Yêu Cầu Về Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Nhà Trẻ / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phương Pháp Giáo Dục Trẻ 3

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3-4 TUỔI

By Chris Huong – Sách hóa Bắc Ninh

https://www.facebook.com/profile.php?id=100006559991395

TƯ DUY CỦA TRẺ LÊN 3

Cha mẹ chuyển sang cách dạy khiến trẻ phải tự suy nghĩ.

Được 3 tuổi, não bộ trước phát triển vượt bậc. Đây là vùng tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể. Cho đến thời điểm này, việc giáo dục tập trung vào việc dậy trẻ ghi nhớ là chủ yếu, song từ thời kì này phải chuyển sang giáo dục tư duy cho trẻ. Các bạn phải biết trước một điều rằng càng cho trẻ 3 tuổi chơi trò chơi tư duy, càng khiến trẻ trở thành người có khả năng tư duy cao, chỉ số thông minh cao. Vì vậy, vào thời kì này, đồ chơi cho trẻ không chỉ là việc vặn cái ốc vít, hay chơi đồ chơi chạy bằng pin… mà phải cho trẻ những món đồ chơi vận dụng đầu óc suy nghĩ mới được.

Đồ chơi thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tác ra những đồ vật mới. Ví dụ như bộ đồ chơi 3 miếng gỗ dẹt hình tam giác bằng 3 màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) là đồ chơi rất bổ ích. Con của tôi rất thích bộ đồ chơi này, bất kể sớm tối, nó xếp thành vô vàn hình thù khác nhau để chơi và không biết chán là gì. Tôi không biết trò đó có tác dụng thế nào, mà sau này nó trở thành đứa trẻ có sức tập trung rất cao, thích suy nghĩ, và rất giỏi môn toán. Với 3 miếng gỗ này, bạn cho con bạn xếp thành tàu, xe, chim, thú, côn trùng… thì đó là một trò chơi hết sức bổ ích. Thời kì 3 tuổi, cùng với khả năng tư duy, kĩ thuật của trẻ cũng phát triển vượt bậc. Các bạn nên cố gắng hết mức có thể để trẻ có thể dùng đầu ngón tay vào những việc cần kĩ thuật tỉ mỉ càng nhiều càng tốt. Ví dụ như cho trẻ dùng kéo, cho trẻ dán bằng hồ dán, chơi gấp giấy, chơi lấy dây (1 sợi dây thắt nút làm 1 vòng lớn, đan qua đan lại bằng các ngón tay, biến thành nhiều hình dạng khác nhau), cài cúc áo cúc quần, buộc dây…chẳng hạn. Cho trẻ chơi những trò như vậy sẽ khiến trẻ trở thành người có các ngón tay cực kì khéo léo. Sự khéo léo của các ngón tay có thể sánh được với mức độ thông minh của trẻ. Ngược lại, trẻ không dùng tay thuần thục được sẽ thành người vụng về.

Vào thời kì này, các bạn không được quên việc dạy cho trẻ cầm đũa được, tự cởi mặc quần áo. Vào thời kì kĩ thuật phát triển này mà cho trẻ đạp xe 3 bánh, đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn piano, chơi bàn tính gẩy hạt thì cực kì hợp lí.

HIỂU ĐỂ DẠY TRẺ 3 TUỔI TỐT HƠN Khi 3 tuổi trẻ đã chuyển từ giai đoạn em bé ( baby) trở Thành một đứa trẻ ( children). Một điều quan trọng cần nhớ là tất cả trẻ 3 tuổi đều khác nhau, và có thể phát triển ở mức độ khác nhau. Trẻ ở giai đoạn này rất giàu trí tưởng tượng, có những nỗi sợ hãi mạnh mẽ và đặc biệt thích các trò chơi vận động. Bắt đầu thích tự chơi, và rời xa bố mẹ khi ở chỗ công cộng. Đôi khi trẻ 3 tuổi hơi nhút nhát khi thử những điều mới lạ. Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 3 tuổi trên các phương diện như: Mặt tình cảm và xã hội, khả năng ngôn ngữ, toán học, sự vận động…sẽ giúp bạn hiểu và dạy trẻ tốt hơn. 1. Phát triển tình cảm và mặt xã hội của trẻ 3 tuổi: Trẻ 3 tuổi là tuổi bắt đầu học cách làm quen với người khác, lúc này trẻ đã có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn khi 2 tuổi, nhưng đôi khi vẫn có những cơn giận dữ xuất hiện. Đứa trẻ ở độ tuổi này đã hiểu được các kỹ năng xã hội như chia sẻ, tốt bụng, nhưng chúng chỉ có thể thực hành các kỹ năng này trong một khoảng thời gian ngắn và khi mà chúng cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Do vậy nếu một lúc nào đó thấy đứa trẻ 3 tuổi của bạn có một chút ích kỷ với em bé thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy tạo cho con môi trường an toàn và cảm giác hạnh phúc từ chính tình yêu của người mẹ, tự con sẽ biết nhường nhịn và tốt bụng với các em bé. Trẻ 3 tuổi có thể biết chờ đợi trong một khoảng thời gian ngắn cho những điều mà chúng muốn. Ví dụ như mẹ sẽ cho con ra ngoài chơi sau khi con ăn tối xong. Do vậy mẹ đừng ngần ngại nếu muốn đứa con 3 tuổi của mình chờ đợi một điều gì đó. Con bạn khi 3 tuổi vẫn thường sợ hãi một số thứ như bóng tối, quái vật, tiếng ồn, động vật…Cha mẹ cần phải hiểu điều này, và đừng quát mắng hay chỉ trích khi con bộc lộ những nỗi sợ hãi tương tự như vậy. Đứa trẻ 3 tuổi là thời kỳ đang phát triển cảm giác hài hước và thích cười nói, thích lặp lại các từ hay các hành động ngộ nghĩnh. Trẻ 3 tuổi cũng có những khái niệm về con trai và con gái, chúng hiểu theo cách như con gái thì mặc váy đẹp, còn con trai thì dùng đồ siêu nhân.

