Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Phủ Định Biện Chứng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Tích Nội Dung Qui Luật Phủ Định Của Phủ Định. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quy Luật Này?

Câu hỏi: Phân tích nội dung qui luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này?

Đáp án:

Để trả lời cho câu hỏi: Sự vận động và phát triển của sự vật đi theo xu hướng nào? Quan điểm duy vật biện chứng đưa ra qui luật phủ định của phủ định nhằm khẳng định xu hướng của sự vận động và phát triển của sự vật không phải con đường thẳng hay đường tròn khép kín, mà là theo con đường “xoắn ốc” đi lên.

1. Phủ định và phủ định biện chứng

* Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.

* Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái cũ bị phủ định. Nói ngắn gọn, phủ định biện chứng là sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho cái bị phủ định tiếp tục phát triển. Như vậy, phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

Phủ định biện chứng mang tính khách quan do mâu thuẫn của bản thân sự vật tự qui định; cách thức phủ định không tùy thuộc ý muốn của con người. Nghĩa là mỗi sự vật có cách thức phủ định riêng, do đó mà có sự phát triển. Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì bản thân sự phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái bị phủ định. Trái lại thông qua phủ định biện chứng cho ra đời cái mới. Như vậy, cái mới là cái ra đời từ cái cũ, là cái được phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những cái lạc hậu, giữ lại những mặt tích cực, cái mới là cái ra đời hợp qui luật.

Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những mặt lạc hậu, tiêu cực. Do vậy, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. V.I.Lênin viết: “không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng…mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định” .

Phủ định biện chứng là một quá trình tích cực chỉ thực hiện bằng con đường phát triển cái bị phủ định. Cái cũ không phải bị tiêu diệt một cách đơn giản: cái cũ chỉ tiêu diệt sau khi tự nó đã tạo ra điều kiện cho giai đoạn phát triển mới.

Giai đoạn phát triển cũ bị phủ định, bản thân nó là giai đoạn tiến bộ trong quá trình phát triển tiến lên nói chung. Nó bị phủ định, nhưng sự tiến bộ thực hiện trong nó thì không bị phủ định. Trái lại, sự tiến bộ ấy tiếp tục trong giai đoạn mới; giai đoạn mới hấp thụ và phát triển tất cả những thành tích của quá khứ. Ví dụ, chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản tức là phủ định biện chứng, nhưng điều kiện ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là do chủ nghĩa tư bản đẻ ra, và chủ nghĩa xã hội xuất hiện là giai đoạn phát triển nối tiếp sau của xã hội. Tất cả những thành tích, tất cả sự tiến bộ của sức sản xuất, cũng như tất cả những thành tích văn hóa đạt được trong chế độ tư bản không bị tiêu diệt, mà trái lại, nó được giữ lại và phát huy thêm. Người siêu hình không hiểu nội dung tích cực đó của phủ định biện chứng; đối với họ, phủ định có nghĩa là nói “không” một cách giản đơn. Hơn nữa, họ hình dung phủ định chỉ là một cái từ bên ngoài đến, một cái ở bên ngoài tác động vào.

Trong đời thường, có trường hợp phủ định xuất hiện dưới hình thức là một sự tác động từ bên ngoài phá hoại một cái gì đó. Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng hiểu phủ định là một yếu tố liên hệ của cái mới với cái cũ, là sự duy trì ở giai đoạn phát triển cao nội dung tích cực của giai đoạn thấp đã bị phủ định. Chúng ta còn phải lưu ý thêm rằng, ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái bị phủ định được giữ lại, nó vẫn được duy trì dưới dạng lọc bỏ, nghĩa là tiếp tục được cải tạo, biến đổi cho phù hợp với nhân tố mới.

Hiện nay, nếu chúng ta không xem sự nghiệp đổi mới của Đảng ta như là một quá trình phủ định biện chứng, chúng ta dễ rơi vào những sai lầm cực đoan: hoặc là không kiên quyết từ bỏ cái cũ lỗi thời; hoặc ngược lại, phủ nhận mọi thành tựu đã đạt được trong thời kỳ trước đổi mới.

2. Phủ định của phủ định

Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ định đã được một số nhà biện chứng tự phát nêu ra từ lâu. Song, do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình phát triển, nên một số nhà triết học đã tuyệt đối hoá tính lặp lại sau một chu kỳ phát triển, từ đó hình thành quan niệm siêu hình xem sự phát triển diễn ra theo đường tròn khép kín.

Phủ định của phủ định với tư cách là một quy luật cơ bản của phép biện chứng lần đầu tiên được trình bày trong triết học Hêghen, trên cơ sở duy tâm khách quan, theo “tam đoạn thức” máy móc.

Lịch sử các hình thái kinh tế-xã hội chỉ ra rằng khi giai cấp ra đời và khi xã hội có giai cấp phát triển thì tức là xã hội cũ không giai cấp bị phủ định. Dưới chế độ cộng sản văn minh sẽ không có giai cấp nữa. Như thế nghĩa là sau khi đã hoàn toàn phát triển, bản thân xã hội có giai cấp rút cục bị phủ định. Đó là phủ định của phủ định. Sự phủ định của phủ định ấy không làm cho chúng ta trở về điểm xuất phát đầu tiên  trở về chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy.

Qui luật phủ định của phủ định tồn tại cả trong tư duy của con người. Ph.Ăngghen đã lấy sự phát triển của lịch sử triết học duy vật để vạch rõ qui luật này: chúng ta biêt rằng triết học cổ đại Hy Lạp là chủ nghĩa duy vật tự phát nguyên thủy. Vì là chủ nghĩa duy vật tự phát nên nó không thể giải thích mối quan hệ giữa tư duy và vật chất.

Nói một cách khái quát, qua một số lần phủ định, sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển. Phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trong cái khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo những yếu tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển. Như vậy, đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; và chính sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo.

3. Xu hướng phát triển “xoáy ốc”

Với những lý giải phần trên, cho chúng ta thấy rằng sự vận động và phát triển của sự vật không phải đi theo đường thẳng, không phải đi theo đường tròn khép kín, mà đi theo đường “xoáy ốc”. Vì rằng, qui luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật  xu hướng phát triển. Sự phủ định của phủ định theo lối biện chứng là sự “tựa hồn như trở lại cái cũ”, tựa hồ như lắp lại các giai đoạn phát triển đã qua trên cơ sở cao hơn. Chính V.I.Lênin có ý nói tới điều đó khi V.I.Lênin nói rằng sự phát triển “tựa hồ như lắp lại các giai đoạn đã qua, nhưng lắp lại một cách khác, trên nền tảng cao hơn… sự phát triển có thể nói là phát triển theo vòng xoáy trôn ốc, chứ không phải theo đường thẳng” .

Diễn tả qui luật phủ định của phủ định bằng con đường “xoáy ốc” chính là hình thức cho phép diễn đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của qui trình phát triển biện chứng: tính kế thừa; tính lặp lại nhưng không quay trở lại; tính chất tiến lên của sự phát triển.

Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện trình độ cao hơn dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển tiến lên từ thấp đến cao.

Khi nghiên cứu qui luật phủ định của phủ định cần phải nhấn mạnh rằng thực chất của phép biện chứng là nghiên cứu quá trình “với tất cả tính chất cụ thể của nó”, là giải thích xem quá trình ấy xảy ra trên thực tế như thế nào, chứ không phải là bịa ra một công thức rồi sau đó ra sức “chứng minh” rằng trong thực tế có quá trình y như công thức bịa đặt ấy. Không thể quả quyết trước rằng mọi quá trình đều là thí dụ về phủ định của phủ định. Sự phủ định vạch ra nhân tố liên hệ của cái mới với cái cũ, vạch ra sự giữ lại ở giai đoạn phát triển cao, nội dung tốt của giai đoạn thấp đã bị phủ định. Chúng ta cũng nên tránh khuynh hướng hiểu sự phát triển một cách máy móc, một chu kỳ phát triển cụ thể trong thực tế có thể nhiều hơn hai lần phủ định tùy theo tính chất của một quá trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải hai lần. Qua hai lần phủ định, dường như trở về cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, do vậy có tạo thành đường “xoáy ốc”.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

Nghiên cứu qui luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau:

+ Hiểu đúng xu hướng của sự vận động và phát triển của sự vật, đó là xu hướng phức tạp. Qui luật phủ định của phủ định chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là hiện tượng xã hội.

+ Trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn.

Qui luật phủ định của phủ định chỉ rõ xu hướng vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định: Phân Tích Nội Dung Và Ý Nghĩa

I. Nội dung quy luật phủ định của phủ định:

Quy luật phủ định của phủ định là quy luật nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.

II. Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định:

– Trước khi tìm hiểu phủ định biện chứng là gì, ta cần hiểu thế nào là phủ định.

Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác trong quá trình vận động và phát triển.

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới.

Sự thay thế đó là phủ định. Phủ định là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Không có phủ định, sự vật không phát triển được.

+ Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ định đối với xe đạp. Xê ô tô là sự phủ định đối với xe máy.

+ Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ định cha. Ông cha ta thường hay nói “con hơn cha là nhà có phúc” là ý như vậy.

– Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất; sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.

Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.

+ Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 11 là sự phủ định đối với iPhone X.

+ Khi gieo trồng, cây lúa là sự phủ định biện chứng đối với hạt thóc.

+ Trong chăn nuôi, con gà đạp trứng ra đời là sự phủ định biện chứng đối với quả trứng.

Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

– Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Nguyên nhân đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật.

– Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng.

– Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí chủ quan của con người. Con người chỉ có thể tác động mà cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.

– Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ.

– Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.

– Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định những mặt tốt, tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực.

Có thể nói, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó những giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giải đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực.

Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, quá khứ và hiện tại. Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.

Trong bất kỳ loài sinh vật nào, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu tố tích cực của cha mẹ và bỏ qua những yếu tố lạc hậu.

– Tuy vậy, cũng cần lưu ý là, những nhân tố tích cực của sự vật cũ được giữ lại vẫn phải được cải tạo, phải được biến đổi cho phù hợp với điều kiện mới.

– Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ. Khi đó, sự phủ định biện chứng lần 1 diễn ra: Sự vật ban đầu không còn nữa mà bị thay thế bằng sự vật mới, trong đó những nhân tố tích cực của sự vật ban đầu được giữ lại.

– Tuy nhiên, sau một thời gian, sự vật mới ra đời ở trên lại bị phủ định bằng sự vật mới khác. Đó là sự phủ định lần 2. Cứ thế tiếp tục, tùy vào sự vật sẽ có phủ định lần 3, lần 4…, lần n.

Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định, sẽ có một sự vật mới dường như lặp lại (rất giống) với sự vật ban đầu, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn với sự vật ban đầu đó, mà ở nấc thang cao hơn; nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực đối với sự phát triển tiếp tục của nó.

Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định dẫn đến sự xuất hiện sự vật mới mà dường như lặp lại sự vật ban đầu thì ta có một chu kỳ phát triển. Ở đây có sự phủ định của phủ định.

Ở 2 ví dụ trên ta có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng mới. Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ một đến nhiều tức là có sự phát triển lên nấc thang cao hơn. Đó là kết quả phủ định của phủ định.

– Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loại bỏ, kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới.

Như thế, những lần phủ định biện chứng nối tiếp nhau sẽ tạo ra xu hướng tiến lên không ngừng, như việc sẽ ngày càng có nhiều quả trứng hơn, ngày càng có nhiều hạt thóc hơn.

– Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẫn.

Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập trong bản thân sự vật. Các mặt đối lập ở đây là mặt khẳng định và mặt phủ định.

Phủ định lần 1 sẽ làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình (như quả trứng ban đầu đối lập với gà mái con; gà mái con là vật trung gian). Sau một hoặc nhiều lần phủ định tiếp theo sẽ ra đời một sự vật mới đối lập với cái trung gian (nhiều quả trứng sinh ra đối lập với gà mái con).

