Xác Định Độ Chặt Bằng Phương Pháp Rót Cát / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tiêu Chuẩn Ngành 22Tcn 346:2006 Về Quy Trình Thí Nghiệm Xác Định Độ Chặt Nền, Móng Đường Bằng Phễu Rót Cát Do Bộ Giao Thông Vận Tải Ban Hành

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẶT NỀN, MÓNG ĐƯỜNG BẰNG PHỄU RÓT CÁT

1.1 Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật liệu (đất, đất gia cố, đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) tại hiện trường bằng phễu rót cát làm cơ sở xác định hệ số đầm chặt K của lớp nền, móng đường.

1.2 Hệ số đầm chặt K được xác định trên cơ sở khối lượng thể tích khô xác định theo quy trình này và khối lượng thể tích khô lớn nhất của mẫu vật liệu cùng loại xác định theo “Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm” 22 TCN 333-06. Trường hợp lớp vật liệu thí nghiệm có chứa hạt quá cỡ, việc xác định hệ số đầm chặt K sẽ được tiến hành theo hướng dẫn trong Phụ lục B của quy trình 22 TCN 333-06.

1.3 Quy trình này chỉ áp dụng cho những loại vật liệu có không quá 50% lượng hạt nằm trên sàng 19,0 mm.

1.4 Quy trình này không áp dụng trong những trường hợp sau đây:

Khi thí nghiệm phát hiện có nước chảy vào hố;

Thành hố đào bị biến dạng hoặc sập trong quá trình đào hố.

1.5 Các thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu trong quy trình này tuân theo các quy định của quy trình 22 TCN 333-06.

2.1. Tại vị trí thí nghiệm, tiến hành đào một cái hố vào lớp vật liệu có đường kính và chiều sâu quy định (Khoản 5.3). Lấy toàn bộ vật liệu ở hố đào, tiến hành xác định khối lượng tự nhiên và độ ẩm của vật liệu.

2.2. Dùng phễu rót cát đổ một lượng cát chuẩn có khối lượng thể tích đã xác định trước vào trong hố đào, tính thể tích của hố đào.

2.3. Từ kết quả khối lượng tự nhiên, độ ẩm của vật liệu và thể tích hố đào, sẽ tính được khối lượng thể tích khô thực tế của lớp vật liệu thí nghiệm.

3 Quy định về dụng cụ thí nghiệm

3.1 Bộ phễu rót cát: gồm có 3 phần là bình chứa cát, thân phễu và đế định vị. Các kích thước của bộ phễu rót cát được mô tả tại Hình 1.

3.1.1 Bình chứa cát: làm bằng nhựa hoặc kim loại, có ren ở miệng để có thể lắp chặt khít với phễu. Bình chứa cát có thể tích tối thiểu là 4,0 lít.

3.1.2 Phễu: làm bằng kim loại. Cuống phễu có ren để lắp với bình chứa cát. Miệng phễu có đường kính 165,1 mm, được chế tạo để có thể lắp khít với thành lỗ của đế định vị. Gần cuống phễu có một cái van để cho cát chảy qua. Khi vặn theo chiều thuận kim đồng hồ cho đến khi dừng, van sẽ được mở hoàn toàn, khi vặn theo chiều ngược lại cho đến khi dừng, van sẽ được đóng kín hoàn toàn. Thành phễu tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 60­­­­­­ o để cát được phân bố đều trong phễu.

3.1.3 Đế định vị: là một tấm kim loại hình tròn (hoặc hình vuông) đáy phẳng, có đường kính (hoặc cạnh bên) 304,8 mm. Đế được khoét một lỗ tròn ở giữa với đường kính 165,1 mm, thành lỗ có gờ để có thể lắp vừa với miệng phễu.

3.2 Cát chuẩn : là loại cát sạch, hạt cứng, khô, tơi; kích cỡ hạt lọt qua sàng 2,36 mm và nằm trên sàng 0,3 mm; hệ số đồng nhất của cát (C u = D 60/D 10) nhỏ hơn 2,0.

3.3 Cân: cần có 2 chiếc cân. Một chiếc cân có khả năng cân được đến 15 kg với độ chính xác ± 1,0 g (để xác định khối lượng của mẫu từ hố đào). Một chiếc có khả năng cân được đến 1500 g với độ chính xác ± 0,01 g (để xác định độ ẩm mẫu).

