Ngày đăng: 20-11-2020
Hôi miệng khiến cho hơi thở của chúng ta có mùi hôi khó chịu. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân nào? Làm sao để khắc phục hiệu quả chứng bệnh này?
Hôi miệng là chứng bệnh gây ra mùi hôi khó chịu khi hít thở. Dạng bệnh lý này khá phổ biến với tỷ lệ người mắc bệnh tương đối cao, chiếm đến 40% dân số Việt Nam.
Tuy rằng, các chứng bệnh gây hôi miệng không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng hơi thở có mùi hôi “khó ngửi” sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất xấu hổ, e ngại khi giao tiếp với người khác.
II – Những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến
Bệnh hôi miệng được đánh giá là căn bệnh khó chuẩn đoán chính xác nguồn nguyên nhân. Bởi tới nay người ta đã liệt kê được tới hơn 20 nguyên nhân khác nhau có thể gây ra hiện tượng hơi thở có mùi.
Tuy nhiên người ta cũng phân loại được những nguyên nhân này ra thành các nhóm như sau:
Nhóm do tác động từ bên ngoài
Nhóm do bệnh lý răng miệng
Nhóm do bệnh lý từ cơ thể
Sử dụng thực phẩm có mùi là một trong các nguyên nhân bên ngoài khiến cho miệng có mùi hôi khá phổ biến.
Các loại thực phẩm nó mùi nồng, hăng như: hành, tỏi, mắm tôm, cá hộp,… sẽ rất dễ để lại hơi thở có mùi sau khi ăn nếu không được làm sạch.
Thuốc lá và rượu bia là các loại chất kích thích chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, các chất kích thích này còn khiến cho môi, răng, cổ họng và khoang miệng bị khô.
Tương tự như thuốc lá và rượu bia, cà phê cũng là một loại chất kích thích có khả năng gây mùi hôi miệng rất mạnh. Bởi đồ uống này có chứa thành phần hương liệu khá cao.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng.
Các vi khuẩn này sẽ phân hủy thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Quá trình phân hủy này gây ra mùi hôi rất khó chịu khi chúng ta thở ra.
Mắc dị vật ở mũi là nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ bên ngoài thường gặp ở trẻ em.
Đôi khi mùi hôi miệng có thể lại do chính mão răng giả hoặc thiết bị niềng răng gây ra.
Nếu mão răng giả lắp không được sát khít sẽ tạo ra khe hở. Thực phẩm sau khi ăn sẽ dễ bị kẹt lại tại những kẽ hở đó và lâu ngày tạo ra mùi hôi.
Trong các nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi do bệnh lý về răng miệng thì sâu răng là nguyên nhân điển hình nhất.
Vi khuẩn gây sâu răng sẽ tạo ra các lỗ nhỏ li ti trong chân răng. Theo mức độ phát triển của bệnh, các lỗ sâu sẽ rộng hơn và số lượng cũng tăng lên.
Khô miệng, khô lưỡi có thể xuất phát từ việc chúng ta không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
Cũng có thể xảy ra do bạn gặp vấn đề về rối loạn nội tiết tố, do tuyến bọt giảm khả năng tiết nước bọt hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc,…
Chế độ ăn kiêng cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hôi miệng.
Bởi khi ăn kiêng, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ sinh ra tình trạng thiếu hụt carbohydrate khiến cơ thể tăng cường sản sinh ra chất xeton.
Trào ngược dạ dày là bệnh lý khiến thức ăn, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Thức ăn đang trong quá trình chuyển hóa cùng dịch vị dạ dày tạo ra một loại mùi rất khó chịu khi bị trào ngược lên.
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng do bệnh lý. Tiểu đường khiến cho nồng độ đường trong khoang miệng tăng cao hơn so với bình thường.
Tắc ruột khiến chất thải trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài theo quy trình tự nhiên của con người. Khi đó chất thải sẽ tích tụ lại trong hệ tiêu hóa.
Giãn phế quản khiến cho đường thở tích tụ nhiều đờm và dịch nhầy dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Khi đó, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh mẽ tại đường thở gây ra mùi hôi khó chịu ở khu vực này.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai dẫn đến hiện tượng tuyến nước bọt hoạt động kém, nước bọt ít hơn bình thường.
III – Một số cách nhận biết mùi hôi miệng từ đâu ra?
Bước 1: Nhai một thanh kẹo cao su hương bạc hà
Bước 2: Tạo 1 ít nước bọt ra lòng bàn tay hoặc cổ tay
Bước 3: Ngửi phần nước bọt đó xem có mùi hôi hay không. Nếu có thì là do bạn đang gặp vấn đề về răng miệng. Nếu không thì nguyên nhân gây hôi miệng có thể từ bên trong cơ thể.
Bước 2: Hà hơi thật mạnh vào lòng bàn tay
Bước 3: Ngửi xem có mùi hôi hay không. Nếu có mùi hôi thì nguyên nhân hôi miệng đang gặp phải là do hơi thở, nếu không có mùi hôi thì do bạn đang gặp bệnh lý về răng miệng.
Do vậy cách tốt nhất là bạn hãy nhờ người thân, người mà đảm bảo giữ kín được bí mật này cho bạn kiểm tra hộ mùi hơi thở. Đây là cách làm có độ chính xác rất cao và cho kết quả cực kỳ nhanh.
Máy đo hôi miệng ở các phòng khám nha khoa là thiết bị y tế chuyên dụng, hiện đại nên kết quả test mùi hôi mang máy đo hôi miệng mang lại khá chính xác.
IV – Điều trị và khắc phục chứng hôi miệng bằng cách nào?
Để quá trình điều trị và khắc phục chứng hôi miệng đạt được hiệu quả cao và mang tính lâu dài, triệt để thì chúng ta phải điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân. Theo đó, những cách giải quyết dứt điểm chứng hôi miệng đang được áp dụng là:
Điều trị sâu răng, viêm nha chu triệt để tại các phòng khám nha khoa uy tín là cách tốt nhất để bạn giải quyết dứt điểm tình trạng hôi miệng.
Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc đặc trị phù hợp.
Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị biến đổi. Thêm vào đó, bạn sẽ gặp phải nhiều tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng thuốc. Những yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng do yếu tố bên ngoài.
Rau xanh, hoa quả, chất xơ, vitamin là những thực phẩm bổ sung đầy đủ kháng thể cho cơ thể. Hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc ổn định, hiệu quả hơn.
Hơn nữa, quá trình nhai nuốt các thực phẩm này còn mang lại tác dụng làm sạch mảng bám răng rất tốt.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa tối đa các bệnh lý về răng miệng, làm sạch mảng bám chân răng, triệt tiêu vị trí khu trú của vi khuẩn gây bệnh.
Trong các trường hợp hôi miệng do bệnh lý cơ thể như tiểu đường, tắc ruột, giãn phế quản,…Các bạn cần phải thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa có kết luận chính xác về bệnh.