Ý Nghĩa Của Việc Phân Biệt Gram Âm Và Gram Dương / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Vi Khuẩn Gram Âm Và Gram Dương

Phân biệt gram âm và gram dương:

+https://moingaymotthuoc.wordpress.com/2016/07/28/phan-biet-vi-khuan-gram-duong-va-vi-khuan-gram-am/

Cơ chế Vancomycin:

+ https://www.dieutri.vn/v/vancomycin + https://pharmaxchange.info/…/mechanism-of-action-of-vancom…/ + https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6440886 + https://www.drugbank.ca/drugs/DB00512]

PHƯƠNG PHÁP NHUỘM GRAM  GIÚP TA PHÂN BIỆT VI KHUẨN THÀNH 2 NHÓM LỚN:

Vi khuẩn G+ (gram-positive) bắt màu tím

Vi khuẩn G- (gram-negative) bắt màu hồng

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VÁCH TẾ BÀO G+ VÀ G-

Vách tế bào G+ : rất dày gồm một lớp peptidoglycan và acid teichoic

Peptidoglycan (còn được gọi là murein chiếm 80%-90% thành phần vách tế bào) là loại polime xốp, không tan, khá cứng và bền vững bao quanh tế bào như một mạng lưới. Cấu trúc cơ bản của peptidoglycan gồm 3 thành phần: N-acetylglucosamine (NAG), acid N-acetylmuramic (NAM) và tetrapeptide gồm cả loại L và D acid amine. Ðể tạo thành mạng lưới cứng, tetrapeptide trên mỗi chuỗi peptidoglycan liên kết chéo với tetrapeptide trên chuỗi khác.

Bên trong lớp peptidoglycan là acid teichoic – hợp chất polymer của ribitol-phosphate và glycerol phosphate – một thành phần đặc trưng của tế bào vi khuẩn G+ vừa liên kết với peptydoglycan vừa liên kết với màng sinh chất. Phần liên kết với peptidoglycan gọi là acid lipoteichoic.Hiện nay đã biết được nhiều kiểu peptidoglycan ở các loài khác nhau gọi là cầu trung gian.

Vách tế bào G-: có cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp màng ngoài và peptidoglycan mỏng

Trong cùng là một lớp peptidoglycan mỏng, cách một lớp không gian chu chất và tới lớp màng ngoài (outer membrane)

Lớp màng ngoài là phức hợp lipidpolysaccharide gồm lipoprotein và lipopolysaccharide. Màng ngoài có cấu trúc gần giống tế bào chất nhưng phospholipid hầu như chỉ gặp ở lớp trong, còn ở lớp ngoài là lipopolysaccharide dày khoảng 8-10 nm gồm 3 thành phần: + Lipid A. + Polysaccharide lõi. + Kháng nguyên O. Màng ngoài còn có thêm các protein: + Protein cơ chất: porin ở vi khuẩn còn gọi là protein lỗ xuyên màng với chức năng cho phép một số loại phân tử đi qua chúng như dipeptide, disaccharide, các ion vô cơ… + Protein màng ngoài: chức năng vận chuyển một số phân tử riêng biệt và đưa qua màng ngoài như: nucleotide, vitamin B12,… + Lipoprotein: đóng vai trò liên kết lớp peptidoglycan bên trong với lớp màng ngoài.

MÔ TẢ VÀ GIẢI THÍCH SỰ BẮT MÀU CỦA VI KHUẨN GRAM DƯƠNG VÀ GRAM ÂM:

Bước 1: nhuộm tím tinh thể (crystal violet) trong 1 phút. G+ và G– đều có màu tím do màu thấm vào lớp peptidoglycan của G+ và màng ngoài của G–.

Bước 2: thêm dung dịch Lugol, để 1 phút. G+ và G– có màu tím đậm hơn do iot tạo phức chất màu với tím tinh thể và cố định màu.