3.4 Tủ sấy: loại có bộ phận cảm biến nhiệt để có thể tự động duy trì nhiệt độ trong tủ ở mức 110 ± 5 o C dùng để sấy khô mẫu.

3.5 Sàng: loại sàng mắt vuông, bao gồm 4 chiếc có kích cỡ 2,36, 1,18, 0,6 , 0,3 mm để chế bị cát chuẩn và 2 sàng có kích cỡ là 4,75 mm và 19,0 mm để sàng hạt quá cỡ.

3.6 Các loại dụng cụ khác: dao, cuốc nhỏ, đục, xẻng nhỏ, thìa, đinh to, xô có nắp đậy, hộp đựng mẫu độ ẩm, chổi lông,…

4 Công tác hiệu chuẩn trong phòng

4.1 Hiệu chuẩn bộ phễu rót cát: nhằm mục đích xác định khối lượng của cát chuẩn chứa trong phễu và đế định vị. Khi đã biết khối lượng cát này, sẽ xác định được khối lượng cát chuẩn nằm trong hố đào, là cơ sở để xác định thể tích hố đào. Việc hiệu chuẩn bộ phễu rót cát theo hướng dẫn tại Phụ lục A.

4.2 Xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn

4.2.1 Mục đích: để xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn, từ đó có thể tính được thể tích hố đào khi đã biết khối lượng cát chuẩn chứa trong hố đào.

4.2.2 Việc xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn theo hướng dẫn tại Phụ lục B, được tiến hành định kỳ mỗi tháng hoặc khi độ ẩm không khí thay đổi.

4.2.3 Sau mỗi lần xác định khối lượng thể tích của cát, phải tiến hành hiệu chuẩn lại bộ phễu rót cát (Phụ lục A).

5.1 Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát. Lắp bình chứa cát với phễu, khoá van. Cân xác định khối lượng tổng cộng ban đầu của bộ phễu có chứa cát (ký hiệu là A).

5.2 Tại vị trí thí nghiệm, làm phẳng bề mặt để sao cho tấm đế định vị tiếp xúc hoàn toàn với và bề mặt. Lấy đinh ghim đế xuống lớp vật liệu để giữ chặt đế định vị trong khi thí nghiệm.

5.3 Đào một cái hố có đường kính khoảng 15 cm qua lỗ thủng của đế định vị. Chiều sâu của hố đào phải bằng chiều dày lớp vật liệu đã được lu lèn. Hố đào có dạng hơi côn, phần trên lớn hơn phần dưới, đáy hố phẳng hoặc hơi lõm. Cho toàn bộ vật liệu từ hố vào khay và đậy kín.

Ghi chú 1:

Trong quá trình thi công, vật liệu có thể được lu lèn theo nhiều lớp và công tác thí nghiệm phải được tiến hành riêng cho từng lớp. Mỗi thí nghiệm chỉ được đào hố có chiều sâu trong phạm vi của một lớp và kết quả khối lượng thể tích thu được sau thí nghiệm chỉ có giá trị cho lớp đó. Không được đào hố qua nhiều lớp vật liệu đã lu lèn để tính khối lượng thể tích chung cho các lớp chỉ sau một lần thí nghiệm.

5.4 Lau sạch miệng lỗ thủng của đế định vị. úp miệng phễu vào lỗ thủng của đế định vị, xoay phễu đến vị trí điểm đánh dấu trên miệng phễu và trên đế định vị trùng nhau (vị trí đã đánh dấu khi hiệu chuẩn phễu theo hướng dẫn tại Phụ lục A). Mở van hoàn toàn cho cát chảy vào hố đào. Khi cát dừng chảy, đóng van lại, nhấc bộ phễu rót cát ra.

5.5 Cân xác định khối lượng của bộ phễu và cát còn lại (ký hiệu là B).

5.6 Cân xác định khối lượng vật liệu lấy trong hố đào (ký hiệu là M w).

5.7 Lấy mẫu để xác định độ ẩm

5.7.1 Trường hợp vật liệu ở hố đào không chứa hạt quá cỡ (theo quy định tại 22 TCN 333-06): trộn đều vật liệu lấy từ hố đào, sau đó lấy một lượng mẫu đại diện để xác định độ ẩm. Độ ẩm mẫu được xác định theo Mục 6.4.1 (công thức 4).