Cột mốc phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ 3-4 tuổi

– Rất nhạy bén với mọi người (quan sát, sao chép)

– Giả vờ biểu lộ cảm xúc thực tế trong các trò chơi

– Thể hiện tình cảm với bạn cùng chơi quen thuộc

– Thích chơi với những đứa trẻ khác (ví dụ như trò đuổi bắt) với sự tương tác qua lại hơn là “chơi song hành”

– Cảm xúc của trẻ thường dâng trào tột độ nhưng cũng nhanh chóng qua. Bạn cần khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói.

– Trí tưởng tượng của bé phong phú, đôi khi bé có những người bạn trong trí tưởng tượng.

– Bé thường có xu hướng khoe khoang và muốn làm ông, bà chủ.

– Bé học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học cách chờ đến lượt.

– Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của bé (mẹ, bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,…)

– Bé rất thích mọi người khen ngợi khi bé hoàn thành xong một việc gì đó.

2. Phát triển khả năng hiểu  Thế giới nội tâm của trẻ trong giai đoạn 3-4 tuổi cực kỳ mạnh mẽ. Đôi khi trẻ 3 tuổi gặp khó khăn trong việc phân loại cái gì là giả vờ và cái gì là thực tế, ví dụ như chúng sẽ nghĩ liệu việc có một cây gậy thần chạm vào người có thể mọc ra đôi cánh rồi bay được là thực tế hay không. Trẻ 3 tuổi hiểu rằng suy nghĩ của cô ấy khác với suy nghĩ của bố mẹ, và bố mẹ đôi khi không đọc được suy nghĩ của cô ấy.

Đôi khi trẻ 3 tuổi gặp khó khăn trong việc phân loại cái gì là giả vờ và cái gì là thực tế, ví dụ như chúng sẽ nghĩ liệu việc có một cây gậy thần chạm vào người có thể mọc ra đôi cánh rồi bay được là thực tế hay không.Trẻ 3 tuổi hiểu rằng suy nghĩ của cô ấy khác với suy nghĩ của bố mẹ, và bố mẹ đôi khi không đọc được suy nghĩ của cô ấy.

Ở giai đoạn này bé có khả năng ngôn ngữ của bé sẽ có mức tiến bộ hơn, cụ thể:

– Hiểu được hầu hết các từ nói được

– Có thể nghe câu chuyện 10-15 phút.

– Nói được tên và tuổi của mình.

– Nói được từ khoảng 250 đến 500 từ

– Trả lời được một số câu hỏi đơn giản từ người lớn

– Nói những câu đơn giản gồm 5 đến 6 từ, và đến 4 tuổi bé có thể nói được những câu hoàn chỉnh

– Nhắc lại các từ hoặc cụm từ được nghe thấy nhiều lần

– Sử dụng đại từ nhân xưng (con, mẹ…)

– Biết sử dụng từ ở số nhiều (các em nhỏ, nhiều đồ chơi…)

3. Phát triển về ngôn ngữ Theo bà Maria Montessori, giai đoạn khoảng 3,5 – 4 tuổi là giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ và toán học của trẻ. Do vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua giai đoạn này, nên dạy con học đọc và viết thông qua bộ chữ in nhám hay bộ số in nhám ( là loại chữ trẻ sờ vào và cảm nhận được hình dáng của chữ bằng các đầu ngón tay, từ đó tác động nên não bộ và giúp trẻ sau này viết tốt hơn so với chỉ học bằng chữ flash card) ( Được dịch bởi chúng tôi – www.giaocumontessori.com)

4. Phát triển vận động tinh 

– Học cách đá một quả bóng

– Bước lên và xuống cầu thang lần lượt từng chân một trong khi vịn vào vật hỗ trợ

– Biết sử dụng bàn đạp của xe 3 bánh

– Ném đồ vật lên cao

– Có thể đứng trên một chân

– Có thể lắp ráp hình khối cao 6 tầng

– Kéo được các loại khóa lớn (như khóa áo, khóa quần)

– Khi chạm đồ chơi có tay cầm vào tay bé, bé sẽ chủ động xoè tay ra để nắm lấy đồ chơi; bé có thể nắm lấy đồ chơi trong khoảng 1 phút.

