Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Kỵ Khí / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học Kỵ Khí

+ Giai đoạn 1: quá trình thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử. Trong giai này các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein, chất béo, celluloses, lignin,… chúng bị thuỷ phân, sẽ được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân huỷ hơn. Các phản ứng thuỷ phân sẽ chuyển hoá protein thành amino axit, carbohydrates thành đường đơn, và chất béo thành các axid béo.

+ Giai đoạn 2: axit hoá. Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại phân giải chuyển hoá thành axit acetic , H2 và CO2. Các axit béo dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic axit propionic và axit lactic . Bên cạnh đó, CO2 và H2O, methanol, các rượu đơn giản.khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrates. Vi sinh vật phân giải methane chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate,acetate, methanol, CO.

+ Giai đoạn 3: Acetate hoá.

+ Giai đoạn 4: Methane hoá. – Tuỳ theo trạng thái tồn tại của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành: * Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB). * Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí.

Công nghệ bể xử lý kỵ khí

Trong quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ kỵ khí này các chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hoá thành mêtan và khí cacbonic, quá trình phân huỷ này không có mặt của oxy. Hệ thống xử lý kỵ khí.

– Dùng các hồ kỵ khí để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ và hàm lượng cặn cao. Độ sâu của các hồ kỵ khí phải đủ lớn và đạt độ ổn định để quá trình phân hủy xảy ra nhanh và đạt hiệu quả cao.

– Quá trình ổn định nước thải trong hồ kỵ khí xảy ra từ quá trình kết tủa và.chuyển hoá chất hữu cơ thành CO2, CH4, các khí khác, các axit hữu cơ và tế bào mới. Việc áp dụng các hồ kỵ khí để xử lý nước thải sẽ đạt hiệu quả cao

Khí nhân tạo tức là sử dụng bể USAB là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí bể được thiết kế cho nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao ô nhiễm cao và thành phần chất rắn thấp.

Hình 2: vi sinh vật kỵ khí

Quá trình hoạt động như sau:

– Quá trình xử lý lọc sinh học kỵ khí Ở đây nước thải được lọc qua tấm chắn hình thánh màng vsv. Nước thải qua màng lọc vs các chất ô nhiễm sẽ bị giữ lại và phân hủy chuyển hóa bùn cặn sẽ bị giữ lại.

– Quá trình kỵ khí tiếp xúc. Thiết bị 1 bể phản ứng và 1 bể lắng riêng biệt với một thiết bị điều chỉnh bùn tuần hoàn. Nước thải chưa qua sử lý được khuấy đều sau đó đưa vào bể phản ứng ở đây quá trình phân hủy được vsv chuyển hóa sau đó đưa vào bể lắng bùn sẽ lắng xuống nước được xử lý đã đi ra ngoài.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí thực chất là quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng vi sinh vật kỵ khí tạo thành chất không độc hay dễ xử lý với môi trường.

Xử Lý Bằng Phương Pháp Sinh Học Kỵ Khí

Xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải như xử lý bằng phương pháp hóa học, sinh học,…sau đây chúng tôi xin giới thiệu công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (kỵ khí).

Quá trình xử lý bằng phương pháp kỵ khí nhân tạo

Phương pháp kỵ khí tự nhiên: ao hồ kỵ khí

– Bể UASB

– Lọc sinh học kỵ khí

– Kỵ khí tiếp xúc

Cơ chế hoạt động:

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp lọc kỵ khí thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ ( BOD, COD) rất cao (lên tới hàng ngàn mg/l). phương pháp này sử dụng rất nhiều các chủng vi sinh vật để xử lý, các chất khí được tạo thành sau quá trình xử lý là CH 4 , H 2S, H­ 2, CO­ 2, NH 3.

Việc xử lý nước thải bằng phương pháp lọc kỵ khí thông qua 4 giai đoạn: giai đoạn thủy phân (chuyển hóa protein thành các axit amin, cacbonhydrat và các chất hữu cơ mạch dài); giai đoạn acid hóa (sử dụng vi sinh vật lên men các chất hữu cơ hòa tan thành các acid béo dễ bay hơi); giai đoạn axetic hóa ( sử dụng vi khuẩn axetic thành axit axetic, CO­ 2,H 2O); giai đoạn metan hóa (chuyển hóa các sản phẩm của các giai đoạn trên thành khí metan, sinh khối mới, CO­ 2).

