Bệnh viêm mũi xoang dị ứng thường gây ra nhiều dấu hiệu bất thường như nghẹt mũi, đau nhức mũi, khó thở, đau đầu, sốt, ngứa mũi, chảy đàm xuống cổ họng… Cần sớm nhận biết được các triệu chứng trên và tích cực điều trị để kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Viêm xoang mũi dị ứng là gì?
Căn bệnh này thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm và rất khó điều trị triệt để. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đúng cách kết hợp với lối sống khoa học, lành mạnh có thể giúp kiểm soát tốt bệnh.
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng
Bệnh viêm xoang mũi dị ứng có thể phát triển do một hoặc nhiều yếu tố kết hợp. Phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:
Nhiễm vi khuẩn, virus: Các tác nhân gây bệnh này có thể sống ký sinh trong xoang hoặc xâm nhập vào trong xoang mũi thông qua không khí. Khi phát triển mạnh, chúng gây kích ứng, sưng viêm niêm mạc mũi và kích thích mũi tiết nhiều chất nhầy khiến xoang bị ứ trệ.
Do dị ứng với các yếu tố dị nguyên: Một số người có cơ địa nhạy cảm với phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo, cỏ khô, khói thuốc lá hay hương nước hoa… Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng thái quá và tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trong xoang mũi đến đến bệnh viêm mũi xoang dị ứng.
Môi trường sống bị ô nhiễm: Những người sống hay làm việc trong môi trường có nhiều bụi bặm, khí thải công nghiệp rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, bao gồm cả bệnh viêm xoang mũi dị ứng.
Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, chuyển mùa đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến cho sức đề kháng bị suy giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để căn bệnh này tấn công bạn.
Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh, thuốc xịt chứa corticoid hay thuốc nhỏ mũi có thể gây ra tình trạng dị ứng và viêm mũi xoang.
Khiếm khuyết trong cấu trúc mũi: Các dị tật bẩm sinh như lệch vách ngăn, vẹo mũi, phì đại cuống mũi… có thể khiến một cá nhân bị viêm mũi xoang dị ứng ngay từ những tháng đầu mới sanh kéo dài cho đến khi trưởng thành.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị viêm xoang mũi dị ứng:
Dị ứng hoặc quá mẫn với thực phẩm, chẳng hạn như hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng hay socola…
Có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa hoặc viêm họng mãn tính
Ý thức vệ sinh tai mũi họng và răng miệng kém
Trong gia đình từng có người mắc bệnh viêm mũi dị ứng xoang
Sống ở nơi có khí hậu lạnh
Mang thai
Hút thuốc lá…
Triệu chứng bệnh viêm xoang mũi dị ứng
Ngứa mũi, mắt và cả hai bên lỗ tai
Nghẹt mũi
Chảy nhiều nước mũi. Nước mũi có thể trong, đặc hoặc có màu trắng đục, vàng xanh
Hắt hơi liên tục, có khi cả tràng dài
Suy giảm khướu giác, khả năng ngửi mùi kém
Dịch nhầy đặc chảy từ trên mũi xuống cổ họng gây kích ứng. ho và có thể viêm họng
Đỏ mắt
Đau nhức hai bên sống mũi và đau đầu
Có thể sốt hoặc không sốt
Hơi thở có mùi khó chịu
Các triệu chứng trên có thể tái phát nhiều lần trong năm, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Ngoài ra, tùy theo giai đoạn phát triển mà bệnh viêm mũi xoang dị ứng còn các một số dấu hiệu đặc trưng khác.
Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm mũi xoang dị ứng
Bệnh được chia làm 2 cấp độ phát triển gồm:
Cấp tính: Các triệu chứng bệnh viêm xoang mũi dị ứng thường khởi phát một cách đột ngột và có khuynh hướng kéo dài trong khoảng 8 tuần. Người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, đau mũi, đau tai, buồn nôn, nghẹt mũi nhiều, hơi thở nặng mùi.
Mãn tính: Viêm mũi xoang dị ứng mãn tính xảy ra khi các triệu chứng bệnh kéo dài trên 2 tháng. Ngoài tình trạng đau nhức mũi, người bệnh còn phải đối mặt với những cơn đau đầu thường xuyên, đôi khi cơn đau lan ra cả mặt. Dịch nhầy chảy xuống cổ họng nhiều và khiến cho người bệnh luôn có cảm giác vướng víu, muốn khạc đàm. Nhiều trường hợp còn gặp khó khăn khi phân biệt mùi.
Bệnh viêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị triệt để trong giai đoạn cấp, bệnh viêm xoang mũi dị ứng có khuynh hướng tái phát nhiều đợt trong năm khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và tốn kém chi phí điều trị. Nghiêm trọng hơn, mầm bệnh có thể lây lan đến các cơ quan lân cận và gây ra nhiều biến chứng như:
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang dị ứng?
Để đưa ra kết luận chẩn đoán một cách chính xác nhất về nguyên nhân, mức độ bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm da: Bác sĩ tiến hành bôi một số chất lên da người bệnh. Sự xuất hiện của các vết mẩn đỏ trên da có thể chứng tỏ người bệnh bị dị ứng với chất vừa bôi.
Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể Ig E. Kết quả sẽ cho phép bác sĩ chẩn đoán được dạng dị ứng cụ thể cũng như mức độ ảnh hưởng của chất dị ứng tới xoang mũi.
Nội soi mũi xoang: Dụng cụ nội soi sẽ được đưa sâu vào trong khoang mũi để xác định được mức độ tổn thương bên trong.
