Chứng Minh Xuân Diệu Là Ông Hoàng Thơ Tình

Hồn thơ Xuân Diệu luôn mở rộng ra cả đất trời và cõi người. Nó luôn khao khát được giao cảm với con người, thiên nhiên, vũ trụ. Thơ duyên biểu hiện điều ấy.

Thơ duyên chưa hẳn là bài thơ tình vốn rất đắm say sôi nổi trong thơ Xuân Diệu. Bài thơ có anh và em họ đi xa nhau như không quen biết. Em thì “điềm nhiên” anh thì “lững thững” và cả hai đều “vô tâm”.

Có lẽ duyên ở đây là “tác hợp cơ trời” của thiên nhiên, vũ trụ và lòng người. Sự hòa thơ, hòa nhạc âm thầm, mãnh liệt và đầy quyến rũ. Nó khởi đầu từ cái “buổi ấy lòng ta nghe ý bạn” để rồi nhìn đâu cũng thấy chiều mộng, nghe đâu cũng động tiếng huyền nó vô thanh với tác nhưng náo nức con tim.

Tất cả đều cặp đôi trong yêu thương đắm đuối, mỗi lúc một mãnh liệt, lơi lả. Chiều mộng thì hòa thơ với nhánh duyên, trên cây me thì cặp chim ríu rít như không biết buổi chiều mà ngỡ là sáng bình minh. Chim chuyền cành này qua cành khác, bầu trời trong xanh thì như đổ tràn ánh sáng như ngọc lấp lánh qua muôn lá, mùa thu tới thì khắp nơi như tiếng nhạc đón mừng (“động tiếng huyền” – tiếng huyền là tiếng đàn), con đường “nho nhỏ” thì đi với gió “xiêu xiêu”, cành hoang thì lả tả như có tình với “nắng chiều”, con cò trên ruộng thì như cảm thông với “Mây biếc về đâu bay gấp gấp” nên cánh nó cũng “phân vân”, chim cũng thế, hoa cũng vậy, tất cả đều giao hòa cảm thông như vốn có duyên với nhau tự bao giờ. Và tất nhiên con người cũng thế, anh với em tuy chưa quen biết nhau và cũng chẳng có mối lái gì (băng nhân) mà tự nhiên cũng cứ đi sóng đôi với nhau nhịp nhàng như “một cặp vần” trong bài thơ, thậm chí “Lòng anh thôi, đã cưới lòng em”…- Cảnh trong thơ tươi tắn, trong sáng, tình trong thơ thì hòa hợp nhịp nhàng. Đây là một bài thơ vui tuy viết về một cảnh chiều thu. Trong thơ truyền thống, cảnh chiều mà lại là chiều thu thì nói chung là buồn. Thơ xưa nói đến cảnh chiều thì thường có chim mỏi về rừng, người lữ thứ tha hương thì nhớ nhà, chân bước vội. Còn mùa thu thì lá vàng rơi rụng, hoa sen tàn tạ trên các đầm ao… ở đây cảnh chiều thu lại vui. Xuân Diệu có bài thơ xuân không mùa, nghĩa là mùa nào cũng là xuân cả, vì xuân tự trong lòng nhà thơ tỏa ra trời đất bốn mùa:

“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,

Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu.

Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng

Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng…”

Nhưng cảnh thu thực ra cũng có cái vui của nó chứ, nhất là mùa thu ở một nước nhiệt đới như nước ta. Xuân Diệu là nhà “Thơ mới”, ông không nhìn cảnh vật theo công thức, ước lệ của thơ cổ, ông khám phá cái đẹp, cái vui của mùa thu có thật trên đất nước bằng con mắt chân thật của mình và thấy mùa thu rất thơ mộng: “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên”, không khí mùa thu khô ráo và sáng, trời thu thì cao và trong xanh, khí hậu mùa thu không nóng và chưa rét, con người cảm thấy dễ chịu, tâm hồn thơ thới sảng khoái, gió rì rào trong lá cành, chim chóc ríu rít, nghe như đâu đây vang vọng lại tiếng nhạc của đất trời:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”.

