Xì Hơi Nhiều Có Phải Dấu Hiệu Sắp Sinh / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Đây Có Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Nếu Bị “Xì Hơi” Nhiều?

Chúng ta vẫn thường xem việc xì hơi (hay còn gọi là trung tiện, dân dã hơn là đánh rắm) là một vấn đề khá tế nhị và xấu hổ. Tuy nhiên, liệu việc “xì hơi” nhiều hoặc mùi của nó có phản ánh tình trạng sức khỏe nào hay không?

Vì sao con người thường “xì hơi” và mức độ nào là dấu hiệu của bệnh lý?

Trung bình mỗi ngày, con người thải khí khoảng 20 lần. Sự đầy hơi gây ra bởi bao tử và đường ruột chứa quá nhiều không khí và mọi người đều có chứa khí trong đường dạ dày – ruột. Vì vậy, nếu lo ngại về việc “xì hơi” quá nhiều thì bạn có thể yên tâm rằng những người khác cũng tương tự như vậy.

Nhiều người thường bị khó tiêu, dẫn tới đánh rắm nhẹ bởi lactoza có trong các sản phẩm làm từ sữa. Sự đầy hơi có thể do cơ thể không thể tiêu hóa một số chất dinh dưỡng nhất định, hoặc lượng lactoza tương xứng. Nếu như bạn không bị dị ứng với sữa nhưng lại bị đầy hơi sau khi ăn sữa chua, sữa và phô mai thì có thể cơ thể bạn cũng rất nhạy cảm với chúng, dẫn tới “xì hơi”.

Nếu gặp một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn như trung tiện kèm theo tiêu chảy, giảm cân ngoài ý muốn, đau bụng, chảy máu, hoặc nôn mửa, có thể bạn đang bị viêm loét đại tràng, bệnh Celiac đường ruột, tiêu chảy cấp. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để khám chữa, tìm đúng nguyên nhân.

Bạn không nên kiềm nén cơn trung tiện

Trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn đừng quá kiềm chế việc “xì hơi” vì lượng khí thoát ra khi đó là không khí bị mắc kẹt trong cơ thể. Thế nên, dù bạn cố nhịn đến mức nào, không sớm thì muộn, nó cũng sẽ thoát ra. Và khi đó, mùi lẫn “âm lượng” sẽ trở nên kinh khủng hơn. Nén lại chỉ làm cho bạn thêm xấu hổ trong một “tràng” dài nổ ra ngay sau đó. Bên cạnh nguy cơ gây xấu hổ, việc cố gắng kìm nén quá mức còn dẫn đến việc đầy bụng và dạ dày khó chịu. Vì thế, tốt hơn cả là bạn hãy để khí thoát ra nhẹ nhàng khi vừa có dấu hiệu.

Tất nhiên ai cũng muốn hạn chế rơi vào tình huống oái oăm này giữa chốn đông người. Có cách nào hạn chế “xì hơi” không?

Tuy rằng trung tiện là nhu cầu hết sức tự nhiên của cơ thể nhưng nó lại có thể khiến nhiều người bẽ mặt ở chốn công cộng. Nếu như bạn muốn hạn chế tần suất “xì hơi”, hãy thử thực hiện các cách sau:

Đừng nên nhai quá nhiều kẹo cao su;

Ăn chậm, nhai kỹ;

Tránh uống các lọai thức uống chứa nhiều cacbonat;

Tránh sử dụng đường hóa học;

Đừng nên ăn nhiều bông cải xanh, đậu, bắp cải, vì những loại thực phẩm này sẽ khiến bạn xì hơi nhiều hơn;

Không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt khi bạn khó hấp thụ đường lactose có trong sữa;

Tập luyện thể dục thể thao.

Bụng Sôi Xì Hơi Nhiều

Bụng sôi xì hơi nhiều là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đây lại là triệu chứng cảnh báo vấn đề về sức khỏe, người bệnh không nên lơ là và bỏ qua.

Nguyên nhân gây bụng sôi xì hơi nhiều

Sôi bụng và xì hơi được xem là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở mỗi người. Triệu chứng này xuất hiện thường là do 2 nguyên nhân chính.

Thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày đã di chuyển xuống ruột già. Khi đó, các vi khuẩn ở bộ phận này sẽ phân hủy, tạo ra những chất khí dư thừa và có mùi.