Nước thải được đưa vào bể lọc kỵ khí sẽ được phân phối đều theo diện tích đáy bể, nước đi từ dưới lên chảy qua lớp vật liệu lọc, các chất hữu cơ sẽ bám lại tại vật liệu lọc có chứa vi khuẩn yếm khí và tạo thành lớp màng vi sinh vật. Tại đây, các chất hữu cơ sẽ được hấp thụ và phân hủy, bùn cặn sẽ được giữ lại trong khe rỗng của lớp vật liệu lọc. Sau 2-3 tháng ta sẽ xả bùn dư một lần. Phần nước sau khi qua lớp vật liệu lọc sẽ được chảy vào máng thu và tiếp tục đi sang công trình xử lý hiếu khí.

Vật liệu lọc có thể là:

– Dạng tấm (chất dẻo).

– Vật liệu rời hạt, như hạt polyspiren có đường kính 3-5 mm.

Công trình gồm một bể phản ứng và một bể lắng riêng biệt với một thiết bị điều chỉnh bùn tuần hoàn.

Cơ chế hoạt động: Nước thải chưa xử lý được khuấy trộn với vòng tuần hoàn và sau đó được phân hủy trong bể phản ứng kín không cho không khí vào. Sau khi phân hủy, hỗn hợp bùn nước đi vào bể lắng, nước trong đi ra và bùn được lắng xuống đáy.

2.Quá trình xử lý bằng phương pháp kỵ khí tự nhiên

Ao hồ kỵ khí là loại ao sâu. Các VSV kỵ khí hoạt động sống không cần oxy của không khí.

Công ty môi trường ngọc lân nhận thiết kế công nghệ xử lý nước thải LH : 0905 555 146

Xử Lý Khí Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học –

Quý khách đang cần xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học xin hãy gọi!

097 222 1608

Hiện nay hệ thống xử lý khí thải đã và đang được áp dụng với nhiều phương pháp xử lý khí thải trước khi phát thải ra ngoài môi trường.

Trong đó công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học được đánh giá là một trong những phương pháp xử lý hữu hiệu nhất hiện nay được đa số các nhà máy, khu công nghiệp lựa chọn để xử lý khí khải gây ô nhiễm.

Bạn đang thực sự muốn tìm hiểu về phương pháp. Xin hãy đọc kỹ những nội dung dưới để áp dụng đúng kỹ thuật.

Bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản sau:

Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là gì?

Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp lợi dụng các vi sinh vật phân hủy. Hoặc tiêu thụ các khí thải độc hại.

Các vi sinh vật, vi khuẩn sẽ hấp thụ, đồng hóa các thành phần hữu cơ, vô cơ độc hại trong khí thải và thải ra các khí như CO2,…

Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học có các đặc điểm như sau:

Công nghệ làm sạch khí thải bằng phương pháp sinh học trong đó có bể xử lý chính gọi là “lọc sinh học giọt thấm, bộ lọc sinh học và lọc màng”. Cách thức của các bể này tương tự nhau. Khí thải mang chất ô nhiễm bay hơi được đưa qua bể xử lý, ở đó chất bay hơi được chuyển từ pha khí sang pha lỏng.

Vi sinh vật thích nghi với môi trường chậm, thời gian lưu dài. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình bao gồm vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh. Ví dụ Microcosus abbus, Proteur vulgnus, Streptomyces,… Trong quá trình xử lý các vi sinh vật này tùy vào sự tương tác với thành phần xử lý mà tạo thành một quần thể sinh vật dạng màng mỏng gọi là màng sinh khối.

Chất ô nhiễm phải hòa tan trong nước và có khả năng oxy hóa phân hủy bằng vi sinh vật

Nhiệt độ cho phương pháp tối ưu nằm trong khoảng giới hạn trên dưới từ 5-6oC đến 15-40o

Thành phần hỗn hợp các khí thải cần xử lý phải không chứa các chất độc hại làm chết các vi sinh vật.

Nguyên lý của xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học

Các nguyên lý được áp dụng trong việc xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 3 nguyên lý cơ bản sau:

Cân bằng phân bố của chất ô nhiễm.

Sự khuếch tán vào màng sinh học.