Nhưng niềm vui của mùa thu không ồn ào mà êm ái dịu dàng. Phải có một tâm hồn lắng nghe, tinh tế và nhạy cảm mới thấy hết được. Nhà thơ đi giữa đất trời như đi giữa một “bài thơ dịu”, không dám ồn ào, chỉ “lững đững” trên đường, lắng nghe bước đi nhẹ nhàng êm ái và lặng lẽ của mùa thu:

“Ai hay tuy lặng bước thu êm”.

Và cũng lắng nghe nơi lòng mình niềm cảm thông với vạn vật và nỗi khao khát thương yêu, khao khát hòa hợp với mọi người, nhất là với cô gái nào kia ngẫu nhiên cùng bước lên đường.

– Trong thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có một nhận xét rất tinh tế về Xuân Diệu: “… Sự sống muôn hình thức nhưng hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào. Không cần phải là con hổ ngự trị trong rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi!”.

Bài Thơ duyên là một trường hợp Xuân Diệu bày tỏ sức sống của mình trong những cảm nhận hết sức tinh vi về thiên nhiên và sự sống. Nhìn chung cảnh thơ yên tĩnh mà vẫn có một cái gì xôn xao từ trong lòng sự vật, chỉ cảm thấy được nhưng khó phân tích, diễn giải cho rõ ràng:

“… Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”

“… Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu

Lả tả cành hoang, nắng trở chiều”.

Bình hai câu thơ trên, Hoài Thanh viết: “Cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một tí rõ ràng để được thêm rất thơ mộng”.

Thiên nhiên đúng là có hồn, nó lặng lẽ vận động, nhưng chỉ là những biến thái tinh vi không thể gọi tên ra được. “Nắng trở chiều” là màu sắc thế nào? Thật khó nói rõ ra được.

Sự cảm nhận còn tỏ ra tinh vi hơn nữa trong mấy câu thơ này:

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Chim nghe trời rộng dang thêm cánh

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”.

Hoài Thanh viết: “Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay tới ráng chiều (“Lạc hà dữ cô lộ tề phi – Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”, dịch là: “Ráng chiều và cánh cò đơn chiếc láng bay – Nước mùa thu cùng trời thu một sắc”) đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới”.

Sự cách biệt ấy thể hiện ở chỗ, một đằng thì tả sự vận động bên ngoài, mắt thường thấy được, một đằng thì cảm nhận được sự vô hình, chỉ mới có trong gân cốt của cánh cò.

Cũng như vậy: “Chim nghe trời rộng dang thêm cánh – Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”, nhà thơ dường như nhận thấy cái cảm giác trống trải rợn ngợp của con chim trước không gian cao rộng, và cái cảm giác se lạnh của bông hoa khi sương chiều buông xuống…

Bài thơ giúp ta hiểu được ở Xuân Diệu một hồn thơ yêu đời, yêu sống, khao khát giao cảm với thiên nhiên, với con người. Nó cũng giúp ta cảm nhận được một cảnh vật thu tươi tắn, trong trẻo thơ thới, êm ả, dịu dàng, như gợi mát tâm hồn ta. Nó còn giúp ta mài sắc cảm giác của mình để biết kĩ lưỡng hơn, tinh tế hơn với cuộc sống này trong mỗi giây phút của đời mình.

Những Áng Thơ Tình Hay Nhất Của “Ông Hoàng Thơ Tình” Xuân Diệu

Nhà thơ Xuân Diệu, tên thật là Ngô Xuân Diệu (2/2/1916 – 18/12/1985). Quê ở Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu sau học ở Hà Nội, 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than, tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Ông có khoảng 450 bài thơ và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Với nhiều người nói chung và với những người yêu thơ nói riêng thì có lẽ không ai là không biết đến cái tên Xuân Diệu. Được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”, Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Trong tập thơ thơ, thơ ông là “vườn mơn trớn”; là ” cuộc sống đầy mơn mởn”; là “mây đưa và gió lượn”, ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh, hương vị. Còn trong gửi hương cho gió, thơ ông lại pha lẫn với chút ngậm ngùi và cay đắng!

Nhắc tới Xuân Diệu là nhắc tới “xuân” và “yêu”. Như đã tự chọn cho mình một tôn chỉ là sống để yêu và phụng sự cho tình yêu ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, ông đã phụng sự bằng cả trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc hăm hở viết nên những áng thơ tình đầy cảm xúc. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức những áng thơ tình bất hủ ấy, nhận thấy những website/blog khác đã có bài viết tuyển tập những áng thơ tình hay nhất của Xuân Diệu nhưng quá sơ sài và thiếu chính xác, hôm nay, tôi đã tổng hợp bài viết này gồm những áng thơ tình yêu hay nhất của Xuân Diệu cho các bạn tiện xem. Và ngay sau đây, mời các bạn cùng xem qua những dòng thơ hay của Xuân Diệu về tình yêu, tuyển tập những bài thơ hay nhất của nhà thơ Xuân Diệu!

Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại. Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt… Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Tặng Nhất Linh

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Tặng Đoàn Phú Tứ

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt, Những người si theo dõi dấu chân yêu; Và cảnh đời là sa mạc cô liêu. Và tình ái là sợi dây vấn vít Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê. Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề Sương bạc làm thinh, khuya nín thở Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

Kẻ đa tình không cần đủ thịt da; Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma.

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, Mau với chứ! thời gian không đứng đợi. Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới; Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa. Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ, Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết! Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt; Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài; Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai; Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

*

Vì chút mây đi, theo làn vút gió. Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi? Sơm nay sương xê xích cả chân trời, Giục hồng nhạn thiên di về cõi Bắc. Ai nói trước lòng anh không phản trắc; Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ? – Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ, Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói; Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm, Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự. Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ! Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…

Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả, Tay em đây, mời khách ngả đầu say; Đây rượu nồng. Và hồn của em đây, Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử. Chớ đạp hồn em! Trăng về viễn xứ Đi khoan thai trên ngự đỉnh trời tròn; Gió theo trăng từ biển thổi qua non; Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn. Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn, Chớ để riêng em phải gặp lòng em; Tay ái ân du khách hãy làm rèm, Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng.

*

*

Cũng may mắn, lòng anh còn trẻ quá. Máu mùa xuân chưa nở hết bông hoa; Vườn mưa gió còn nghe chim rộn rã, Anh lại còn yêu, bông lựu, bông trà.

Tặng Đỗ Đức Thu

Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao? Ôi! Em mến yêu! Em vẫn là người anh yêu mến nhất Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt Tim anh vẫn đập như vấp thời gian Nhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn, Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡ Nhớ trời đất cho anh mở Nhớ Muôn thuở thần tiên. Ôi! Xa em, anh rơi vào vực không cùng Đời anh không em, lạnh lùng tê buốt Nhưng còn anh, còn em, mà đôi ta đã khác Ta: hai người xa lạ – phải đâu ta! Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh Đêm nào anh cũng đi quanh em mà khóc Anh vẫn ước được em tha thứ Anh vẫn yêu em như thuở ban đầu Thế mà tại sao ta vẫn xa nhau? Tại em cố chấp Tại anh đã mất Con đường đi tới trái tim em Anh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến. Em đã giết anh rồi, em vứt xác anh đâu.

“Ông Hoàng Thơ Tình” Xuân Diệu Qua Tâm Tình Của Người Cháu

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu

* Thưa nhà thơ Ngô Đức Hành, được biết, ông có mối quan hệ cháu – bác gần gũi với nhà thơ Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Ông có thể nói rõ hơn về mối quan hệ này?

– Về quan hệ gia đình thì thế này, bố tôi và nhà thơ Xuân Diệu là cùng thờ một ông nội, ở quê tôi gọi bằng phương ngữ Nghệ là “bài vai”, tức ngang hàng. Xuân Diệu là “cửa bác”, bố tôi là “cửa chú”. Tôi gọi nhà thơ Xuân Diệu là bác thúc bá (từ phổ thông là bác họ).

Trước đây, vì hoàn cảnh riêng của Xuân Diệu nên cô ruột tôi có ra Hà Nội chăm sóc, cơm nước cho ông một thời gian. Nhưng vì ở chung một căn biệt thự, vợ nhà thơ Huy Cận hơi “ghê” không hợp tánh tình nên cô về. Sau này mới có bà vú nuôi.

Xuân Diệu còn có một người em trai cùng bố, cùng mẹ là nhà văn Tịnh Hà, nhưng ông đi biền biệt và mất từ lâu, nay có con cháu ở TP. Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội, cùng cha khác mẹ còn có người em là bác Ngô Xuân Huy, trước đây là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội.

Các anh không về, nên về họ hàng, tôi là đại diện thờ cúng tổ tiên, trong đó có thờ cúng Xuân Diệu tại nhà thờ ngay trong vườn nhà bố mẹ tôi ở quê. Dù tôi vẫn đang sống và làm việc ở Hà Nội.