Không khí đi vào và tích tụ quá nhiều trong hệ tiêu hóa khi thực hiện quá trình nhai nuốt thức ăn (nhai kẹo cao su hay dùng ống hút uống nước) hoặc nói chuyện.

Mặt khác, theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học American College of Gastroenterology (Mỹ), nguyên nhân gây sôi bụng xì hơi nhiều có thể xảy ra khi người bệnh đi máy bay, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, do thói quen ăn nhanh nuốt nhiều không khí. Hoặc sôi bụng và xì hơi cũng có thể là do thói quen xấu như ăn no nằm liền hoặc uống quá nhiều nước ngọt có gas, bia rượu,…

Theo bác sĩ chuyên khoa dạ dày Kyle Staller đang công tác tại bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) cho biết, bụng sôi xì hơi là một trong những phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Trung bình một người có thể xì hơi ít nhất 20 lần mỗi ngày vì đường tiêu hóa chứa khoảng 0,5 – 1,5 lít khí dư thừa. Và đây được xem là tình trạng sức khỏe bình thường. Do đó, người bệnh không cần phải lo lắng về vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất vượt giới hạn bình thường, rất có thể người bệnh đang mắc phải căn bệnh nào đó, cần thăm khám và chữa trị sớm.

Sôi bụng xì hơi là bệnh gì?

Bụng sôi xì hơi nhiều có thể là do người bệnh mắc phải các bệnh về tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, viêm loét dạ dày,… Dựa vào số lần xì hơi, sôi bụng cùng với trạng thái kèm theo, bệnh nhân có thể tự bắt bệnh của chính bản thân. Cụ thể:

1. Sôi bụng và xì hơi nhiều

Nếu số lần sôi bụng và xì hơi nhiều hơn so với bình thường, có thể là do bệnh nhân ăn quá nhiều khoai, đỗ và thực phẩm giàu protein hay do thói quen hít vào quá nhiều không khí. Bên cạnh đó, bụng sôi xì hơi nhiều cũng có thể do người bệnh mắc phải các vấn đề sức khỏe như:

Tiêu hóa kém

Viêm loét dạ dày

Viêm đại tràng

Viêm dạ dày

Bệnh gan

Bệnh thận

2. Bụng sôi xì hơi nhiều, nặng mùi

Nếu gặp phải biểu hiện này có thể đường tiêu hóa của bệnh nhân không tốt. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do hấp thụ quá nhiều thực phẩm có tính acid hoặc thịt. Bên cạnh đó, bụng sôi xì hơi nhiều kèm theo nặng mùi có thể là do xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết ruột hoặc viêm loét đại tràng gây nên.

Mặt khác, triệu chứng này xuất hiện cũng có thể là do các chứng viêm nhiễm như lỵ amoebic hoặc nhiễm khuẩn lỵ đường ruột. Ở những người có khối u ác tính ở giai đoạn cuối có thể gặp phải tình trạng sôi bụng và xì hơi nặng mùi. Nguyên nhân là do các mô ung thư bị xói mòn và protein bị rữa nát dưới hoạt động của vi khuẩn khiến xì hơi có mùi khó chịu.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp trung tiện gây nặng mùi không phải do bệnh lý mà do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có mùi vị kích thích như rau hẹ, tỏi và hành tây.

3. Bụng sôi xì hơi nhiều kèm ợ nóng hoặc tiêu chảy

Nếu gặp phải tình trạng này, rất có thể người bệnh đã bị trào ngược dịch vị hoặc là do hệ tiêu hóa không dung nạp gluten có trong tinh bột hay lactose trong sữa. Ngoài dấu hiệu bụng sôi xì hơi nhiều, tiêu chảy và ợ nóng, người mắc phải các bệnh này còn gặp phải triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, đau quặn ở bụng, khó chịu ở thực quản,… Vì vậy, lời khuyên dành cho bệnh nhân là nên thăm khám sớm nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên.

4. Sôi bụng và xì hơi kèm đau nhẹ, ngứa ngáy

Khi gặp phải những biểu hiện như sôi bụng, xì hơi kèm theo tình trạng ngứa ngáy và đau nhẹ, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Bởi rất có thể người bệnh đã mắc phải căn bệnh ở vùng hậu môn trực tràng như rò hậu môn. Ngoài ra, các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.