Mà đối lập với cái trung gian nghĩa là dường như tương đồng với sự vật ban đầu, dường như quay trở lại thời điểm xuất phát (như việc một quả trứng sinh ra nhiều quả trứng, một hạt thóc sinh ra nhiều hạt thóc).

Như thế ta thấy, đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn.

– Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo. Cứ thế, các chu kỳ phát triển cứ nối tiếp nhau tạo thành sự phát triển, sự tiến lên vô cùng tận của thế giới, nhưng không phải theo đường thẳng mà theo hình xoáy ốc.

– Sở dĩ nói “theo hình xoáy ốc” vì “hình xoáy ốc” đã biểu đạt được các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển.

Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tân của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp lên cao.

III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định làm sáng tỏ chiều hướng vận động, phát triển của các sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta cần lưu ý rằng cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Cái mới ra đời từ cái cũ, kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, ta cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.

Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, gạn đục khơi trong, giữ lấy những gì còn tích cực, có giá trị từ cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù hợp với những điều kiện mới. Chúng ta phải chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong khi nhìn nhận, đánh giá quá khứ.

Trong khi chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta cũng phải khắc phục thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử.

Chúng ta phải nhận thức rõ những cái lỗi thời, ví dụ như những hủ tục cũ trong việc cưới xin, tang lễ, hội hè…, quan niệm “có nếp có tẻ” trong việc sinh con… sẽ gây ra nhiều tốn kém và nhiễu nhương.

Câu 5: Hai Nguyên Lý Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật Và Ý Nghĩa Phương Pháp Luận

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng

1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến:

Là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy định và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

2. Nội dung và tính chất của mối liên hệ

– Tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ: Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động lại là phương thức tồn tại của vật chất, là một tất yếu khách quan, do đó mối liên hệ cũng là một tất yếu khách quan.

Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.

– Do mối liên hệ là phổ biến, nên nó có tính đa dạng: Các sự vật; hiện tượng trong thế giới vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì thế, khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cần phải phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.

Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những loại mối liên hệ sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian, v.v.. Sự phân loại này là tương đối, vì mối liên hệ chỉ là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung.

– Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ biến nhất của thế giới khách quan. Còn những hình thức cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiến cứu của các ngành khoa học cụ thể.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

– Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.

Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.

Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác, phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.

– Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú – sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử – cụ thể.

Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử – cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác.

Vì vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và từng thời kỳ đó và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể.

II. Nguyên lý về sự phát triển

1. Khái niệm phát triển – Phát triển là sự vận động tiến lên (từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn).

– Từ khái niệm trên cho thấy:

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động và phát triển.

Cần phân biệt khái niệm vận động với khái niệm phát triển. Vận động là mọi biến đổi nói chung, con người phát triển là sự vận động có khuynh hướng và gắn liền với sự ra đời của cái mới hợp quy luật.

2. Nội dung và tính chất của sự phát triển

– Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế giới. – Sự phát triển có tính chất tiến lên, kế thừa liên tục. – Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc, có sự thụt lùi tạm thời. – Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật.

Xem tiếp: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

3. Phân biệt quan điểm biện chứng và siêu hình về sự phát triển

– Quan điểm biện chứng xem sự phát triển là một quá trình vận động tiến lên thông qua những bước nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ở trong sự vật. – Quan điểm siêu hình nói chung là phủ định sự phát triển, vì họ thường tuyệt đối hoá mặt ổn định của sự vật, hiện tượng. Sau này, khi khoa học đã chứng minh cho quan điểm về sự phát triển của sự vật, buộc họ phải nói đến sự phát triển, song với họ phát triển chỉ là sự tăng hay giảm đơn thuần về lượng không có sự thay đổi về chất và nguồn gốc của nó ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

– Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.

– Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.

– Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.

– Bạn đã nắm vững kiến thức: Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.

– Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người.

– Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

– Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử – cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người. Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng – nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.

III. Ý nghĩa phương pháp luật của việc nắm vững hai nguyên lý này

Nguyên lý về liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức sự vật cần phải có quan điểm toàn diện. Với quan điểm này, khi nghiên cứu sự vật, phải xem xét tất cả các mối liên hệ của bản thận sự vật và với các sự vật và hiện tượng khác.

Tóm lại: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, lịch sự cụ thể và phát triển. Với cách xem xét, nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển sẽ giúp ta hiểu được bản chất sự vật, làm cho nhận thức phản ánh đúng đắn về sự vật và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.

Phương Pháp Luận Là Gì? Ý Nghĩa Và Phân Loại Phương Pháp Luận

1.1. Phương pháp luận là gì

Phương pháp luận là mặt học thuyết hay lý luận về phương pháp, hay hệ thống những quan điểm, nguyên lý đã được công nhận là chuẩn xác và sử dụng hiệu quả.

Theo như quan điểm của triết học Mác – Lênin thì phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn.

Phương pháp luận là một phạm trù rất rộng, phạm vi bao quát của phương pháp luận rất lớn. Cho nên để biết rõ về phương pháp luận cần hiểu rõ ý nghĩa của nó. Một số ví dụ nổi bật về phương pháp luận:

Phương pháp Hiện tượng học (Phenomenology)

Phương pháp Dân tộc học (Ethnography)

Phương pháp Lý thuyết cơ sở (Grounded Theory)

1.2. Ý nghĩa của phương pháp luận

Phương pháp luận là gì là điều mà chúng ta cứ mãi thắc mắc và đã được hé lộ ở trên. Thế ý nghĩa phương pháp luận ra sao, nó có thật sự quan trọng hay không?

Có phương pháp luận, bài nghiên cứu của bạn không những logic trong cấu trúc câu từ mà nội dung có sức thuyết phục rất cao. Phương pháp luận có ý nghĩa như cách để xác định hướng đi cho tiến trình nghiên cứu một đề tài và tìm ra cấu trúc logic nhất cho các công trình khoa học hiện tại.

Phương pháp luận cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cách để nâng cao tiềm lực khoa học và để các công trình khoa học đạt hiệu quả cao.

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là những hệ thống, nguyên lý, quan điểm làm cơ sở để xây dựng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu khoa học.

Các quan điểm mà phương pháp luận nghiên cứu khoa học đưa ra thường mang khuynh hướng triết học, tuy nhiên không đồng nhất với triết học.

Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học cũng được xem như là một hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cơ chế sáng tạo.

2. Phân loại phương pháp luận

Phương pháp luận được chia làm hai loại chính, đó là:

2.1. Phương pháp luận bộ môn (ngành)

Phương pháp luận bộ môn hay phương pháp luận môn học có cấp độ hẹp nhất. Ở phương pháp này, các nguyên tắc và quan điểm được rút ra từ một lý thuyết khoa học chuyên ngành, nó phải phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể như triết học, kiểm toán, văn học, toán học,…

2.2. Phương pháp luận chung

Phương pháp luận chung được chia thành 2 cấp độ khác nhau:

Phương pháp luận chung nhất: Là phương pháp thể hiện chung nhất để mô tả tổng quan nhất các nguyên tắc, quan điểm khái quát. Phương pháp này được sử dụng như cơ sở để xác định phương pháp luận chung và phương pháp luận ngành.

Phương pháp luận chung: Là phương pháp dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm có đối tượng được nghiên cứu chung.

Đối với phương pháp luận trong kinh tế học, các nhà kinh tế có thể chấp nhận những phương pháp luận trong ngành tự nhiên, nhưng thực tiễn xã hội là một hệ thống mở. Đó có thể là có nhiều biến số can thiệp, hoặc không nhất thiết phải kiểm soát mọi yếu tố như trong phòng thí nghiệm.

Về chủ nghĩa thực chứng, lý thuyết phải nhất quán với nhau và thể hiện được sự logic của nội dung. Ví dụ một số phát biểu về phương pháp luận “Không gì có thể được chứng minh là luôn luôn đúng”:

Chúng ta không bao giờ chắc chắn được rằng mô hình của mình là hoàn chỉnh hoặc đã thiết lập quan hệ nhân quả.

Chúng ta tiến bộ nhờ chứng minh vấn đề là sai bằng cách lặp lại các thử nghiệm và loại bỏ những vướng mắc không có tác dụng.