Cách chữa bệnh viêm mũi xoang dị ứng
Để điều trị bệnh viêm xoang mũi dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng và loại bỏ tác nhân gây bệnh. Đôi khi, phẫu thuật có thể được thực hiện cho những bệnh nhân bị nặng, có nguy cơ gặp biến chứng để khôi phục lại cấu trúc xoang mũi, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
1. Dùng thuốc điều trị bệnh viêm xoang mũi dị ứng
Một số loại thuốc kê đơn có thể giúp nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Chúng bao gồm:
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Tatanol, Aspirin, Efferagalgan… Dùng cho các trường hợp có biểu hiện đau nhức mũi, đau đầu, sốt cao. Liều dùng thông thường là 3 lần/ngày. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đang bị sốt thì có thể uống lại sau mỗi 4 giờ.
Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa mũi, mắt, tai hay cổ họng bằng cách ngăn chặn sản xuất histamine trong cơ thể. Thuốc có thể được điều chế dưới dạng viên nén, dung dịch uống hoặc thuốc xịt mũi. Các thuốc kháng histamin dạng uống có thể gây buồn ngủ nên thường được chỉ định vào buổi tối.
Thuốc chống nghẹt mũi: Đây là thuốc điều trị tại chỗ thường được điều chế dưới dạng dung dịch phun. Thuốc có khả năng ức chế tiết dịch nhầy trong xoang mũi, giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên người bệnh không được sử dụng quá 3 ngày mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Thuốc xịt mũi corticosteroid: Thuốc có tác dụng kháng viêm tại chỗ, thường được chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi xoang dị ứng nặng.
Thuốc kháng sinh: Dùng cho những bệnh nhân có biểu hiện bị nhiễm khuẩn. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo loại thuốc được chỉ định. Khi dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân lưu ý uống đúng liều, đủ thời gian quy định để tránh hiện tượng lờn thuốc gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Thuốc chống dị ứng dạng tiêm: Còn được gọi là liệu pháp miễn dịch. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc chống dị ứng định kỳ để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.
2. Phẫu thuật chữa viêm mũi xoang dị ứng
Phẫu thuật nội soi là phương pháp được chỉ định phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây mê toàn thân trong suốt quá trình thực hiện. Sau khi thuốc gây mê hết tác dụng, cảm giác đau mũi, đau họng, nghẹt mũi có thể xuất hiện trong vòng vài ngày. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp người bệnh giảm bớt cảm giác khó chịu.
3. Các phương pháp điều trị thay thế khác cho bệnh viêm mũi xoang dị ứng
Một số phương pháp khắc phục tự nhiên tại nhà, chẳng hạn như dùng thảo dược, ăn uống, tập luyện… có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh viêm xoang mũi dị ứng, ngăn ngừa các đợt tái phát bệnh diễn ra trong tương lai và giúp người bệnh tránh được việc phải sử dụng thuốc tây quá nhiều.
– Chữa viêm mũi dị ứng xoang bằng thuốc dân gian
Chữa viêm xoang mũi dị ứng bằng gừng: Các hoạt chất trong gừng có tác dụng giảm đau nhức mũi, đau đầu và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bạn lấy một ít gừng tươi hãm với nước sôi rồi thêm 2 thìa mật ong vào, uống khi còn nóng. Mỗi ngày uống 2 – 3 tách trà gừng sau khi ăn khoảng 1 tiếng, tránh uống lúc đói bụng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bèo cái tươi: Bèo cái dùng 100g, bỏ rễ, rửa qua nhiều lần nước rồi lấy nước muối pha loãng ngâm bèo trong 15 phút. Tiếp theo, xay nhuyễn bèo cái với 150ml nước ấm. Lọc nước cốt pha chung với 2 thìa mật ong cho dễ uống. Chia ra hai phần dùng vào buổi sáng và buổi chiều.
Ngoài ra, dân gian còn rất nhiều bài thuốc chữa viêm mũi xoang dị ứng từ cây giao, tỏi hay lá ngải cứu… Khi áp dụng các bài thuốc này người bệnh nên hỏi qua ý kiến bác sĩ. Nếu phù hợp và an toàn thì mới nên tiến hành thực hiện.
Súc miệng và xịt rửa mũi hàng ngày với nước muối sinh lý nhằm ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường thở.
Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người hoặc khi ra ngoài đường
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm hoặc nước trái cây. Chất lỏng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, qua đó cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, đau nhức mũi…
Trong những ngày trời lạnh: Người bệnh nên mang tất lúc đi ngủ, mặc quần áo đủ ấm và bảo vệ khu vực mũi, ngực. Không để cơ thể bị lạnh sẽ khiến bệnh tình tái phát.
Thường xuyên giặt giũ đồ dùng cá nhân và các vật dụng trong nhà như quần áo, chăn, ga, gối, rèm cửa để ngăn không cho nấm mốc và vi khuẩn có cơ hội phát triển. Quét dọn, lau chùi nhà và phòng ngủ mỗi ngày.
Không để chó mèo trong nhà hoặc ngủ chung trên giường
Tránh xa nơi có phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất hoặc không khí ô nhiễm
Không sử dụng các thực phẩm gây dị ứng hoặc làm tăng nặng các triệu chứng sau khi ăn.
Có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhất là các loại rau củ quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ổn định hoạt động của hệ miễn dịch và làm tổn thương ở niêm mạc mũi xoang nhanh lành.
Chăm chỉ tập thể dục hàng ngày kết hợp mát xa khu vực mũi mặt thường xuyên để kích thích lưu thông máu, góp phần đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng xoang.
Bạn nên tìm hiểu thêm