Bụng sôi, xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu bệnh đại tràng – Liên hệ ngay để được hướng dẫn xử lý

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây bụng sôi xì hơi 50% là do chế độ ăn uống không khoa học hoặc do nuốt khí quá nhiều, còn 50% còn lại là do bệnh lý gây nên.

Để khắc phục và chấm dứt tình trạng này, người bệnh cần kết hợp để xử lý cả 2 vấn đề về thói quen ăn uống và dùng thuốc đặc trị.

1/ Thay đổi thói quen ăn uống khắc phục tình trạng sôi bụng xì hơi

Bụng sôi xì hơi nhiều sẽ giảm nhanh chóng khi người bệnh cân bằng lại được chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày. Việc điều trị bệnh lý cũng nhờ đó mà có hiệu quả cao, sức khỏe được phục hồi toàn diện hơn.

Trong trường hợp bụng sôi xì hơi nhiều là do nguyên nhân mang tính chủ quan, bệnh nhân có thể áp dụng các cách sau đây để cải thiện triệu chứng.

Xây dựng chế độ ăn khoa học và tốt cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất, nên tránh hoặc hạn chế sử dụng các đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích như tiêu, hành, tỏi hoặc nước ngọt có gas, bia, rượu,… để làm giảm hiện tượng bụng sôi xì hơi nhiều. Đồng thời bổ sung nhiều rau xanh và các loại củ vào khẩu phần ăn hàng ngày, giúp hệ tiêu hóa chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng thuận lợi hơn

Thực hiện nguyên tắc ăn chậm, nhai kỹ cùng với thói quen ăn chín và uống sôi

Cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, giúp đầu óc thư giãn và ngăn ngừa căng thẳng, stress. Từ đó, hạn chế điều tiết acid dịch vị ở dạ dày, hỗ trợ đẩy lùi xì hơi và sôi bụng

Tham gia các hoạt động thể chất và thường xuyên tập thể dục thể thao để ccó sức khỏe dẻo dai. Người bệnh có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc tập các bài tập yoga nhẹ nhàng. Thiền định và bơi lội cũng là bộ môn thể thao giúp kiểm soát triệu chứng sôi bụng và xì hơi hiệu quả.

Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc, không cho tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân nên sớm tìm giải pháp đặc trị.

2/ Thuốc điều trị dứt điểm sôi bụng xì hơi

Theo như phân tích ở trên, sôi bụng xì hơi phần lớn là triệu chứng của một số bệnh lý về tiêu hóa như: Viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng kích thích ruột, viêm loét đại tràng. Những bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến ung thư đại tràng.

Tình trạng sôi bụng xì hơi và tất cả các bệnh lý kể trên đều có thể điều trị được bằng cả Tây y và Đông y. Xét về mức độ an toàn và khả năng tái phát bệnh sau khi kết thúc liệu trình, chuyên gia sẽ đánh giá cao các bài thuốc từ Đông y.

Trong đó, giải pháp hiệu quả và được khuyên dùng nhiều nhất là Tiêu thực Phục tràng hoàn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là thành quả nghiên cứu lâu năm của đội ngũ chuyên gia đầu ngành YHCT đang làm việc tại Thuốc dân tộc.

1. Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Hội chứng ruột kích thích

Đặc trị hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt, đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, ổn định đường tiêu hoá.

2. Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Thể lỏng

Dùng cho người bị viêm đại tràng cấp và mãn tính; thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đi ngoài nhiều lần; giúp ổn định đường tiêu hoá và tái tạo niêm mạc đại tràng và phục hồi toàn diện hơn.

3. Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Thể táo

Đặc trị viêm đại tràng cấp và mãn, đau bụng, táo bón, ổn định đường tiêu hoá, tái tạo niêm mạc đại tràng.

4. Đại tràng hoàn

Thanh thử, kiện tỳ, hóa thấp (với bệnh viêm đại tràng cấp tính). Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả (với bệnh viêm đại tràng mãn tính).

Sống khỏe mỗi ngày VTV2: Điều trị viêm đại tràng mãn tính tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc

Bụng sôi xì hơi nhiều là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nếu số lần sôi bụng và xì hơi xảy ra liên tục trong ngày kèm theo một vài biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên đến bệnh viện để khám. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp với từng đối tượng bệnh.

Ngày “Xì Hơi” Hàng Chục Lần Có Phải Là Bệnh?

“Tôi thường hay bị… “xì hơi” (đánh rắm) liên tục, trung bình mỗi ngày cũng phải 15 lần, thậm chí có ngày kỉ lục, tôi đếm được tới hơn 20 lần. Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?

Thực sự, tôi rất xấu hổ và mặc cảm. Nhiều lúc ngượng chín mặt vì khi ở giữa đám đông mà mình thì cứ phát ra tiếng “ít, ít.. ủm, ủm”, rồi sau đó là thứ mùi kì dị bốc ra. Nhiều khi tôi cũng cố nhịn nhưng khốn nỗi, càng nhịn thì lúc hơi xì ra, tiếng kêu càng dài, càng to hơn.

Vì thế, mỗi khi đến cơ quan hay chỗ đông người, tôi không bao giờ dám ngồi gần ai. Hiện tượng này có thể là tôi có từ lúc còn nhỏ, nhưng khi đó, tôi không để tâm lắm.

Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?

(Độc giả Trung Hòa ở Thanh Trì, Hà Nội)

Ăn nhiều các loại ngũ cốc, chất bột, dầu mỡ cũng dễ xì hơi nhiều

BS Cao Đức Hy, Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chia sẻ:

“Xì hơi” hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.

Ở một số người, do thiếu một số men phân hủy alpha – galactosides (là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc) nên khi chất đường này xuống tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục… vì hơi bị nhiều hơn người khác.

Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng “xì hơi” quá nhiều phần lớn là do thói quen ăn uống.

Hằng ngày, nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những ai thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ “xì hơi” nhiều hơn.

Một số trường hợp do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng “xì hơi” nhiều lần.

Thực tế, ai cũng phải “xì hơi”. Vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt.

Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột…

Trong trường hợp bị viêm ruột già thì thường kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy có khi đi cầu ra máu, nóng sốt.

Hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây nhiều hơi nhưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như: đau hay khó chịu ở bụng, táo bón hay tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa bị táo bón.

Nếu bạn Hòa bị xì hơi thường xuyên, liên tục, thậm chí tới 20 lần/ngày thì nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị. Vì dấu hiệu xì hơi của bạn đã thành bệnh.

Theo Thu Nguyên

Khoa học & Đời sống

Thai Nhi 34 Tuần Tuổi Gò Nhiều Có Phải Dấu Hiệu Sắp Sinh Không?

Bước vào những tuần cuối của thai kỳ mẹ bầu phải hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Không ít chị em nhận thấy thai 34 tuần gò nhiều cảm thấy vô cùng lo lắng.

Thai gò nghĩa là gì, khi nào thai gò nhiều?

Khi mang thai mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về sức khỏe cơ thể. Có những thay đổi khiến mẹ bầu hồi hộp, hạnh phúc khi biết con yêu đang lớn lên từng ngày trong bụng mình, nhưng cũng không ít hiện tượng làm các mẹ lo lắng, bất an, một trong số đó là những cơn gò cứng bụng.

Những cơn gò này xuất hiện nhiều từ cuối tam cá nguyệt thứ hai và đến hết tam cá nguyệt thứ ba Tuy nhiên, nhiều thai phụ cho biết họ cảm thấy bụng bị căng cứng từ trước cả khoảng thời gian này rồi.

Đa số các cơn gò này được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-hicks (cơn đau chuyển dạ giả) là biểu hiện bình thường khi mang thai

Mẹ bầu cần biết cách phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn đau chuyển dạ để tránh những lo lắng không cần thiết.

Thông thường cơn gò xuất phát từ góc phải tử cung và lan dần khắp tử cung khiến chị em cảm thấy bụng gò nhẹ vài lần trong ngày. Các cơn gò này tần suất xuất hiện không đều (diễn ra trong 30-60 giây), không có nhịp rõ ràng, không gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai

Nhiều mẹ bầu không phân biệt được thai máy và thai gò. Thật ra, thai máy là khi bé xoay người, đạp, trườn người trong bụng mẹ, đôi khi làm bụng mẹ lệch hẳn về một bên thì chỉ là dấu hiệu vận động của thai nhi

Ngược lại nếu mẹ bầu có cảm giác bụng bị nhồi lên nhồi xuống nhiều lần trong ngày, cứng căng cứng và đau nghĩa là thai gò quá nhiều thì đây là dấu hiệu bất thường thì cần đi khám ngay.

