Vi Sao Yeu / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vi Tảo Là Gì? Tác Dụng Ra Sao?

4.3

/

5

(

47

bình chọn

)

Vi kim tảo biển hay còn được gọi là phương pháp thay da (Peel da vật lý) được các chuyên gia đầu ngành về da liễu đánh giá đặc biệt an toàn, vi kim tảo biển là một trong những phương pháp thay da vật lý có thể áp dụng với nhiều loại da, dễ sử dụng và có chi phí thấp nhất trong các phương pháp làm đẹp hiện đại.

Vi kim tảo biển mang tính đột phá khi sử dụng những đầu kim silic siêu nhỏ, cùng lực massage để tạo ra những vi tổn thương trên da nhằm kích thích sản sinh colagen, kích hoạt cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể. Các đầu kim có kích thước rất nhỏ nên không thể phá vỡ các mô và làm thay đổi cấu trúc sâu bên trong của da nên đặc biệt an toàn cho người sử dụng.

Cơ chế hoạt động của vi kim tảo biển

Cơ chế hoạt động của vi kim tảo biển

Vi kim tảo biển hoạt động theo nguyên lý vật lý vận dụng lực massage tác động lên bề mặt da. Nguyên lý hoạt động của vi kim tảo biển nano là sử dụng các tinh thể silic nano siêu nhỏ, mảnh, cứng cùng kỹ thuật massage tác động lên hệ bạch huyết, tạo năng lượng nhiệt kích thích hệ tuần hoàn vận động, đồng thời tăng tốc độ sừng hóa tế bào, có nghĩa là thúc đẩy quá trình di chuyển của tế bào da từ lớp đáy cho đến khi lên bề mặt da và bong ra ngoài. Để tối ưu hóa hoạt động của tảo silic và dẫn tảo đi sâu xuống dưới da thì cần có sự hỗ trợ của dung dịch hoạt hóa (Spiccule X), với thành phần peptide cùng với các chiết xuất tế bào thực vật như: Tảo silic Hàn Quốc, trà xanh, mướp đắng, cam thảo, rau má… sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cho da và kích thích sản sinh collagen từ đó giúp tăng độ đàn hồi và trẻ hoá làn da.

Với nguyên lý hoạt động đơn giản như thế thì tác dụng của vi kim nano là gì? có mang lại hiệu quả cao hay không? đây là điều mà tất cả chúng ta đều thắc mắc.

Sau khi nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sử dụng diện rộng tại Việt Nam nhiều chuyên gia, chủ spa và những tín đồ đã áp dụng phương pháp làm đẹp này, tất cả đều không thể phủ nhận những tác dụng điều trị sau của vi kim tảo biển:

Vi kim tảo biển điều trị nám da hiệu quả

Làm mờ và loại bỏ các vùng da bị chứng rối loạn sắc tố như da sạm, da nám và da bị tàn nhang…

Loại bỏ các ổ mụn cùng bã nhờn và vi khuẩn gây mụn, làm thông thoáng và se khít lỗ chân lông.

Làm sạch sâu các lỗ chân lông, đào thải các độc tố dưới da như: chì, thủy ngân, trung hòa tác hại của các kim loại nặng…

Kích thích sự sản sinh Collagen và Elastin làm đầy các tổn thương da và tăng độ đàn hồi da, chống bị chảy xệ da, chống các nếp nhăn.

Rút ngắn chu kỳ tái tạo da từ 28–30 ngày xuống chỉ còn từ 3–7 ngày giúp nhanh chóng có một làn da mới khỏe mạnh hơn nhờ việc cung cấp dưỡng chất cho da mới qua serum.

Vi kim tảo biển mang lại nhiều hiệu quả như thế vậy cách sử dụng vi kim tảo biển là gì, có phức tạp và khó thực hiện không? Đó là hoàn loạt câu hỏi mà những tín đồ làm đẹp đang quan tâm. Để các bạn hiểu rõ nhất cách sử dụng vi kim tảo biển là gì Larian plus sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật các bước thực hiện tại nhà cũng như tại spa.