Bước 3: Tẩy bằng cồn cao độ (15-30 giây). G+: cồn làm cho các lỗ peptidoglycan co lại do đó phức chất tím tinh thể – iot bị giữ lại trong tế bào. G-: do cồn làm tan lớp màng ngoài có màu, bản chất là lipid dẫn đến sự rửa trôi phức chất tím tinh thể – iot, do đó trong giai đoạn này G– sẽ mất màu.

Bước 4: nhuộm tiếp Safranin hay Fuchsin Ziehl. G+ vẫn giữ màu tím do không bắt màu Safranin hay Fuchsin Ziehl còn G– bắt màu hồng.

Kết luận: với phương pháp nhuộm Gram như trên, G+ giữ lại màu tím, G– giữ lại màu hồng.

KHÁNG SINH VANCOMYCIN:

Hình 1: Một số cơ chế tác động của kháng sinh: 1/ Ức chế tạo vách tế bào. 2/ Ức chế sinh tổng hợp: protein, nucleic acid, folic acid,… 3/ Gây rối loạn chức năng màng sinh chất.

Source: Brock Biology of Microorganisms

Hình 2: Vancomycin là kháng sinh dạng glycopeptide nhân 3 vòng phổ hẹp, ức chế sự tạo thành vách tế bào vi khuẩn, cụ thể là ngăn cản sự sinh tổng hợp peptidoglycan. Peptidoglycan trong màng tế bào trở nên bền chắc nhờ mối liên kết chặt chẽ, được hình thành nhờ xúc tác transpeptidase trong các khuôn tổng hợp (NAG hay NAM) chứa tiểu đơn vị gồm các monomer của acetylmuramic acid và N-acetylglucosamine.

Source: http://slideplayer.com/slide/8575829/

Vancomycin có thể nhận diện để bám vào cấu trúc D-alanyl-D-alanine dipeptide trong các tiểu đơn vị trên, ngăn cản hoạt động của transpeptidase cũng như sự gắn kết của các khuôn tổng hợp vào màng tế bào. Vancomycin chủ yếu tác động lên vi khuẩn gram+, bị kháng bởi tất cả gram-. Một số loại vi khuẩn gram+ như enterococci có cấu trúc D-alanyl-D-lactate dipeptide thay cho D-alanyl-D-alanine dipeptide nên vancomycin khó phát hiện, từ đó giải thích tính kháng vancomycin của loại vi khuẩn này. Vancomycin còn tác động đến tính thấm màng tế bào và quá trình tổng hợp RNA của vi khuẩn. Cho tới nay, chưa có báo cáo về kháng chéo của vi khuẩn giữa các kháng sinh khác và vancomycin.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Ý Nghĩa Của Màu Xanh Dương

Ý nghĩa của màu xanh dương

 

Màu xanh dương là màu mà rất nhiều người yêu thích. Trong tự nhiên nó là màu của nước và bầu trời, và hiếm khi thấy trên các loại trái cây và rau củ.Hầu hết các tư liệu từ xưa đến nay đều đồng nhất màu xanh dương với ý nghĩa hòa bình và sự vững chắc, tin cậy. Một lý giải khá hợp lý cho điều này chính là bầu trời và đại dương. Màu xanh trong bao la của bầu trời cũng như sự tĩnh lặng khi nhìn từ xa của đại dương như những điều tồn tại bất biến, có thể khiến con người ta thư thái và phản ánh bản chất thật trong tâm hồn con người. 

 

 

– Xanh dương đậm tạo cho ta cảm giác về sự tin tưởng, cơ quan công quyền, sự thông minh, phẩm giá.

– Xanh dương sáng tạo cảm giác mát mẻ, trong sáng, mạnh mẽ, độc lập.

 

Thiết kế thời trang với màu xanh dương  

 

 

Màu xanh lam là màu duy nhất duy trì được chính mình khi phải đứng cạnh các màu khác… nó luôn luôn là xanh lam -  Raoul Dufy (1877-1953), Hoạ sĩ người Pháp theo trường phái Dã Thú (Fauvist).