* Ông có thể kể về một số kỷ niệm với nhà thơ Xuân Diệu?

– Nhà thơ Ngô Đức Hành: Xuân Diệu sinh ra ở quê mẹ – Quy Nhơn, lớn lên tham gia hoạt động Việt Minh và ra Hà Nội từ rất sớm. Những năm còn chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhân chuyến công tác Khu 4 cũ của Xuân Diệu, tôi mới gặp lại bác. Lần đó ông về quê và nói chuyện, đọc thơ cho bà con nghe. Khi ấy tôi còn bé lắm. Tuy nhiên, vẫn nhớ như in ông đọc bài thơ “Cha ở đàng ngoài mẹ ở đàng trong”. Hình ảnh ông cầm đèn măng xông lên cho mọi người ở xa nhìn rõ mặt Xuân Diệu, vì đông người đến lắm, thì tôi không bao giờ quên.

Sau này trong bài thơ của tôi có tên “Xuân Diệu” tôi viết như hoàn cảnh lúc đó: “Ông cầm đèn măng xông/ Giơ ngang vai rồi hỏi: Bà con nhìn Xuân Diệu có rõ không? Có thể có, có thể không/ Nhưng thơ ông mấy người không say đắm.”

Sau này ra Hà Nội học thì thường cuối tuần, tôi đến nhà Xuân Diệu ở 24 phố Cột Cờ (nay là đường Điện Biên). Mùa hè ông hay nằm trên chiếc ghế dưới gốc cây Hoàng Lan, nay không còn cây này. Thường là hai bác cháu nói chuyện một lúc thì tôi về trường.

Tôi cứ nhớ mãi ông hay kêu ca các cô ở quê lấy chồng đẻ nhiều quá. Ông bảo “đẻ thế thì nuôi dưỡng làm sao tốt được?”

* Ông cũng là nhà thơ, vậy từ thơ và con người Xuân Diệu, ông thấy mình chịu ảnh hưởng như thế nào?

– Dù cơ hội gặp gỡ ít, nhưng tôi vẫn được ảnh hưởng đấy. Thứ nhất là, tình cảm yêu thương gia đình, họ tộc, quê hương; thứ hai là thái độ đam mê sống, lăn xả dâng hiến. Làm được gì đó là làm, gắng làm tốt, chu toàn; thứ ba, là căn cơ tiết kiệm của người xứ Nghệ. Sinh thời Xuân Diệu sống rất tiết kiệm, nhưng cũng sẵn sàng cho hết những gì tiết kiệm được, thậm chí không phải cho người nhà mà là bạn bè. Tính tôi cũng vậy.

Riêng về thơ thì nặng lòng với quê hương đất nước. Có điều Xuân Diệu viết về Hà Tĩnh rất ít. Ngay cả cán bộ làm văn hóa, các nhà văn, nhà thơ ở quê tôi cũng chỉ biết Xuân Diệu có bài “Cha ở đàng ngoài mẹ ở đàng trong” là viết về Hà Tĩnh.

Ông còn có một bài khác nữa là “Em gái Hương Khê”. Có lẽ do điều kiện thời ông sống khó khăn về viết và xuất bản. Tôi thì khác, viết về quê hương nhiều. Năm ngoái nhân huyện nhàkỷ niệm 550 năm địa danh Thiên Lộc – Can Lộc, tôi in tập thơ “Câu hát tìm anh”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, gồm 99 bài. Quê tôi có Ngàn Hống 99 ngọn nên tôi chọn 99 bài.

Có lẽ do ám ảnh lời kêu ca về sinh đẻ của Xuân Diệu mà sau này lấy vợ, vợ chồng tôi cũng chỉ đẻ một cháu. (Cười).

* Ông được người trong giới văn học, cũng như độc giả biết đến có lối thơ gần gũi, ngôn ngữ mang phong cách riêng của người xứ Nghệ. Tại sao ông lại chọn phong cách này?

