Video Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Môi Trường / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

5 Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Môi Trường.

Môi trường trên thế giới đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Chưa bao giờ việc ô nhiễm môi trường lại nóng lên đến thế trong những năm gần đây. Dân số thế giới càng đông, các hoạt động diễn ra càng nhiều nhưng ý thức lại không được cải thiện gây nên những tác động xấu lên môi trường. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường có thể kể đến như cá chết hàng loạt, nhiều loài động vật có nguy cơ rơi vào tiệt chủng do môi trường sống bị ảnh hưởng, băng tan hai cực làm nước biển dâng lên đe dọa một số hòn đảo sẽ bị “nuốt chửng” hay chỉ đơn giản là tình trạng ngập lụt khi mưa tới, bệnh ung thư ngày càng nhiều người mắc phải,… và còn rất nhiều những hậu quả nữa mà không thể kể hết.

1. Do chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.

Trong nước có rất nhiều khu công nghiệp được xây dựng để hưởng ứng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các khu công nghiệp lại chưa được đầu tư đúng cách, hiệu quả làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn do các hoạt động xả thải của chúng. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động đỏ và việc cấp bách là tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Chung tay bảo vệ môi trường

Các khí thải dày đặc được thải ra môi trường không khí gây ô nhiễm.

Bên cạnh đó, Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút nguồn vốn này. Chính vì vậy, FDI đã gây nên những tác hại rất lớn đối với môi trường, ví dụ: xả thải của công ty Vedan, Miwon, sự cố biển do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhà máy giấy gây ô nhiễm ở Hậu Giang… Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng và lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

2. Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

Nền kinh tế phát triển dẫn đến ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, để đảm bảo mùa vụ người dân đã quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng. Phun lượng lớn các hóa chất vào các loại cây trồng không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khi tiêu dùng sản phẩm mà còn gây ô nhiễm môi trường đất khi một lượng lớn thuốc không được cây trồng hấp thụ hết.

Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được sử dụng bừa bãi gây ô nhiễm nguồn đất.

Theo bộ tài nguyên môi trường, hiện tượng thoái hóa, ô nhiễm đất đang làm ảnh hưởng đến 50% diện tích đất toàn quốc, trong đó phần lớn là nhóm đất đồi núi nằm ở các khu vực nông thôn. Một số loại hình thoái hóa đất đang diễn ra trên diện rộng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, ví dụ như rửa trôi, xói mòn, hoang hóa, phèn hóa, mặn hóa, khô hạn, ngập úng, lũ quét và xói lở đất. Trong đó, việc sử dụng bất hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất và xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề ô nhiễm đất ở nông thôn. Đáng báo động hiện nay là tình trạng lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp.

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm cho nền kinh tế nước ta phát triển, nhiều cơ sở sản xuất lớn ra đời phục vụ nhu cầu sử dụng các sản phẩm vật chất ngày càng lớn của người dân. Chính điều này làm tiền đề cho sự gia tăng một lượng lớn rác thải rắn bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v… Theo báo cáo năm 2004 về chất thải rắn thì trên cả nước có khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%.

Rác thải mỗi ngày thải ra môi trường với số lượng lớn gây ô nhiễm đất, nước và không khí.

Nguồn gốc chất thải rắn có thể từ sinh hoạt của người dân, từ các khu công nghiệp hay từ các cơ sở y tế. Có thể nói, do một thời gian dài trước đây chúng ta chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Chất thải thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Ví dụ điển hình như: Khu vực xã Thạch Sơn, Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thị trấn Mỹ Đức thành phố Hải Phòng, một số khu vực tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật, v.v…

4. Do bụi, khói,…

Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Tình trạng, khói bụi bay mù mịt rất thường xảy ra tại các thành phố lớn, nơi tập trung các khu công nghiệp, có mật độ xe cộ đông đúc. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học về các chất khí thải xe cơ giới, khói bụi gây ô nhiễm không khí vào những tháng ít mưa có tính a-xít. Khói bụi có tính a-xít tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài.

Bụi mịn là yếu tố gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất, nó có kích thước rất nhỏ vì thế chúng tồn tại rất lâu trong không khí và phát tán rất xa. Mũi và đường hô hấp trên chỉ có khả năng loại các hạt bụi có kích thước lớn hơn 2,5 mm, nên bụi mịn dưới kích thước này xâm nhập rất sâu vào phổi, thậm chí vào máu gây nên một số bệnh về hô hấp hay các loại bệnh như vô sinh, tim mạch rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Bụi, khói là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm bầu không khí.

