Y Nghia Phương Pháp Luận Là Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phương Pháp Luận Là Gì? Ý Nghĩa Nghiên Cứu Phương Pháp Luận

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đôi tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và lôgíc tiên hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức , quản lý qúa trình ấy. Vậy khái niệm phương pháp luận là gì, ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì? Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

+ Tổng hợp mẫu lời mở đầu bài tiểu luận các ngành mới nhất

+ Tổng hợp các đề tài luận văn thương mại điện tử hay nhất

1. Phương pháp luận là gì?

Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ những tri thức về các quy luật khách quan dùng để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định.

Vậy phương pháp luận là gì? Phương pháp luận (Methodology) là học thuyết hay lý luận về phương pháp. Đó là hệ thống những quan điểm (nguyên lý) chỉ đạo, xây dựng các nguyên tắc hợp thành phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng có hiệu quả. Trong đó quan trọng nhất là các nguyên ly có quan hệ trực tiếp với thế giới quan, có tác dụng định hướng việc xác định phương hướng nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp. Phương pháp và phương pháp luận là khác nhau.

Phương pháp là phạm trù rất rộng, cho liên phạm vi bao quát của phương pháp luận rất lớn. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đặt ra cho mình hàng loạt những nhiệm vụ quan trọng sau đây:

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết các quy luật phát triển của khoa học hiện đại.

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức của nhà khoa học và các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ.

+ Nghiên cứu những quan điểm tổng quát, những cách tiếp cận đối tượng nhận thức, đồng thời xây dựng hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học, với tư cách là con đường, cách thức và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể, đây là vấn đề trung tâm của phương pháp luận.

+ Phương pháp luận khẳng định phương pháp nghiên cứu khoa học không những nằm trong lôgíc nhận thức mà còn nằm trong cấu trúc nội dung một công trình khoa học. Cho nên Phương pháp luận nghiên cứu khoa học một mặt xác định các bước đi trong tiến trình nghiên cứu một đề tài, mặt khác còn tìm ra cấu trúc lôgic nội dung của các công trình khoa học đó.

+ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, coi đó là một khâu ứng dụng chính các thành tựu khoa học, nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao.

Tóm lại phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đôi tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và lôgíc tiên hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức , quản lý qúa trình ấy.

– Khoa học hiện đại có kết cấu bởi nhiều thành phần, trong đó có ba bộ 4 phận chủ yếu và quan trọng sau đây:

+ Hệ thống những khái niệm phạm trù, những quy luật, các lý thuyết, học thuyết khoa học.

+ Hệ thống trí thức ứng dụng đưa các thành tựu khoa học vào sản xuất và quản lý xã hội, nhằm cải tạo thực tiễn.

+ Hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu, về các con đường tìm tòi, sáng tạo khoa học.

Vậy vị trí của phương pháp luận là gì? Phương pháp luận chính là một trong ba bộ phận quan trọng của khoa học.

– Nghiên cứu khoa học luôn là sáng tạo và cách mạng, trong mỗi giai đoạn phát triển của khoa học hiện đại đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với khoa học, phải tìm ra các phương pháp nghiên cứu mới, phải phát hiện ra các con đường mới để ứng dụng khoa học vào thực tiễn. Có thể nói: Hoàn thiện về phương pháp luận là sự đòi hỏi thường xuyên của sự phát triển khoa học hiện đại.

– Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học và nó trở thành công cụ sắc bén để chỉ dẫn tất cả các nhà khoa học và các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành sáng tạo khoa học.

– Ngày nay trong thế giới hiện đại, để hoàn thành có chất lượng bất cứ một loại công việc nào, nhà chuyên môn cũng phải là người sáng tạo, có ý thức tìm tòi các con đường, các phương pháp tạo động mới. Thiếu tinh thần sáng tạo không có chỗ đứng trong cuộc sống đầy sôi động. Cải tiến chuyên môn thông qua con đường hoạt động thực tiễn của mình đã góp phần làm phát triển khoa học và công nghệ. Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn.

Tóm lại, phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một bộ phận quan trọng của khoa học. Hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu khoa học là sự tự ý thức về sự phát triển của bản thân khoa học. Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn.

Tham khảo tại nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Phương Pháp Luận Là Gì? Ý Nghĩa Và Phân Loại Phương Pháp Luận

1.1. Phương pháp luận là gì

Phương pháp luận là mặt học thuyết hay lý luận về phương pháp, hay hệ thống những quan điểm, nguyên lý đã được công nhận là chuẩn xác và sử dụng hiệu quả.

