Xu Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Hiện Nay / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Toán Thcs: Hai Xu Hướng Dạy Học Có Hiệu Quả

Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên (GV) cần kế thừa và phát huy các mặt tích cực trong phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan…), đồng thời mạnh dạn áp dụng các xu hướng dạy học hiện đại. Hai xu hướng dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề (GQVĐ) và dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ được vận dụng rộng rãi và có hiệu quả, thích hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Dạy học phát hiện và GQVĐ

Nêu và GQVĐ là một trong những phương pháp dạy học được vận dụng nhiều và có hiệu quả tốt trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong xu hướng dạy học hiện đại. Bởi, việc dạy học GQVĐ rất có ý nghĩa trong việc phát huy tư duy độc lập sáng tạo của người học. Qua thực tiễn vận dụng phương pháp dạy học nêu và GQVĐ, chúng tôi thấy có hai dạng thức khác nhau (mỗi dạng thức đặc trưng với những hệ thống hành động của GV và HS riêng), đó là dạng thức trình bày nêu và GQVĐ; dạy học tìm tòi một phần.

Thực chất của dạng thức trình bày nêu và GQVĐ là sau khi tạo ra những tình huống có vấn đề, GV nêu vấn đề và chỉ rõ logic của quá trình suy nghĩ GQVĐ. Theo đó, tri thức được trình bày không phải dưới dạng có sẵn mà là một sự mô phỏng và rút gọn quá trình khám phá thực sự. Như vậy sẽ gợi cho HS nhu cầu theo dõi logic của phần trình bày. Nếu có một bước nào đó trong phần trình bày của GV thiếu nhất quán hoặc thiếu cơ sở thì sẽ nảy sinh sự hoài nghi trong HS. Mặt khác, trong quá trình nghe một bài trình bày chặt chẽ HS có thể dự đoán được bước nghiên cứu tiếp theo hoặc xây dựng bước đó theo cách riêng của mình. Dạng thức này được vận dụng với những tình huống có vấn đề không vừa sức với HS. Nói cách khác, với dạng thức này, HS không hoàn thành tất cả các giai đoạn nghiên cứu tự học mà chỉ hoàn thành một phần của quá trình nghiên cứu tự học, vì vậy dạng thức này gọi là dạy học tìm tòi một phần.

Thế nào là dạy học tìm tòi một phần? Đó là dạng thức GV lập kế hoạch từng bước cho nội dung nghiên cứu, lập kế hoạch cho quá trình này dễ hơn, còn HS thì tự lực nghiên cứu một phần của vấn đề, những nội dung vừa sức trong vấn đề tự học. Phương pháp tìm tòi một phần được thực hiện như sau: Nếu HS không giải quyết được vấn đề nghiên cứu thì GV cần hướng dẫn xây dựng vấn đề nghiên cứu khác hẹp hơn hoặc chia nhỏ vấn đề nghiên cứu thành những vấn đề nhỏ hơn dễ giải quyết hơn. Mà giải quyết vấn đề nhỏ xem như giải quyết được các vấn đề cơ bản.

Phương pháp tìm tòi một phần còn được thể hiện qua đàm thoại có tính chất phát kiến. Đàm thoại phát kiến là hệ thống câu hỏi do GV xây dựng sao cho các câu hỏi sau được suy ra từ câu hỏi trước để việc đặt nó trong cuộc đàm thoại là có lý do, đồng thời tất cả các câu hỏi gợi mở đó tập hợp lại có thể giải quyết được một vấn đề nào đó trong nội dung tự học. Và điều chủ yếu là làm sao cho đa số câu hỏi hợp thành giải quyết những vấn đề nhỏ để đi đến lời giải cho vấn đề nghiên cứu. Với đàm thoại phát kiến, yêu cầu câu hỏi phải rõ ràng logic chặt chẽ. Tuy nhiên, phương pháp tìm tòi một phần vẫn không đảm bảo cho HS năng lực GQVĐ trọn vẹn.