 

 

Màu xanh dương được yêu thích vì thế bạn sẽ ít bị từ chối nếu sử dụng màu này. Hơn nữa, sử dụng màu xanh lam làm nổi bật thiết kế của bạn và sự kết hợp của nó với màu khác khiến thiết kế thêm sáng tạo. Màu xanh lam cũng là tông màu được nhiều stylish sử dụng nhất, chính vì vậy bạn có thể bắt gặp tông màu này ở khắp nơi. Vẻ đẹp màu xanh lam giúp các tín đồ thời trang thuận tiện phối đồ khi đi dạo phố hoặc dự tiệc.

   

 

Trẻ trung, hiện đại lại mát mắt, những chiếc váy với tông màu xanh dương, đặc biệt là màu xanh navi hay màu xanh coban được các fashionista sử dụng khá nhiều. Và với trang phục màu này, bạn sẽ dễ dàng phối hợp với các gam màu khác mà vẫn được phong cách thời trang trẻ trung, sang trọng.

 

 

 

Không quá sặc sỡ nhưng vẫn đủ bắt mắt, gam màu được “cưng chiều” nhất bởi vẻ thanh nhã, mát vẻ và dịu mắt, những bộ đồ này mang đến cho người đối diện cảm giác nhẹ nhàng hơn.

 

Điều thú vị khác về màu xanh dương

 

 

Màu xanh dương có lợi cho tinh thần. Mọi người sẽ làm việc có năng suất hơn trong phòng có màu xanh dương. Nó làm chậm sự trao đổi chất, tạo cảm giác êm đềm, thanh bình, nhẹ nhàng, thanh thản, yên tĩnh,… Những người yêu thích màu xanh dương thường là những người nhạy cảm, ôn hòa, dễ chịu, trầm tĩnh, có khả năng tập trung cao.

 

DEC Design Education

 sưu tầm & biên tập.

#DEC 

: “ Học để trở thành chuyên nghiệp ”

Màu xanh dương cho ta cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu, nhưng cũng dễ tạo ra cảm giác nhàm chán. Cũng như cuộc sống nếu quá bình yên, ôn hòa cũng sẽ vô vị biết bao.

 

Phân Biệt Ý Nghĩa Và Cách Dùng

“I’m good” (Tốt / Tôi khỏe)

“I’m well, thanh you” (Tôi khỏe, cảm ơn),

Sẽ không thực sự chính xác nếu bạn cho rằng good là một tính từ và well là một trạng từ, vì như ví dụ trên, cả good và well đều được dùng với vai trò tính từ.

Good và well mang nhiều chức năng chứ không chỉ là một phần trong câu nói:

The diner is noted for good food. (adjective)

Bữa tối được chú ý vì đồ ăn ngon. (tính từ)

A true statesman is dedicated to the common good. (noun)

Một chính trị gia chân chính cống hiến cho lợi ích của cộng đồng. (danh từ)

Bạn nói tiếng Pháp rất tốt. (phó từ)

He was ill, but now he is well. (adjective)

Anh ấy đã bị bệnh, nhưng hiện tại anh ấy đã khỏe rồi. (tính từ)

Life is like a well. (noun)

Cuộc đời giống như một cái giếng. (danh từ)

Với vai trò tính từ, well thường được dùng mang ý nghĩa là “có sức khỏe tốt”, hay “bình phục khỏi bệnh tật”. Ngoài ra well còn có nghĩa là “thịnh vượng, thuận lợi”, nghĩa này đã có trước đây hiện vẫn còn tồn tại trong các cụm từ “well to do” (thịnh vượng, giàu có), và “well off” (sung túc, thịnh vượng).

Một trong nhiều ý nghĩa của good là “đáng khen ngợi về mặt đạo đức, có đạo đức tốt”.

Trong một số trường hợp, ý nghĩa này lại được dùng để chế nhạo câu trả lời “I’m good”. Ví dụ, trong một tập phim 30 Rock, Tracy Jordan đã sửa lời một nhân vật khác khi người đó nói “I’m good” bằng cách đáp lại với câu: “Superman is good; you’re well” (Ý nói: Siêu nhân mới là người tốt [good], còn bạn chỉ khỏe thôi [well]).

