Phương pháp giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi gọi là phương pháp giáo dục sớm. Hiện có rất nhiều phương pháp giáo dục đã được tiếp nhận ở Việt Nam như: phương pháp Carl Wester-Đức, phương pháp của Phùng Đức Toàn-Trung Quốc, phương pháp của Shichida Mokoto-Nhật Bản, phương pháp của Glenn Doman-Mỹ, phương pháp của Tiến sỹ Montessori -Ý và nhiều phương pháp khác;
Các phương pháp giáo dục sớm: Phương pháp giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi gọi là phương pháp giáo dục sớm. Hiện có rất nhiều phương pháp giáo dục đã được tiếp nhận ở Việt Nam như: phương pháp Carl Wester-Đức, phương pháp của Phùng Đức Toàn-Trung Quốc, phương pháp của Shichida Mokoto-Nhật Bản, phương pháp của Glenn Doman-Mỹ, phương pháp của Tiến sỹ Montessori-Ý và nhiều phương pháp khác; Các chương trình giảng dạy đang được bán trên mạng ở Việt Nam như: Signing Time và Baby Signing Time, Your Baby Can Read-TS. Robert Titzer, Tweedle Wink-Right Brain Kids, Brain Baby. Trong đó cần lưu ý, chương trình Your Baby Can Read-TS. Robert Titzer (bé ngoan biết đọc) đã bị Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng Mỹ cấm và xử phạt 180 triệu USD.
Phương pháp Montessori là phương pháp nuôi dưỡng tình yêu của trẻ em trong học tập và khuyến khích sự độc lập bằng cách cung cấp một môi trường hoạt động và các tài liệu phù hợp để trẻ em có thể sử dụng (học tập) theo cách riêng, với tốc độ riêng của mình. Điều này giúp trẻ xây dựng sự tự tin, kỷ luật nội tâm, tạo cảm giác về giá trị bản thân và thấm nhuần hành vi xã hội tích cực, giúp các em có động lực để chủ động học tập, phát triển đầy đủ tiềm năng của mình, kể cả sự nhận biết vị trí bản thân trong cộng động, cho ngày hôm nay và tương lai. Cách tiếp cận này là cơ sở để tạo ra những con người tự tin, độc lập, phát triển toàn diện và cảm nhận cuộc sống với thái độ trân trọng và hạnh phúc, tạo ra ý thức, thói quen học tập suốt đời. Nhiều nước, nhiều học giả trên thế giới coi đó là phương pháp tối ưu dành cho trẻ để “trai thành rồng, gái hóa phượng”.
Phương pháp Shichida là phương pháp giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương đến mọi người, nuôi dưỡng ước mơ, ý chí. Lấy “trí dục”, “đức dục”, “thể dục” và “thực dục” làm cơ sở, hướng đến việc giáo dục toàn bộ nhân cách và phát triển não phải. Shichida cho rằng, việc giáo dục phát triển não phải không phải chỉ là việc tập trung vào thành tích học tập của trẻ, mà một trong những kết quả thần kỳ của nó là tất cả trẻ em được phát triển tâm trí một cách nhẹ nhàng và hài hòa, trẻ sẽ biểu lộ sự nhạy cảm đa dạng, về lòng nhân ái, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Nó nuôi dưỡng tình yêu, tạo sự hiệp nhất của các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác ….) và điều quan trọng là sự hợp tác tuyệt vời giữa bố mẹ và các con. Giáo dục sớm và giáo dục phát triển não phải sẽ định hình tương lai của thế giới, bởi một trong những mục tiêu của giáo dục là để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Đây là kết quả tự nhiên của giáo dục phát triển não phải, phương pháp học tập dựa trên tình yêu và sự hợp tác. Ngược lại, “giáo dục phát triển não trái là tạo nên sự đối đầu và cạnh tranh”- Shichida. Shichida là người i khởi xướng phương cách giáo dục sao cho cân bằng giữa não phải và não trái, hiện nay phương pháp giáo dục này đang rất được thịnh hành tại Nhật Bản.
Đặc điểm của giáo dục sớm: Đặc điểm cơ bản của giáo dục sớm là nhằm đánh thức năng lực tiềm ẩn và vô hạn của con người, bồi dưỡng nền tảng tính cách ở giai đoạn trí tuệ con người phát triển nhất (bộ não đang phát triển). Bản chất của giáo dục sớm là đem đến cho con trẻ một cuộc sống đầy thú vị, nhưng phải được được kích thích và rèn luyện một cách phù hợp nhằm nâng cao tố chất cơ bản, không nhằm tích lũy kiến thức và nó khác hoàn toàn với giáo dục thông thường. Học của trẻ khác với học của người lớn, trẻ nhỏ học kiểu nhớ nguyên mảng, nhớ từng cái một. Giáo dục sớm cần được thực hiện ngay khi trẻ còn ở trong bụng mẹ, người mẹ là người chủ đạo, người cha cần tham gia với những việc làm tương tự, đơn giản và đúng giờ kết hợp với dinh dưỡng hợp lý (các bạn có thể tham khảo trong kỹ năng giáo dục thai nhi và đọc bài “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”)
Nguyên tắc cơ bản của giáo dục sớm: Khi thực hiện giáo dục sớm cho trẻ các bậc cha mẹ cần quán triệt một số nguyên tắc cơ bản như:
1. Không quan niệm giáo dục sớm là để đào tạo thiên tài, để đi học sớm, tốt nghiệp sớm và để tích lũy kiến thức;
2. Phải tạo cho trẻ luôn luôn hào hứng, khơi được niềm đam mê;
3. Luôn tôn trọng và tin tưởng ở trẻ, luôn nói sự thật, trả lời cẩn thận và chân thành;
4. Chỉ dạy khi bạn và trẻ đều khỏe mạnh trong môi trường vui vẻ, thích hợp. Thời gian giảng dạy 2-3 lần một ngày, mỗi lần không nên quá dài phụ thuộc lứa tuổi của trẻ;
5. Dừng dạy trước khi trẻ muốn dừng lại;
6. Thường xuyên giới thiệu hình ảnh mới, tài liệu mới;
7. Có sắp xếp và nhất quán trong cách dạy ở trường Mầm non và ở gia đình, thống nhất cách dạy của mọi người trong nhà (hướng dẫn cả ông bà và người giúp việc (nếu có) ;
8. Phải luôn coi cuộc sống là một trường học, dạy các cháu trong cuộc sống hàng ngày;
9. Trong giảng dạy không kiểm tra, không chê cười con bạn khi sai;
10. Chuẩn bị giáo cụ cẩn thận và chu đáo.