Người GV có vai trò như thế nào trong việc điều động nhóm? Trước hết GV phải là người điều động các nhóm nhỏ làm việc, theo dõi quan sát hoạt động công việc của từng nhóm đồng thời phát hiện được các sai lầm mà từng nhóm mắc phải. Bên cạnh việc đưa ra câu hỏi bổ sung, GV nên tóm tắt, tổng hợp và nhắc lại các ý kiến đã trình bày trước đó. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu mà GV có thể chọn các phương tiện phù hợp như bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn, giải quyết bằng một tình huống, xem tài liệu trực quan, tài liệu thu thập trên mạng internet… không ngoài mục đích làm cho tiết học sinh động và không nhàm chán.

(GV bộ môn toán Trường THCS Châu Văn Liêm, Q.Phú Nhuận)

Thực chất của dạng thức trình bày nêu và GQVĐ là sau khi tạo ra những tình huống có vấn đề, GV nêu vấn đề và chỉ rõ logic của quá trình suy nghĩ GQVĐ.

Thiết Kế Giờ Dạy Học Theo Định Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học

Thiết kế giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Quy trình thiết kế giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Một số vấn đề về tâm lý học dạy học ở tiểu học

Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học

Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên (GV) và cán bộ quản lí giáo dục.

Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.

Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Bài viết xin đề cập đến vấn đề này trên góc nhìn một giờ học tốt theo định hướng đổi mới PPDH.

1. Quy trình chuẩn bị một giờ học

Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.

Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.

Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờ học với các bước thiết kế một giáo án và khung cấu trúc của một giáo án cụ thể như sau:

a. Các bước thiết kế một giáo án

– Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì).

Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ KT, KN của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về KT, KN. Nếu nắm vững nội dung bài học, GVsẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch KT, KN của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các KT, KN trong bài một cách thích hợp.

– Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu HS để lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của HS. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của HS, được xuất phát từ : những KT, KN mà HS đã có một cách chắc chắn, vững bền; những KT, KN mà HS chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của HS. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GV đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của HS với những biểu hiện rất đa dạng. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian để xem qua bài soạn của HS trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn KT, KN đã có của HS.

– Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, KN vận dụng KT vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng HS. Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, PTDH, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng HS trong giờ học.

– Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án – thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.

b. Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:

– Mục tiêu bài học: + Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ; + Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

– Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất…), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector…) và tài liệu dạy học cần thiết;

+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).

– Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động;

+ Mục tiêu của hoạt động;

+ Cách tiến hành hoạt động;

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;

+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;…

– Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

2. Thực hiện giờ dạy học

Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

a. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

– Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết))

Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.

b. Tổ chức dạy và học bài mới

– GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS.

– GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.

c. Luyện tập, củng cố

GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.

d. Đánh giá

– Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.

– GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.

e. Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà

– GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, thí nghiệm,…).

– GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.

Lưu ý: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.

Sợ Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học

Hiện nay, ngành giáo dục đang ráo riết thực hiện nội dung đổi mới giáo dục với phương pháp chuyển từ tiếp cận nội dung (học sinh học được gì) sang tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm được gì thông qua việc học); lấy học sinh là trung tâm và người thầy, cô giáo giữ vị trí quan trọng trong triển khai phương pháp đổi mới đó.

Cứ dạy để học sinh đậu cao là được?

Mặc dù đã được chỉ dẫn, quán triệt rất nhiều lần ở các hội nghị, các đợt tập huấn, bồi dưỡng nhưng có một bộ phận cán bộ quản lý và thầy cô giáo, nhất là những người lớn tuổi, vẫn còn thể hiện rõ sự bảo thủ, trì trệ, hạn chế nhiều trong nhận thức. Họ suy nghĩ rằng: “Những phương pháp dạy học mới có gì đâu, cũng thế thôi. Ta cứ dạy phương pháp truyền thống mà đạt hiệu quả, học sinh hiểu bài và thi đậu cao là được”. Nhận thức, suy nghĩ đơn giản như vậy ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến những thầy cô giáo luôn cầu tiến, muốn tiếp cận và khát khao đổi mới cách thức dạy học để thu hút, hấp dẫn học sinh.

