cách chăm sóc trẻ bị zonaBên cạnh việc cần chọn thuốc tốt thì kết quả điều trị cho trẻ bị zona còn phụ thuộc vào cách chăm sóc trẻ từ gia đình. Gia đình có con nhỏ bị zona thần kinh cần lưu ý những điều kiện chăm sóc như sau:
Các vết thương do bể mụn nước, chảy nốt mủ cần được vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Bạn có thể ngâm lạnh băng sạch và đặt lên vùng có vết thương để giảm cơn đau nhức và làm khô vết thương (chỉ để yên miếng gạc trong 20 phút chứ không nên chà xát mạnh, nên áp dụng khoảng 7 lần mỗi ngày)
Trẻ sơ sinh bị zona cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên
Thuốc bôi, thuốc uống, thuốc dán khi được áp dụng cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ và nên dùng đúng liều lượng, nếu muốn kết hợp với dược phẩm khác nên nhờ bác sĩ hướng dẫn.
Trẻ bị zona nói riêng và bệnh nhân zona nói chung cần có sự cách ly phù hợp. Trẻ nên có đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, bàn chải, chén bát, ly, muỗng) để riêng, không nên dùng chung và cũng không nên tiếp xúc với vùng da có bệnh.
Gia đình khi chăm sóc cho trẻ bị zona nghiêm trọng, zona toàn thân nên đeo găng tay và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc.
Các loại khăn mà trẻ dùng nên là loại khăn mềm mịn để giảm thiểu khả năng gây xướt da, tránh làm bể mụn, nốt ban trên da. Quần áo của trẻ nên là loại mỏng, thoáng mát cho trẻ dễ chịu
Trẻ bị zona kiêng gì? Không nên cho trẻ dùng các món như thịt bò, rau muống, hải sản, trứng, sữa…
Tránh tự ý áp dụng các bài thuốc nam, thuốc đông y, đắp lá thuốc, các phương pháp dân gian truyền miệng… mà chưa hỏi ý kiếng bác sĩ.
Thông tin hữu ích: Thuốc trị zona có những loại nào? Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng
Trẻ Em Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Sao, Cách Xử Lý An Toàn Cho Các Bé
Những cơn đau thường xuyên khiến trẻ không muốn ăn, hay bị buồn nôn cũng như nhìn thấy thức ăn là sợ. Nhiều cha mẹ không hiểu tình trạng bệnh cũng như tâm lý của con, nghĩ rằng con sợ ăn nên giả vờ nên ép con ăn nhiều hơn. Chính điều này sẽ làm tệ đi tình hình bệnh, làm con mệt mỏi và đuối sức.
Đau bụng là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Vị trí đau ở trẻ em cũng khác so với người lớn, các em sẽ đau ở trên hoặc xung quanh rốn. Các cơn đau thường xuyên làm phiền trẻ, khiến chúng ngủ không ngon, đau âm ỉ cho đến đau dữ dội trong khoảng thời gian từ hàng chục phút đến hàng giờ.
Một số cha mẹ thường chủ quan nghĩ con chỉ bị đau bụng thông thường. Nếu để lâu có thể gây đến những biến chứng nặng hơn như xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày.
Những triệu chứng bệnh đau dạ dày ở trẻ em này không phải bé nào cũng biết mô tả, đặc biệt đối với những em bé dưới 2 tuổi, khả năng giao tiếp bằng lời nói chưa tốt. Tình trạng này xảy ra khi các dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản làm cho bé cảm thấy vướng họng, ho mạnh, ợ chua, ợ hơi. Nếu không phát hiện để chữa trị kịp thời, bé có thể mắc viêm loét dạ dày, thậm chí là chảy máu dạ dày.
Ngoài những triệu chứng về tiêu hoá hay đau bụng, bạn có thể thấy triệu chứng trẻ bị đau dạ dày thông qua sắc mặt xanh xao, mệt mỏi, trẻ không còn năng động, hoạt bát như trước, quá trình phát triển chậm hơn so với các bạn đồng chang lứa; tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị loét dạ dày một cách âm thầm, về lâu về dài dẫn đến thiếu máu mãn tính.
Nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam không có thói quen kiểm tra phân của con để có thể phát hiện tình trạng bệnh dạ dày. Nhiều con số y khoa đã chứng minh: Tới 50% số ca bệnh tiêu hoá, dạ dày xuất phát từ triệu chứng trẻ đi phân đen hoặc ra máu.
Nguy cơ gây đau đạ ày ở trẻ nhỏCơ thể của trẻ em phát triển chưa hoàn thiện, thêm nữa là sức đề kháng của trẻ còn yếu nên đây là đối tượng tấn công của các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc trẻ em bị đau ở vùng dạ dày là:
Trẻ em bị đau dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn được gọi là khuẩn Hp) làm phá huỷ niêm mạc dạ dày. Từ đó dần hình thành những ổ viêm loét trên niêm mạc.
Nhiều mẹ có thói quen mớm hoặc nhai thức ăn cho con ăn, thói quen này tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm khuẩn Hp từ mẹ sang con.
Chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Đối với những món ăn trẻ không thích hay dị ứng thường xuyên có cảm giác nôn ói, dạ dày không tiêu hoá thức ăn dẫn đến những cơn đau. Bên cạnh đó những món chiên rán, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ uống có ga… khiến dạ dày trẻ bị tổn thương, viêm.
Bệnh đau dạ dày ở trẻ em còn do mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng vì việc học hành quá tải, áp lực thi cử. Thêm nữa, việc thường xuyên căng thẳng làm trẻ ăn uống và sinh hoạt thất thường, dẫn đến sức đề kháng yếu và hệ tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng theo.
Yếu tố di truyền: Nhiều gia đình có bố hoặc mẹ là những người có bệnh dạ dày thì khả năng cao con cái sinh ra sẽ có bệnh dạ dày bẩm sinh.
Việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh khác, tự dùng thuốc sai liều lượng, sai chỉ định cũng là nguyên nhân tạo ra môi trường acid trong dạ dày có sự thay đổi, dễ dàng làm tổn thương dạ dày.
Tham khảo bài viết: Đau dạ dày trong đêm, lúc sáng sớm nguy hiểm không, phải làm sao?
Bé bị đau dạ dày phải làm sao?
Hãy cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng lượng axit trong dạ dày, bạn hướng dẫn trẻ uống từ từ, từng ít một để cơn đau giảm dày giảm đi nhanh chóng.
Sử dụng túi chườm ấm khi trẻ em bị đau dạ dày cũng là phương pháp hữu hiệu. Đặt túi ấm vào vùng bụng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống của trẻ.
Trong bài viết này, các thông tin về bệnh đau dạ dày ở trẻ em và các phương án xử lý đã được tổng hợp đầy đủ. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, để nắm rõ tình trạng bệnh của trẻ và có phương pháp điều trị hợp lý, bạn nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên môn. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Đồ ăn có tác dụng trung hòa acid như cháo, trứng hấp hay sữa nóng.
Đồ ăn giúp làm giảm tiết dịch vị như mật ong, bánh quy, đường, dầu thực vật.
Những loại thực phẩm hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt như bánh mì, gạo nếp, bột sắn, bánh quy.
Bổ sung chất xơ (rau xanh, củ quả, yến mạch, các cây họ đậu) để chống tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định và tránh gây áp lực lên dạ dày.
Chế biến thực phẩm theo kiểu hấp/luộc để đảm bảo dinh dưỡng và giảm thiểu dầu mỡ.
Không cho trẻ ăn các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt,… sẽ làm tình trạng đau dạ dày ở trẻ em trở nên xấu đi, gây viêm loét.
Không sử dụng đồ uống có vị chua, đồ uống có gas làm dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, vết loét khó lành.
Mẹ cần bỏ qua những món ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn (xúc xích, gà chiên, khoai tây chiên), những món nướng hoặc xào có chứa nhiều chất béo không tốt cho dạ dày.
Hạn chế các loại gia vị nóng như ớt, tiêu tỏi,…
Bé Bị Nổi Mề Đay Phải Làm Sao Cho Hết?
Trong những năm tháng đầu đời, bé yêu có thể mắc phải những bệnh lý ngoài da khó chữa, trong đó có bệnh nổi mề đay. Bé bị nổi mề đay phải làm sao cho hết trong khi bệnh gây nên nhiều khó chịu và tiềm ẩn những nguy hại khó lường là điều các bậc cha mẹ rất quan tâm, bởi trên thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ gặp nguy hiểm vì cha mẹ điều trị nổi mề đay sai cách.
Mẹ ơi, vì sao con bị nổi mề đay?Chăm chút con từng li từng tí, giữ con tránh xa những nguy hại từ môi trường xung quanh nên khi bé Nấm bị nổi từng mảng mẩn đỏ trên cơ thể, cứ gãi cành cạch suốt ngày không chịu chơi ngoan, ngủ yên khiến chị Hà vô cùng thảng thốt. Chẳng lẽ con lại bị nổi mề đay như lời mẹ chồng nói? Chị ngồi ngẫm nghĩ lại xem trong quá trình chăm sóc con bản thân đã sai sót chỗ nào để bé Nấm bị như vậy, nhưng càng nghĩ chị càng không tìm ra nguyên nhân.
Trẻ nổi mề đay do di truyền, thời tiết, thực phẩm hoặc tiếp xúc với vật lạ
Các chuyên gia cho biết, rất nhiều cha mẹ không biết vì sao con nổi mề đay, và khi bé bị nổi mề đay phải làm sao cho hết, đó cũng là lý do khiến bệnh dai dẳng, khó chữa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đưa ra những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng nổi mề đay ở trẻ như sau:
+ Do trẻ dị ứng với thời tiết: Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới làn da của trẻ. Khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ khiến trẻ bị nổi mề đay.
+ Do di truyền: Nếu bố mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng thời tiết thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay hơn so với những trẻ có bố mẹ bình thường.
+ Do trẻ dị ứng với thực phẩm: Khi cơ thể trẻ tiêu thụ những loại thức ăn không hợp với cơ địa trẻ sẽ dẫn tới tình trạng dị ứng, nổi mề đay.
+ Do trẻ tiếp xúc với những vật lạ: Những vật lạ đó có thể là đồ chơi, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc lông động vật chó, mèo chứa nhiều vi khuẩn cũng khiến trẻ bị mẫn cảm và nổi mề đay.
+ Do trẻ dị ứng với thuốc: Một số thành phần có trong các loại thuốc trị bệnh cảm, đau đầu, sổ mũi… là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không thể thích ứng và dẫn tới hiện tượng nổi mề đay.
+ Do trẻ bị côn trùng cắn: Sức đề kháng của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện nên khi bị côn trùng cắn sẽ gây mẩn ngứa diện rộng và có thể dẫn tới nổi mề đay.
Bé bị nổi mề đay phải làm sao? Chuyên gia “mách” mẹ 3 cách giải cứu trẻVùng da nổi mề đay của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ
Bước 1: Rửa sạch dị nguyên khiến trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay Nếu trẻ bị côn trùng cắn hoặc do tiếp xúc với lông động vật chó, mèo mẹ cần rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa với xà phòng sát trùng, giúp da trẻ nhanh chóng dịu lại, giảm bớt cơn ngứa.
Muốn điều trị được bệnh, trước tiên cần biết nguyên nhân gây bệnh do đâu. Nếu trẻ bị nổi mề đay do thực phẩm cần ngừng ngay các loại thực phẩm đó lại, đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn thực phẩm có độ đạm cao như: sữa đặc có đường, trứng, bơ, hải sản… Bên cạnh đó cần bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết như vitamin để nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Bước 2: Xác định nguyên nhân để biết trẻ bị nổi mề đay phải làm sao
Cơ thể trẻ cần được giữ sạch sẽ bằng cách tắm bằng nước ấm, mẹ có thể dùng sữa tắm có tính sát khuẩn nhẹ để tránh gây kích ứng, nhiễm trùng da bé. Ngoài ra, mẹ cần cắt sạch móng tay cho trẻ, tránh để trẻ đưa tay lên cào gãi gây xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và khiến bệnh mề đay thêm nặng.
Bước 3: Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ cào gãi
Nha đam có tác dụng chữa mề đay ở trẻ
Rất nhiều cha mẹ khi thắc mắc bé bị nổi mề đay phải làm sao đã được bạn bè và những người xung quanh “mách” nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: tắm lá khế, xông hơi lá kinh giới, đắp gel nha đam… Phương pháp này phù hợp với cơ địa từng trẻ nên cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng.
Trong trường hợp bé bị nổi mề đay kéo dài nhiều ngày không khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Bước 4: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc đưa trẻ tới bác sĩ khi bệnh trở nặng
Tại Sao Em Bé Khóc Đêm?Hướng Dẫn Cách Cho Trẻ Ngủ Ngon
Tại sao em bé hay khóc đêm?
Trả lời:
Trẻ khóc vào ban đêm thường do một số nguyên nhân như sau:
– Trẻ đang đói hoặc rối loạn tiêu hóa: mẹ chưa cho bé bú đủ, bé bị đầy bụng, chướng hơi… Là những nguyên nhân khiến con cảm thấy khó chịu nên dễ quấy khóc.
– Căng thẳng thần kinh: hệ thần kinh của trẻ cũng còn non nớt và rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Khi bé bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện mà cha mẹ thường gặp nhất đó là quấy khóc dai dẳng. – Sốt hoặc bị đau: Sốt hoặc đau ở một chỗ nào đó mà mẹ không biết, khiến con khó chịu và quấy khóc.
– Thiếu chất dinh dưỡng: thiếu vi chất dinh dưỡng, nhất là Canxi, vitamin D (đặc biệt là ở những bé sinh thiếu tháng)… Khiến trẻ mệt mỏi, cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ, hay vặn mình, giật mình và quấy khóc đêm dai dẳng. Bé khóc đêm kéo dài khiến giấc ngủ không được đảm bảo. Đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy tới sự phát triển bình thường cũng như những lo lắng, căng thẳng cho cha mẹ vất vả chăm sóc.
Hướng dẫn cách cho trẻ ngủ ngonCác kiểu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau, mặc dù nhìn chung các bé cần phải ngủ từ 9-18 tiếng trong một ngày. Khi lớn lên, bé sẽ ngủ ít đi và thích được thức lâu hơn. Khi sáu tháng tuổi, nhiều em bé sẽ ngủ suốt đêm.
-Trẻ sơ sinh có thể sẽ ngủ nhiều hơn trong một số ngày. Giấc ngủ của bé là một quá trình có sự thay đổi liên tục và bị ảnh hưởng bởi sự phát triển và lớn lên của bé. -Trẻ nhỏ cần bố mẹ giúp điều chỉnh cảm xúc và cần cảm giác an toàn và được bảo vệ. -Chúng thích được ủ chăn hay quấn tã, ôm ấp hay đu đưa nhẹ để ngủ.
-Trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi có thể dần dần học các kỹ năng để tự ổn định sau khi được đáp ứng tất cả mọi nhu cầu. Bé cũng có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không đánh thức bố mẹ dậy. -Giấc ngủ của bé không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của bạn. Phản ứng của bạn đối với giấc ngủ của bé sẽ ảnh hưởng đến việc làm sao để bé bình tĩnh và học cách đi vào giấc ngủ.
Hiện tại là của họ. Tương lai, thứ mà tôi thực sự đã và đang làm việc, là của tôi!
Trẻ Sơ Sinh Rụng Tóc Vành Khăn Phải Làm Sao? Cách Chữa Cho Bé
Khi thấy một em bé bị rụng tóc tạo thành hình vành một chiếc mũ phía sau đầu nhiều người gọi đây là rụng tóc vành khăn hay rụng tóc máu ở trẻ sơ sinh. Là hiện tượng rất phổ biến ở những em bé từ 0 – 12 tháng tuổi.
– Hay đổ mồ hôi, giật mình về đêm.
– Trẻ hay quấy khóc mà không rõ nguyên nhân.
– Thóp trẻ rộng, phập phồng theo nhịp thở và lâu đầy.
– Đầu và trán cảm giác như có bướu nhô ra. Đầu trẻ thường “méo mó” mà không tròn đều.
– Các mốc phát triển của bé chậm hơn so với trẻ khác. Chậm lật, bò, chậm mọc răng…
– Trẻ thường xuyên bị táo bón.
Nhìn chung, khi thấy bé rụng tóc máu hình vành khăn, các ông bố bà mẹ đừng quy chụp là do con đang bị thiếu canxi. Cần phải theo dõi kỹ hơn hoặc làm các xét nghiệm, nếu thiếu mới cần bổ sung.
Trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn do tư thế nằmĐồng ý là khi còn nhỏ trẻ chỉ có ăn và ngủ thì đương nhiên là sẽ phải nằm nhiều nhất. Tuy nhiên, các mẹ có thể áp dụng quy tắc: khi ngủ nằm ngửa còn thức sẽ cho trẻ nằm sấp.
Lưu ý là chỉ khi nào trẻ thức và với sự giám sát của người lớn thì mới nên cho trẻ nằm sấp. Cách này không những thay đổi tư thế nằm cho con mà còn giúp bé yêu sớm nhận biết về thế giới xung quanh, nhanh phát triển các kỹ năng khác nữa.
Trong 1 năm đầu đời, việc sử dụng gối cho trẻ sơ sinh cần hết sức thận trọng. Vì đường cong sinh lý ở cổ gáy của bé chưa phát triển nên mẹ chỉ nên dùng một tấm vải mỏng mềm để kê đầu cho bé. Không nên kê gối quá cao, không nên sử dụng gối định hình đầu cho bé.
Mẹ có thể chơi hoặc nằm đổi sang hai bên để em bé có thể quay về nhiều phía. Như vậy thì tư thế nằm của bé cũng được thay đổi tốt hơn.
Theo các bác sĩ nhi khoa, thiếu hay thừa canxi đều có tác hại như nhau. Vì thế, nếu nghi ngờ trẻ rụng tóc vành khăn do thiếu canxi thì trước tiên cha mẹ cần cho bé đi xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán xem có bị thiếu không.
Nếu như trẻ thiếu thì bắt buộc phải dùng thêm cả vitamin D – Bộ đôi này luôn đi liền với nhau. Thiếu vitamin D thì canxi cũng không thể tổng hợp được.
Nhìn chung, trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn đa phần là hiện tượng sinh lý bình thường chứ không phải bệnh lý còi xương, thiếu canxi như nhiều người vẫn nghĩ. Song phụ huynh cũng cần phải chú ý tới những biểu hiện của trẻ và cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ để kiểm tra xem có thiếu chất hay không. Tuyệt đối không nên bổ sung “bừa bãi” ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
Nguồn: chúng tôi
Trẻ Bị Dị Ứng Phải Làm Sao? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dị Ứng Ở Trẻ Em
I – Bé bị dị ứng – Thông tin cơ bản bố mẹ cần biết
Dị ứng xảy ra khi cơ quan giúp cơ thể chống lại bệnh tật (hệ thống miễn dịch) phản ứng quá mức/quá mẫn khi ăn, hít thở, bị tiêm/chích/đốt hoặc sờ vào một chất mà bình thường vốn không gây hại (còn gọi là một dị nguyên/chất gây dị ứng).
Bé bị dị ứng không phải là một căn bệnh mà chỉ là một cách phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Trẻ em bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên – chất gây dị ứng. Các dị nguyên có thể xâm nhập cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như thở, ăn uống, tiêm, chích (bị côn trùng đốt/chích hoặc do tiêm thuốc) hoặc tiếp xúc qua da.
Một số dị nguyên phổ biến là:
– Phấn hoa từ cây cối, các loại cây cỏ, cỏ dại khiến trẻ bị dị ứng nổi mề đay.
Dị ứng ở trẻ em thường có tính di truyền. Nếu cha/mẹ bị dị ứng, con họ sẽ có khả năng cao bị dị ứng. Nguy cơ này càng tăng khi cả cha và mẹ đều bị dị ứng.
Các loại dị ứng gây tác động đến da, mũi, mắt thường gặp các triệu chứng sau:
– Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa vùng da tiếp xúc với dị nguyên hoặc khắp cơ thể.