– Tâm lý của bà bầu : Tâm lý của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của thai nhi và phần nào gây ra hiện tượng gò cứng bụng trong thai kỳ Hiện tượng này thường gặp khi mẹ bầu vui buồn lo lắng thái quá, do vậy khi mang thai sự ổn định tâm lý của người mẹ là điều cần thiết giúp đảm bảo sự an toàn cho con yêu.

– Tử cung bị chèn ép bởi áp lực lớn : Khi thai nhi mỗi ngày một lớn dần, đặc biệt là khi bước sang tuần 34 của thai kỳ, tử cung phình to gây áp lực lên các vùng xương chậu bàng quang trực tràng nên đôi lúc vùng bụng sẽ xuất hiện hiện tượng gò cứng bụng.

Tránh gây ra những kích thích mạnh khiến tử cung co thắt trong những tuần cuối thai kỳ, đề phòng dọa sinh non.

– Táo bón thai kỳ :Đây là biểu hiện rất thường gặp ở bà bầu do việc tiêu hóa gặp khó khăn vì bà bầu thường bổ sung nhiều dưỡng chất trong thai kỳ nhưng ít uống nước và ăn thực phẩm thiếu chất xơ Trong khi đó ruột non phải làm việc quá sức lại bị tử cung chèn ép gây nên tình trạng táo bón trĩ.

– Thai nhi cử động : Từ tuần 25 trở đi, xương của thai nhi phát triển cả về chiều dài lẫn chiều rộng, mỗi lần bé xoay trở người trong buồng tử cung sẽ gây ra những cơn gò nhẹ, và đôi khi làm mẹ khó chịu.

Cách xử lý khi thai gò nhiều

Nhiều khi cơn gò tử cung không phải tự dưng xuất hiện mà do mẹ bầu thiếu hiểu biết gây ra những tác động từ bên ngoài. Chị em cần biết rằng sự kích thích ở vùng bụng hoặc đầu núm ti có thể khiến tử cung co thắt mạnh và gây ra hiện tượng sinh non

Do vậy, từ tuần 25 trở đi, đặc biệt là khi nhận thấy thai 34 tuần gò nhiều, mẹ bầu cần đặc biệt thận trọng khi xoa bụng hoặc vê núm vú (việc này có thể gặp khi chị em bôi kem dưỡng da lên bụng bầu, vệ sinh núm vú khi tắm rửa hoặc người chồng vô tình kích thích khi quan hệ tình dục…)

Khi có cảm giác thai gò nhiều, mẹ bầu nên nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi, tư thế tốt nhất là nằm nghiêng sang trái, co chân. Sau ít phút bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn gò đi qua.

Khi thấy có cơn gò, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi và một lúc sau sẽ dễ chịu ngay.

Một số mẹ bầu cho rằng, nếu sinh con ở tuần 34 thì có phải là sinh non không? Các chuyên gia cho biết, trẻ sinh từ tuần 34 đến tuần 36 vẫn là gọi là sinh non muộn, vì vậy bà bầu không được chủ quan nếu thấy thai 34 tuần gò nhiều bất thường. Trong trường hợp xấu nhất, cơn gò dọa sinh non ở tuần 34 chỉ kéo dài trong 5-10 phút và diến biến rất nhanh, nếu người mẹ không biết cách nhận biết để xử lý kịp thời sẽ mất con.

Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng, khi thai kỳ đã bước vào những tháng cuối, chị em thường có những cơn co/gò tử cung nhất định. Nếu cơn gò chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biens mất thì không đáng lo. Nhưng bà bầu có nhiều cơn gò cứng bụng trong ngày, kèm theo dấu hiệu đau bụng ra máu âm đạo chuột rút thì cần đi khám ngay để có chỉ định thăm khám cần thiết. Nếu không phải trường hợp dọa sinh non, mẹ bầu sẽ được kê thuốc để giảm cơn co.

Riêng với trường hợp mẹ bầu từng bị té ngã trong thai kỳ, có tiền sử sảy thai hoặc sinh non trước đó khi thấy thai gò nhiều cần đặc biệt đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, phòng ngừa dấu hiệu sinh non