Phần lớn giáo viên ở các bậc học phổ thông được đào tạo trước đây, chủ yếu tiếp thu và vận dụng theo phương pháp dạy học truyền thống, lấy người thầy làm trung tâm, cung cấp kiến thức, kỹ năng đến học sinh theo cách áp đặt, một chiều. Học trong trường sư phạm sao thì nay dạy vậy, ít muốn sáng tạo, đổi thay. Sống và làm việc quá lâu với thói quen, lề lối cũ đó nên họ không thể đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học đặt ra.

Cũng có những thầy, cô giáo rất tâm huyết, nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp. Tuy nhiên, số đông thầy cô khác lại vẫn cứ “giậm chân tại chỗ” trong hầu hết các tiết dạy. Họ chỉ dạy phương pháp dạy học mới mang tính đối phó và nặng thành tích khi và chỉ khi có người dự giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp… Tình trạng này thể hiện rõ qua hoạt động thực tiễn, đi dự giờ, dự tiết giáo viên dạy giỏi.

Tính đồng bộ trong đổi mới phương pháp dạy học không cao, diễn ra ở các bậc học, các lớp, các môn học… dẫn đến hiệu quả, tác động, ảnh hưởng của nó còn khá mờ nhạt, chưa hình thành ở các em học sinh nếp làm việc, học tập theo phương pháp mới một cách căn cơ, có lề lối, thường xuyên.

Nội dung, chương trình nhiều môn học, cấp học tuy đã được giảm tải song vẫn còn nặng nề, quá tải. Giáo viên thì dạy không hết, học sinh thì chẳng theo kịp. Áp lực thi cử, thành tích vẫn còn dai dẳng cũng khiến giáo viên “sợ” đổi mới phương pháp dạy học. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy học gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Cơ sở vật chất không bảo đảm

Muốn việc đổi mới phương pháp dạy học đạt mục tiêu đề ra, không chỉ có đổi mới nội dung, chương trình, đội ngũ thầy cô giáo mà còn phải đầy đủ, bảo đảm, đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Điều này nhiều trường, nhiều địa phương vẫn chưa làm được. Phòng ốc còn thiếu, sĩ số học sinh trong một lớp quá đông, vượt so với quy định từ 5 đến 10 em, thiết bị phục vụ cho dạy học như phòng thí nghiệm, máy tính, đèn chiếu… chẳng có là bao. Nhiều bài dạy, giáo viên muốn có thêm một số phương tiện, vật dụng, đồ dùng khác thì phải tự chạy vạy, tự bỏ tiền túi ra làm, trong điều kiện áp lực công việc tại trường học ngày càng nhiều, đồng lương, chế độ còn ít ỏi, kinh phí hỗ trợ của nhà trường rất hạn chế.

Theo Đỗ Tất Ngọc (Người lao động

VP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VP 1 : 109 TÂN LẬP 2 , P.HIỆP PHÚ, QUẬN 9VP 2 :294 HÒA HƯNG, P.13, QUẬN 10

VP 3 : ĐIỆN BIÊN PHỦ, P.22, Q.BÌNH THẠNH

VP 4: 453/94 NGUYỄN THỊ MINH KHAI KP 3 P, PHÚ HÒA BÌNH DƯƠNG(ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA 3)

VP : HÀ NỘI NGÕ 22 TÔN THẤT TÙNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI

Điện Thoại : 028 3539 1819 Di Động : 0987 927 505 – 0907 750 044- 0919 138 768 – 0972 383848

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử

6. Vì sao phải đổi mới PPDH? * Xu thế xã hội. *Mục tiêu môn lịch sử ở trường THCS. * Chương trình, SGK đã đổi mới. Đòi hỏi đổi mới GD, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học.7. Thực trạng của việc đổi mới PPDH môn lịch sử ở trường THCS.Vấn đề đổi mới PPDH đang là mối quan tâm không chỉ của GV mà còn của các cấp quản lí, chỉ đạo.Đã có những bước đi đáng khích lệ trong việc đổi mới PPDH ở nhiều địa phương.Tuy nhiên đôi lúc chưa đồng bộ và thường xuyên.

8. Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.Thiếu phương tiện, trang thiết bị cần thiết.Công tác bồi dưỡng và chỉ đạo chưa đồng bộ.GV chưa nhận thức đầy đủ và toàn diện về đổi mới PPDH.HS chưa quen với lối học chủ động tích cực.Việc kiểm tra, thi cử chưa khuyến khích cách học thông minh sáng tạo.

* Kĩ năng: đặt câu hỏi ” đánh giá”. + Mục tiêu: Câu hỏi ” đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện đưa ra. +Tác dụng với HS: Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức + Cách thức dạy học: Gv có thể tham khảo một số gợi ý sau để xây dựng các câu hỏi đánh giá: Hiệu quả sử dụng nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao sự kiện này.có thể được coi là.vĩ đại hay không? Để trả lời câu hỏi này HS phải xác định được thế nào là vĩ đại. Theo em trong số những giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lí nhất và tại sao?

* Kĩ năng đặt câu hỏi “tổng hợp”. + Mục tiêu: Câu hỏi tổng hợp nhằm khẳng định khả năng HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu hỏi hoặc có đề xuất sáng tạo.+ Tác dụng đối với HS: Kích thích sự sáng tạo của HS , hướng các em tìm đến các nhân tố mới.+ Cách thức DH:- GV cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi, khiến HS phải suy đoán, có thể tự đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình. – Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.

2. Kĩ thuật thông tin phản hồi trong dạy học.a. Khái niệm: Thông tin phản hồi là quá trình dạy học mà GV và HS cùng nhận xét, đánh giá đưa ra ý kiến đối với những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập.b.Mục tiêu: Là điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học.

c. Phản hồi mang tính chất xây dựng: * Khái niệm: Phản hồi mang tính chất xây dựng là một kĩ năng quan trọng đào tạo bồi dưỡng GV * Mục đích: Chỉ ra cho người thực hiện (GV hoặc HS) thấy được, hiểu được các hành động của mình. * Phản hồi bao gồm có hai yếu tố: – Mô tả các hành động đã được diễn ra như thế nào. – Đánh giá các hành động đó.* Các bước của quá trình phản hồi mang tính xây dựng. +Bước 1: Nhận thức sâu sắc. Quan sát và suy nghĩ(Tôi nhìn thấy gì? Và tôi đánh giá như thế nào về những điều tôi nhìn thấy). + Bước 2: Kiểm tra nhận thức: Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng ý của người thực hiện.

+ Bước3: Đưa ra ý kiến đóng góp của mình. – Xác nhận và thừa nhận những ưu điểm. – Đưa ra các gợi ý để hoàn thiện hoặc nâng cao( giải thích tại sao mình đưa ra các gợi ý đó )*Nguyên tắc lắng nghe hiệu quả trong thông tin phản hồi: + Giữ yên lặng. + Thể hiện rằng bạn muốn nghe. + Tránh sự phân tán. + Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng. + Kiên nhẫn giữ bình tĩnh. + Đặt câu hỏi. + Lắng nghe cẩn thận, chăm chú và tóm tắt được những gì mình nghe * Những điều nên làm khi lắng nghe: – Tập trung. – Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ tích cực. – Tỏ thái độ tôn trọng và đồng cảm. – Không tỏ thái độ phán xét. – Khuyến khích người nói phát hiện khả năng tự giải quyết vấn đề của chính họ. – Giữ im lặng khi cần thiết. 3. PPDH giải quyết vấn đề. a. Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lí thuyết nhận thức.Giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người.Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo của học chúng tôi được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. b. B¶n chÊt cña PPDH gi¶i quyÕtvÊn ®Ò. Lµ t¹o nªn mét chuçi nh÷ng t×nh huèng cã vÊn ®Ò vµ ®iÒu khiÓn ho¹t ®éng cña HS ,®Ó HS tù gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò . c. Quy tr×nh thùc hiÖn +NhËn biÕt vÊn ®Ò . +§Ò xuÊt gi¶ thiÕt. +LËp kÕ ho¹ch . +§¸nh gi¸, kÕt luËn, vËn dông .