Theo như quan điểm của triết học Mác – Lênin thì phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn.

Phương pháp luận là một phạm trù rất rộng, phạm vi bao quát của phương pháp luận rất lớn. Cho nên để biết rõ về phương pháp luận cần hiểu rõ ý nghĩa của nó. Một số ví dụ nổi bật về phương pháp luận:

Phương pháp Hiện tượng học (Phenomenology)

Phương pháp Dân tộc học (Ethnography)

Phương pháp Lý thuyết cơ sở (Grounded Theory)

1.2. Ý nghĩa của phương pháp luận

Phương pháp luận là gì là điều mà chúng ta cứ mãi thắc mắc và đã được hé lộ ở trên. Thế ý nghĩa phương pháp luận ra sao, nó có thật sự quan trọng hay không?

Có phương pháp luận, bài nghiên cứu của bạn không những logic trong cấu trúc câu từ mà nội dung có sức thuyết phục rất cao. Phương pháp luận có ý nghĩa như cách để xác định hướng đi cho tiến trình nghiên cứu một đề tài và tìm ra cấu trúc logic nhất cho các công trình khoa học hiện tại.

Phương pháp luận cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cách để nâng cao tiềm lực khoa học và để các công trình khoa học đạt hiệu quả cao.

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là những hệ thống, nguyên lý, quan điểm làm cơ sở để xây dựng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu khoa học.

Các quan điểm mà phương pháp luận nghiên cứu khoa học đưa ra thường mang khuynh hướng triết học, tuy nhiên không đồng nhất với triết học.

Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học cũng được xem như là một hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cơ chế sáng tạo.

2. Phân loại phương pháp luận

Phương pháp luận được chia làm hai loại chính, đó là:

2.1. Phương pháp luận bộ môn (ngành)

Phương pháp luận bộ môn hay phương pháp luận môn học có cấp độ hẹp nhất. Ở phương pháp này, các nguyên tắc và quan điểm được rút ra từ một lý thuyết khoa học chuyên ngành, nó phải phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể như triết học, kiểm toán, văn học, toán học,…

2.2. Phương pháp luận chung

Phương pháp luận chung được chia thành 2 cấp độ khác nhau:

Phương pháp luận chung nhất: Là phương pháp thể hiện chung nhất để mô tả tổng quan nhất các nguyên tắc, quan điểm khái quát. Phương pháp này được sử dụng như cơ sở để xác định phương pháp luận chung và phương pháp luận ngành.

Phương pháp luận chung: Là phương pháp dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm có đối tượng được nghiên cứu chung.

Đối với phương pháp luận trong kinh tế học, các nhà kinh tế có thể chấp nhận những phương pháp luận trong ngành tự nhiên, nhưng thực tiễn xã hội là một hệ thống mở. Đó có thể là có nhiều biến số can thiệp, hoặc không nhất thiết phải kiểm soát mọi yếu tố như trong phòng thí nghiệm.

Về chủ nghĩa thực chứng, lý thuyết phải nhất quán với nhau và thể hiện được sự logic của nội dung. Ví dụ một số phát biểu về phương pháp luận “Không gì có thể được chứng minh là luôn luôn đúng”:

Chúng ta không bao giờ chắc chắn được rằng mô hình của mình là hoàn chỉnh hoặc đã thiết lập quan hệ nhân quả.

Chúng ta tiến bộ nhờ chứng minh vấn đề là sai bằng cách lặp lại các thử nghiệm và loại bỏ những vướng mắc không có tác dụng.

Nước Thải Y Tế Là Gì? Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế

Nước thải y tế chủ yếu được hình thành từ những hoạt động tại các bệnh viện như vệ sinh, nấu ăn, khám chữa bệnh, phẫu thuật,… Trong đó, nguồn thải từ các khu vực điều trị bệnh lây nhiễm là chất thải vô cùng nguy hại. Những bệnh phẩm được thải ra có chứa nhiều vi khuẩn lây bệnh, có khả năng kháng đa dạng các loại kháng sinh, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Ảnh hưởng của nước thải y tế

Có mức độ gây hại cao gấp nhiều lần so với rác thải, nước thải bệnh viện là mối đe dọa rất lớn với môi trường sống. Đặc biệt, nguồn nước chưa qua xử lý mà được xả thải ra ngoài môi trường sẽ gây nên nhiều hệ lụy với cả sức khỏe con người và sinh vật, môi trường.

