Ý Nghĩa Của Việc Phân Biệt Công Chức Và Viên Chức / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Công Chức Và Viên Chức?

Công chức và viên chức là hai đối tượng dễ gây nhầm lẫn, đông đảo mọi người vẫn chưa hiểu rõ và nắm chắc để có thể phân biệt được hai đối tượng này.

Khái niệm công chức, viên chức?

– Khái niệm công chức được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019:

” Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

– Khái niệm viên chức quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: ” Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Điểm giống nhau giữa công chức và viên chức?

Công chức và viên chức giống nhau ở một số đặc điểm như sau:

– Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.

– Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.

– Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.

– Được đảm bảo được hưởng về tiền lương, tiền công, và chế độ lao đông theo quy định của pháp luật.

– Được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Phân biệt công chức, viên chức?

Phân biệt công chức và viên chức chủ yếu dựa trên các tiêu chí như sau:

Về cơ chế trở thành công chức, viên chức

– Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.

– Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.

– Với công chức thời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ.

– Viên chức sẽ có thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng.

– Công chức được phân thành các ngạch khác nhau.

– Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.

– Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.

Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

– Với công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả.

– Với viên chức thì được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

– Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.

– Công chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.

– Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.

– Công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện, …

– Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

Nếu cần được hỗ trợ về vấn đề phân biệt công chức và viên chức hãy liên hệ chúng tôi Luật Hoàng Phi 19006557 để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Tác giả

Phạm Kim Oanh

Bà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Công Chức Là Gì? Phân Biệt Cán Bộ Công Chức, Viên Chức

Công chức là gì?

Theo Điều 1 Luật Cán bộ, công chức, viên chức 2019, công chức là công dân Việt Nam, được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội các cấp Trung ương, tỉnh, huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an, làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công chức thường được xếp vào ngạch dựa theo năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Trong đó, công chức là chuyên viên cao cấp có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất, thứ bậc giảm dần cho đến nhân viên.

Viên chức là gì?

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định, viên chức là công dân của Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí công việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.

Qua định nghĩa này, mọi người chắc đã biết công chức khác viên chức như thế nào rồi đúng không?

Cách phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Tiêu chí

Cán bộ

Công chức

Viên chức

Nơi công tác

Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương, tỉnh, huyện

– Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương, tỉnh, huyện

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)

– Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn gốc

Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế

Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế

Được tuyển dụng theo vị trí công việc, làm việc theo chế độ hợp đồng

Tập sự

Không phải tập sự

– 12 tháng với công chức loại C

– 06 tháng với công chức loại D

Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng lao động

Hợp đồng làm việc

Không làm việc theo chế độ hợp đồng

Không làm việc theo chế độ hợp đồng

Làm việc theo chế độ hợp đồng

Tiền lương

Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(Công chức quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập thì được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập)

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

Bảo hiểm xã hội

Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Hình thức kỷ luật

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Bãi nhiệm

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

(Thậm chí có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp)

Ví dụ về từng đối tượng

– Thủ tướng

– Chánh án TAND tối cao

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Chủ tịch Hội đồng nhân dân…

– Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, huyện

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyện

– Thẩm phán

– Thư ký tòa án

– Kiểm sát viên…

– Bác sĩ

– Giáo viên

– Giảng viên đại học

Căn cứ

Luật Cán bộ, Công chức 2008

– Luật Cán bộ, Công chức 2008

– Nghị định 06/2010/NĐ-CP

Luật Viên chức 2010

Điều kiện để chuyển đổi từ viên chức sang công chức

Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 58 Luật Viên chức 2010:

Viên chức đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ 60 tháng trở lên (không tính thời gian tập sự); Có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng; Khi cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển, theo quy định của pháp luật.

Viên chức được bổ nhiệm làm công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội phải thực hiện quy trình xét chuyển công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật; đồng thời quyết định bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng.

Viên chức nắm giữ vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi được bổ nhiệm vào ngạch công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch; đồng thời được giữ nguyên chức danh, được hưởng lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cán bộ, công chức được điều về làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập, khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật

Nói một cách đơn giản, viên chức được chuyển sang công chức nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây:

Đã làm việc từ 05 năm trở lên tại đơn vị sự nghiệp công lập;

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đáp ứng được vị trí việc làm mới;

Cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng phù hợp với công việc của viên chức đang phụ trách.

Cách Phân Biệt Cán Bộ, Công Chức Và Viên Chức

Nếu bạn muốn trở thành cán bộ thì bạn nên hiểu rõ được khái niệm cán bộ công chức viên chức là gì để có thể hoàn thành tốt trong công việc.

Cán bộ công chức là gì?

Cán bộ là gì?

Cán bộ là gì? cán bộ là công dân của Việt Nam được tín nhiệm bầu cử và được phê chuẩn giữ chức vụ trong nhiệm kỳ của cơ quan của Đảng và các tổ chức trong lĩnh vực chính trị – xã hội các cấp của Việt Nam. Đả, nhiệm nhiệm vụ trong biên chế của nhà nước và được hưởng chế độ đãi ngộ từ ngân sách nhà nước.

Công chức là gì?

Công chức là công dân của Việt Nam được bổ nhiệm vào những chức vụ nằm trong hệ điều hành của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tổ chức chính trị và xã hội các cấp thuộc Quân đội Nhân dân nhưng không phải sĩ quan, các quân nhân mức độ chuyên nghiệp và quốc phòng. Làm việc dưới biên chế của nhà nước và hưởng ngân sách nhà nước.

Riêng với các công chức làm trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn vị xí nghiệp công lập thì được hưởng lương từ quỹ đơn vị theo đúng quy định pháp luật.

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng công tác vào các tổ chức, cơ quan, đơn vị theo hợp đồng làm việc và hưởng lương từ chính quỹ đơn vị theo đúng quy định và pháp luật Việt Nam.

Phân biệt chức danh trong nhà nước

Nguồn gốc

Cán bộ: Được tín nhiệm bầu cử và phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ trong biên chế.

Công chức: Phải trải qua thi tuyển công chức, trúng tuyển có quyết định phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong biên chế.

Viên chức: Tuyển dụng vào vị trí công việc là ký hợp đồng lao động.

Thời gian tập sự

Cán bộ: Không có thời gian quy định về tập sự.

Công chức: Thời gian từ 6 đến 12 tháng tùy vào các trường hợp tương ứng tuyển dụng.

Viên chức: Quy định theo chức danh nghiệp vụ của từng ngành từng dịch vụ.

Tính chất

Cán bộ: Vận hành quyền lực trong nhà nước. Giữ chức vụ quản lý và nhân danh quyền lực chính trị và quyền công. Tính theo nhiệm kỳ.

Công chức: Vận hành theo cơ chế nhà nước thực hiện đúng nhiệm vụ, chủ trương. Thường xuyên thực hiện công vụ.

Viên chức: Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ xã hội và những kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn. Hoạt động thuần túy theo đúng nghiệp vụ.

Chế độ lương

Cán bộ: Chế độ lương từ ngân sách nhà nước theo từng vị trí và chức danh.

Công chức: Chế độ lương từ ngân sách nhà nước và quỹ lương đơn vị công tác đối với các đơn vị công lập trong bộ máy lãnh đạo và quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức: Chế độ lương từ quỹ đơn vị sự nghiệp công lập.

Nơi làm việc

Cán bộ: Các đơn vị, cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội.

Công chức: Cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, tòa án và viện kiểm soát.

Viên chức: Đơn vị sự nghiệp công lập.

Cán Bộ, Công Chức Và Viên Chức

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 

(Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1)

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.  

(Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1)

3. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

(Luật viên chức năm 2010, điều 2)

PHÂN BIỆT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, công chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đã đưa ra các giải thích khác nhau về các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” và “viên chức”. Thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng khá lâu tại các nước XHCN và bao hàm trong phạm vi rộng những người làm việc thuộc khu vực nhà nước, các tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị-xã hội. Tuy nhiên, để xác định cụ thể những tiêu chí nào là cán bộ thì từ trước tới nay chưa có văn bản nào quy định chính thức. I. PHÂN BIỆT CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC Theo quy định của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với nguồn gốc hình thành. Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức. Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Việc quy định công chức trong phạm vi như vậy xuất phát từ mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị. Đây là điểm đặc thù của Việt Nam so với một số nước trên thế giới nhưng lại hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể và thể chế chính trị ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc quy định công chức có trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập vừa phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam, thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ công thiết yếu và cơ bản cho người dân, bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các vùng, lãnh thổ có mức sống chênh lệch, thực hiện mục tiêu dân chủ và công bằng xã hội. Hiện nay, khi vai trò của Nhà nước đang được nhấn mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường, nhằm khắc phục ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tác động đến sự ổn định đời sống xã hội thì việc quy định công chức có trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập lại càng có ý nghĩa và thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Luật cán bộ, công chức. Tuy nhiên, phạm vi công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp; vào cấp hành chính có thẩm quyền thành lập và quản lý. Công chức trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang sẽ được quy định cụ thể tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ, quy định những người là công chức.   II. PHÂN BIỆT CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC Công chức (chi tiết theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP): Được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ thường xuyên, hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện; trong các cơ quan, đơn vị QĐND (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp như chuyên viên vi tính, kế toán…); trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp); trong các cơ quan Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; trong các bộ và cơ quan ngang bộ; TAND các cấp (Phó chánh án TAND tối cao; chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm phán); Viện KSND; tổ chức CT-XH (Mặt trận Tổ quốc VN, Tổng liên đoàn Lao động VN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên…); trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập… Viên chức (theo Luật Viên chức): Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin – truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ… như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học… Công chức – Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý. – Hình thức tuyển dụng: thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc biên chế. – Lương: hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc. – Nơi làm việc: cơ quan nhà nước, tổ chức CT-XH (Liên đoàn Lao đông tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy…). Viên chức – Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ. – Hình thức tuyển dụng: xét tuyển, ký hợp đồng làm việc. – Lương: một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp. – Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội./.