5. Thiếu sót trong khâu quản lý của nhà nước.

Để tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì trách nhiệm từ phía các cơ quan chức năng là không thể chối bỏ. Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về môi trường còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu; hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước chưa cao, đặc biệt trong phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Các hoạt động bao che, tham ô hối lộ để bỏ qua các hành động sai trái của các đơn vị vi phạm đã vô tình làm cho môi trường bị ô nhiễm đến mức khó có thể phục hồi được. Các cơ quan chức năng cần có các biện pháp cụ thể và cấp thiết để có thể giảm thiểu tối đa những tác nhân gây ô nhiễm môi trường đồng thời đánh thức ý thức trách nhiệm của từng người dân trong công cuộc bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

Có thể nhận thấy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính là do con người. Chính những hoạt động trong cuộc sống và sản xuất đã làm cho môi trường trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thấy rõ ràng những thực trạng, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường để tìm ra các giải pháp tốt nhất để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm nếu không thế hệ con cháu chúng ta sẽ không còn một trái đất để sinh sống. Chúng ta phải có cái nhìn trực diện vào vấn đề từ đó thay đổi thói quen, hành vi, nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với môi trường để có thể đảm bảo cho chúng ta và thế hệ sau được sống, tồn tại và phát triển.

Tags: nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước, hậu quả ô nhiễm môi trường, nguyên nhân ô nhiễm môi trường rác thải, ô nhiễm môi trường trên thế giới, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường là gì, nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất, nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở đô thị và nông thôn

Ô Nhiễm Môi Trường Biển Là Gì? Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Biển

Ô nhiễm môi trường biển là gì? Khái niệm

Do đó việc nguồn nước biển bị ô nhiễm sẽ làm hại các loài sinh vật sống dưới biển, gây nguy cơ tuyệt chủng cao. Kéo theo hệ sinh thái, cảnh quan ở dưới đại dương cũng bị ảnh hưởng không còn đa dạng nữa.

Ô nhiễm môi trường biển không chỉ là vấn đề cấp bách và nan giải ở Việt Nam mà còn là tình trạng đáng báo động trên cả toàn Thế Giới. Việc nguồn nước biển bị ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dưới biển bị ảnh hưởng và có thể bị tuyệt chủng.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển là gì?

Để nói về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển thì rất nhiều. Tình trạng ô nhiễm này có nguyên nhân chính là những hoạt động phát triển về kinh tế nhất là từ các nguồn thải công, nông nghiệp, vận tải biển. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

Nguyên nhân tự nhiên

+ Do sự bào mòn, sạt lở núi đồi gây ra, đất đá rơi xuống biển.

+ Sự phun trào dung nham của núi lửa dưới lòng đáy biển gây ra các hiện tượng làm các loài sinh vật biển chết hàng loạt. Khiến cho nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

+ Do triều cường nước dâng cao vào sâu trong đất liền gây nên ô nhiễm sông ngòi.

+ Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, có cả chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng khác,…

+ Do sự phun trào núi lửa làm bụi khói bốc lên cao, khi gặp mưa theo nước mưa rơi xuống đất.

+ Do hiện tượng băng tan.

Nguyên nhân do con người

+ Con người dùng chất nổ, điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản sẽ khiến nhiều sinh vật biển chết hàng loạt. Có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng một số loài sinh vật. Ngoài ra do việc khai thác này khó mà kiểm soát được nên xác của các sinh vật biển còn sót lại trên biển sẽ bị phân hủy và gây ô nhiễm cho môi trường nước biển.

+ Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn và các rạn san hô chưa được bảo tồn dẫn đến làm mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển, mất đi môi trường sống của một số loài vật lưỡng cư.

+ Khai thác dầu cũng là nguyên nhân làm nước biển bị ô nhiễm. Sự cố tràn dầu của các tàu thuyền đánh bắt cũng gây nên những hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp nông nghiệp,… chưa qua xử lý từ các nhà máy sản xuất hoặc khu đô thị đổ thẳng ra sông rồi theo dòng chảy ra biển làm ô nhiễm đại dương.

+ Do việc nuôi thủy hải sản ở ven biển của nhà nước, công ty, doanh nghiệp tư nhân cùng với sự phát triển kinh tế cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nước biển từ các chất thải của hoạt động này gây ra.

Ô nhiễm môi trường biển gây ra hậu quả gì?