– Bé sẽ đưa những vật bé thích vào miệng.

– Bắt đầu cầm bút chì màu giống như người lớn

CÁC TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CHO BÉ 3-4 TUỔI

Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu nhận biết thế giới xung quanh một cách khá rõ. Đây cũng là lúc trẻ hiếu động nhất vì muốn khám phá thế giới xung quanh và bản thân mình. Trẻ rất tỉ mỉ về các sự vật xung quanh, trẻ sẽ bắt dầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi nhất là những trò chơi giúp các bé hình thành và phát triển trí tưởng tượng, kích thích trí tò mò khoa học và sáng tạo.

 Trò chơi xếp tháp:

Mô phỏng trò chơi xây dựng để cho em bé 3-4 tuổi của bạn học theo, ví dụ xếp một khối tháp hoặc một ngôi nhà bằng nhiều khối đồ chơi có hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau.

Chơi với cát và nước:

Cho cát và nước vào một cái thau, sau đó trộn, nhào chúng sền sệt lại. Trẻ sẽ dùng 1 đôi găng tay cao su để nhào, bóp và thích thú khi thấy hợp chất này dính bết vào các đầu ngón tay.

Làm bánh:

Ở độ tuổi này trẻ rất thích nhào trộn các nguyên vật liệu với nhau vào 1 cái tô, sau đó cán chúng mỏng ra, lấy khuôn cắt thành nhiều hình và đem vào lò nướng.

Phát triển quan sát và trí nhớ:

Để 5 vật vào trong 1 cái khay, ví dụ như: 1 cái muỗng, 1 cái ly, 1 món đồ chơi nhỏ, 1 cái viết chì và 1 cái lược. Để bé ghi nhớ từng vật vài phút, rồi sau đó đậy chúng lại, yêu cầu trẻ nhắc lại xem nhớ được bao nhiêu thứ.

Vỗ tay theo nhịp điệu:

Vỗ tay theo nhịp điệu đơn giản và dạy trẻ làm theo. Ví dụ vỗ 2 nhịp nhanh và sau đó 1 nhịp chậm. Một khi trẻ theo kịp thì lặp lại và phát triển ở mức độ phức tạp hơn.

Chơi board games (cờ tỷ phú hoặc đổ cá ngựa):

Những trò này có luật chơi tương đối khó nhưng tập cho trẻ làm quen với cách chơi. Nên quan sát khi trẻ chơi với các bạn xem chúng có biết cách chơi và tuân thủ theo luật hay không.

Nói chuyện với trẻ qua những bức hình:

Sử dụng các chữ cái có dính nam châm:

Trước tiên tập chơi trò tìm chữ phù hợp. Sau đó cha mẹ viết chữ cái lên 1 tờ giấy và yêu cầu trẻ tìm chữ phù hợp dán đúng lên chữ đã viết đó. Nâng dần độ khó khi trẻ thành thạo.

Chơi trò tìm chữ:

Nó có thể khó khăn cho 1 đứa trẻ lên 3 vì chúng chưa biết đọc, bạn có thể lựa những tấm bảng nhỏ có các từ chứa từ 2-3 chữ cái để bé nhận biết và bé sẽ lựa chọn đúng tấm bảng tương tự.

Cùng nhau hát:

Tất cả trẻ con đều thích hát cho dù đôi khi chúng không nhớ được hết lời bài hát. Nếu cho bé đi chơi xa bằng xe hơi, bạn có thể lựa chọn một vài CD bé ưa thích để mở trong suốt chuyến đi. Điều này giúp cho hành trình thú vị hơn và trau dồi khả năng về ngôn ngữ của trẻ. Nếu ở nhà, có thể nói trẻ rủ thêm vài người bạn và có thể tổ chức các cuộc thi hát cho chúng.

Chơi múa rối:

Khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ bằng cách dùng bộ rối bàn tay để từng ngón tay nói chuyện với nhau hoặc nói với người khác. Một vài trẻ có khả năng dùng giọng của nhân vật mà bé từng thấy thay vì dùng ngôn ngữ thường ngày.

Trò chơi lắng nghe:

Nói trẻ nhắm mắt lại lắng nghe một đoạn hoặc một chương trình trên tivi khá quen thuộc với trẻ, trẻ sẽ cố gắng phân biệt những giọng khác nhau mà trẻ đã nghe, có thể trẻ sẽ đoán được một cách chính xác.

Chơi trò tung hứng :

Đứng cách bé 1 m, mặt đối mặt. Thảy trái banh mềm có kích thước vừa để bé chụp. Khi bé chụp được bằng hai tay bạn yêu cầu bé thảy trái banh lại về phía bạn.

Trò chơi chạy theo nhạc :

Lựa một bài nhạc vui nhộn bé ưa thích hoặc thay vào đó là bạn đứng dậm chân theo nhịp. Bé chạy xung quanh và bạn luôn dậm chân, sau đó bạn vừa chạy vừa hát. Bé sẽ chạy cho đến lúc thở hổn hển.

Bơi:

cho dù bé biết bơi hay không bé cũng sẽ được hướng dẫn một cách bài bản từ thầy cô giáo và bé sẽ thích thú khi vui đùa dưới nước.

By Chris Huong – Sách hóa Bắc Ninh- +84 97911002I

https://www.facebook.com/profile.php?id=100006559991395

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Từ 3

Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi: Tư duy của trẻ 3 tuổi

Cha mẹ chuyển sang cách dạy khiến trẻ phải tự suy nghĩ.

Đồ chơi thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tác ra những đồ vật mới. Ví dụ như bộ đồ chơi 3 miếng gỗ dẹt hình tam giác bằng 3 màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) là đồ chơi rất bổ ích. Con của tôi rất thích bộ đồ chơi này, bất kể sớm tối, nó xếp thành vô vàn hình thù khác nhau để chơi và không biết chán là gì. Tôi không biết trò đó có tác dụng thế nào, mà sau này nó trở thành đứa trẻ có sức tập trung rất cao, thích suy nghĩ, và rất giỏi môn toán. Với 3 miếng gỗ này, bạn cho con bạn xếp thành tàu, xe, chim, thú, côn trùng… thì đó là một trò chơi hết sức bổ ích. Thời kì 3 tuổi, cùng với khả năng tư duy, kĩ thuật của trẻ cũng phát triển vượt bậc. Các bạn nên cố gắng hết mức có thể để trẻ có thể dùng đầu ngón tay vào những việc cần kĩ thuật tỉ mỉ càng nhiều càng tốt. Ví dụ như cho trẻ dùng kéo, cho trẻ dán bằng hồ dán, chơi gấp giấy, chơi lấy dây (1 sợi dây thắt nút làm 1 vòng lớn, đan qua đan lại bằng các ngón tay, biến thành nhiều hình dạng khác nhau), cài cúc áo cúc quần, buộc dây…chẳng hạn. Cho trẻ chơi những trò như vậy sẽ khiến trẻ trở thành người có các ngón tay cực kì khéo léo. Sự khéo léo của các ngón tay có thể sánh được với mức độ thông minh của trẻ. Ngược lại, trẻ không dùng tay thuần thục được sẽ thành người vụng về.

Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi: Hiểu để dạy trẻ 3 tuổi tốt hơn

Khi 3 tuổi trẻ đã chuyển từ giai đoạn em bé (baby) trở thành một đứa trẻ (children). Một điều quan trọng cần nhớ là tất cả trẻ 3 tuổi đều khác nhau, và có thể phát triển ở mức độ khác nhau.

Trẻ ở giai đoạn này rất giàu trí tưởng tượng, có những nỗi sợ hãi mạnh mẽ và đặc biệt thích các trò chơi vận động. Bắt đầu thích tự chơi, và rời xa bố mẹ khi ở chỗ công cộng. Đôi khi trẻ 3 tuổi hơi nhút nhát khi thử những điều mới lạ. Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 3 tuổi trên các phương diện như: Mặt tình cảm và xã hội, khả năng ngôn ngữ, toán học, sự vận động…sẽ giúp bạn hiểu và dạy trẻ tốt hơn.

Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi: Phát triển tình cảm và mặt xã hội của trẻ

Trẻ 3 tuổi là tuổi bắt đầu học cách làm quen với người khác, lúc này trẻ đã có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn khi 2 tuổi, nhưng đôi khi vẫn có những cơn giận dữ xuất hiện. Đứa trẻ ở độ tuổi này đã hiểu được các kỹ năng xã hội như chia sẻ, tốt bụng, nhưng chúng chỉ có thể thực hành các kỹ năng này trong một khoảng thời gian ngắn và khi mà chúng cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Do vậy nếu một lúc nào đó thấy đứa trẻ 3 tuổi của bạn có một chút ích kỷ với em bé thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy tạo cho con môi trường an toàn và cảm giác hạnh phúc từ chính tình yêu của người mẹ, tự con sẽ biết nhường nhịn và tốt bụng với các em bé.

Con bạn khi 3 tuổi vẫn thường sợ hãi một số thứ như bóng tối, quái vật, tiếng ồn, động vật…Cha mẹ cần phải hiểu điều này, và đừng quát mắng hay chỉ trích khi con bộc lộ những nỗi sợ hãi tương tự như vậy.

Đứa trẻ 3 tuổi là thời kỳ đang phát triển cảm giác hài hước và thích cười nói, thích lặp lại các từ hay các hành động ngộ nghĩnh. Trẻ 3 tuổi cũng có những khái niệm về con trai và con gái, chúng hiểu theo cách như con gái thì mặc váy đẹp, còn con trai thì dùng đồ siêu nhân.

Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi đòi hỏi cha mẹ cần lưu ý các cột mốc phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ 3-4 tuổi:

– Rất nhạy bén với mọi người (quan sát, sao chép)

– Giả vờ biểu lộ cảm xúc thực tế trong các trò chơi

– Thể hiện tình cảm với bạn cùng chơi quen thuộc

– Thích chơi với những đứa trẻ khác (ví dụ như trò đuổi bắt) với sự tương tác qua lại hơn là “chơi song hành”

– Cảm xúc của trẻ thường dâng trào tột độ nhưng cũng nhanh chóng qua. Bạn cần khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói.

– Trí tưởng tượng của bé phong phú, đôi khi bé có những người bạn trong trí tưởng tượng.

– Bé thường có xu hướng khoe khoang và muốn làm ông, bà chủ.

– Bé học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học cách chờ đến lượt.

– Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của bé (mẹ, bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,…)

– Bé rất thích mọi người khen ngợi khi bé hoàn thành xong một việc gì đó.

Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ 0

Tuy nhiên, những năm trở lại đây cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, quan điểm về giáo dục sớm trên thế giới đã có sự thay đổi đáng kể. Phương pháp giáo dục sớm không chỉ áp dụng trên trẻ biết nói, biết tương tác với người lớn, mà còn được thực hiện ở trẻ mới sinh ra cho đến 12 tháng tuổi. Giáo dục sớm muốn thu được kết quả, giúp trẻ phát triển thông minh khỏe mạnh nên triển khai càng sớm càng tốt, và thời điểm thích hợp nhất là trẻ 0-12 tháng tuổi.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-12 tháng tuổi tập trung chủ yếu ở chương trình phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em, trong đó bao gồm 2 nội dung công việc lớn đòi hỏi người lớn phải thực hiện liên tục và thường xuyên với trẻ đó là lắng nghe và trò chuyện tình cảm.

Lắng nghe ngôn ngữ phát ra từ trẻ là nền tảng của các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ

Nhiều người lớn thích chuyện trò với các bé nhưng chỉ có rất ít người lắng nghe được bé muốn nói gì. Thường mọi người nghĩ là các bé chẳng có gì mà nói cả, phải mất hàng tháng trời, có khi đến cả hàng năm trời, các bé mới bắt đầu cần nói. Điều này chẳng đúng một chút nào.

May sao các bà mẹ vẫn nói chuyện với con mình và các bé cố hết sức để trò chuyện cùng mẹ. Ngay từ khi bé vừa chào đời, nhu cầu lớn hàng đầu của bé là giao tiếp. Điều này vốn thuộc về bản tính của loài người.

Điều đầu tiên bé muốn báo cho mọi người là bé vẫn sống. Một nhu cầu quan trọng không kém mà bé cần thông báo rằng bé đang đói. Khi bé dần nhận thức được, quá trình này diễn ra khá nhanh chóng, bé sẽ cần bày tỏ mình đang gặp nguy hiểm, vui vẻ, cáu giận, khó chịu, hài lòng hay mệt mỏi.

Một trong những nhu cầu chủ chốt của bé, điều mà bé thường xuyên muốn bộc lộ chính là được gần gũi với bố mẹ và yên trí rằng bố mẹ sẽ luôn có mặt khi bé cần. Nhưng bé lại bị mắc kẹt trong cơ thể mũm mĩm non nớt, không thể tự thỏa mãn các nhu cầu của mình. Bé cần truyền đạt những nhu cầu đó hoặc bỏ qua chúng. Như các mẹ vẫn biết, thường thì bé chẳng dễ dàng bỏ qua các nhu cầu của mình. Bé muốn được thỏa mãn khi có nhu cầu.

Nếu ai đó nghĩ rằng: ý nghĩ của bé sơ sinh chẳng có gì cần nói, thì thật là vô lý. Bé cần được chuyện trò với mẹ và sẽ sử dụng mọi cách có thể để chuyện trò ngay từ khi chào đời cho đến khi cả bố lẫn mẹ bé hoàn toàn hiểu mọi điều bé muốn.

Điều quan trọng nhất mà các mẹ cần hiểu về ngôn ngữ của bé sơ sinh chính là:

Mọi âm thanh mà bé tạo ra đều thuộc ngôn ngữ của bé. Những âm thanh bé phát ra không đơn thuần chỉ giống như ngôn ngữ. Những âm thanh đó không giống Tiếng Việt, thực chất là thứ tiếng Việt chưa rõ âm (Tiếng Anh, Tiếng Nhật hay bất kỳ thứ tiếng nào của gia đình bạn), nhưng đó chính là ngôn ngữ mà bạn vẫn dùng hằng ngày.

Từ góc nhìn của bé, điều đầu tiên bé quan tâm là: Có ai lắng nghe con không? Bé phát ra tín hiệu để tìm lời đáp cho câu hỏi “Có ai ở đây cùng con không?”. Nếu người lớn không lắng nghe bé, việc bé phát ra tín hiệu vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng chúng ta sẽ không bắt được tín hiệu đó. Nhưng bởi vì đã rất quyết tâm nên bé loại bỏ cách giao tiếp không hiệu quả đó, chuyển hướng sang những cách giao tiếp khác. Khi thu hút được sự chú ý, bé hoàn toàn đạt được mong muốn.

Trước sự thực này hẳn người mẹ hết sức ngạc nhiên. Không ai bảo cho mẹ biết đứa con 2 tháng tuổi của mẹ đang cố nói điều gì. Ngạc nhiên và phấn khích, cô đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc sang nhà hàng xóm, tự hào thông báo “Bé con nhà tôi mới 2 tháng mà đã học nói rồi đấy”.

Người ta sẽ bảo với cô, thậm chí còn ra vẻ biết tuốt, rằng thực ra những âm thanh mà bé phát ra chỉ là do hơi thở của bé mà thôi. Hơi thở thật sao? Rồi người này bảo người kia cứ ỉm đi thôi. Người mẹ hiểu ra mình không nên kể chuyện bé đang cố nói gì đó bởi vì đơn giản mọi người sẽ nghĩ cô ấy không bình thường. Thông tin sơ đẳng quý giá về quá trình phát triển của bé mà mỗi người bé phát hiện ra giống như một món đồ châu ngọc bị chôn vùi dưới đáy hộp được phát hiện. Cách bà mẹ nên học cách vùi món đồ châu ngọc trở lại chính xác chỗ họ đã tìm thấy nó.

Thật đáng buồn làm sao, một số bà mẹ không bao giờ tìm được món châu báu này, thế nên đứa con bé bỏng của họ trải qua 12 tháng đầu đời cố sức nói với mẹ mình nhưng không được đền đáp xứng đáng. Các bé phải chịu cảnh vô phương bộc lộ ý muốn, cho đến khi chúng có thể tạo ra những âm thanh mà người lớn chúng ta coi là “các từ”. Như thế bé sẽ phải chờ đợi rất lâu.

Mọi âm thanh phát ra đều thuộc ngôn ngữ của bé. Khi các bà mẹ biết và thấu hiểu điều này, họ đã có được thông tin quan trọng nhất, hữu ích nhất. Lúc đó, họ sẽ bắt đầu tập lắng nghe con mình và hiểu được điều bé muốn nói.

Các bé rất thông thuộc mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả. Bé sẽ lập tức phân biệt được cách nào hiệu quả và cách nào vô ích. Không gì giúp bé học được cách phân biệt này chính xác và nhanh gọn hơn khi bé tạo ra các tín hiệu.

Bạn sẽ băn khoăn làm sao một đứa bé năm tuần tuổi lại biết được những cách biểu đạt điển hình của một người đang khát khô họng. Tất nhiên câu trả lời đơn giản là bé chẳng hề biết đến những biểu hiện của người đang chết khát. Nhưng bé đang đói, hệ hô hấp của bé chưa đủ hoàn thiện để tạo ra âm thanh rõ ràng cho chúng ta biết bé cần gì, muốn gì? Thế nên bé chọn cách hữu hiệu nhất là ra hiệu.

Các phản ứng của bé hoàn toàn thống nhất. Nếu bạn quan sát mẹ cho bé bú xong và hỏi “Con có đói không”, trông bé sẽ hết sức vui vẻ và dễ chịu. Điều này khiến người lớn cảm thấy khó hiểu. Người lớn lúc nào cũng cần có câu trả lời, nhưng các bé lại không thể làm được. Khi cần gì, bé sẽ phát ra âm thanh hay tín hiệu. Nhưng khi đã được đáp ứng thì bé chỉ đơn giản tỏ ra hài lòng. Vẻ hài lòng thấy rõ này chính là một câu trả lời.

Nhân tố chủ chốt đầu tiên của chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là: bạn phải luôn lắng nghe. Hãy cố gắng nghe những điều bé muốn nói. Hãy bắt đầu quá trình này ngay từ khi bé vừa chào đời. Mỗi ngày những âm thanh bé phát ra sẽ trở nên khác hơn. Khi bé biết bạn đang lắng nghe, bé sẽ nỗ lực tìm cách giao tiếp thường xuyên với bạn. Bé càng cố gắng thì sẽ càng thông thạo hơn. Hệ hô hấp của bé càng được cải thiện thông qua quá trình tập trườn và tập cho lồng ngực bé mở rộng ra thì bé càng dễ phát ra âm thanh.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ hiệu quả nhất là người lớn trò chuyện với trẻ mỗi ngày

Người lớn nên trò chuyện với trẻ 10 lần/ngày, giọng nói to, rõ ràng. Mỗi lần nói chuyện với trẻ khoảng 60 giây. Mẹ nên đặt câu hỏi cho bé, sau đó chờ bé hồi đáp. Mẹ nên nói chuyện với bé trong môi trường yên tĩnh, tránh các tiếng động làm bé sao nhãng.