Nước thải bệnh viện được coi là chất thải nguy hại với sức khỏe con người. Nếu sống trong môi trường có chứa nguồn nước thải, những người có sức đề kháng kém sẽ dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là người già và trẻ em.

Khi con người ăn phải nguồn thủy sinh hoặc thực vật bị ô nhiễm do nước thải có thể gặp các triệu chứng như bị ngộ độc, sức khỏe giảm sút,… Nguồn nước thải y tế còn gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con người. Theo đó, nước thải có chứa nguồn bệnh, đặc biệt là các loại virus có khả năng lây truyền sẽ gây ra những tác động đáng ngại cho sức khỏe cộng đồng.

Nước thải bệnh viện khi được xả thẳng ra môi trường sẽ gây những tác động rất xấu đến môi trường. Ảnh hưởng đầu tiên mà nguồn thải tác động đến là hệ động thực vật sống trong khu vực bị xả thải. Nước thải có thể làm chết hàng loạt những sinh vật sống dưới nước cũng như hệ sinh thái trên bờ, gây mất cân bằng đối với môi trường.

Ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt

Nước thải bệnh viện chưa qua xử lý đem lại những tác hại to lớn với nguồn nước sinh hoạt. Trong nước thải bệnh viện có chứa rất nhiều tạp chất, vi khuẩn có tính lây truyền, kim loại nặng,… sẽ khiến nguồn nước sinh hoạt có mùi khó chịu, làm nước không còn độ trong sạch.

Nếu nước thải được xả trực tiếp ra môi trường, nguồn nước không chỉ bị ô nhiễm nghiêm trọng mà về lâu dài, nó còn ảnh hưởng đến những mạch nước ngầm. Những chất hóa học có hại còn tồn dư trong nước thải ngấm sâu vào nguồn nước ngầm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tích tụ một lượng độc tố không nhỏ, có thể gây ra các loại bệnh nguy hiểm như ung thư.

Các phương pháp xử lý nước thải Y tế tại Việt Nam

Sử dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

Xử lý nước thải theo công nghệ sinh học nhỏ giọt là phương pháp xử lý khá hiệu quả, phù hợp với nguồn nước có mức độ ô nhiễm vừa phải. Hệ thống có mức chi phí đầu tư khá thấp, cấu trúc đơn giản, dễ dàng lắp đặt. Sử dụng công nghệ lọc nhỏ giọt giúp tiêu tốn ít điện năng, tiết kiệm diện tích và không gây tiếng ồn. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xử lý triệt để được nguồn nước có mức độ ô nhiễm cao, có thể tạo mùi khó chịu nếu không được vận hành đúng cách.

Xử lý nước thải bằng hồ sinh học là phương pháp được sử dụng phổ biến cho những nguồn thải có mức độ ô nhiễm trung bình và thấp. Phương pháp này không đòi hỏi nhân công có trình độ, năng lực cao mà ai cũng có thể vận hành được dễ dàng. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh học có chi phí đầu tư, phí vận hành và bảo trì thấp, tiết kiệm. Hệ thống xử lý thải bằng hồ sinh học có nhược điểm là có kích thước cồng kềnh, chiếm quá nhiều diện tích.

Xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO được sử dụng với những nguồn thải có mức độ ô nhiễm cao. Hệ thống xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO có chi phí vận hành thấp, tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm diện tích và không gây ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, mô hình này có thể được lắp đặt linh hoạt, có thể di chuyển được dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu nhân công vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.

Lập Luận Là Gì? Thế Nào Là Một Lập Luận Hợp Lý?

Trong bài đầu tiên của khóa học Tư duy và phản biện, chúng ta sẽ không đi ngay vào việc giải thích những khái niệm như tư duy hay phản biện mà bắt đầu từ nền tảng cơ bản nhất của quá trình hình tư duy, đó là lập luận.

Tính thuyết phục của lập luận (cogency)

Tèo: Không, nó không biết bay.

Tí: Nhưng sao mày biết?

Tèo: Đơn giản là tao biết thôi.

Tí: Mày biết thế nào?

Tèo: Tao tin như thế.

Tí: Nhưng tại sao mày lại tin là lợn không biết bay?

Tèo: Bởi đó là niềm tin của tao.

Tí: Tại sao mày nghĩ niềm tin của mày sẽ thuyết phục được tao?

Tèo: Bởi vì tao đúng.

Tí: Tại sao mày biết mày đúng?

Tèo: Tao nghĩ là nó đúng thôi!

Tí: Sao tao cứ thấy SAI SAI.

Rõ ràng cuộc tranh luận trên đang lâm vào thế bế tắc. Vì việc Tèo có một niềm tin nào đó, như con lợn không biết bay hay anh ta đúng, không có nghĩa là Tí cũng có niềm tin tương tự. Và lời của Tèo đã không thuyết phục Tí.

Bây giờ, ta thử thay đổi một chút cuộc giao tiếp ở trên.

Tí: Theo mày, lợn có biết bay không?

Tèo: Không, tao chắc chắn lợn không biết bay

Tí: Sao mày chắc chắn vậy?

Tèo: Vì tao có một lập luận thuyết phục.

Tí: Lập luận thế nào?

Tèo: Một thứ gì muốn bay được thì nó phải có hình dáng khí động học. Lợn không có hình dáng khí động học, nên nó không thể bay.

Tí: Ồ, nghe hợp lý đấy!

Lập luận là gì?

Lập luận là những niền tin hay những luận điểm được kết nối với nhau. Cấu trúc của một lập luận là vô cùng quan trọng, vì nó giúp tạo ra tri thức mới bằng cách liên kết các tri thức cũ lại với nhau. Về hình thức, cấu trúc của lập luận khá đơn giản nhưng nó chứa đầy sức mạnh:

Ví dụ 1: Đã là người thì ai cũng chết. Socrates cũng là người. Vì vậy, Socrates cũng sẽ chết.

Ví dụ 2: Tất cả các loài chim đều biết bay. Gà cũng thuộc họ chim. Vì vậy, thịt gà rất ngon.

Ví dụ 3: Tất cả người trẻ đều khao khát thành công. Tôi là người trẻ tuổi. Vì vậy, tôi khao khát thành công.

Ví dụ 4: Tất cả những động vật 4 chân đều ăn cỏ. Hổ cũng là một loài động vật 4 chân. Vì vậy, hổ ăn cỏ.

Ví dụ 5: Tèo là một người không chung thủy. Bởi vì anh ấy là đàn ông, mà đàn ông thì thường không chung thủy.

Lập luận hợp lệ và lập luận hợp lý

Chúng ta đã có 5 ví dụ về sự lập luận ở trên. Câu hỏi đặt ra là có cách nào để đánh giá những lập luận này? Câu trả lời là: có 2 cách.

Cách 1: Đánh giá dựa vào tính đúng đắn của các tiên đề. Như ở ví dụ 2 và 4, không phải loài chim nào cũng biết bay và chó mèo cùng một số loài khác cũng bốn chân nhưng chúng không ăn cỏ.

Cách 2: Đánh giá dựa trên sự logic giữa tiền đề và kết luận. Kết luận được coi hợp logic là khi nếu tất cả các tiền đề đều đúng thì kết luận không thể sai. Tuy nhiên, xét ví dụ 2, giả sử ta cho hai tiền đề tất cả các loài chim đều biết bay và gà thuộc họ chim là đúng, thì kết luận thịt gà rất ngon chưa chắc đã chính xác vì không phải ai cũng thấy như vậy.

Dựa vào hai cách trên, chúng ta có hai cấp độ để đánh giá một lập luận:

- Lập luận hợp lệ (valid) là lập luận mà trong đó kết luận được suy ra một cách logic từ các tiền đề.- Lập luận hợp lý (sound) là một lập luận hợp lệ và tất cả các tiền đề của nó đều đúng.

Suy ra, ta có thể kết luận rằng lập luận 1, 3 là lập luận hợp lý, lập luận 4, 5 là lập luận hợp lệ, còn lập luận 2 là lập luận không hợp lệ.

Thật đơn giản phải không nào?

Tuy nhiên hãy tự hỏi làm sao bạn có thể biết các tiên đề là đúng hay sai? Hay một cách rõ ràng hơn, tại sao bạn biết con người ai cũng chết, tất cả các loài chim đều biết bay, tất cả động vật bốn chân đều ăn cỏ, người trẻ tuổi thì khao khát thành công…

Hay nói một cách tổng quát, như thế nào được coi là biết một điều gì đó? Mời theo dõi tiếp bài 2.