Đối với việc có nên thực hiện vi kim tảo biển tại nhà không? Đây là phương pháp làm đẹp cần thực hiện đúng liều lượng, lực tác động để massage với từng loại da khác nhau. Nếu như chưa hiệu rõ tình trạng da của mình sử dụng vi kim tảo biển tại nhà có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như nổi mụn, làn da không cải thiện hoặc mua phải sản phẩm vi kim tảo biển không rõ nguồn gốc xuất xứ, vậy nên chúng tôi khuyên bạn nên ra Spa/ TMV để được ứng dụng công nghệ vi kim tảo biển có uy tín, chính hãng và được thăm khám tình trạng da trước khi thực hiện thay vì mua sản phẩm về làm tại nhà.

Quy trình vi kim tảo biển tại Spa được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Soi da kiểm tra tình trạng của khách hàng Bước 2: Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt rửa sạch bụi bẩn và bã nhờn tạo độ thông thoáng cho lỗ chân lông Bước 3: Sát khuẩn bằng thuốc đỏ, nước muối sinh lý Bước 4: Pha dung dịch hoạt chất và bột tảo theo đúng tỉ lệ Bước 5: Tiến hành massage từ 2 bên má, mũi và cằm,vùng trán,trong thời gian từ 15-20 phút tuỳ theo từng tình trạng da. Bước 6: Sau khi massage toàn bộ mặt, kĩ thuật viên sẽ bôi 1 lớp kem giảm sưng đỏ, kháng viêm sau đó đi điện di lạnh hoặc đắp mặt nạ chuyên dụng. Note: Sau khi làm vi tảo 4-5 h sau mới rửa mặt lại và bôi bổ sung tế bào gốc.

Tại nhà sử dụng tế bào gốc bôi ngày 2-3 lần sau khi vệ sinh mặt sạch. Sau 3 ngày bôi serum và kem chống nắng.

Vì Sao Phi Kim Vi Điểm Ngày Càng Có Sức Hút?

Nói đến phi kim vi điểm chắc hẳn ai cũng biết đây là phương pháp giúp hồi phục tổn thương, tăng sinh collagen giúp “tái sinh” khỏe mạnh. Tuy trên thị trường có rất nhiều phương pháp làm đẹp tương tự thế nhưng phi kim vi điểm vẫn được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Thế nào là phi kim vi điểm?

Phi kim vi điểm trị mụn là phương pháp sử dụng thiết bị chuyên dụng có gắn đầu kim siêu nhỏ. Dưới tác dụng của dòng điện, những điểm kim này sẽ di chuyển lên xuống liên tục giúp tạo ra những vết thương giả trên làn da nhằm kích thích cơ chế tự chữa lành của làn da một cách nhanh hơn, mang lại hiểu quả cao chỉ sau 1 liệu trình duy nhất.

Việc kết hợp các tinh chất được chiết xuất kì công từ thiên nhiên sau khi thực hiện phi kim vi điểm cũng vô cùng quan trọng trong quá trình trị liệu da. Thông qua đường dẫn là các vệt thương, tinh chất sẽ dễ thẩm thấu vào làn da hơn, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp da luôn khỏe đẹp và đầy đủ độ ẩm.

Phi kim vi điểm tốt như thế nào?

Phi kim vi điểm tuy không yêu cầu, đòi hỏi cầu kì về mặt kĩ thuật như các phương pháp trị liệu da khác nhưng mang lại hiệu quả không hề thua kém chút nào.

Việc phi kim vi điểm giúp làn da trẻ hóa và căng mịn đã được giới y khoa công nhận là phương pháp làm đẹp hữu hiệu, có thể dùng để điều trị hiệu quả các bệnh lý về da. Phương pháp này không những không kén đối tượng mà ngay cả những ai có làn da đẹp sẵn thì hiệu quả cũng không vì thế mà giảm đi.

Phi kim vi điểm có gây đau không?

Phi km vi điểm trên da không gây đau đớn, da phục hồi rất nhanh và đặc biệt các đầu kim siêu nhỏ không hề gây ra quá nhiều cảm giác khó chịu lên làn da của chúng ta như các phương pháp lăn kim thông thườn. Do đó, trong khi thực hiện dịch vụ chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn thoải mái và cảm nhận từng thay đổi trên làn da của mình.

Điều trị phi kim sau bao lâu mới có hiệu quả?

Để có hiệu quả rõ ràng bạn nên kiên trì chăm sóc làn da từ 3-6 tháng điều trị phi kim vi điểm. Kết quả đầu tiên có thể nhìn thấy sau 1-2 tháng, ví dụ như độ sáng của da. Nhưng đối với những vết sẹo lớn, bạn phải thật sự kiên nhẫn. Chúng ta phải dành thời gian cho làn da đổi mới, phục hồi và tái sinh thật mạnh mẽ theo cơ chế riêng của nó.