– Mũi chảy, ngứa với nước mũi trong và loãng và/hoặc nghẹt mũi.
– Trẻ bị dị ứng sưng mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt.
– Hắt hơi liên tục và ngứa mũi, ngứa mắt hoặc ngứa da và các triệu chứng này kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
– Triệu chứng trên da: Ngứa, nổi mề đay, đỏ, sưng, phát ban dị ứng ở trẻ.
– Mũi: Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi nước.
– Cổ Họng: Ngứa, hẹp, khó nuốt, khàn giọng.
– Ngực: Thở gấp, ho, thở khò khè, đau ngực, cảm thấy tức thở.
– Tim: Mạch yếu, ngất xỉu, sốc.
– Ruột: Nôn, tiêu chảy, co thắt.
– Hệ thần kinh: Chóng mặt, ngất xỉu.
Theo các chuyên gia y tế, bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa hay các bệnh ngoài da không cần kiêng tắm, kiêng rửa ráy bởi da không chỉ bao bọc cơ thể mà còn có chức năng bài tiết, thải các chất độc ra ngoài.
Ở trẻ sơ sinh ( dị ứng ở trẻ 6 tháng tuổi, dị ứng ở trẻ 5 tháng tuổi, dị ứng ở trẻ 8 tháng tuổi) và trẻ nhỏ ( dị ứng ở trẻ 1 tuổi, dị ứng ở trẻ 2 tuổi, dị ứng ở trẻ 3 tuổi, dị ứng ở trẻ 4 tuổi, dị ứng ở trẻ 5 tuổi) làn da rất mỏng manh và nhạy cảm, sức đề kháng lại yếu nên rất dễ viêm nhiễm nếu không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
Nhưng cũng cần phải lưu ý là nên tắm cho trẻ đúng cách để tránh tác động xấu đến tình trạng bệnh của trẻ.
Vì vậy, lời khuyên cho các bậc phụ huynh là nắm rõ điều kiện tiêm phòng cho trẻ, thực hiện tiêm phòng khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
Tình trạng dị ứng bao lâu khỏi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dị ứng, sự chăm sóc và điều trị. Thông thường các loại dị ứng phổ biến như dị ứng thức ăn, thời tiết, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn,… có thể khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên cũng có những loại dị ứng đòi hỏi thời gian lâu hơn để đẩy lùi các triệu chứng dị ứng, ví dụ khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay có thể tái phát theo từng đợt thường kéo dài dai dẳng.
Tùy theo nguyên nhân gây dị ứng mà trẻ có phản ứng sốt hay không. Hầu hết các trường hợp dị ứng đều không gây sốt.
Tuy nhiên, một vài tình huống như trẻ bị côn trùng chích (ong, kiến…) có thể khiến trẻ bị dị ứng kèm sốt.
III – Dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?Tuy nhiên có những trường hợp dị ứng nghiêm trọng gây sốc phản vệ có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Sốc phản vệ có thể đến từ các dị nguyên như: Thức ăn, thuốc, nọc độc côn trùng, cao su và những chất khác,..
Vì vậy, cha mẹ không được chủ quan khi trẻ bị dị ứng, cần theo dõi tình trạng của trẻ và đưa con đến cơ sở y tế khi có những triệu chứng bất thường, nghiêm trọng.
Bên cạnh các phương pháp điều trị kiểm soát dị ứng thì cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian này bởi thực phẩm cũng góp phần trong việc làm giảm/tăng triệu chứng dị ứng. Trẻ bị dị ứng kiêng gì và ăn gì? Phụ huynh có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Một số thực phẩm giúp làm giảm các triệu chứng khi bị dị ứng:
– Cá: Một số nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 – được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ và các loài cá khác – có thể làm giảm nguy cơ bị dị ứng.
– Hoa quả và rau: Trái cây và rau giàu vitamin C và E – chẳng hạn như rau bina, bông cải xanh, cà chua – cũng có thể làm giảm triệu chứng ở đường hô hấp, tiêu hóa.
