Ngày soạn: 08/04/2023.Ngày dạy: 15/04/2023.
Tiết 63. TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được:( Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ.( Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (-C6H10O5-)n.( Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thủy phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iot.( Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất.( Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.2. Kĩ năng:( Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhân xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ.( Viết được các PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh. ( Phân biệt tinh bột với xenlulozơ.( Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ.3. Thái độ:– Có ý thức học tập nghiêm túc; khai thác và sử dụng tinh bột, xenlulozơ hợp lí góp phần bảo vệ thực vật.4. Trọng tâm: ( Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (-C6H10O5- )n.( Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thủy phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iot.5. Định hướng năng lực─ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực thực hành hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.II. CHUẨN BỊ:1. Đồ dùng dạy – học: GV: ─ Hóa chất: Tinh bột, xenlulozơ (bông gòn), nước, hồ tinh bột, iot. ─ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, muôi, đèn cồn, máy lửa…HS: tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.2. Phương pháp: ─ Trực quan – Đàm thoại – Làm việc SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:1. Ổn định lớp: (1p)2. Kiểm tra bài cũ: (3p)Sử dụng 2 câu hỏi trắc nghiệm về: CTPT của saccarozơ; phản ứng tráng gương của glucozơ.3. Bài mới: ĐVĐ Vào bài mới. (1p)
Hoạt động của GV ─ HSNội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ. (4p)
– GV: Yêu cầu HS quan sát tranh/máy chiếu, kết hợp SGK, liên hệ thực tế và nêu trạng thái tự nhiên của xenlulozơ và tinh bột.– HS: QS tranh sát, tìm hiểu thông tin SGK và nêu trạng thái tự nhiên của xenlulozơ và tinh bột.– GV: Chuẩn hóa kiến thức và ĐVĐ sang III. Trạng thái tự nhiên:– Tinh bột có nhiều trong hạt, củ, quả như lúa: lúa, ngô, sắn.– Xenlulozơ có nhiều trong sợi bông, tre, gỗ, nứa….
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ. (6p)
– GV: Yêu cầu HS quan sát trạng thái, màu sắc của tinh bột và xenlulozơ. – HS: Quan sát.– GV: Làm thí nghiệm hòa tan tinh bột và xenlulozơ vào nước, đun nóng 2 ống nghiệm. Yêu cầu HS Quan sát, nêu nhận xét ─ Kết luận về tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ. – HS: Quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và nêu kết luận về tính chất vật lí và ghi vở.– GV: Chuẩn hóa kiến thức và ĐVĐ sang IIIII. Tính chất vật lí:– Tinh bột và xenlulozơ là những chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. Riêng tinh bột tan được trong nước nóng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ. (5p)
– GV: Cho HS quan sát công thức phân tử của tinh bột và xenlulozơ / máy, giới thiệu ý nghĩa chỉ số n (số mắt xích) của phân tử tinh bột và xenlulozơ; yêu cầu HS nhận xét về thành phần phân tử và phân tử khối của tinh bột và xenlulozơ.– HS: Theo dõi, nghiên cứu thông tin SGK, nhận xét và ghi vở các kiến thức trọng tâm.– GV: Chuẩn hóa kiến thức và ĐVĐ sang IVIII. Đặc điểm cấu tạo phân tử:– PTK rất lớn.– Phân tử được tạo thành do nhiều nhóm – C6H10O5 – (mắt xích) liên kết với nhau.– Công thức chung là: ( – C6H10O5 – )n.+ Tinh bột: n