– Quê hương mỗi người chỉ một, đương nhiên rồi. Với ai cũng vậy thôi. Với tôi, quê hương sâu nặng, ân tình. Theo tôi, đời người có nhiều việc nhưng báo hiếu cha mẹ và trả nghĩa quê hương là hai việc phải làm tận tâm. Đó là hạnh phúc, nếu làm được. Quê hương xứ Nghệ với tôi vừa mộc mạc, cụ thể, nhưng cũng đầy lãng mạn. Ở đó còn có những điều thiêng liêng: “quê là đôi mắt em tôi/ là vàng quả duối ngày tôi tặng nàng/ quê là một chuyến đò sang/ người về bên ấy tôi sang bên này…”, (Khái niệm 1, Câu hát tìm anh).

Vì thế, đề tài về quê hương trong thơ tôi đậm nét. Thậm chí, tôi sử dụng khá nhiều phương ngữ Nghệ. Nhà phê bình văn học Hoàng Thụy Anh nhận xét thơ tôi là “căn cước xứ Nghệ”. Tôi tự hào về điều này.

* Về đời tư, mà ở đây chuyện yêu đương của Xuân Diệu, ông biết nhiều không. Có người đồn đoán Xuân Diệu đồng tính, và có tình cảm đặc biệt với Huy Cận, ông có cho rằng sự đồn đoán đó là bịa đặt?

– Nhà thơ Xuân Diệu như anh biết, dưới góc độ đời tư thì ông cực kỳ bất hạnh. Ông không làm được “nghĩa vụ đàn ông”. Như anh biết đấy, Xuân Diệu có cưới vợ đấy chứ. Vợ ông là bà Bạch Diệp sau này là nghệ sỹ nhân dân Bạch Diệp. Chuyện hai người chia tay, NSND Bạch Diệp đã nói rồi, tôi không nhắc lại.

Cuối đời Xuân Diệu không có vợ, không có con. Ông sống độc thân cho đến lúc mất, vào năm 1985, lúc 69 tuổi. Sau khi ông, kể cả Huy Cận mất thì mọi người mới bắt đầu “dệt gấm thêu hoa” về chuyện đồng tính của Xuân Diệu.

Nhà văn Tô Hoài trong “Cát bụi chân ai”, xuất bản năm 1993 tại Hà Nội, kể rằng, trước năm 1945, ông được gặp Xuân Diệu vài lần, lần nào cũng diễn ra cái cảnh: “Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập thơ Thơ thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gọn, không phải chữ gỗ dẹp đét.

Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi”. (tr. 168-69). Con người thường cho phép suy diễn quá mức cho phép như vậy. Xuân Diệu và Huy Cận có sống lại được đâu để thanh minh cho quan hệ giữa hai người?

Nhân đây tôi cũng xin nói rằng, quan hệ giữa Xuân Diệu và Huy Cận rất đặc biệt, mọi người đều đã biết. Riêng chi tiết này thì mọi người chưa biết: Huy Cận lấy em gái cùng cha khác mẹ của Xuân Diệu, dù bà sinh sau nhưng con bà cả nên gọi Xuân Diệu là anh hay là em đều đúng.

Những Bài Thơ Tình Hay Bất Hủ Của Ông Hoàng Thơ Tình Xuân Diệu

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã từng viết : “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”. Có thể thấy, dù có đồng cảm với thơ của ông hay không, thì những vần thơ đó cũng đã in sâu vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Thơ ông có buồn sầu, đa cảm, có thăng hoa, ngại ngần, e thẹn…Một vài bài làm ta hứng khởi mỉm cười, một vài bài lại làm ta im lặng gặm nhấm.

Xuân Diệu cắt nghĩa tình yêu – Thứ làm bao người điêu đứng, lúc hạnh phúc đến tột cùng, khi buồn đau đến vô tận.

Yêu

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.

Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!

Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,

Những người si theo dõi dấu chân yêu;

Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.

Và tình ái là sợi dây vấn vít .

Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

“… Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”

Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu được Xuân Diệu lột tả một cách chân thực, mộc mạc nhất. Đó là cảm giác muốn người yêu kề cận bên mình, gần gũi, ái ân không ly biệt. Với Xuân Diệu, tình yêu là sự hòa hợp, gần gũi cả thể xác lẫn tâm hồn.

Xa cách

Có một bận em ngồi xa anh quá,

Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn.

Em xích gần thêm một chút: anh hờn.

Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa.

Anh sắp giận. Em mỉm cười, vội vã

Đến kề anh, và mơn trớn: “em đây!”.

Anh vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay.

Vì anh nghĩ: thế vẫn còn xa lắm.

Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm!

Ôi trời xa, vừng trán của người yêu!

Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều

Mà ta riết giữa đôi tay thất vọng.

Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng.

Em là em, anh vẫn cứ là anh.

Có thể nào qua Vạn Lí Trường Thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.

Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất,

Quá khứ anh, anh không nhắc cùng em.

Linh hồn ta u ẩn tựa ban đêm,

Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ.

Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió,

Anh muốn vào dò xét giấc em mơ.

Nhưng anh giấu em những mộng không ngờ,

Cũng như em giấu những điều quá thực…

Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!

Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!

Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!

Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!

Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt

Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng;

Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng:

“Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”.

Đó là khi con tim yêu đến dại khờ không màng đến tổn thương mà bản thân phải gánh chịu. Rồi khi người ta yêu bỏ đi mất, một nửa trong ta dường như cũng không còn.

Dại khờ

Người ta khổ vì thương không phải cách,

Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.

Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,

Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!

Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.

Vì thả lòng không kìm chế dây cương,

Người ta khổ vì lui không được nữa.

Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;

Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;

Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,

Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,

Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.

Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,

Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.

Anh đã giết em

Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh

Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật

Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất

Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao?

Ôi! Em mến yêu! Em vẫn là người anh yêu mến nhất

Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt

Tim anh vẫn đập như vấp thời gian

Nhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn,

Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡ

Nhớ trời đất cho anh mở

Nhớ Muôn thuở thần tiên.

Ôi! Xa em, anh rơi vào vực không cùng

Đời anh không em, lạnh lùng tê buốt

Nhưng còn anh, còn em, mà đôi ta đã khác

Ta: hai người xa lạ – phải đâu ta!

Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh

Đêm nào anh cũng đi quanh em mà khóc

Anh vẫn ước được em tha thứ

Anh vẫn yêu em như thuở ban đầu

Thế mà tại sao ta vẫn xa nhau?

Tại em cố chấp

Tại anh đã mất

Con đường đi tới trái tim em

Anh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến.

Em đã giết anh rồi, em vứt xác anh đâu.

Cho dù hình hài tình yêu như thế nào, Xuân Diệu vẫn sẽ đem những gì đẹp đẽ nhất, nồng nàn nhất, cháy bỏng nhất dâng hiến cho tình yêu. Cả một đời nhất kiến chung tình, cho dù kết cục có ra sao cũng sẽ không phải hối tiếc.

Biển

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng pha lê…

Bờ đẹp đẽ cát vàng –

Thoai thoải hàng thông đứng

Như lặng lẽ mơ màng

Suốt ngàn năm bên sóng…

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt…

Cũng có khi ào ạt

Như nghiến nát bờ em

Là lúc triều yêu mến

Ngập bến của ngày đêm

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng cũng xin làm bể biếc

Để hát mãi bên gành

Một tình chung không hết

Để những khi bọt tung trắng xoá

Và gió về bay toả nơi nơi

Như hôn mãi ngàn năm không thoả,

Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

Tập 15 Áng Thơ Tình Hay Nhất Của “Ông Hoàng Thơ Tình” Xuân Diệu

Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã chọn cho mình một tôn chỉ: sống để yêu và phụng sự cho tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và việc hăm hở làm thơ tình! Xuân Duệu ví mình như một con chim hay hát. Vì Xuân Diệu sống hết mình cho tình yêu cộng với bài thơ thiên phú, lại gặp buổi “gió mưa Mỉ”, những khát vọng yêu đương của trai gái được tháo cũi sổ lồng, cho nên trong thơ tình của Xuân Diệu có tiếng máu dồn mạnh trong huyết quản, có dồng nhựa sống tràn trề mảnh liệt của cả một thế hệ đang Việt Nam dậy.

Cái “nhân bản yêu đương” trong thơ tình Xuân Diệu thật là nồng cháy và bền bỉ cho đến tận lúc nhà thơ của chúng nhắm mắt xuôi tay. Nửa thế kỉ thơ tình Xuân Diệu là một quá trình khám phá không ngừng vào cái thế giời kì diệu của tình yêu. Trên thế giới hiếm có một nhà thơ nào mô tả tình cảm vợ chồng, mô tả người vợ yêu của mình một cách tinh tế và sâu sắc như Xuân Diệu. Có thể nói: Cái tình yêu có thì thơ Xuân Diệu có. Từ khát khao cuồng nhiệt đặc trưng của tình yêu trai gái.