Địa điểm phim kim vi điểm an toàn và hiệu quả

Một điều đáng lo ngại khi sử dụng phương pháp phi kim vi điểm chính là, cơ sở thẩm mỹ không đáp ứng đúng quy trình vệ sinh vô trùng. Điều này sẽ để lại hậu quả rất khủng khiếp cho làn da người thực hiện như: viêm nhiễm, nhiễm trùng và thậm chí gây hoại tử cho da.

Sự Khác Biệt Giữa Vi Khuẩn Và Vi Rút

Khi một ai đó bị ốm sốt, mọi người thường nghĩ ngay tới tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút. Bởi vì các bệnh do vi khuẩn hay vi rút xảy ra rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và biểu hiện các mức độ khác nhau từ nhẹ, thậm chí không có biểu hiện đến biểu hiện rất nặng. Mặc dù chúng ta đã nghe không ít về vi khuẩn và vi rút, tuy nhiên trên thực tế chúng đều không thể quan sát được bằng mắt thường, do vậy không dễ để hiểu tường tận về vi khuẩn và vi rút. Vấn đề quan trọng là cần nắm được những điểm khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn và vi rút.

Vi khuẩn có thể phát hiện được trong các cơ thể sống và bên ngoài môi trường. Chúng là các vi sinh vật sống được biết đến với các tên: sinh vật nhân sơ, sinh vật đơn bào. Vi khuẩn là nhóm sinh vật đơn bào không có nhân chiếm số lượng đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau, hình que, hình cầu, hình xoắn, một số còn có lôi roi giống như chiếc đuôi giúp chúng di chuyển. Đa phần mọi người sẽ cho rằng sự hiện diện của vi khuẩn là mối hại cho con người, như việc chúng gây ra đủ thứ bệnh tật, ung nhọt, nhiễm trùng vết thương, vết mổ, vân vân. Nhưng thực tế chúng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Có hàng trăm loại vi khuẩn có lợi khác nhau sống trong đường ruột của chúng ta. Chúng giúp tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, và còn đóng vai trò miễn dịch. Vi khuẩn ở đại tràng còn giúp tổng hợp vitamin K nữa. Các vi khuẩn trong môi trường giúp đất đai màu mỡ hơn, giúp tạo nên các loại phân bón vi sinh để cải tạo đất.

Cấu trúc vi rút cúm – Nguồn: CDC Hoa Kỳ

Có một số khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn và vi rút mà chúng ta cần nắm được. Kích thước của vi rút nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần. Không giống như vi rút chỉ được coi là các cấu trúc hữu cơ thông qua tương tác với các cơ thể sống khác để sống sót và nhân lên, vi khuẩn là các tổ chức sống có khả năng sinh sản thông qua quá trình sinh sản vô tính còn gọi là sinh sản phân đôi. Trong khi vi rút chỉ có vỏ protein, không có vách tế bào hay ribosom, còn vi khuẩn có ribosom và vách cứng tạo thành bởi peptidoglycan. Trong khi ARN và ADN của vi rút được bao trong vỏ protein, thì vật liệu di truyền của vi khuẩn lại trôi nổi trong bào tương. Bào tương của vi khuẩn được tạo thành bởi các enzyme, các chất dinh dưỡng, chất thải, và khí được bao trong vách tế bào và màng tế bào.

Cấu trúc vi khuẩn chúng tôi – Nguồn: Internet

Các vi khuẩn có thể đem đến lợi ích, còn các vi rút nhìn chung không có lợi ích gì; một số được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ gen. Ngoài ra, một số nghiên cứu được tiến hành đã chỉ ra rằng có một loại vi rút đặc biệt có thể được sử dụng để phá hủy các khối u trong não. Mặc dù cả vi rút và vi khuẩn đều gây bệnh, tuy nhiên nhiễm trùng do vi khuẩn đa phần là nhiễm trùng khu trú tại một hay một vài vị trí trên cơ thể, trong khi vi rút thường gây nhiễm trùng toàn thân. Các bệnh gây ra do vi khuẩn phần lớn có thể điều trị được bằng kháng sinh. Tuy nhiên kháng sinh lại chẳng diệt được vi rút hay giúp ích gì trong điều trị các bệnh do vi rút. Các thuốc kháng vi rút thường dùng để điều trị một bệnh cụ thể do vi rút và chỉ giúp làm giảm quá trình nhân lên của vi rút. Một số bệnh do vi rút có thể ngăn ngừa bằng vắc xin.