Phân hủy sinh học của chất ô nhiễm

Các phương pháp sinh học được dùng trong xử lý khí thải !

Nội dung bài viết này sẽ tập trung vào 3 phương pháp xử lý khí thải như sau:

Lọc sinh học (Biofillter).

Các thiết bị làm sạch sinh học (Bio- crubber).

Các Biocreactor chứa các màng lọc Polymer

Thứ nhất, Lọc sinh học (Biofillter)

Khái niệm phương pháp lọc sinh học trong xử lý khí thải

Phương pháp lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đôi mới. Đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp.

Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây bệnh trong khí thải.

Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nướ. Giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho khả năng hấp thụ nước lớn. Độ bền cao, ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó.

Nguyên lý hoạt động

Hình ảnh cơ chế hoạt động của phương pháp lọc sinh học

Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi, các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong không khí.

Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước. Giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Trong hệ thống này các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học. Đây là một màng ẩm và mỏng bảo quanh vật liệu lọc.

Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho hấp thụ nước lớn nhất. Độ bền cao và ít làm suy giảm áp lực buồng khí đi ngang qua nó.

Trong quá trình lọc sinh học, các chất khí ô nhiễm được làm ẩm. Sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới vật liệu lọc.

Khi chất khí đi qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi được đã lọc thoát lên trên vào khí quyển bên trên hệ thống lọc.

Nguyên liệu chính của quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học

Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học.

Nguyên liệu lọc điển hình là hỗn hợp của các chất nền ủ phân compost, đất, cây thạch nam (heather), plastic và các phụ phẩm gỗ. Các nguyên liệu lọc thường có tuổi thọ từ 5-7 năm trước khi phải thay mới.

Ưu và nhược điểm của việc xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học

Ưu điểm Nhược điểm

-Giá thành thấp, giá vận hành thấp, ít sử dụng hóa chất.

-Thiết kế linh động, dễ áp dụng cho mọi loại hình công ty xí nghiệp.

-Linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc.

-Hiệu suất xử lý cao

-Hệ thống lọc sinh học linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc. Hiệu suất xử lý thường lớn hơn 90% đối với các khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm < 1000 ppm.

-Nhiều loại nguyên liệu lọc, vi sinh vật và điều kiện vận hành khác nhau có thể áp dụng để đáp ứng nhu cầu xử lý.

-Không phân hủy được các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa chlor.

-Hệ thống lọc sinh học không thể xử lý được các chất ô nhiễm có khả năng hấp phụ thấp. Tốc độ phân hủy sinh học chậm ví dụ như các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa chlor.

-Các nguồn ô nhiễm có nồng độ hóa chất cao. Cần các hệ thống lớn và diện tích lắp đặt lớn.

-Nguồn gây ô nhiễm mức độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến vi sinh vật.

-Thời gian để vi sinh vật thích nghi với môi trường có thể kéo dài đến hàng tháng

Thứ hai, Các thiết bị làm sạch sinh học (Bio- Scrubber).

Nguyên tắc hoạt động

Nguyên tắc hoạt động của các bio-crubber khác với bio-fillter. Ở chỗ là chất ô nhiễm được hấp thụ bằng nước và bị phân hủy lần lượt bởi vi sinh vật nằm trong màng lọc.

Thành phần cấu tạo quan trọng nhất của các bio- crubber là màng lọc. Nơi diễn ra sự trao đổi khối lượng chất khí giữa khí thải nhiễm bẩn và chất hấp thụ.

Khi thiết kế bất kỳ kiểu màng lọc nào cần đặc biệt chú ý đến việc làm tăng diện tích bề mặt phân chia pha, đây là yếu tố quyết định hiệu quả của việc hấp thụ.

Bên trong absorber các chất độc và oxy di chuyển vào nước. Do đó khí thoát ra khỏi absorber sẽ ở dạng được làm sạch, còn nước thì ở trạng thái nhiễm bẩn.

Hình ảnh thiết bị làm sạch Bio- Scrubber

Thứ 3, Các Biocreactor chứa các màng lọc Polymer

Hình ảnh nguyên lý hoạt động của Bioreactor

Những bioreactor có chứa các màng polymer gắn tế bào sinh vật (hay được gọi là bioreactor bọc lớp rửa).