– Đồ uống nóng và súp: Những chất lỏng nóng có thể làm ấm dạ dày và đường hô hấp. Điều này sẽ giúp lớp chất nhầy lỏng đi và ho khạc ra dễ dàng hơn.
– Sữa chua: Chuyên gia cho rằng vi khuẩn có lợi trong ruột có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi và nghẹt mũi. Trong đó, sữa chua là một nguồn tự nhiên tốt vì chứa nhiều lợi khuẩn.
– Thực phẩm giàu protein: Sữa tươi và thịt bò là những thực phẩm giàu protein mà mẹ nên loại bỏ khỏi thực đơn khi trẻ bị dị ứng cơ địa vì chúng có thể khiến triệu chứng thêm trầm trọng. Nguyên nhân là vì các thực phẩm này có chứa protein gây dị ứng khiến cơ thể giải phóng histamine gây ngứa ngáy trên da.
Hải sản: Không chỉ với trẻ có cơ địa dị ứng mà những người bình thường cũng dễ dàng gặp phải phản ứng dị ứng khi ăn hải sản.
Ngoài ra, hải sản còn dễ dẫn tới tình trạng sốc phản ứng với nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, hãy thật cẩn trọng khi cho trẻ ăn hải sản.
– Thực phẩm chua cay gây kích thích: Ngoài các món chua cay, gây kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho tiêu hóa của trẻ, đường và muối cũng làm gia tăng các phản ứng bé bị dị ứng mề đay.
– Dị ứng ở trẻ dưới 1 tuổi, nếu bé đang bú sữa mẹ, mẹ cần kiêng những thực phẩm trên.
IV – Bé bị dị ứng phải làm sao? Cách xử lýKhi trẻ có các biểu hiện dị ứng, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra một vài giải pháp như:
– Tìm các tác nhân gây ra chứng dị ứng.
– Đề xuất các cách thức phòng tránh nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng.
– Thuốc kháng histamin dạng viên hoặc sirô. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi trẻ bị dị ứng uống thuốc gì.
– Thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, thuốc trị suyễn
– Trẻ bị dị ứng bôi thuốc gì? Các thuốc bôi dị ứng trẻ em dạng kem và thuốc mỡ bôi ngoài da
Các loại thuốc này có thể làm dịu các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, tắc nghẽn, chảy mũi, khò khè, ho, phát ban và suyễn. Thuốc chữa dị ứng có thể có các phản ứng phụ nhẹ ví dụ như buồn ngủ hoặc gây khó chịu.
– Trẻ bị dị ứng phải làm thế nào khi bị sốc phản vệ : Loại thuốc chính dùng để điều trị sốc phản vệ là epinephrine. Thuốc này cần phải được bác sĩ kê.
Nếu trẻ có nguy cơ cao hoặc đã từng bị sốc phản vệ, phụ huynh phải luôn luôn chuẩn bị sẵn epinephrine. Trẻ đủ lớn sẽ được dạy cách tự dùng epinephrine khi cần thiết.
Tuy nhiên cần đảm bảo những loại lá này đã được làm sạch, ngâm rửa kỹ càng, loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát, sâu bọ.
Nấu nước tắm từ một trong các loại lá trên, để nguội, cho ra chậu và tắm cho bé từ đầu đến chân, nhẹ nhàng massage những vùng da bé bị dị ứng.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… Thoa khi da bị mẩn ngứa nhẹ, khô rát giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da.
Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cho người dùng cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép, được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da kể cả trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng khi em bé bị dị ứng da là thoa trực tiếp một lớp mỏng kem Yoosun rau má lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày 2 – 3 lần.
– Đóng kín cửa sổ trong mùa phấn hoa, đặc biệt là trong các ngày gió, khô – đó là thời điểm có nhiều phấn hoa nhất.
– Giữ nhà cửa sạch sẽ và khô ráo để giảm nấm mốc và mối mọt.
– Tránh nuôi thú nuôi và trồng cây, cắm hoa trong nhà nếu trẻ bị dị ứng lông thú, phấn hoa.
– Không để ai hút thuốc gần trẻ, đặc biệt là trong phòng kín và trong xe.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Bị Zona Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Điều Trị Cho Bé trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!