Một ý nghĩa khác của good đó là “vừa ý, nguyên vẹn, không chán nản hay thất vọng”.

Mặc dù câu trả lời “I’m good” đôi khi nghe lạ tai đối với nhiều người, nhưng về mặt ngữ pháp thì câu này hoàn toàn không mắc lỗi.

Nếu bạn không quen với cách dùng này bạn có thể tránh dung nó trong khi giao tiếp, nhưng thực tế nó không hề sai.

Phân Biệt Từ Đồng Âm Và Từ Nhiều Nghĩa Lớp 5

Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5 hướng dẫn các em học sinh biết cách phân biệt từ đồng âm và nhiều nghĩa qua các ví dụ và bài tập trong chương trình luyện từ và câu lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về nghĩa.

– Trong chương trình Tiếng Việt 5 có rất ít dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt.

– HS còn chưa biết cách phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Vậy để giúp HS cách phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước hết GV cần giúp HS nắm chắc:

1. Khái niệm về từ đồng âm: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: Hòn đá – đá bóng

1.2. Đặc điểm của từ đồng âm:

– Những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng.

– Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này nó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng từ đồng âm để chơi chữ của mình.

1.3: Các loại từ đồng âm: + đồng âm từ với từ gồm:

– Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

VD: Con đường và mía đường

– Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại

VD: Hòn đá – đá bóng

– Đồng âm từ với tiếng (Loại này được sử dụng ở các cấp học trên).

2. Khái niệm về từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:

– Chúng ta cùng ngồi vào bàn (1) để bàn (2) công việc.

– Bàn (3) phím của chiếc đàn này thật đẹp.

Trong ví dụ trên có:

Từ đồng âm là: bàn (1) và bàn (2)

bàn (1) và Bàn (3)

Từ nhiều nghĩa là: bàn (1) và Bàn (3)

– Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính của từ).

– Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển.

Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ?

– Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ.

VD: Đôi mắt bé mở to.

– Nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc.

VD: Quả na mở mắt.

Mùa xuân (1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).

Ta thấy rằng: “xuân” (2) được dùng theo nghĩa chuyển vì”xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, giáo viên cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh luyện tập.

Một số mẹo phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

– Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Tôi có một cái cày (cày: danh từ).

Bố tôi đang cày ngoài ruộng ( cày: động từ).

Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

– Ví dụ:

Ông em bị đau chân (chân: bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật).

Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ xinh (chân: chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất ).

– Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác

Ví dụ: Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói.

Hãy nghĩ cho kỹ rồi mới nói.

(Có thể thay thế được bằng các từ khác bởi trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các từ còn lại đều là nghĩa chuyển.)

– Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển

(Không thể thay thế bởi các từ khác vì trong từ đồng âm các từ đều là nghĩa gốc.)

Tóm lại: Đối với học sinh lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ đồng âm. Có như vậy các em mới phân biệt được đúng về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Tiếng việt lớp 5

Bài 1: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

A. Bạc

1. Cái nhẫn bằng bạc. ( tên một kim loại quý)

2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (tiền)

3. Cờ bạc là bác thằng bần. (trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh)

4.Ông Ba tóc đã bạc. (màu trắng)

5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ)

6. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt)

Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa.

B. đàn

a. Cây đàn ghi ta. (một loại đàn)

b. Vừa đàn vừa hát. (động tác đánh đàn)

c. Lập đàn tế lễ. (Làm cao hơn so với mặt đất)

d. Bước lên diễn đàn. (sân khấu)

đ. Đàn chim tránh rét bay về. (số lượng)

e. Đàn thóc ra phơi (san đều trên mặt phẳng)

(Hiện tượng nhiều nghĩa:a – b; c – d)

Bài 2: Giải nghĩa từ Sao trong các cụm từ sau:

a. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. (Các thiên thể trong vũ trụ)

b. Sao lá đơn này thành ba bản. (Chép lại hoặc tạo ra bản khác đúng theo bản chính)

c. Sao tẩm chè. (Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô)

d. Sao ngồi lâu thế. (Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân)

Đồng lúa mượt mà sao !(Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên thán phục)