Là những hệ thống làm sạch không khí tiên tiến nhất. Việc làm sạch khỏi các chất độc hại diễn ra cũng nhờ vào quá trình hoạt tính enzyme của các tế bào vi sinh được cố định trên mạng.

Đôi khi thay thế vào chỗ các tế bào người ta cố định enzyme lên các màng polymer nói trên.

Tuy nhiên để thực hiện được các quy trình công nghệ. Thì chủ yếu dựa vào việc sử dụng các tế bào vi sinh vật cố định.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu. Là do dễ dàng thâu nhận chúng với giá thành rẻ hơn so với các chế phẩm enzymer.

Ngoài ra, trong số các ưu thế về mặt công nghệ khác. Phải đề cập đến mức độ ổn định cao của enzymer trong tế bào sinh vật so với enzymer được tách ra từ tế bào.

Cũng như khả năng tái sinh tự nhiên cofactor của nó trong quá trình hóa sinh xảy ra liên tục. Trong khi việc tái sinh cofactor trong trường hợp sử dụng các chế phẩm enzymer tinh khiết.

Trong các quá trình sản xuất lớn sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn kèm theo các thiết bị hiện đại

Tóm lại: lựa chọn công nghệ phù hợp

Dựa vào những kiến thức cơ bản về phương pháp xử lý ở trên. Và tùy vào từng mức độ dự án để lựa chọn công nghệ bạn nên dựa trên các tiêu chí:

Về mặt kinh phí đầu tư ban đầu cho dự án

Công nghệ xử lý phù hợp với từng nhà máy cụ thể

Các thiết bị vận hành dễ dàng, mức độ tự động hóa

Chi phí vận hành về sau

Từ đó, để có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phù hợp nhất cho dự án của bạn.

Lựa chọn đơn vị xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học cho doanh nghiệp của bạn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dịch vụ xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học. Với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. Lựa chọn Hasy Environment bạn sẽ hoàn toàn hài lòng về mọi mặt.

Giải pháp xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học hiện là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Đến với Hasy Environment bạn sẽ hoàn toàn hài lòng về chất lượng, giá cả cũng như chế độ chăm sóc hậu mãi. Nếu cần tham khảo chi tiết về cách xử lý này thì bạn có thể vào http://xulymoitruong360.com/ hoặc gọi vào số 097 222 1608 để giải đáp nhanh mọi thắc mắc của mình.

So Sánh Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Hiếu Khí Và Kỵ Khí * Tin Cậy

Việt Nam chúng ta đang trong quá trình phát triển, vì vậy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh, các ngành công nghiệp ngày càng phát triển đem lại doanh thu lớn cho đất nước. Nhưng kéo theo đó là mặt trái của sự phát triển, cùng với nền công nghiệp thì lượng chất thải, nước thải thải ra môi trường ngày càng tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây mất cân bằng sinh thái. Nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời, để ngăn chặn thì môi trường sẽ bị ảnh hưởng và hủy hoại.

Trong 3 loại ô nhiễm là rác thải, nước thải và khí thải thì nước thải là vấn nạn ô nhiễm đáng báo động. Công cuộc xử lý nước thải còn gặp vô vàn khó khăn, bất cập. Đa số là quy trình xử lý không đúng, sơ sài, qua loa hoặc xả chui. Công nghệ xử lý nước thải điển hình được ứng dụng gồm 2 phương pháp là xử lý hiếu khí và xử lý kỵ khí. Tùy vào từng loại nước thải khác nhau mà có phương pháp xử lý phù hợp. Nhìn chung, 2 quá trình xử lý sinh học hiếu khí và kỵ khí đều dùng vi sinh vật để loại bỏ các chất hữu cơ, cặn bã có trong nước thải.

1. Xử lý hiếu khí

Tổng quan

Quá trình xử lý hiếu khí hiểu đơn giản là quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện có oxy. Tức là các bể sinh học được sục khí đầy đủ, vi sinh vật sẽ sử dụng nguồn oxy làm nguồn sống để phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Chúng sẽ phân hủy và đào thải các chất hữu cơ trong nước ra khỏi bể dưới dạng bùn thải.

Vi sinh vật xử lý hiếu khí

Hoạt động trong điều kiện có oxy. Chúng sẽ chết hoặc hoạt động yếu dần nếu không được cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết.

Các vi sinh vật xử lý hiếu khí:

Pseusomonas: thủy phân hidratcacbon, protein, các chất hữu cơ và khử nitrat.

Arthrobacter: phân hủy hidratcacbon.

Bacillus: phân hủy hidratcacbon, protein.

Cytophaga: phân hủy polime.

Zoogle: tạo màng nhầy, chất keo tụ.

Nitrosomonas: nitrit hóa.

Nitrobacter: nitrat hóa.

Nitrococus Denitrificans: khử nitrat.

Desulfovibrio: khử sunfat, khử nitrat.

(Theo “Vi sinh vật trong quá trình xử lý hiếu khí nước thải, kỵ khí và bùn hoạt tính”, ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM)

Giai đoạn xử lý

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng các vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí gồm 3 giai đoạn:

Trong 3 loại phản ứng ΔH là năng lượng được sinh ra hay hấp thu vào. Các chỉ số x, y, z tuỳ thuộc vào dạng chất hữu cơ chứa cacbon bị oxy hóa.

Phân loại

Ưu và nhược điểm

Quá trình xử lý hiếu khí hầu như ít gây ra mùi hôi, tạo ra sản phẩm ổn định và dạng bùn.

Bùn sau xử lý có thể tái sử dụng làm phân bón.

Vận hành đơn giản.

Chi phí đầu tư thấp hơn.

Chi phí vận hành bao gồm điện và nhân công cao, do phải duy trì hệ thống cấp oxy.

Tạo ra nhiều bùn thải, và bùn sau xử lý khó tách nước bằng phương pháp cơ học.

Chỉ xử lý được nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp.

2. Xử lý kỵ khí

Tổng quan

Khác với quá trình xử lý hiếu khí, xử lý kỵ khí diễn ra trong điều kiện không có oxy. Sản phẩm cuối cùng tạo ra gồm CH 4, CO 2, N 2, H 2,… và trong đó CH 4 chiếm tới 65%.

Vi sinh vật xử lý kỵ khí

Vi sinh vật kỵ khí nếu có sự tác động của oxy thì sẽ không thể phát triển và đem lại hiệu quả cao trong quá trình xử lý được.

Các vi sinh vật xử lý kỵ khí:

Giai đoạn xử lý

Thủy phân: Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino acid, acid béo). Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.

Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới. Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống 4.

Acetic hoá (Acetogenesis): Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.

Methane hóa (methanogenesis): Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân huỷ kỵ khí. Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.

Phân loại

Ưu và nhược điểm

Không cần xử dụng oxy, giảm chi phí điện năng cho quá trình cấp khí.

Quá trình kỵ khí tạo ra ít bùn hơn so với quá trình xử lý sinh học hiếu khí.

Quá trình xử lý kỵ khí tạo ra lượng khí Metan lớn, có thể được dùng để cấp khí cho lò hơi.

Nhu cầu năng lượng cho quá trình được giảm nhiều.

Có thể được thiết kế để hoạt động dưới tỉ trọng cao.

Tốc độ phản ứng diễn ra chậm.

Quá trình phân hủy cần nhiều thời gian hơn.

Quá trình khởi động cần lượng bùn lớn hơn (nồng độ bùn yêu cầu cao hơn).

Xử lý nước thải là cả một quá trình từ khâu tiếp nhận nước thải, đến khâu xử lý rồi thải ra nguồn tiếp nhận. Tùy thuộc vào tính chất của loại nước thải, yêu cầu chất lượng nước đầu ra, về kinh tế, vị trí địa lí,…mà sẽ có quy trình xử lý nước thải phù hợp. Có những hệ thống áp dụng cả phương pháp xử lý hiếu khí và kỵ khí, hoặc áp dụng một trong hai, cũng có khi là không áp dụng cả hai phương pháp. Nhưng trên hết, xây dựng hệ thống xử lý là phải an toàn, đảm bảo, chất lượng, vì mục đích cuối cùng là xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài, hoặc phục vụ cho mục đích khác nhau, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 Mobile: 0903 908 671 – 0903 095 978

Email: tincay@tincay.com; thamnguyen@tincay.com

Để biết thêm thông tin về các vấn đề xử lý nước thải, xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY