Ý Nghĩa Cuộc Thi Tìm Hiểu Luật An Ninh Mạng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Trao Giải Cuộc Thi “Tìm Hiểu Luật An Ninh Mạng”

Theo Thượng tá Phạm Quốc Khái, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Sóc Trăng, Luật An ninh mạng được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 12-6-2018.

Đại tá Nguyễn Minh Ngọc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng trao giải Nhất cá nhân cho Thiếu tá Phan Thị Linh Giang.

Đại tá Nguyễn Minh Ngọc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng trao giải cho các nhân.

Việc xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thực hiện Kế hoạch 198/KH-BCA ngày 30-5-2019 của Bộ Công an trong Công an tỉnh, ngày 14-8-2019, Ban Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật An ninh mạng” năm 2019.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng cho cho CBCS, Đoàn viên, Hội viên trong Công an toàn tỉnh, nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ an ninh mạng; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong tình hình mới, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; áp dụng đồng bộ các quy định của pháp luật để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, chống đối về Luật và chính sách an ninh mạng của Nhà nước ta.

Sau 3 tháng triển khai, Ban Tổ chức nhận được 805 bài với 1.504 CBCS tham gia dự thi. Trong đó có 175 bài tập thể (với 874 cá nhân tham gia), 630 bài của cá nhân. Về tập thể, Công an huyện Long Phú, Mỹ Xuyên và Công an thị xã Ngã Năm là các đơn vị có nhiều bài dự thi nhất.

Ban Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng Ban Giám khảo cuộc thi

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, hầu hết các bài dự thi đều tuân thủ theo quy định; nhiều bài thi trình bày sạch đẹp, công phu (có ảnh và tư liệu minh hoạ); có bài dày hàng trăm trang, với cách viết sắc sảo, bố cục chặt chẽ và có tính logic, nội dung trả lời sát với đáp án, đáp ứng được yêu cầu cuộc thi.

Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật An ninh mạng” do Công an Sóc Trăng tổ chức đã thành công tốt đẹp. Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức trao Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh cho 11 cá nhân và 7 tập thể đạt giải cao, giải phụ cho các đơn vị. Trong đó giải Nhất tập thể được trao cho nhóm thí sinh Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh; giải Nhì là nhóm thí sinh Phòng An ninh kinh tế và giải Ba là nhóm thí sinh Phòng CSGT và Phòng Tham mưu Công an tỉnh. Về cá nhân, giải Nhất được trao cho Thiếu tá Phan Thị Linh Giang (Phòng An ninh kinh tế); giải Nhì được trao cho Thiếu úy Nguyễn Văn Bi (Công an huyện Mỹ Tú) và Trung sĩ Võ Tuấn An (Phòng Cảnh sát PCCC); giải Ba là Trung úy Trần Quang Diệu (Phòng Tổ chức cán bộ), Trung tá Bùi Thanh Phong (Phòng An ninh kinh tế) và Trung úy Trần Thị Thu Ngân (Công an huyện Cù Lao Dung).

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao 5 giải Khuyến khích cá nhân. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng trao giải phụ cho 3 đơn vị gồm Công an huyện Long Phú (đơn vị có nhiều bài dự thi nhất), Hội Phụ nữ Công an tỉnh (đơn vị có số lượng CBCS dự thi nhiều nhất) và Phòng An ninh kinh tế (đơn vị có nhiều bài dự thi đạt chất lượng nhất). Ngoài ra, Giám đốc Công an tỉnh cũng trao Giấy khen cho các cá nhân là thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ thư ký giúp việc cuộc thi.

Thể Lệ Cuộc Thi Viết “Tìm Hiểu Luật An Ninh Mạng”

Thứ hai – 22/04/2019 16:18

I. Đối tượng dự thi, nội dung, hình thức, yêu cầu về bài dự thi1. Đối tượng dự thi Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, học sinh (từ THCS trở lên), sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh (Thành viên Ban Tổ chức; Tổ thư ký và Ban Giám khảo không thuộc đối tượng dự thi).

2. Nội dung thi Nội dung của Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Bài dự thi không hợp lệ – Bài của người không thuộc đối tượng dự thi; – Bài dự thi có nội dung sao chép của người khác dưới mọi hình thức; – Lợi dụng bài dự thi để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác. – Bài dự thi gửi quá thời hạn quy định.

5. Thời gian, địa điểm tiếp nhận bài dự thi – Cuộc thi được triển khai, tổ chức từ tháng 3/2019 đến hết tháng 7/2019. – Địa điểm, thời gian tiếp nhận bài dự thi: + Đối với nhân dân trên địa bàn tỉnh nộp bài dự thi tại UBND xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú; + Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn các huyện, thành phố nộp bài dự thi tại cơ quan, đơn vị mình công tác, làm việc; + UBND các xã, phường, thị trấn nộp bài dự thi đã nhận cho UBND huyện, thành phố (qua phòng Tư pháp) chậm nhất là ngày 05/6/2019; + Các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh tập hợp bài dự thi của người lao động trong đơn vị nộp về UBND huyện, thành phố (qua phòng Tư pháp) nơi đơn vị đóng trên địa bàn chậm nhất là ngày 05/6/2019; + Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện tiến hành chấm thi; Tổng kết cuộc thi và lựa chọn 07 – 10 bài thi xuất sắc gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh trước ngày 25/6/2019; + Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có số lượng dưới 100 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gửi 02 – 03 bài; Đối với các đơn vị có từ 100 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở lên gửi 03 – 05 bài dự thi cấp tỉnh về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh trước ngày 25/6/2019; Tất cả các bài dự thi cấp tỉnh của các đơn vị, địa phương gửi về Ban Tổ chức cuộc thi (qua Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật – Sở Tư pháp) trước ngày 25/6/2019; Theo địa chỉ: Số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.

II. Ban Giám khảo và nguyên tắc chấm điểm1. Ban Giám khảo cuộc thi cấp nào thì do Ban Tổ chức cấp đó thành lập. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh do thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh quyết định thành lập, có trách nhiệm tổ chức chấm thi đối với các bài dự thi của công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.2. Một bài dự thi ít nhất phải được từ 02 Giám khảo chấm trở lên. Điểm của bài thi là trung bình cộng của các Giám khảo. Điểm của bài thi đạt điểm cao phải được chấm vòng 2 theo Quy chế chấm thi của Ban Giám khảo cuộc thi.

III. Giải thưởng và Tổng kết Cuộc thi

Giải thưởng cấp tỉnh (Tổng giải thưởng: 60.500.000đồng), bao gồm:

a. Giải tập thể:

c. Một số giải phụ khác theo quyết định của Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, mỗi giải trị giá 500.000đ (02 giải ) – Trường hợp các bài thi có số điểm bằng nhau thì bài thi được trình bày công phu, sinh động, có tranh ảnh tư liệu minh họa sẽ được chọn để trao giải. – Tiêu chí đánh giá trao giải đối với tập thể trên cơ sở tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức tham gia (đối với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh) và tỷ lệ người tham gia so với dân số (đối với cấp huyện), tỷ lệ bài đạt giải cấp tỉnh và thực hiện tốt công tác triển khai, tổ chức Cuộc thi theo đúng các nội dung, yêu cầu của Ban tổ chức cấp tỉnh.

2. Tổng kết Cuộc thi và trao giải thưởng – Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Ban Tổ chức Cuộc thi cấp huyện tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi do cơ quan, đơn vị, địa phương phát động. Thời gian thực hiện: Xong trước ngày 10/7/2019 – Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh tổ chức Tổng kết và trao giải Cuộc thi cấp tỉnh Thời gian thực hiện: Xong trước ngày 30/7/2019 – Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận và giải thưởng Cuộc thi cho các tập thể, cá nhân có bài thi đạt giải. Đối với những cá nhân, tập thể đạt giải cao, và có nhiều đóng góp cho sự thành công của Cuộc thi; Ban Tổ chức Cuộc thi có thể lựa chọn, bình xét và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng.

IV. Kinh phí – Kinh phí chi giải thưởng của cấp tỉnh từ nguồn kinh phí chi cho cuộc thi tìm hiểu pháp luật năm 2019 và các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có). – Kinh phí chi giải thưởng của các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp huyện từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).

BỘ CÂU HỎICUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU LUẬT AN NINH MẠNG(Ban hành kèm theo Thể lệ Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật An ninh mạng”trên địa bàn tỉnh Ninh Bình)

Câu 1: Luật An ninh mạng gồm bao nhiêu Chương, Điều và được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua; công bố; có hiệu lực ngày, tháng, năm nào? (05 điểm).Câu 2: Nêu khái niệm về Tội phạm mạng; Tấn công mạng; Khủng bố mạng; Gián điệp mạng và những chính sách của Nhà nước về an ninh mạng? (05 điểm).

Câu 3: Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng bao gồm những nguyên tắc nào và các Biện pháp bảo vệ an ninh mạng của Nhà nước? (05 điểm).

Câu 4: Xác định những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng và các hình thức Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng? (10 điểm).

Câu 5: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm Hệ thống thông tin nào? Cơ quan có thẩm quyền Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?(10 điểm).

Tác giả bài viết: Ban CS-LP

Tổng Kết Cuộc Thi Tìm Hiểu “Luật An Ninh Mạng Năm 2022”

14:10 25-12-2019

:704

Laocaitv.vn – Ngày 24/12, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2018” trên địa bàn tỉnh năm 2019 tại Hội trường Công an tỉnh.

Dự lễ tổng kết có đồng chí Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi.

Quang cảnh lễ tổng kết. (Ảnh: Thanh Tuấn)

Theo báo cáo, Ban Tổ chức đã nhận được 25.130 bài dự thi, trong đó nhiều bài viết đầu tư công phu cả về nội dung và hình thức. Nhiều bài dự thi dày từ 200 – 300 trang, trong đó có hàng trăm trang viết tay; nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tốt việc phát động nhân dân, cán bộ, công chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên tham gia với tỷ lệ cao.

Ban Giám khảo cuộc thi đã rà soát, sàng lọc, chấm sơ loại qua 2 vòng thi và lựa chọn 100 bài có chất lượng cao nhất vào vòng chấm chung khảo.

Tại lễ tổng kết, Ban Tổ chức đã trao giải cho 26 tập thể tổ chức tốt cuộc thi và 26 cá nhân có bài thi chất lượng cao. Cụ thể, đối với giải tập thể, giải Nhất thuộc về Công an tỉnh; giải Nhì thuộc về Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND huyện Sa Pa; giải Ba thuộc về UBND huyện Văn Bàn, Văn phòng Tỉnh ủy và Trường Chính trị tỉnh, cùng 20 giải Khuyến khích.

Ở giải cá nhân, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho tác giả Hà Mạnh Cường, cán bộ Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh; trao giải Nhì cho tác giả Lê Ngọc Long, Phó Đội trưởng, Phòng Tham mưu và Nguyễn Văn Hiệp, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh; giải Ba thuộc về các tác giả: Vũ Đức Dũng, cán bộ Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Công an tỉnh; Lương Thúy Nga, Bí thư Đoàn thanh niên thị trấn Sa Pa; Ngô Đình Minh, cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh.

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc thi “Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2018”.

Đồng chí Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giải Nhất cho tập thể Công an tỉnh Lào Cai. (Ảnh: Thanh Tuấn)

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng các cá nhân đạt giải trong cuộc thi lần này. (Ảnh: Thanh Tuấn)

Cuộc thi “Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2018” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2019 diễn ra đúng thời điểm tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đã tạo ra đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý rộng khắp trên toàn tỉnh; giúp nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật của nhân dân, cán bộ, đảng viên và chiến sỹ lực lượng vũ trang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thanh Tuấn – Quỳnh Trang

Đáp Án Câu Hỏi Cuộc Thi Viết ” Tìm Hiểu Luật An Ninh Mạng” Tỉnh Ninh Bình

Thứ ba – 14/05/2019 15:40

Câu 1: Luật An ninh mạng gồm bao nhiêu Chương, Điều và được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua; công bố; có hiệu lực ngày, tháng, năm nào? (5 điểm)Trả lời: Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018; Luật An ninh mạng được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Công bố tại Lệnh công bố luật số: 06/2018/L-CTN ngày 25 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật An ninh mạng gồm 07 chương, 43 Điều, cụ thể: Chương 1: Những quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 9) Chương II: Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh Quốc gia (Từ Điều 10 đến Điều 15) Chương III: Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng (Từ Điều 16 đến Điều 22) Chương IV: Hoạt động bảo vệ an ninh mạng (Từ Điều 23 đến Điều 29) Chương V: Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng (Từ Điều 30 đến Điều 35) Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Từ Điều 36 đến Điều 42) Chương VII: Điều khoản thi hành (Điều 43)

Câu 3: Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng bao gồm những nguyên tắc nào? Và các biện pháp bảo vệ an ninh mạng của Nhà nước?Trả lời: Bảo vệ an ninh mạng đã được quy định tại Điều 4 của Luật, bao gồm 07 nguyên tắc sau đây: 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng. 3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. 4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng. 5. Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. 6. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng. 7. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định tại Điều 5 của Luật, bao gồm:

Thẩm định an ninh mạng;

Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

Kiểm tra an ninh mạng;

Giám sát an ninh mạng;

Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;

Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;

Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, trừ biện pháp như: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.– Bảo vệ không gian mạng quốc gia được quy định tại Điều 6 của Luật, cụ thể: Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Cơ quan có thẩm quyền Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, được quy định tại Điều 11 của Luật, cụ thể: 1. Thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung về an ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin. 2. Đối tượng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: a) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ thiết kế thi công dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin trước khi phê duyệt; b) Đề án nâng cấp hệ thống thông tin trước khi phê duyệt. 3. Nội dung thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: a) Việc tuân thủ quy định, điều kiện an ninh mạng trong thiết kế; b) Sự phù hợp với phương án bảo vệ, ứng phó, khắc phục sự cố và bố trí nhân lực bảo vệ an ninh mạng. 4. Thẩm quyền thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau: a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này; b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự; c) Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Câu 6: Xác định, phân tích những thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn; phá rối an ninh; gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống và xâm phạm trật tự quản lý kinh tế? (15 điểm)Trả lời: Tại Điều 16 của Luật đã xác định: 1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc. 2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự. 3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. 4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm: a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán. 5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. 6. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng. 7. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. 8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. 9. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia sử dụng không gian mạng và liên hệ thực tiễn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính thiết thực, hiệu quả trong việc sử dụng không gian mạng tại cơ quan, đơn vị, địa phương? (15 điểm)Trả lời: Từ Điều 36 đến Điều 42 của Luật đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia sử dụng không gian mạng, cụ thể: – Trách nhiệm của Bộ Công an – Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng – Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông – Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ – Trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng – Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng. (Yêu cầu nêu cụ thể phần nội dung về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia sử dụng không gian mạng)Liên hệ thực tiễn: – Phải nắm cũng được các nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng (Nêu được khái niệm Không gian mạng; An ninh mạng; Bảo vệ An ninh mạng; Không gian mạng quốc gia và Cơ sở hạ tầng an ninh mạng quốc gia); Nhận thức của bản thân về vị trí, vai trò, tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng không gia mạng trong hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị, địa phương mình; Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và bản thân mình khi tham gia sử dụng không gian mạng (kể cả trong hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và phục vụ nhu cầu của cá nhân) – Xác định ý thức, trách nhiệm góp phần chuyển tải nội dung của Luật An ninh mạng đến cộng đồng dân cư.