Không chỉ gây ra những biến đổi không tốt cho hệ sinh thái mà ô nhiễm biển còn khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vì sao?

Kinh tế đi xuống

Tài nguyên biển chính là nguồn sống chính của các ngư dân đánh bắt. Một khi tài nguyên bị giảm ắt sẽ kéo theo tài chính của ngư dân cũng bị ảnh hưởng theo. Đây là một bài toán kinh tế khó giải cho Chính Phủ Việt Nam.

Gây hại cho hệ sinh thái biển

Đây là hậu quả trực tiếp mà đại dương phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường. Sự sống của các loài sinh vật biển bị đe dọa, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng cao. Hiện nay đã có hơn 100 loài sinh vật biển ở Việt Nam được liệt vào danh sách đỏ cần bảo tồn gấp, số lượng cá thể loài đã giảm quá nhiều ở mức rất báo động.

Nguồn lợi từ biển mất đi

Hiện nay, sản lượng hải sản đã giảm đi, cụ thể năng suất nuôi tôm chỉ còn 80kg/ha/vụ, trung bình sản lượng hải sản khai thác được chỉ bằng 1/20 so với lúc trước.

Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thủy hải sản mà ô nhiễm biển và đại dương còn khiến ngành du lịch biển bị ảnh hưởng nặng nề, giảm sức hút với du khách.

Biện pháp khắc phục

Nếu không thể kiểm soát được nguyên do từ thiên nhiên thì chúng ta sẽ giải quyết các tác động từ con người:

Xử phạt nghiêm khắc với các hành vi khai thác thủy hải sản vô tổ chức.

Tích cực tuyên truyền giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường

Đầu tư thêm vào các ngành nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh thái biển.

Siết chặt và kiểm soát các hoạt động khai thác trên biển như: đánh bắt thủy hải sản, khai thác dầu, than,…

Nghiêm cấm và xử phạt nặng các hành vi sử dụng chất nổ, điện, thuốc độc,… trong các hoạt động đánh bắt hải sản.

Đưa ra các quy định chặt chẽ để bảo vệ Môi trường nước như thu lệ phí xả thải, phạt nặng các hành vi xả thải xuống biển chưa qua xử lý,…

Và qua bài viết này, mình hy vọng mọi người sẽ nâng cao nhận thức về tình trạng ô nhiễm môi trường biển và tìm biện pháp để bảo vệ chúng.

Đánh Giá Bài Viết

Ô Nhiễm Môi Trường Biển Là Gì? Nguyên Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển

hotline

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là một hiện tượng nước biển bị nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến làm thay đổi tính chất tự nhiên. Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số sinh hóa của nước biển, gây hại cho sinh vật sống trên biển và sức khỏe con người.

Ô nhiễm môi trường biển là gì

Do đó việc nguồn nước biển bị ô nhiễm sẽ làm chết các loài sinh vật sống dưới biển, gây nguy cơ tuyệt chủng cao. Kéo theo hệ sinh thái, cảnh quan dưới đại dương cũng bị ảnh hưởng không còn đa dạng nữa.

Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về tình trạng ô nhiễm rác thải biển, nhất là rác thải nhựa. Hiện tượng ô nhiễm môi trường biển ở nước ta có quy mô rộng khắp 28 tỉnh thành ven biển, chẳng hạn như ô nhiễm môi trường biển ở Nha Trang, ô nhiễm môi trường biển ở Quảng Ngãi, ô nhiễm môi trường biển ở Đà Nẵng, những sự cố ô nhiễm ở vùng biển miền Trung,… Đây là một thách thức lớn của nền kinh tế biển Việt Nam.

Không chỉ riêng Việt Nam mà vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực và các quốc gia trên thế giới cũng đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nguồn tài nguyên bị khai thác ngày càng cạn kiệt, môi trường biển ở nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động cao, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng, làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế – xã hội ở nhiều quốc gia khác nhau.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển là gì?

Để nói đến nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển thì rất nhiều. Tình trạng ô nhiễm này chính là những hoạt động phát triển về kinh tế nhất là từ các nguồn thải công, nông nghiệp, vận tải biển. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển

Nguyên nhân tự nhiên

+ Sự phun trào dung nham của núi lửa dưới lòng đáy biển gây ra những hiện tượng làm các loài sinh vật biển bị chết hàng loạt. Khiến cho nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

+ Do sự bào mòn, sạt lở núi đồi gây ra.