4. Phương pháp vấn đáp: a. Bản chất : Vấn đáp là PP mà GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho HS những vấn đề mới, tự khám phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những điều đã học hoặc những kinh nghiệm đã được tích luỹ được trong cuộc sống, giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được, từ đó HS có thể tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức của mình.

b. Quy trình thực hiện : +GV nêu câu hỏi . +HS suy nghĩ. +Gọi HS trả lời . +Đặt câu hỏi phụ (câu hỏi gợi mở nếu HS chưa trả lời đúng, đủ câu hỏi chính) +GV đưa nhận xét và kết luận . c. ¦u ®iÓm: +§iÒu khiÓn cã hiÖu qu¶ ho¹t ®éng t­ duy, kÝch thÝch tÝnh tÝch cùc ho¹t ®éng nhËn thøc cña HS. +Båi d­ìng n¨ng lùc diÔn ®¹t nh÷ng vÊn ®Ò khoa häc mét c¸ch chÝnh x¸c, ®Çy ®ñ, sóc tÝch. +Gióp GV vµ HS thu ®­îc nh÷ng th”ng tin ng­îc ®Ó ®iÒu chØnh ho¹t ®éng d¹y vµ häc cña thÇy vµ trß.d. H¹n chÕ : + NÕu vËn dông kh”ng khÐo sÏ dÔ lµm mÊt thêi gian, biÕn vÊn ®¸p thµnh cuéc ®èi tho¹i gi÷a GV víi mét vµi HS, kh”ng thu hót ®­îc toµn líp tham gia. e. Mét sè gîi ý: +Ph¶i ®Æt c©u hái cho toµn líp råi míi chØ ®Þnh HS tr¶ lêi. Khi HS tr¶ lêi xong, GVnªu yªu cÇu nh÷ng HS kh¸c bæ sung tr­íc khi kÕt luËn . + Khi HS tr¶ lêi,GV cÇn l¾ng nghe vµ khi cÇn cã thÓ hái thªm c©u hái phô ®Ó dÉn d¾t, gîi më. +Cã th¸i ®é b×nh tÜnh khi HS tr¶ lêi sai hoÆc thiÕu chÝnh x¸c. + Chó ý rÌn luyÖn cho HS c¸ch diÔn ®¹t.

g. VÝ dô : Khi d¹y bµi 4 C¸c quèc gia cæ ®¹i ph­¬ng §”ng trong SGK LÞch sö 6

III . Thiết kế bài dạy học Lịch sử. 1. Mục tiêu: + Kiến thức. +Thái độ. + Kĩ năng. 2. Quá trình chuẩn bị:(GV- HS). 3. Tiến trình dạy học. +ổn định tổ chức. + Kiểm tra bài cũ. + Giới thiệu bài mới. + Bài mới: – Hoạt đông1. – Hoạt động 2… ……. + Củng cố + Dặn dò Kết luận: *Khái niệm phương pháp dạy học rất phức hợp, có nhiều bình diện và phương diện. PPDH được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp với nhiều mức độ khác nhau. * Cần vận dụng phối hợp các PPDH phù hợp với mục tiêu và nội dung, điều kiện dạy cụ thể. * Không có một PPDH nào phù hợp với mọi HS.Điều GV cần làm là sử dụng những PPDH khác nhau để có thể kích thích nhiều mặt khác nhau trong trí thông minh của HS. C©u hái bµi thu ho¹ch : C©u 1 H·y nªu quan ®iÓm c¬ b¶n cña m×nh vÒ ®æi míi PPDH vµ ®æi míi kiÓm tra ®¸nh gi¸ m”n LÞch sö ë tr­êng THCS ? C©u 2 Th”ng qua líp tËp huÊn c¸c ®ång chÝ cã nh÷ng ®Ò xuÊt g× ?