Yêu Cầu Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Là Yêu Cầu Bắt Buộc Với Giáo Viên

GD&TĐ – Đó là chia sẻ của cô Phạm Thị Thái Hà- giáo viên trường THPT Ngô Quyền (Quảng Ninh), cô giáo có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy, là giáo viên tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh tại Lễ tuyên dương gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 – 2017.

Cô Phạm Thị Thái Hà – chia sẻ: Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, các giáo viên hiện nay cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới, đó là đạt tới mục đích phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo cho học sinh tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn

Trước trọng trách đó, giáo viên cần liên tục phải đổi mới phương pháp, phát triển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp và cố gắng đưa những điều mình học hỏi được từ thực tế vào bài dạy hằng ngày, cố gắng truyền tải kiến thức một cách dễ hiểu nhất, đồng thời xây dựng được niềm tin của mình với học trò.

Điều quan trọng là các thầy cô cần chú ý rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường học tập cá nhân, phối hợp nhóm; kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của từng học sinh.

Việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu. Bởi, chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới nâng cao được chất lượng giáo dục.

Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới tham gia được vào sân chơi quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại.

Vì những lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên.

Qua đó góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.

Khó khăn của giáo viên khi dạy học theo những phương pháp mới, sáng tạo không ở vấn đề nội dung mà ở vấn đề phương pháp dạy học. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh.

Các hoạt động đó phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học: Đổi Mới Như Thế Nào?

Th.S Trương Thị Mỹ Lai – Phó hiệu trưởng Trường THCS Sông Đà phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)” do Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận tổ chức ngày 10-3, vấn đề được đại biểu đưa ra tranh luận nhiều nhất là đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào và đổi mới bắt đầu từ đâu?

Trong lời đề dẫn, ThS. Ninh Văn Bình – Trưởng phòng GD -ĐT khẳng định: “Định hướng cơ bản trong đổi mới PPDH là nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong đổi mới PPDH ở các trường phổ thông”. Tuy nhiên , theo ông Bình, chỉ khi nào mỗi giáo viên (GV) coi đổi mới PPDH như một nhu cầu tự nhiên, không mang tính ép buộc từ bên trên mà tự họ tìm tòi, không ngừng đổi mới và hoàn thiện tri thức, kĩ năng áp dụng và sáng tạo các PPDH tích cực thì việc đổi mới PPDH mới có hiệu quả cao. Ý kiến này cũng chính là “lối đi chung” của các bản tham luận tại hội nghị.

Một vấn đề từ trước đến nay ít được quan tâm là vai trò của hiệu trưởng trong việc đổi mới PPDH tại trường phổ thông. Tại hội thảo đã có 3 tham luận đề cập tới vấn đề này. ThS. Ninh Văn Bình đánh giá: “Hiện nay hiệu trưởng các trường phần lớn chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa có những biện pháp cụ thể để tác động và liên kết giữa GV và HS. Từ thực tế đó chúng tôi thấy trong đổi mới PPDH cần quan tâm tới vấn đề quản lý PPDH của hiệu trưởng. Muốn quản lý được việc đổi mới PPDH hiệu trưởng phải nắm được những kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, nghĩa là nắm được nội dung đổi mới”. Theo ông Bình, bốn nội dung đổi mới PPDH là nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; phát triển khả năng tự học; tăng cường học tập có thể phối hợp với học tập hợp tác; tác động tình cảm đem lại niềm tin hứng thú học tập cho HS. Bên cạnh đó, không chỉ quản lý kế hoạch chương trình dạy học, việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp mà “người thủ lĩnh của đơn vị” còn phải quản lý việc GV kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, công tác bồi dưỡng GV, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và cả hoạt động học tập của HS. Góp thêm ý kiến cho vấn đề này, bà Mỹ Lai đưa ra định hướng: “Trước hết phải tạo nhận thức đúng về tầm quan trọng của đổi mới PPDH đồng thời tổ chức để GV quán triệt khái niệm ý nghĩa của việc HS tự học và mối quan hệ biện chứng giữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy với phương pháp học tập của HS”. Ngoài yêu cầu cao trong việc bồi dưỡng cho HS phương pháp kĩ năng tự học và tăng cường tổ chức các hoạt động học tập tại lớp, hiệu trưởng cần bồi dưỡng cho GV kiến thức về tâm lý giáo dục và các kĩ năng khác nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh trong đó đặc biệt chú trọng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề. Từ đặc thù và những khó khăn của một trường công lập tự chủ tài chính, ThS. Nguyễn Hữu Chương – Phó hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây đưa ra các nội dung hoạt động tự học bao gồm các bước như làm tốt công tác chuẩn bị, tự lực nắm nội dung học vấn và cả khâu kiểm tra đánh giá. Để đi đúng hướng, nhà trường đã tập trung xây dựng động cơ học tập của HS, khuyến khích HS “làm việc với sách”, nghe, ghi và suy nghĩ theo tinh thần tự học. Đặt câu hỏi với GV: “Dạy trên lớp như thế nào để HS có thể tự học?”, ThS. Chương đưa ra những yêu cầu cần thiết từ bước chuẩn bị giáo án, tổ chức hoạt động tự học trên lớp đến khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Có như vậy việc đổi mới PPDH mới đồng bộ và mang lại nhiều kết quả theo ý muốn. “Nếu biết phát huy tất cả các nội dung và biện pháp tối ưu vào tổ chức hoạt động dạy học của GV thì hiệu quả dạy học sẽ rất cao” – ông Ninh Văn Bình khẳng định.

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Ở Tiểu Học

Năm học 2011-2012, ngoài việc giảm tải chương trình, SGK, đối với tiểu học, đổi mới phương pháp dạy học cũng là nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Việc đưa giáo trình giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy được coi là một trong những khâu đột phá và cũng là thử nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học trong tương lai.

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết: Năm học trước, chúng tôi phối hợp với Tập đoàn Unet đưa giáo trình Skycare vào dạy thí điểm ở một số trường tiểu học của 24 sở GD-ĐT. Trong sự kết hợp này, Vụ Giáo dục tiểu học xây dựng các bài học về tự nhiên, xã hội, còn Unet sẽ hình ảnh hóa các bài học này. Dạy như vậy bài học tự nhiên, nhất là đầu lớp 1 học sinh còn chưa biết chữ thì bài giảng sẽ thú vị và hấp dẫn với học sinh hơn rất nhiều. Đây là nhóm đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả.

PV: Như vậy năm nay bộ sẽ đưa chương trình này vào dạy ở tất cả các trường?

Trong các phương pháp đổi mới của giáo dục tiểu học thì đã có phương pháp nào sử dụng hình ảnh sống động như Skycare hay chưa? Vì sao năm nay trong nhiệm vụ trọng tâm của tiểu học thì bộ có khuyến khích các trường đưa vào?

Cách đây ba năm, bộ yêu cầu về năm học đổi mới CNTT, giáo án điện tử. Nhưng trước đây thực hiện chủ yếu qua giáo án điện tử bằng các bài giảng nhỏ lẻ. Lần này chúng tôi phối hợp với Unet xây dựng toàn bộ các bài. Nhưng hiện nay vẫn làm mạnh ở các môn tự nhiên và xã hội. Chúng tôi vẫn mong muốn sau này có thể làm ở những môn khác, như địa lý, lịch sử: khi dạy về con Lạc cháu Hồng có thể bắt đầu từ hình ảnh thật của lễ hội đền Hùng rồi các lễ hội khác… Điều này, Tập đoàn Unet đã nhận lời.

Ở tiểu học tính khoa học phải cân đối với tính giáo dục, sư phạm trong kiến thức giảng dạy. Ở đây việc đổi mới phương pháp đang thực hiện theo kiểu tích hợp cả CNTT vào bài học thay vì cách dạy truyền thống. Lớp học vui, phù hợp lứa tuổi.

Xin cảm ơn ông!

Các Bước Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học

Việc đổi mới PPDH sẽ giúp HS năng động, sáng tạo hơn. Ảnh: N.Quang

Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

Bởi vì, đổi mới PPDH sẽ tạo nên thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủ năng lực tự giải quyết những vấn đề trong học tập, cuộc sống.Trong chỉ đạo đổi mới PPDH, chúng tôi luôn nhấn mạnh với tập thể sư phạm một yếu tố quan trọng là: “Kết hợp thành công giữa cách dạy mới với cách học mới, xây dựng được những chiến lược dạy học phù hợp với chiến lược học tập của HS”.

Đầu tiên,trong công tác bồi dưỡng, mỗi giáo viên (GV) được trang bị một cách vững chắc các kiến thức và kỹ năng thực hiện PPDH tích cực, PP sư phạm tương tác để chọn lọc, phối hợp hài hòa với những PPDH truyền thống, khắc phục các PPDH lạc hậu, tạo điều kiện để HS hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo. Các tài liệu tham khảo về PPDH tích cực, về cách biên soạn đề kiểm tra theo hướng đổi mới, cách lập ma trận đề kiểm tra, về bản đồ tư duy… được ban giám hiệu cung cấp đến các GV qua việc cập nhật thông tin trên mạng internet, bổ sung sách tại thư viện, giới thiệu qua chuyên đề đổi mới PPDH.

Trong tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, chúng tôi hướng hoạt động dạy học đến trọng tâm hình thành và bồi dưỡng PP tự học, PP tư duy khoa học nơi HS, từng bước đưa HS đến trạng thái làm chủ được hoạt động học tập, tổ chức hoạt động dạy học sao cho việc học gắn liền với tư duy. Trong thiết kế bài dạy và trong hoạt động dạy, ban giám hiệu chỉ đạo mỗi GV cần đặt ra những câu hỏi tập trung vào vấn đề cốt lõi để HS thực hiện thành thạo các thao tác tư duy, đồng thời, dùng một số câu hỏi ngược, như: “Nếu không chọn những cách giải quyết vấn đề như trên thì kết quả sẽ thế nào?” để HS tư duy vấn đề theo cả hai chiều thuận – nghịch nhằm đạt nhận thức sâu sắc. Bên cạnh đó là hệ thống câu hỏi rèn thao tác tư duy, nhằm đẩy mạnh việc dạy HS cách tư duy khoa học. Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học, tiềm năng bộ não của HS được huy động tối đa, tạo điều kiện để HS học tập tích cực hơn, chủ động hơn, hỗ trợ đổi mới PPDH một cách hiệu quả. Khi rèn kỹ năng lập bản đồ tư duy và thực hiện thường xuyên, các em HS sẽ rèn được kỹ năng tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc mà không sa vào lối học vẹt, thuộc lòng máy móc.

Có thể nói, việc đổi mới PPDH là nhằm tạo nên những giá trị gia tăng cả về chất và lượng nơi mỗi HS. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số các em đạt được sau mỗi bài kiểm tra, quan tâm đến kết quả xếp loại giỏi, khá, trung bình, yếu ở các em mà chưa chú trọng tìm hiểu con em mình đã có những biến chuyển gì trong kỹ năng học, kỹ năng sống.

(Hiệu trưởng Trường THCS Sông Đà, Q.Phú Nhuận)

Chiến lược đổi mới PPDH của Trường THCS Sông Đà giai đoạn 2009-2012 được xây dựng theo lộ trình như sau: Đẩy mạnh việc thực hiện PPDH tích cực, hình thành và phát triển nơi HS kỹ năng tự học, kỹ năng hợp tác nhóm, vận dụng CNTT; Tăng cường hướng dẫn HS cách tư duy, khám phá kiến thức, ghi nhớ kiến thức một cách khoa học, thực hiện việc chống và xóa cách dạy học thụ động “thầy đọc – trò chép” hoặc “thầy trình chiếu – trò ghi chép”; đổi mới phương tiện dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá HS và đẩy mạnh thực hiện trên diện rộng việc rèn HS tư duy logic thông qua vận dụng bản đồ tư duy.