Khi mẹ đã hiểu rằng các âm thanh bé phát ra đều là ngôn ngữ, có rất nhiều cách mà các mẹ có thể tận dụng để dạy bé dùng âm thanh làm phương tiện giao tiếp. Có những câu mà mẹ nên hỏi bé nhiều lần trong ngày như “Con khỏe chứ”, “Con có đói không”, “Con buồn ngủ không”, “Con vừa tè phải không”.

Có những câu khác mà mẹ có thể nói với bé nhiều lần trong ngày như: Mẹ yêu con, Đây là ngón chân của con, Mũi con đây này. Một số mệnh lệnh đơn giản mà mẹ có thể dạy bé: Con há mồm nào, Con nhìn bố đi, Con thử khuya chân đi nào. Có những câu chào mà bé sẽ nghe đi nghe lại nhiều lần: Chào con yêu, Chào con buổi sáng, Tạm biệt con,…

Đây là những câu bé thường xuyên nghe được, thế nên đây cũng chính là những câu đầu tiên bé cố suy luận để hiểu. Thậm chí trước khi hiểu được ý nghĩa của chúng, bé đã có phản ứng hồi đáp.

Bạn có nghĩ em bé sẽ nghe các câu “Xin chào”, “Con khỏe không”, “Mẹ yêu con” bao nhiêu lần trong vài tuần đầu tiên. Có lẽ phải đến hàng ngàn lần. Thế thì có cần phải ngạc nhiên khi bé muốn hồi đáp? Chúng ta chẳng cần phải bàn cãi xem bé có hiểu được đầy đủ ý nghĩa của từ “yêu” không. Đó không phải là vấn đề chính yếu. Quan trọng là bé nghe được và muốn dùng đúng ngôn ngữ mà bé nghe được.

Có lẽ, ban đầu do nhịp điệu của ngôn ngữ khiến bé chú tâm, nhưng rồi bé sẽ sớm hiểu được các từ phối hợp với nhau sẽ lôi cuốn được sự chú ý của bố mẹ. Ở giai đoạn đầu tiên này, bạn cần thống nhất cách trò chuyện với bé. Khi bé nghe đi, nghe lại những câu chào, câu hỏi, câu trả lời và các mệnh lệnh đơn giản, bé sẽ nhận diện được chúng. Như vậy, bé sẽ học được nguyên tắc đàm thoại, đầu tiên là lắng nghe những gì người khác nói. Bạn hãy loại bỏ hết những tiếng động khác quanh nhà. Nói với bé thật to, rõ ràng, ngồi đối diện bé để bé hoàn toàn chú ý lời bạn nói.

Chẳng hạn, bạn nói với bé “Con khỏe chứ”, rồi mỉm cười chờ đợi, bé sẽ bắt đầu khuya tay. Đây là cách bé lấy hơi cho hệ hô hấp để phát ra âm thanh. Cơ thể bé hơi động đậy và bé có thể phát ra tiếng “A” hay bất kỳ âm thanh nào khác. Bé hầu như nói được các âm cụ thể. Đơn giản bé chỉ thở ra thoải mái kèm một âm thanh nào đó.

Khi bé tạo ra âm thanh, cho dù là âm thanh gì đi nữa, bạn hãy nói với bé: “Thật không”? Mẹ rất vui vì con nói thế”, nói cách khác bạn hãy hồi đáp những lời của bé. Có người muốn biết liệu đây có phải phản hồi tích cực khi mà chúng ta không biết được chính xác “A” có nghĩa là gì.

Ban đầu đúng là chúng ta không biết chính xác bé muốn nói gì. Cũng giống như bé phải lắng nghe những lời có nghĩa rõ ràng của chúng ta để đoán chúng ta đang vui hay buồn, chúng ta cần lắng nghe những âm thanh mang nghĩa của bé. Bạn sẽ sớm biết được khi nào là một âm “A” cáu giận và có được cách hồi đáp phù hợp. Kể cả khi bạn sai, trong mắt bé bạn vẫn làm đúng bởi bạn đang lắng nghe và hồi đáp, đó chính là điều bé muốn.

Lần đầu tiên trong cuộc đời bé được trò chuyện thực sự. Bạn nói gì đó và bé lắng nghe chăm chú. Sau đó bạn im lặng, chăm chú lắng nghe và bé nói gì đó. Sau đó bạn hồi đáp, và rồi cuộc trò chuyện chấm dứt.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-12 tháng tuổi có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Nội dung, nguyên tắc và cách thức giáo dục sớm cho trẻ trong mỗi giai đoạn được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Các bậc phụ huynh có thể truy cập website https://nuoidaytre.com.vn để tham khảo thông tin hữu ích.