5.7.2 Trường hợp vật liệu ở hố đào chứa hạt quá cỡ: căn cứ vào quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm (22 TCN 333-06), lấy loại sàng thích hợp tách mẫu ra thành 2 phần (phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ), xác định khối lượng tự nhiên và độ ẩm của từng phần. Độ ẩm mẫu (bao gồm cả phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ) được xác định theo Mục 6.4.2 (công thức 5).

5.7.3 Khối lượng vật liệu cần thiết để xác định độ ẩm: tuỳ thuộc vào cỡ hạt lớn nhất, theo quy định tại Bảng 1.

Ghi chú 2:

Để nước có trong mẫu vật liệu lấy từ hố đào không bị bay hơi nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả xác định độ ẩm của mẫu, toàn bộ các thao tác mô tả tại Khoản 5.7 phải được tiến hành trong bóng râm, hoặc có dụng cụ che nắng, tránh ánh nắng trực tiếp. Việc thí nghiệm phải được tiến hành khẩn trương sao cho khối lượng mẫu tự nhiên được xác định trong vòng 10 phút tính từ lúc bắt đầu lấy mẫu.

Bảng 1. Khối lượng mẫu nhỏ nhất để xác định độ ẩm

5.7.4 Phương pháp xác định độ ẩm: tuỳ thuộc vào loại vật liệu, thí nghiệm độ ẩm được tiến hành theo một trong các tiêu chuẩn sau:

Với đất, đất gia cố: TCVN 4196-95 (Phương pháp xác định độ ẩm của đất).

Với đất cát, cát gia cố: TCVN 341-86 (Phương pháp xác định độ ẩm của cát).

Với đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên: TCVN 1772-87 (Khoản 3.10 – Xác định độ ẩm).

6.1 Thể tích hố đào được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.2 Khối lượng thể tích tự nhiên được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.3 Khối lượng thể tích khô được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.4 Độ ẩm của mẫu

6.4.1 Trường hợp vật liệu trong hố đào không chứa hạt quá cỡ: lấy mẫu xác và định độ ẩm như Mục 5.7.1, độ ẩm của mẫu tính theo công thức sau:

trong đó:

6.4.2 Trường hợp mẫu có chứa hạt quá cỡ: lấy mẫu xác định khối lượng ướt và độ ẩm của phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ như Mục 5.7.2, độ ẩm của mẫu (bao gồm cả hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ) được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.5 Tính hệ số đầm chặt K

6.5.1 Trường hợp vật liệu không chứa hạt quá cỡ, không cần hiệu chỉnh khối lượng thể tích khô lớn nhất:

trong đó:

6.5.2 Trường hợp phải hiệu chỉnh khối lượng thể tích khô lớn nhất thì áp dụng các hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục B của 22 TCN 333-06.

Trong Phụ lục B của Quy trình 22 TCN 333-06, có hai phương pháp hiệu chỉnh. Về nguyên tắc, hai phương pháp này có thể áp dụng tương đương nhau. Phương pháp hiệu chỉnh thứ hai thường được áp dụng. Sau khi tiến hành tính toán và hiệu chỉnh, hệ số đầm chặt K sẽ được tính như sau:

a. Nếu hiệu chỉnh theo Phương pháp thứ nhất:

trong đó:

b. Nếu hiệu chỉnh theo Phương pháp thứ hai:

trong đó:

7.1 Trường hợp vật liệu không có hạt quá cỡ, báo cáo kết quả thí nghiệm xác định độ chặt bằng phễu rót cát bao gồm những thông tin sau (Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 1và 3):

Công trình, vị trí thí nghiệm, loại kết cấu và vật liệu thí nghiệm, chiều dày lớp vật liệu;

Thể tích hố đào, cm 3;

Khối lượng tự nhiên, khối lượng thể tích tự nhiên của vật liệu trong hố đào, g/cm 3;

Độ ẩm của vật liệu trong hố đào, %;

Khối lượng thể tích khô của vật liệu trong hố đào, g/cm 3;

Phương pháp đầm chặt trong phòng; giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm đầm chặt tốt nhất trong phòng;

Hệ số đầm chặt K của lớp vật liệu, %.

Khối lượng thể tích của cát chuẩn, g/cm 3;

7.2 Trường hợp vật liệu có hạt quá cỡ, báo cáo kết quả thí nghiệm xác định độ chặt bằng phễu rót cát bao gồm những thông tin tại Khoản 7.1 và bổ sung các thông tin sau (Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 2 và 3):

Tỷ lệ hạt quá cỡ, khối lượng thể tích khô lớn nhất đã hiệu chỉnh (theo hướng dẫn tại Phụ lục B và Phụ lục C của quy trình 22 TCN 233-06).

HIỆU CHUẨN BỘ PHỄU RÓT CÁT

A.1 Mục đích: xác định khối lượng của cát chuẩn chứa trong phễu và đế định vị của bộ dụng cụ phễu rót cát dùng trong thí nghiệm xác định độ chặt hiện trường.

A.2 Trình tự tiến hành hiệu chuẩn.

A.2.1 Đổ cát chuẩn vào bình đựng cát, lắp bình đựng cát với phễu.

A.2.2 Xác định khối lượng ban đầu của bộ phễu rót cát có chứa cát (ký hiệu là m 1), g

A.2.3 Đặt tấm đế định vị lên trên một mặt phẳng nằm ngang, sạch và nhẵn. úp miệng phễu vào lỗ thủng của đế định vị. Đánh dấu vị trí tương đối giữa phễu với đế định vị, đồng thời đánh ký hiệu cho bộ phễu và đế đã được lựa chọn. Trong những lần hiệu chuẩn sau, bắt buộc phải sử dụng bộ phễu và đế định vị này cùng nhau.

A.2.4 Mở van hoàn toàn cho cát chảy từ bình chứa cát xuống phễu và đợi cho cát không chảy nữa. Không tác động vào bộ phễu rót cát khi cát đang chảy.

A.2.5 Đóng chặt van lại, nhấc toàn bộ phễu ra khỏi đế định vị. Xác định khối lượng của bộ phễu rót cát và cát còn lại (ký hiệu là m 2).

A.2.6 Xác định khối lượng của cát chứa trong phễu và đế bằng cách lấy giá trị khối lượng của phễu và cát ban đầu trừ đi giá trị khối lượng của phễu và cát sau (m 1 – m 2).

A.2.7 Lặp lại quá trình trên ít nhất là 3 lần. Khác biệt giữa mỗi lần thử so với giá trị trung bình không được vượt quá 1%. Khối lượng của cát trong phễu và đế (ký hiệu là C) sẽ là trung bình của 3 lần thí nghiệm nói trên.

XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA CÁT CHUẨN

B.1 Mục đích: xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn dùng trong thí nghiệm xác định độ chặt hiện trường.

B.2 Dụng cụ cần thiết.

B.2.1 Thùng đong cát: được chế tạo bằng kim loại, có đường kính 15 cm, thể tích từ 2000 cm 3 đến 3000 cm 3. Có thể sử dụng cối đầm loại D (22 TCN 333-06)để làm thùng đong.

B.2.2 Bộ dụng cụ phễu rót cát: Sử dụng loại phễu như khi làm thí nghiệm.

B.2.3 Cân: theo Khoản 2.3. của quy trình.

B.2.4 Thanh thép gạt cạnh thẳng: làm bằng kim loại dày 3 mm, rộng 5 cm, dài 22 cm.

B.3 Trình tự tiến hành xác định khối lượng thể tích của cát

B.3.1 Cân xác định khối lượng thùng đong cát (ký hiệu là m 4).

B.3.2 Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát, lắp bình chứa cát với phễu. Đặt đế định vị lên trên miệng thùng đong, úp phễu rót cát lên đế định vị.

B.3.3 Mở van hoàn toàn cho cát chảy xuống thùng đong, khi cát ngừng chảy thì đóng van lại.

B.3.4 Đưa bộ phễu rót cát ra ngoài. Dùng thanh thép gạt gạt bỏ phần cát nhô lên khỏi miệng bình đong. Lấy bàn chải quét sạch những hạt cát bám phía ngoài thùng đong. Cân xác định khối lượng của thùng đong có chứa cát (ký hiệu là m 3).

B.4 Tính toán

B.4.1 Khối lượng thể tích của cát chuẩn được tính theo công thức sau:

Trong đó: g = khối lượng thể tích của cát chuẩn, g/cm 3;

.m 3 = khối lượng thùng đong và cát, g;

.m 4 = khối lượng thùng đong, g;

V c = thể tích thùng đong cát, cm 3.

B.4.2 Giá trị khối lượng thể tích của cát dùng cho thí nghiệm sẽ là trung bình của 3 lần thí nghiệm.

Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 1

Số……../2006/LAS-XD

1. Đơn vị yêu cầu2. Công trình3. Hạng mục4. Vật liệu sử dụng

5. Ngày thí nghiệm6. Ký hiệu bộ dụng cụ: A17. Ngày hiệu chuẩn dụng cụ và cát chuẩn:…..

Kết quả thí nghiệm

Ghi chú : thí nghiệm đầm chặt trong phòng tiến hành theo 22 TCN 333-06, phương pháp I-A

Người thí nghiệm(ký tên)

Người kiểm tra(Ký tên)

Phòng LAS-XD …(ký tên, đóng dấu)

Đơn vị thực hiện thí nghiệm(ký tên, đóng dấu)

Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 2

Số……../2006/LAS-XD

1. Đơn vị yêu cầu2. Công trình3. Hạng mục4. Vật liệu sử dụng

5. Ngày thí nghiệm6. Ký hiệu bộ dụng cụ: A17. Ngày hiệu chuẩn dụng cụ và cát chuẩn:…..

Kết quả thí nghiệm

Xác định độ ẩm của mẫu

Hạt quá cỡ

Hạt tiêu chuẩn

Ghi chú : thí nghiệm đầm chặt trong phòng tiến hành theo 22 TCN 333-06, phương pháp I-A

Người thí nghiệm(ký tên)

Người kiểm tra(Ký tên)

Phòng LAS-XD …(ký tên, đóng dấu)

Đơn vị thực hiện thí nghiệm(ký tên, đóng dấu)

Phễu Rót Cát Hiện Trường

Thông tin sản phẩm

Phễu Rót Cát Hiện Trường

Xuất Xứ: Việt Nam

Phễu Rót Cát Hiện Trường phù hợp tiêu chuẩn việt nam về xác định độ chặt Nền, Móng đường bằng phương pháp rót cát (22 TCN 346 – 06).

Phễu Rót Cát Hiện Trường cũng rất phù hợp với quy định về thiết bị và dụng cụ thí nghiệm nêu trong 22 TCN 346 – 06

Bộ phễu rót cát: gồm có 3 phần là bình chứa cát, thân phễu và đế định vị. Các kích thước của bộ phễu rót cát được phù hợp với tiêu chuẩn này

Bình chứa cát: làm bằng nhựa hoặc kim loại, có ren ở miệng để có thể lắp chặt khít với phễu. Bình chứa cát có thể tích tối thiểu là 4,0 lít.

Phễu: làm bằng kim loại. Cuống phễu có ren để lắp với bình chứa cát. Miệng phễu có đường kính 165,1 mm, được chế tạo để có thể lắp khít với thành lỗ của đế định vị. Gần cuống phễu có một cái van để cho cát chảy qua. Khi vặn theo chiều thuận kim đồng hồ cho đến khi dừng, van sẽ được mở hoàn toàn, khi vặn theo chiều ngược lại cho đến khi dừng, van sẽ được đóng kín hoàn toàn. Thành phễu tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 60° để cát được phân bố đều trong phễu.

Ðế định vị: là một tấm kim loại hình tròn (hoặc hình vuông) đáy phẳng, có đường kính (hoặc cạnh bên) 304,8 mm. Ðế được khoét một lỗ tròn ở giữa với đường kính 165,1 mm, thành lỗ có gờ để có thể lắp vừa với miệng phễu.

Phễu Rót Cát Hiện Trường bao gồm:

+ Phễu rót cát chuẩn

+ Bình cát chuẩn 4 lít

+ Tấm dung trọng hiện trường

+ Thùng gỗ

+ Đinh ghim.

Xác Định Có Thai Bằng Phương Pháp Xét Nghiệm Máu

Hiện nay có 3 phương pháp xét nghiệm phát hiện có thai là phương pháp siêu âm, dùng que thử thai, xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Phương pháp dùng que thử thai có ưu điểm là không mất thời gian đến các đến các bệnh viện, phòng khám, tuy nhiên nhược điểm là tính chính xác của cách này không cao khi chọn thời điểm và áp dụng không đúng. Bên cạnh đó, nó cũng dễ nhầm lẫn khi sức khỏe của bạn không ổn định.

Siêu âm và xét nghiệm máu là cách thử thai rất chuẩn xác và nhanh chóng. Để biết được kết quả trong thời gian sớm nhất, bạn nên lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Cách này không chỉ xác định được việc có thai mà còn giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe khi mang thai.

Các dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần:

Đây là dấu hiệu có thai sớm nhất trong tuần đầu tiên. Nguyên nhân bị đau cứng, tức ngực la do sau khi thụ tinh thành công, sẽ có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hooc môn trong cơ thể của phụ nữ. Sự thay đổi này làm cho lượng máu tuần hoàn đến phần ngực nhiều hơn khiến bầu ngực cương lên nhũ hoa dần sậm màu, trở nên thâm, đen hơn bình thường, tĩnh mạch nổi hẳn lên khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Đi tiểu nhiều hơn.

Khi trứng thụ tinh được 6 tuần, tử cung của phụ nữ sẽ to ra chèn ép vào bàng quang kết hợp với nồng độ HCG thai kỳ tăng đột ngột khiến bạn thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn cả ngày lẫn đêm.

Thay đổi thói quen ăn uống, ốm nghén và nhạy cảm với mùi

Ở những tháng đầu mang thai, cợ thể phụ nữ rất nhạy cảm với những mùi xung quanh, nhiều mùi gây khó chịu , gây nên cảm giác buồn nôn, nôn ọe. Đây còn gọi là hiện tượng ốm nghén. Bên cạnh đó, sự thay đổi về hoocmon trong cơ thể khiến bạn cảm thấy đói, thèm ăn ở những tuần thai đầu tiên. Nhiều lúc rất thèm ăn một món nào đó và muốn ăn nó cho bằng được.

Ra máu và dịch âm đạo thay đổi

Hiện tượng ra máu báo thai thường bị hiểu nhầm thành kinh nguyệt. Hiện tượng này xảy ra khi thai nhi vào làm tổ trong buồng tử cung. Cách phân biệt máu báo thai : máu báo thai thường là những đốm máu đỏ tươi, phớt hồng hoặc nâu. Máu báo thai chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn khoảng 1 đến 2 ngày. Trong đó máu kinh nguyệt thường nhiều và ồ ạt hơn, có dịch nhầy và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Mệt mỏi thường xuyên.

Sau khi thụ thai thành công, ở những tuần đầu tiên phụ nữ sẽ có cảm giác mệt mỏi gồm các triệu chứng: đau đầu do sựu tăng đột biến hoocmon và sự thiếu hụt hồng cầu, hoa mắt kèm theo tim đập mạnh hơn, nhanh hơn; thân nhiệt tăng cao hơn so với mức bình thường khiến cơ thể mất nhiều năng lượng, dây chằng ở lưng kéo dãn chuẩn bị cho sự phát triển của thai kì dẫn đến hiện tượng mỏi sống lưng. Sự mệt mỏi liên tục này chính là dấu hiệu nhận biết mang thai rõ ràng nhất.

Phương pháp xét nghiệm máu phát hiện có thai sớm chính xác lên đến 100%

Xét nghiệm máu có thể đo được lượng tăng khối lượng rất nhỏ của hormone này trong vòng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai nên đây là xét nghiệm có khả năng dự đoán mang thai rất sớm, ngay từ những tuần đầu tiên. Bảng chỉ số nồng độ hoocmon cho biết bạn đã thực sự có thai như sau:

– hCG < 5mlU/ml: chưa thể kết luận đã mang thai.

– hCG từ 5mlU/ml đến nhỏ hơn 25 mlU/ml: cần thực hiện các xét nghiệm khác.

Lượng hCG sau mỗi ba ngày sẽ tăng lên gấp đôi và ở tuần thứ 15-16 của thai kỳ sẽ đạt mức cao nhất, sau đó giảm dần và biến mất trong vài tuần sau sinh. Trong trường hợp có thai ngoài tử cung, hCG thường có thời gian nhân đôi dài hơn. Hoặc đối với những người thai yếu, nồng độ hCG sẽ giảm xuống nhanh chóng sau khi sảy thai, hCG ở mức rất cao thì có thể đang mang song thai, đa thai hoặc thai trứng.

Các lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu xác định mang thai

Cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê trong vòng 12 tiếng trước khi đi làm xét nghiệm máu.

Thời điểm lấy máu tốt nhất là vào buổi sáng sớm.

Những lợi ích khi xét nghiệm máu trong giai đoạn mang thai:

– Giúp phát hiện sớm virus Rubella (loại virus Rubella rất nguy hiểm vì có thể gây ra dị tật cho thai nhi)

– Xét nghiệm ADN trong máu mẹ giúp chẩn đoán hội chứng down cho trẻ

– Xét nghiệm máu khi mang thai giúp xác định nhóm máu

– Xét nghiệm máu giúp kiểm tra hàm lượng hemoglobin trong máu giúp phát hiện bạn có đang thiếu máu hay thiếu sắt không nhằm bổ sung dưỡng chất

– Phát hiện CMV – là tác nhân gây sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi

– Chẩn đoán viêm gan B ở mẹ khiến nguy cơ truyền bệnh sang con rất cao

– Xét nghiệm máu còn giúp bạn phát hiện giang mai

– Phát hiện kháng thể HIV.

Xét nghiệm máu xác định có thai ở Đà Nẵng.

Bên cạnh xét nghiệm có thai, phòng khám còn cung cấp các gói khám sức khỏe tổng quát cơ bản và chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng. Hotline: 091.555.1519

Máy Chiết Rót Định Lượng Chiết Dung Dịch Chuẩn Xác, Nhanh Chóng

Máy chiết rót định lượng là gì? – Thông tin về máy chiết rót định lượng chuẩn xác, Các loại máy chiết rót định lượng – chiết chuẩn xác, nhanh chóng – Máy chiết rót định lượng Pit tông chiết rót chính xác

Trong ba phương pháp định lượng cơ bản: theo bình định mức, định lượng theo mức và định lượng theo thời gian chảy thì phổ biến nhất đối với sản phẩm lỏng là hai phương pháp đầu.

Có 3 phương pháp chiết sản phẩm:

Phương pháp rót áp suất thường: chất lỏng tự chảy vào trong chai do chênh lệch về độ cao thủy tĩnh. Tốc độ chảy chậm nên chỉ thích hợp với các chất lỏng ít nhớt.

Phương pháp rót chân không: Nối chai với một hệ thống hút chân không, chất lỏng sẽ chảy vào trong chai do chênh áp giữa thùng chứa và áp suất trong chai. Lượng chất lỏng chảy vào chai thông thường cũng được áp dụng phương pháp bù trừ hoặc chiết đầy chai.

Phương pháp rót đẳng áp: Phương pháp này được áp dụng cho các sản phẩm có gas như bia, nước ngọt.Trong khi rót, áp suất trong chai lớn hơn áp suất khí quyển nhằm tránh không cho ga (khí CO2) thoát khỏi chất lỏng. Với phương pháp rót đẳng áp thông thường, người ta nạp khí CO2 vào trong chai cho đến khi áp suất trong chai bằng áp suất trong bình chứa, sau đó cho sản phẩm từ bình chứa chảy vào trong chai nhờ chênh lệch độ cao.

Ưu điểm máy chiết rót định lượng:

* Thiết kế máy đơn giản, nhỏ gọn.

* Dễ sử dụng, vận hành tự động hoàn toàn, năng suất cao.

* Chiết rót chính xác nhờ cảm ứng điện từ.

* Chiết được đa năng, hầu hết các dung dịch cần chiết rót.

* Chất liệu chính là Inox 304 độ bền cao.

* Giá thành phải chăng dễ đầu tư.

Nhược điểm máy chiết rót định lượng:

Việc vệ sinh hơi mất thời gian.

Máy không chiết rót được các dung dịch quá đặc hay trong thành phần có lẫn chất rắn.

Đây là dòng máy Mini, thiết kế máy là cố định, không thêm bớt các dây chuyền đóng nắp chai hay dãn nhãn…

2- Máy chiết rót định lượng kiểu van là một trong các cơ cấu đơn giản nhất, nó gồm có bình lường có chia vạch, van ba ngã, ống thông hơi có thể dịch chuyển lên xuống được, ống nối để nạp đầy bình lường và ống để rót thể tích đã đinh lượng vào bao bì chứa.

Thể tích chất lỏng đi vào trong bình lường phụ thuộc vào vị trí đầu bên dưới của ống thông

Lượng chất lỏng chảy vào trong bao bì bằng thể tích của bình lường, do đó khi cần thay đổi định lượng phải thay đổi bình lường khác có thể tích thích hợp.

nạp đầy khí vào bao bì, áp suất của khí bằng áp suất của chất lỏng đã nạp khí;

mở lỗ nạp chất lỏng;

chất lỏng chảy vào bao bì chứa không có chênh lệch áp suất mặt thoáng, chỉ chảy nhờ chênh lệch cột áp;

nạp vào đầy bao bì đến mức chất lỏng đã định trước hoặc theo thời gian (thông thường thì không có thiết bị định lượng );

đóng lỗ nạp chất lỏng.

Máy Miền Bắc giới thiệu chi tiết về máy chiết rót định lượng khí nén: Máy chiết rót định lượng bằng khí nén là gì?

Nghe qua “Máy chiết rót định lượng bằng khí nén” bạn cũng có thể hình dung ngay máy sử dụng khí nén để chiết rót và cũng dừng lại ở tính năng chiết rót mà không thiết kế thêm các dây chuyền đóng nút chay, dáng nhãn, hàn miệng,.. Có thể làm rõ hơn là dòng máy này sử dụng đi kèm với máy nén khí, tùy vào công suất, nhu cầu sử dụng, thông thường thì nên sử dụng từ loại máy nén khí 24 lit trở lên.

Để máy làm hiệu đạt hiệu suất cao thì nên chọn loại máy nén khí từ 60 – 80 lít, vì các dòng máy nhỏ có đặc điểm là dung tích thấp nên thường xuyên phải khởi động lại để có đủ khí làm việc, mỗi lần như thế sinh ra tiếng ồn khá lớn nên ảnh hưởng đến người công nhân.

Phần lớn các loại máy chiết rót dung dịch khí nén đều vận hành theo nguyên lý dùng Piston để bơm và đẩy nguyên liệu. Nguyên liệu được định lượng và chiết rót chính xác dung dịch cài đặt nhờ cảm ứng điện từ. Nếu là các hộ kinh doanh, đơn vị sản xuất nhỏ có nhu cầu chiết rót định lượng dung dịch để đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp hơn, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thì những gì bạn cần không phải và các dây chuyền lớn quá phức tạp tốn kém mà là một dòng máy chiết rót định lượng phù hợp với nhu cầu với chi phí đầu tư thấp.

Tại sao nên sử dụng máy chiết rót định lượng dung dịch khí nén Mini?

Chiết rót định lượng chính xác khi Piston bơm và chiết nguyên liệu nhờ cảm biến từ.

Mặc dù là dòng máy chiết rót định lượng mini nhưng năng suất mang lại rất cao so với kỳ vọng của các cơ sở vừa và nhỏ với chu kỳ chiết rót từ 0-30s. Năng suất tối ưu nhất của máy là 4s mỗi lần chiết.

Ngoài máy nén khí thì máy chiết rót định lượng dung dịch có thể sử dụng với ben thủy lực (xilanh thủy lực) nhưng máy nén khí được đánh giá là đơn giản dễ sử dụng mà giá thành lại rẻ hơn.

Chế độ chiết rót đa dạng gồm chiết tay cho mỗi lần chiết và chiết tự động liên tục các chu kỳ cài đặt. Quá trình sử dụng đơn giản chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu, cài đặt dung tích chiết và nhấn nút để chiết là được.

Thiết kế máy nhỏ gọn, chiều cao máy vừa tầm thao tác, toàn bộ từ chất liệu Inox 304 không bị gỉ khi tiếp xúc nhiều với dụng dịch chiết, độ bền cao.

Với mức giá từ mười mấy đến vài chục triệu cho nhu cầu của các cơ sở vừa và nhỏ thì bạn có thể đầu tư ngay mà không phải cân nhắc gì nhiều so với dây chuyền cả trăm triệu đến cả tỉ đồng của các doanh nghiệp lớn.

Tại sao dòng máy chiết rót định lượng bằng khí nén này được sử dụng phổ biến hiện nay?

Máy chiết rót dung dịch dùng khí nén là dạng máy Mini phù hợp với nhu cầu nhiều đối tượng khách hàng là cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

Máy chiết rót có thể vận hành bằng Ben thủy lực nhưng dùng với máy nén khí vẫn dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí hơn cả. Máy chiết rót được hầu hết các dung dịch, chất lỏng, dung dịch nhớt, chất rắn cần gia nhiệt,.. trong ngành hóa mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất,..

Giá thành rẻ dễ đầu tư và nhanh thu hồi so với các dây chuyến lớn cả tỷ đồng.

Thiết kế máy nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng, độ bền cao.

Comments