DIỀU GIẤY (sưu tầm)

Bàn Về Hành Vi Pháp Luật Và Hành Vi Đạo Đức

Một là hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là những hành vi phổ biến nhất trong đời sống xã hội. Có thể nói, trong các hành vi xã hội của con người thì hành vi đạo đức và hành vi pháp luật chiếm tỉ trọng lớn nhất. Từ những xử sự trong gia đình, trường học cho đến các xử sự nơi làm việc hay khi tham gia vào bất cứ quan hệ xã hội nào, phần nhiều trong đó đều là những hành vi pháp luật, hành vi đạo đức.

Hai là hành vi pháp luật và hành vi đạo đức đều mang tính chất lịch sử xã hội. Qua mỗi thời kì lịch sử, con người có những hành vi khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau, công cụ, phương tiện hỗ trợ khác nhau… Mặt khác, qua các thời kì lịch sử khác nhau, nội dung pháp luật và đạo đức cũng có sự thay đổi, bởi vậy, có hành vi thời kì này được coi là chúng tôi hành vi pháp luật nhưng thời kì khác lại không phải là hành vi pháp luật, có hành vi thời kì này là hành vi hợp pháp, thời kì khác lại bị coi là hành vi trái pháp luật. Điều này cũng hoàn toàn tương tự đối với hành vi đạo đức. Chẳng hạn, ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, trong số hành vi pháp luật không có hành vi mua bán các loại chứng khoán; tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, hành vi này ngày càng trở nên phổ biến. Trước đây, để thực hiện hành vi kí kết hợp đồng, các chủ thể phải trực tiếp gặp gỡ nhau bàn bạc, thoả thuận, đi đến thống nhất và kí kết, ngày nay nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật, hành vi “thương mại điện tử” dần trở thành quen thuộc với mọi người. Hai là chủ thể của hành vi

Chủ thể của hành vi pháp luật là người có năng lực hành vi pháp luật. Tùy từng hành vi pháp luật cụ thể, pháp luật có các quy định tiêu chuẩn năng lực cụ thể để thực hiện hành vi đó. Thông thường, một người được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có sự hoàn thiện về thể chất, đủ sức khỏe để thực hiện hành vi, có trạng thái thần kinh bình thường, nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, đạt đến độ tuổi nhất định do pháp luật quy định.

Chủ thể của hành vi đạo đức cũng phải là người có năng lực hành vi đạo đức. Tuy nhiên, năng lực hành vi đạo đức xuất hiện rất sớm, nó xuất hiện ngay từ khi con người thực hiện những hành vi có ý thức đầu tiên. Khi em bé bắt đầu biết nhận thức về những phạm trù đạo đức sơ đẳng nhất là lúc hành vi của nó được xem xét, đánh giá dưới góc độ đạo đức, theo phương châm “tre non dễ uốn” (trúc nộn dị kiểu). Như vậy, đạo đức điều chỉnh hành vi không kể tuổi tác của con người.

Ba là giới hạn của hành vi pháp luật và hành vi đạo đức

Có thể nói hành vi của con người phần lớn chịu sự điều chỉnh của pháp luật và đạo đức. Đối với mỗi người, cho dù ở đâu, bao giờ, khi nào cũng luôn phải chú ý đối nhân, xử thế sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức cũng như pháp luật. Xã hội “không thể một ngày thiếu pháp luật”,(4) nói cách khác, pháp luật chi phối hành vi hàng ngày của con người. Đạo đức là yếu tố tinh thần không thể tách rời hành vi của con người, không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người. Chính vì vậy, việc xác định ranh giới giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là hết sức khó khăn.

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng việc xác định hành vi cụ thể là hành vi pháp luật hay hành vi đạo đức chỉ có ý nghĩa tương đối. Cùng hành vi, xét theo hệ thống pháp luật này là hành vi pháp luật nhưng xét theo hệ thống pháp luật khác có thể không phải là hành vi pháp luật. Điều này là do các hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức, truyền thống, tín ngưỡng… khác nhau, vì vậy, nội dung cũng như cách thức tác động của chúng đến các quan hệ xã hội là khác nhau. Chẳng hạn, theo pháp luật phong kiến Việt Nam, hành vi sinh con thứ ba trở lên không phải là hành vi pháp luật, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, hành vi này bị coi là vi phạm pháp luật.(5) Đối với hành vi đạo đức, điều này cũng hoàn toàn tương tự. Xét theo hệ thống pháp luật hay nền đạo đức nhất định, hành vi cụ thể có thể chỉ là hành vi pháp luật hoặc chỉ là hành vi đạo đức; có thể vừa là hành vi pháp luật vừa là hành vi đạo đức và cũng có thể không phải hành vi pháp luật cũng không phải hành vi đạo đức. Có những hành vi được pháp luật điều chỉnh nhưng đạo đức không điều chỉnh chúng, nói cách khác, chúng chỉ là hành vi pháp luật mà không phải là hành vi đạo đức. Những hành vi thực hiện quy trình kĩ thuật do pháp luật quy định, những hành vi thực hiện trình tự, thủ tục pháp lí… chỉ là hành vi pháp luật. Ngược lại, có những hành vi được đạo đức điều chỉnh nhưng pháp luật không điều chỉnh, những hành vi thể hiện tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, thăm hỏi nhau lúc ốm đau, giúp đỡ nhau bằng công sức, tiền bạc; những hành vi thể hiện tinh thần, tương thân, tương ái giữa con người với nhau trong cộng đồng… chỉ có thể là hành vi đạo đức.

Nhìn chung, những hành vi được pháp luật điều chỉnh thì thường cũng được đạo đức điều chỉnh, do vậy mà sự chồng lấn giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là rất lớn. Nội dung những quy định cụ thể của pháp luật và đạo đức có thể thống nhất hoặc mâu thuẫn nhau, nói cách khác, sự điều chỉnh của pháp luật và đạo đức có thể là thuận chiều cũng có thể là ngược chiều. Chính vì thế, hành vi nhất định có thể vừa hợp pháp vừa hợp đạo đức; hợp pháp nhưng không hợp đạo đức; hợp đạo đức nhưng không hợp pháp; vừa không hợp pháp vừa không hợp đạo đức. Chẳng hạn, theo các chuẩn mực pháp luật và đạo đức hiện hành ở Việt Nam, những hành vi của cha mẹ trong việc nuôi dạy, chăm sóc con cái vừa hợp pháp, vừa hợp đạo đức. Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, việc cha mẹ không tố giác hành vi phạm tội do con mình thực hiện bị coi là vi phạm pháp luật(6) nhưng xét về mặt đạo đức, hành vi này có thể được coi là phù hợp đạo đức xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong xã hội, bên cạnh các quan niệm, quan điểm, quy tắc đạo đức chung của toàn xã hội còn có đạo đức của các giai cấp, tầng lớp; đạo đức của các tôn giáo; đạo đức của các thiết chế xã hội… trong đó các quan niệm, quan điểm, quy tắc đạo đức này chưa hẳn đã thống nhất, đồng bộ với nhau. Bởi vậy, hành vi cụ thể có thể là hợp chuẩn đối với hệ thống đạo đức này nhưng lại có thể lệch chuẩn đối với hệ thống đạo đức khác. Tất nhiên, đạo đức chung của toàn xã hội, đạo đức của giai cấp cầm quyền vẫn có sức chi phối mạnh mẽ nhất đối với hành vi của các thành viên trong xã hội.

Trong giới hạn nào đó, hành vi con người có thể vừa là hành vi pháp luật, vừa là hành vi đạo đức nhưng vượt ra ngoài giới hạn đó thì chỉ là hành vi đạo đức. Chẳng hạn, trường hợp gặp người bị nạn, pháp luật chỉ buộc chủ thể phải thực hiện hành vi cứu giúp, tức là làm cho người đó thoát khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng, trong khi đó, đạo đức đòi hỏi rộng hơn nhiều, nó không chỉ yêu cầu chủ thể phải thực hiện hành vi giúp người bị nạn thoát khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng mà còn đòi hỏi chủ thể phải có những những hành vi giúp đỡ về vật chất cũng như về tinh thần khác. Trong trường hợp này, hành vi đưa người đang chới với giữa dòng nước chảy xiết vào bờ, đưa người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu… vừa là hành vi pháp luật, vừa là hành vi đạo đức nhưng những hành vi như giúp đỡ tiền bạc, động viên, an ủi, đưa về nhà chăm sóc… không còn là hành vi pháp luật, nó chỉ còn được đánh giá về mặt đạo đức. Ngược lại, hành vi nhất định nào đó có thể được đánh giá về mặt đạo đức không phụ thuộc vào tính chất và mức độ nhưng hành vi này chỉ bị đánh giá về mặt pháp luật khi tác động, ảnh hưởng ở mức độ nhất định đối với đời sống xã hội. Chẳng hạn, hành vi nói dối, hành vi “sống thử”, “sống gấp”… luôn bị đánh giá về mặt đạo đức. Tuy nhiên, những hành vi này chỉ được đánh giá về mặt pháp luật trong những trường hợp nhất định.(7) Hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ trở thành đối tượng của pháp luật khi thiệt hại mà nó gây ra ở mức độ nào đó. Người ta không cần xử lí bằng pháp luật đối với hành vi trộm cắp những tài sản nhỏ nhặt.

Pháp luật chỉ điều chỉnh các hành vi xã hội đã tồn tại một cách khách quan, phổ biến, điển hình, ổn định ở mức độ nhất định, còn đạo đức do tính chất mềm dẻo và linh động, nó điều chỉnh các hành vi xã hội ngay từ khi nó mới manh nha hình thành. Chẳng hạn, những hành vi mang thai hộ; cho, nhận trứng, tinh trùng, các bộ phận trên cơ thể người; hiến xác hoặc các bộ phận trên cơ thể sau khi chết… đầu tiên xảy ra trong đời sống được đánh giá về mặt đạo đức… Nhưng những hành vi này chỉ trở thành hành vi pháp luật khi đã trở nên phổ biến và ổn định tương đối. Tóm lại, cả pháp luật và đạo đức đều không thể điều chỉnh tất cả các hành vi con người. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những hành vi thể hiện lí trí, ý chí của chủ thể, trong khi đó, đạo đức điều chỉnh cả những hành vi chịu sự chi phối bởi tình cảm của con người.

Bốn là cơ chế tâm lí của hành vi

Như đã đề cập, hành vi của con người là hành vi có ý thức, bởi vậy, đánh giá hành vi pháp luật và hành vi đạo đức của con người không chỉ xem xét biểu hiện bên ngoài của nó mà còn cần phân tích cơ chế tâm lí của chúng. Cơ chế tâm lí của hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là quá trình rất phức tạp, nó bao gồm việc hình thành động cơ hành vi, lựa chọn và quyết định phương án hành vi, hiện thực hoá hành vi, tự đánh giá về hành vi đã thực hiện.

Khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, trên cơ sở sự hiểu biết của chủ thể cũng như thái độ, tình cảm của bản thân đối với pháp luật cũng như đạo đức xã hội, từ vốn sống, nhân cách, từ sự hiểu người, hiểu mình, sự ý thức về vị trí và vai trò của bản thân mình, xuất phát từ tình cảm của cá nhân về đối tượng của hành vi, trên cơ sở sự dự liệu về những hậu quả có thể phải gánh chịu cũng như thái độ của bản thân đối với những hậu quả đó… (gọi chung là ý thức cá nhân bao gồm tri thức, tình cảm, ý chí, động cơ, mục đích…), chủ thể tự lựa chọn cho mình phương án hành vi cụ thể. Sau khi đã quyết định lựa chọn phương án xử sự cụ thể, chủ thể hiện thực hoá sự lựa chọn đó bằng cách tiến hành hoặc không tiến hành những thao tác, cử chỉ, lời nói nhất định. Sau khi hành vi được thực hiện, các chủ thể thường có sự tự đánh giá về nó. Khi đó, về mặt tâm lí, chủ thể có thể thoả mãn, bằng lòng, hưng phấn hoặc ngược lại là sự ăn năn, ân hận, sợ hãi… Trong toàn bộ cơ chế này, các yếu tố lí trí, ý chí, tình cảm, thói quen… giữ vai trò khác nhau đối với mỗi loại hành vi.

Đối với hành vi đạo đức, yếu tố tình cảm, yếu tố thói quen đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói, tình cảm là yếu tố quan trọng nhất đối với hành vi đạo đức. Nếu không có tình cảm đạo đức thì các khái niệm đạo đức, các phạm trù luân lí, những tri thức thu được về thiện ác, công bằng, lương tâm, danh dự… chỉ được nhận thức ở mức độ ghi nhận thông tin mà không có cơ sở để chuyển hoá thành động cơ của hành vi. Bằng tình cảm đạo đức, chủ thể không cần phải do dự khi lựa chọn hành vi cần thực hiện đồng thời lại tích cực, say mê thực hiện hành vi với quyết tâm cao độ… Yếu tố tình cảm chi phối, ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn trong diễn biến tâm lí của hành vi, từ việc hình thành động cơ cho đến sự tự đánh giá về hành vi của mình. Nhiều khi, tình cảm còn làm con người “mất” lí trí, thực hiện hành vi không có sự kiểm soát của lí trí. Xuất phát từ vai trò quan trọng của yếu tố tình cảm đối với hành vi đạo đức, cho nên khi đánh giá về hành vi đạo đức, người ta không chỉ đánh giá sự phù hợp hay không phù hợp về hình thức của hành vi đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi vậy, có những hành vi mặc dù về hình thức là phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội nhưng vẫn bị chê cười, bị coi là giả tạo, là “chơi ngông”… Trong khi đó, đối với hành vi pháp luật, yếu tố lí trí, ý chí lại thể hiện vai trò quan trọng hơn, bởi vậy, trong việc đánh giá hành vi pháp luật, chỉ cần đánh giá về lí trí và sự tự do ý chí mà thôi.

Có thể nói, đạo đức là yếu tố điều chỉnh gần gũi nhất đối với hành vi con người. Chính vì thế, những quan niệm, quan điểm, tư tưởng đạo đức được truyền bá hết sức sâu rộng trong xã hội, bởi vậy, nó đã ăn sâu, bám rễ một cách chắc chắn trong mỗi người, nó chi phối hoạt động hàng ngày, hàng giờ của con người. Nhiều hành vi đạo đức vì thế đã trở thành tập quán, truyền thống của cộng đồng, thậm chí có những hành vi đạo đức đã trở thành vô thức, chúng xảy ra tự động ngay cả khi không có sự điều khiển của ý thức.

Năm là biện pháp tác động đến hành vi

Để đạt được mục đích điều chỉnh, pháp luật và đạo đức có những phương pháp, cách thức tác động riêng, mang tính đặc thù. Hành vi pháp luật chịu sự tác động bởi các biện pháp nhà nước. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà nước có thể sử dụng một hoặc kết hợp các biện pháp khác nhau, từ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, đến khen thưởng, xử phạt. Thực hiện sự tác động này, nhà nước có bộ máy chuyên môn với đầy đủ sức mạnh được tổ chức từ trung ương xuống địa phương. Để đảm bảo tăng cường hành vi hợp pháp, giảm thiểu hành vi trái pháp luật, khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế đã được quy định, gây ra những bất lợi về vật chất, tinh thần, thậm chí cả tính mạng đối với người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tất cả những biện pháp tác động của nhà nước đều chỉ là sự tác động từ bên ngoài đối với chủ thể, nó chỉ được thực hiện trong hiện tại và chỉ có hiệu lực trong thời gian nhất định.

Trong khi đó, tác động đến hành vi đạo đức chủ yếu và trước hết là biện pháp giáo dục, thuyết phục, nói cách khác, thông qua sự tác động vào ý thức chủ thể mà tác động đến hành vi đạo đức của họ. Thông qua gia đình, nhà trường, các thiết chế xã hội, thông qua giao tiếp hàng ngày, thông qua con đường tự ý thức, tự đánh giá… những chuẩn mực đạo đức xã hội tác động đến ý thức chủ thể, được chủ thể tiếp thu, hấp thụ, được nội tâm hoá trở thành tri thức, tình cảm, nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức của họ. Trên cơ sở đó, mỗi người tự xây dựng phương châm ứng xử cho mình trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tự nguyện, tự giác thực hiện hành vi theo yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, dư luận xã hội là biện pháp tác động hết sức mạnh mẽ đến hành vi đạo đức của các chủ thể. Dư luận xã hội tác động đến chủ thể hàng ngày, hàng giờ, ở mọi nơi, mọi lúc, diễn ra lâu dài, dai dẳng, thậm chí trở thành “bia miệng ngàn năm”. Sự xấu hổ và lòng tự trọng khiến không ai có thể bỏ qua dư luận xã hội, đặc biệt đối với những người trọng danh dự thì sự tác động của dư luận càng trở nên có hiệu quả.