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Glenn Doman Và Cách Giáo Dục Trẻ

Phương pháp Glenn Doman là gì có thể vẫn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Glenn Doman được biết đến như một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ phổ biến trên thế giới.

Mời bố mẹ tìm hiểu liệu phương pháp giáo dục Glenn Doman có tốt không và cách áp dụng như thế nào để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Glenn Doman là ai?

Phương pháp giáo dục này được đặt theo tên tên của giáo sư Glenn Doman – người đã nghiên cứu ra cách thức để phát triển tốt nhất trí não của trẻ em, đặc biệt là trẻ bị tổn thương não. Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0 – 6 tuổi mang chính tên ông đã mang lại sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng triệu gia đình ở khắp nơi trên thế giới.

Khác với phương pháp Reggio Emilia, STEAM, HighScope… Glenn Doman có thể áp dụng ngay tại nhà. Bố mẹ sẽ trở thành người thầy đầu tiên của con, giúp trẻ cảm thấy an tâm, gần gũi và có hứng thú hơn với việc học tập.

Giáo sư Glenn Doman cũng là người sáng lập ra Viện Nghiên cứu và Phát triển Tiềm năng Con người vào năm 1955 nhằm phục vụ cho trẻ em từ khắp nơi trên thế giới. Trụ sở chính của Viện đặt tại Philadelphia và Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Phương pháp Glenn Doman là gì?

Trong khi giáo dục truyền thống cho rằng trẻ còn quá nhỏ để có thể học bất cứ điều gì và trí thông minh là do di truyền cũng như không thể thay đổi thì giáo sư Glenn Doman và nhóm nghiên cứu của ông đã phản bác nhận định đó. Ông chỉ ra rằng não bộ có tiềm năng to lớn nhưng không được tận dụng đầy đủ tiềm năng này. Lý do là vì đa phần con người thường để lỡ giai đoạn phát triển vàng của não, đó chính là giai đoạn 0 – 6 tuổi.

Vì lẽ đó, ông và các cộng sự đã nghiên cứu và cho ra đời một phương pháp giáo dục sớm khá toàn diện với tên gọi Glenn Doman. Đây là chương trình giáo dục được thực hiện tại nhà và giáo viên không ai khác chính là cha mẹ của bé.

Phương pháp này chú trọng phát triển vận động và trí tuệ cho trẻ ngay từ khi sinh ra. Nếu vận động sẽ giúp các bé phát triển về sức khỏe và các giác quan, đồng thời cũng hình thành nên khả năng nhận diện không gian, đồ vật tốt hơn thì môn ngôn ngữ, lượng số sẽ giúp trẻ phát triển sớm hơn về mặt trí tuệ và cảm xúc.

Tóm lại, mục tiêu của phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman là giúp tất cả trẻ nhỏ phát triển tốt nhất về mặt trí tuệ, thể chất và xã hội.

Cách tiếp cận phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Đầu tiên, khi tiếp cận với phương pháp giáo dục Glenn Doman, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ rằng tất cả các bé và trẻ trước tuổi đi học đều có 1 mẫu số chung là rất mê chơi. Vì vậy, những bài học căn bản từ vận động đến trí tuệ đều cần chú ý để tạo được bầu không khí thoải mái, vui vẻ, vừa học vừa chơi để thu hút trẻ.

Đối với bài học vận động, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì trẻ thường khua tay múa chân và không ở yên một chỗ, trừ lúc nghỉ ngơi. Nhiệm vụ của phụ huynh là theo sát và nghĩ ra những hình thức vận động lành mạnh, hợp lý và bài bản tùy thuộc vào sức khỏe cũng như độ tuổi của trẻ.

Đối với giáo dục trí tuệ, phương pháp Glenn Doman rèn luyện trí não cho trẻ với 2 loại thẻ:

Dot card dùng để dạy trẻ phân biệt được số lượng và học làm quen các phép toán

Flashcard giúp trẻ nhận dạng được mặt chữ và ghi nhớ nhiều từ vựng

Để bắt đầu, bố mẹ có thể chọn ra tầm 3 thẻ và đưa lên trước mặt bé với khoảng cách hợp lý. Để bé nhìn 1 – 3 giây rồi tráo sang tấm thẻ khác, cứ như vậy lặp đi lặp lại khoảng 3 lần.

Giờ đây, khi đã có lời giải đáp cho câu hỏi phương pháp Glenn Doman là gì, bạn đã có thể yên tâm và tự tin cho trẻ “đứng” trên đôi vai của chính mình hay chưa? Nếu câu trả lời là có, hãy trao ngay cho con khả năng học hỏi từ khi lọt lòng. Đây là tiền đề quan trọng để trẻ được phát triển trọn vẹn và toàn diện ở tương lai.

Anh Thư (Tổng hợp)

Nguồn ảnh cover: Con là tất cả