Amidan là bộ phận nằm phía sau hầu họng cũng là điểm giao ở đường hô hấp. Chúng có tác dụng quan trọng đối với việc bảo vệ đường hô hấp:
Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh tấn công đường hô hấp như virus, vi khuẩn,…
Tiết ra kháng thể chống nhiễm khuẩn bởi các tác nhân tấn công
Viêm amidan xảy ra khi phần amidan bị tổn thương, nhiễm trùng, sưng viêm bởi các tác nhân trên. Đây là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Tuy không nguy hiểm nhưng viêm amidan có thể gây ra hiện tượng đau họng, ăn uống và nuốt trở nên khó khăn. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn máu, viêm hô hấp, viêm cầu thận,…
Viêm amidan có các triệu chứng tương tự với các bệnh lý hô hấp khác. Do đó người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị đúng cách.
Dấu hiệu viêm amidan là gì? Các thể amidan thường gặp
Viêm amidan thông thường thường được chia làm hai thể gồm:
Viêm amidan cấp tính là dạng viêm amidan xuất hiện ở nhiều ở đối tượng trẻ em từ 3-4 tuổi trở lên. Triệu chứng bệnh là vùng amidan bị sưng đỏ, tiết ra nhiều dịch. Đây là những triệu chứng đầu khi người bệnh bị viêm nhiễm. Sau đó, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, vùng amidan có đốm trắng, vàng, nổi hạch ở cổ, có thể đau đầu, đau tai,…
Người bị viêm amidan mãn tính khi đã bước sang giai đoạn nặng của cấp tính, lặp lại nhiều lần. Các triệu chứng cũng giống viêm amidan cấp tính và tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, viêm amidan mãn tính còn có một số triệu chứng điển hình khác:
Hơi thở hôi, luôn có mùi khó chịu mặc dù vệ sinh thường xuyên.
Bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính thể trạng yếu, gầy, có thể bị sốt
Khó khăn trong việc ăn uống, nuốt
Ho khan, các cơn ho có thể kéo dài vào buổi sáng khi thức giấc
Rát họng, giọng nói có thể bị ảnh hưởng
Một số trẻ nhỏ bị viêm amidan có thể quấy khóc, thở khò khè, ngáy ngủ.
Một số trường hợp ở giai đoạn nặng, viêm amidan sưng to, chèn ép họng.
Khi nào người bệnh nên tới bác sĩ ngay lập tức?
Một số trường hợp viêm amidan có các biểu hiện viêm amidan sau, bạn nên tới bác sĩ ngay lập tức:
Người bệnh có các dấu hiệu trên hoặc một số dấu hiệu đặc biệt khác nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Amidan là nơi có cấu trúc nhiều khe nhỏ, các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng tấn công. Do đó, một số nguyên nhân gây ra viêm amidan:
Người bệnh bị nhiễm một số loại virus như virus cúm, adenoviruses, herpes simplex,…
Người bệnh đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý về đường hô hấp
Vệ sinh đường hô hấp kém
Tiêu thụ các thực phẩm ảnh hưởng tới đường hô hấp như nước đá, kem, bia,…
Tác nhân môi trường: ô nhiễm, khói bụi
Yếu tố thời tiết thay đổi đột ngột
Đối tượng nào có nguy cơ mắc phải viêm amidan?
Bệnh viêm amidan là một bệnh lý khá phổ biến, tỷ lệ người bệnh mắc vô cùng lớn. Đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là trẻ em, người có đường hô hấp yếu, dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh. Thông thường, bệnh chỉ gây nên những vấn đề nhỏ như đau rát, khó chịu chứ không nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh khi mới phát triển hoàn toàn có thể điều trị và kiểm soát bằng cách giảm các nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi tác, các tác nhân môi trường cũng khiến bệnh viêm amidan phát triển.
Phòng ngừa bệnh viêm amidan như thế nào?
Amidan không phải là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng những thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày.
Tai mũi họng là các bộ phận liên kết trực tiếp với nhau, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Do đó, người bệnh cần vệ sinh tai mũi họng hằng ngày sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh. Nên súc miệng nước muối hằng ngày để vệ sinh họng đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
Để phòng ngừa viêm amidan, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các thức ăn, đồ uống lạnh có thể gây đau họng, viêm họng. Người bệnh hãy ăn đồ ăn nấu chín, nóng. Ngoài ra, các loại rau xanh, trái cây giúp bổ sung nguồn vitamin dồi dào, tăng cường khoáng chất, nâng cao miễn dịch chống lại vi khuẩn.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh viêm amidan, cần lưu ý không dùng chung đồ dùng sinh hoạt như cốc nước, bàn chải với người bị bệnh viêm amidan.
Hãy tạo một môi trường sống sạch sẽ, trong lành để tránh các tác nhân gây bệnh. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh xa thuốc lá, khói thuốc lá, làm ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm tránh khô ráo và bụi bẩn tấn công.
Thông thường, người bệnh khi có các dấu hiệu, triệu chứng viêm amidan nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán về tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ khám bệnh bằng cách soi chiếu vào vùng amidan, tìm ra ổ nhiễm khuẩn. Đồng thời thăm khám phần cổ xem người bệnh có nổi hạch và các dấu hiệu khác không.
Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu, dịch tiết để xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn.
Cách điều trị viêm amidan được chỉ định tùy thuộc vào tính trạng bệnh của người bệnh. Bệnh nhân ở giai đoạn đầu, các triệu chứng nhẹ hoàn toàn có thể điều trị không cần dùng thuốc. Người bệnh cải thiện bằng các thói quen sinh hoạt, ăn uống đúng như phần phòng ngừa viêm amidan. Nguyên nhân gây ra viêm amidan ở những bệnh nhân này hầu như chỉ do cảm cúm hoặc virus cúm gây ra, khó thể tự khỏi trong thời gian ngắn.
Đối với bệnh viêm amidan ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng hai biện pháp.
Các ổ viêm nhiễm amidan cần được dùng kháng sinh để chữa viêm sưng. Thuốc kháng sinh trong trường hợp này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc tránh gây các tác dụng phụ.
Bệnh nhân cũng nên khám bệnh định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh, có phương pháp điều trị phù hợp.
Phẫu thuật viêm amidan hay cắt amidan là kỹ thuật dùng cho bệnh nhân viêm amidan mãn tính, tái lại nhiều lần và có các triệu chứng nặng. Đối tượng không còn hiệu quả với các biện pháp điều trị khác hoặc có các biến chứng nặng như viêm họng, khó thở, khó nuốt,…thường sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp này.
Bệnh nhân cần được chẩn đoán, khám bệnh để xác định tình trạng bệnh, đủ điều kiện sức khỏe mới có thể thực hiện biện pháp này.
Ngoài các phương pháp Tây y thông thường, người bị viêm amidan cũng có thể áp dụng Đông y vào trong liệu trình điều trị viêm amidan. Các thảo dược tự nhiên hay các nguyên liệu trong ăn uống hằng ngày cũng là những cách trị viêm amidan tại nhà đơn giản, hiệu quả.
Người bị viêm amidan có thể dùng mật ong, nước cốt chanh, nghệ, sữa,… một cách an toàn, hiệu quả trong điều trị viêm amidan.