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao Cây vàng rung nắng lá xôn xao Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai sát nhánh đào

Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe Nhạc thầm lên tiếng hát say mêMùa xuân chín ửng trên đôi má Xui khiến lòng ai thấy nặng nề…

Tặng Đoàn Phú Tứ

Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá, Ánh sáng tuôn đầy các lối đi. Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ… Im lìm, không dám nói năng chi.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt, Những người si theo dõi dấu chân yêu; Và cảnh đời là sa mạc cô liêu. Và tình ái là sợi dây vấn vít Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Tặng Đỗ Đức Thu

Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ, Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần; Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân, Đem chim bướm thả trong vườn tình ái. Em phải nói, phải nói, và phải nói: Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày, Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say, Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết, Bằng im lặng, bằng chi anh có biết! Cốt nhất là em chớ lạnh như đông, Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng, Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ.

Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ.

Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm; Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em. Không gì buồn bằng những buổi chiều êm. Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối. Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối; Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành; Mây theo chim về dãy núi xa xanh Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em! Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm.

Với sương lá rụng trên đầu gần gũi, Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi. (Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!) Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh.

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi! Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi, Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời. Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm! Gió bao lần từng trận gió thương đi, – Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi…

Với bàn tay ấy ở trong tay, Tôi đã nguôi quên hận tháng ngày, Một tối trăng cao gieo mộng tưởng Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ baỵ Một tối bầu trời đắm sắc mây, Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầỵ Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy Những lời huyền bí toả lên trăng, Những ý bao la rủ xuống trần, Những tiếng ân tình hoa bảo gió, Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân. Bóng chiều đi vụt: bỗng đêm nay Tôi lại đa mang hận tháng ngày Dưới ánh trăng cười, tôi kiếm mãi Dấu bàn tay ấy ở trên tay

Lòng ta trống lắm, lòng ta sụp Như túp nhà không bốn vách xiêu; Em chẳng cứu giùm, em bỏ mặcMưa đưa ta đến bến Đìu hiu.

Ôi! tình si Không có một giờ yên ổn!

Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu!

Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ; Vài giây trông khơi mối vạn ngày theo. Mộng bay chơi nhằm một buổi trời chiều, Gặp tóc biếc; tưởng sắc ngày xưa nở! Nửa câu nói, một chút cười, đôi tiếng thở Tình cờ qua trên miệng mở quá xinh: Ta ngây thơ vội tưởng họ yêu mình, Về dâng vội cả ân tình thứ nhất. Đương vương chủ ta bỗng thành hành khất, Chỉ vì nghe một lời hứa như chim. Ôi đôi chân! sao mà chúng hay tìm! Ôi cái ngực! sao ngươi thường đập mạnh! Toả thương nhớ để ôm choàng bóng ảnh, Những chiều thu góp lạnh giữa mù sương.

Những đêm đông giạt bước ở trên đường, Gió khuya khoắt dậy cơn buồn lá úa; Sao rải rác như lệ vàng đêm nhỏ, Mưa lơ phơ như dạ khóc âm thầm! Những mai mong, tối đợi, những trưa cầm, Đến phong cảnh cũng mượn làm nỗi thảm…

Bao nhiêu sầu! Ôi sầu biết bao nhiêu Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu?

Xuân Diệu với phát hiện đắt nhất của ông chính là khẳng định: cây tình yêu giữa cuộc đời thực, sẽ mãi mãi xanh tươi, còn những thứ “tình” được nặng ra từ lí trí khô cứng hoặc từ mộng mị sẽ lụi tàn, xám xịt! Quả thật vậy, Xuân Diệu không còn nữa nhưng cây tình yêu trên mảnh đất thơ tình có hư hao đi chút nào. Trong khi nhà thơ ở một cõi khác, có thể đang vui say ở miền cực lạc, thì ở trên thế giới này, những chàng trai, những cô gái, những cặp tình nhân, cặp vợ chồng đang sống, đang cảm xúc, và hưởng thụ tình yêu sống động và bất tuyệt.

Các Bạn Đang Xem Bài Viết Tập 15 Áng Thơ Tình Hay Nhất Của “Ông Hoàng Thơ Tình” Xuân Diệu Của Tác Giả Xuân Diệu Thuộc Danh Mục Thơ Buồn Tình Yêu Tại Blog chúng tôi . Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!