+ Do triều cường nước dâng cao vào sâu trong đất liền gây ô nhiễm sông ngòi.

+ Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, có cả chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng khác,…

+ Do sự phun trào núi lửa làm bụi khói bốc lên cao, khi mưa theo nước mưa rơi xuống đất.

+ Do hiện tượng băng tan.

Nguyên nhân do con người

+ Con người dùng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản sẽ khiến nhiều sinh vật biển chết hàng loạt. Nó có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng một số loài sinh vật. Ngoài ra thì do việc khai thác này khó mà kiểm soát được nên xác của các sinh vật biển còn sót lại trên biển sẽ bị phân hủy và gây ô nhiễm cho nguồn nước biển.

+ Những vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các rạn san hô chưa được bảo tồn dẫn đến làm mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển, làm mất đi môi trường sống của một số loài vật lưỡng cư.

+ Khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Sự cố tràn dầu của các tàu thuyền đánh bắt hải sản cũng gây nên những hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Các chất thải sinh hoạt, nước thải từ công nghiệp nông nghiệp,… chưa qua xử lý từ các nhà máy sản xuất hoặc khu đô thị đổ ra sông theo dòng chảy ra biển làm ô nhiễm đại dương.

+ Do việc nuôi trồng thủy hải sản ở ven biển của nhà nước, công ty, doanh nghiệp tư nhân cùng với sự phát triển kinh tế cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nước biển từ các chất thải của hoạt động gây ra.

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển và đại dương gây nên những hậu quả nặng nề cho các hệ sinh thái, con người và nền kinh tế của Việt Nam.

Làm giảm nguồn lợi từ biển

Nguồn lợi từ hải sản bởi hậu quả của việc ô nhiễm môi trường biển làm cho lượng hải sản giảm đi 16%, năng suất nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn hiện nay chỉ còn 80kg/ha/vụ, thủy sản khai thác cũng ít đi chỉ thu được bằng 1/20 so với trước đây.

Làm giảm nguồn lợi từ biển

Ngoài ra môi trường biển ô nhiễm còn làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của ngành du lịch biển, làm giảm sức hút với du khách quốc tế.

Đe dọa đến hệ sinh thái biển

Ô nhiễm môi trường biển chính là tác động trực tiếp đến hệ sinh thái vùng biển. Làm những loài sinh vật biển quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cụ thể hiện nay có đến hơn 100 loài hải sản ở vùng biển nước ta có nguy cơ tuyệt chủng dưới tác hại của việc ô nhiễm môi trường biển và đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.

Ảnh hưởng đến kinh tế của người dân

Kinh tế của hàng triệu ngư dân vùng biển bị ảnh hưởng cũng là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc đại dương bị ô nhiễm gây nên. Bởi tài nguyên biển chính là nguồn thu nhập chính của ngư dân.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

+ Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản như than, dầu mỏ, thủy hải sản,… Nghiêm cấm sử dụng thuốc nổ, hóa chất độc hại trong khai thác và đánh bắt.

+ Xử phạt nặng đối với những hành vi khai thác bừa bãi.

+ Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.

+ Đầu tư thích đáng vào các ngành khoa học nghiên cứu và hệ sinh thái biển.

+ Đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác,…

Xem Thêm:

Hy vọng qua bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường biển, bảo vệ sinh vật biển, không để các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Các Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, người dân cả nước đã chứng kiến sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội, mức sống của người dân ở nhiều nơi được cải thiện rõ rệt. Các khu đô thị, nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, song song với việc phát triển về kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng gây rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội và gây ra những tác hại không nhỏ đến con người, sinh vật và thiên nhiên.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay?

Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta hiện nay:

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Ở Việt Nam, vấn đề này đang được dư luận đặc biệt quan tâm và cũng gây không ít bức xúc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến không khí bị ô nhiễm, nhưng các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu ở nước ta hiện nay.

Các quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ nông nghiệp và nông nghiệp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

Nguồn gây ra ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Hoạt động giao thông vận tải cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.

Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.

Ngoài nguyên nhân về công nghiệp và giao thông vận tải, tình trạng ô nhiễm không khí còn có một số nguyên nhân khác như nguyên nhân tự nhiên, sinh hoạt…

Ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí.

Ngoài ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên ô nhiễm môi trường nước.

Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ.

Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…

Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.

Các loại chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon…, các loại chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,…), các loại chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ… là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất ở nước ta.

Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.

Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật. Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS…). Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật…

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.

Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ.