Vì Sao Xuân Diệu / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Bài Thơ “Vì Sao” Xuân Diệu

– Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên, Tôi đã đày thân giữa xứ phiền, Không thể vô tình qua trước cửa, Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên? –

Ai đem phân chất một mùi hương

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…

Cô hãy là nơi mấy khóm dừa Dầm chân trong nước, đứng say sưa, Để tôi là kẻ qua sa mạc Tạm lánh hè gay; – thế cũng vừa.

Nguồn: “Vì sao” Xuân Diệu- Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004

Nhà thơ Xuân Diệu đã có một định nghĩa rất thú vị và độc đáo về thơ và tình yêu: “Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân” (1). Trong sự nghiệp cầm bút của mình, với hơn 450 bài thơ tình để lại, Xuân Diệu đã minh chứng một điều: Tình yêu không thể thiếu thơ và thơ không thể thiếu tình yêu. Với Xuân Diệu, tình yêu được coi như một giá trị sống đích thực, tình yêu đáng được tôn thờ như một thứ “tôn giáo” và thi sĩ đã tin vào tình yêu với một niềm tin thiêng liêng nhất… ” Thiêng liêng quá những chiều không dám nói…Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau” (Xuân đầu). Chính niềm tin vào tình yêu với tất cả sự “ngoan đạo” của một “con chiên” có trái tim yêu đến cuồng si, nồng nàn là cội nguồn khiến thơ tình Xuân Diệu mang đậm sắc màu triết lý đặc biệt: Triết lý yêu. Và Triết lý yêu là một trong những giá trị nhân văn độc đáo, sâu sắc nhất của thơ tình Xuân Diệu.

Xưa nay tình yêu nam nữ vốn luôn hiện hữu với rất nhiều cung bậc : Lãng mạn, mơ mộng, thiêng liêng, cao thượng, phàm tục, nhục thể, bi đát, đắm đuối, si mê, lỗi lầm… như một nhận thức tất yếu về đời sống, thơ Xuân Diệu cũng cắt nghĩa về tình yêu trên nhiều phương diện. Trước hết, đối với thi sĩ yêu là nguồn sống: Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ, không thương một kẻ nào? ( Bài ca tuổi nhỏ) .

Quả thật, cuộc sống đúng như thi sĩ quan niệm: ” Đời không ân ái đời vô vị/ Kiếp sống không yêu kiếp sống thừa “. Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại đơn điệu, vô nghĩa, nhạt nhẽo. Không thể sống thiếu tình yêu vì con người sinh ra vốn là để sống và yêu nói như Gớt: “chúng ta sinh ra trong tình yêu, lớn lên trong tình yêu và chết đi trong tình yêu”.Tình yêu cho con người được trải nghiệm những cảm xúc Người nhất: buồn, vui, thương, nhớ, đau khổ và hạnh phúc… Cuộc sống thiếu tình yêu như mặt trời không có nắng, tình yêu tiếp thêm sinh lực cho con người, tình yêu là nơi vực dậy tinh thần cho con người trên hành trình cuộc sống đầy thử thách. Trong cái nhìn của người đang yêu vạn vật ánh lên những sắc màu tươi vui, ánh sáng tràn ngập khắp cõi thế gian… Tình yêu khiến con người trở nên cao thượng và nhân hậu, bao dung hơn. “Được yêu, một sự kiện quan trọng biết bao! Yêu, càng trọng đại hơn nữa! Vì yêu, trái tim trở nên can đảm. Nó chỉ còn toàn những gì thuần khiết, chỉ dựa vào những gì cao thượng và lớn lao” (Victor Hugo).

Hơn ai hết Xuân Diệu thấu hiểu sâu sắc tình yêu cần thiết cho cuộc sống con người đến nhường nào, con người chỉ có thể sống có ý nghĩa trong sự gắn bó với tình yêu. Và có lẽ thế nên suốt cuộc đời mình, thi sĩ đã luôn trong tâm thế đi tìm những cung bậc cảm xúc tình yêu, và thơ là nơi ông gửi gắm bao cung bậc của con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt. Con người ấy đã nhận kiếp trước ông đã yêu và kiếp này vẫn tiếp tục yêu, ngọn lửa tình yêu dường như bất tận trong ông: Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi/ Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi/ Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi/ Không xương xóc chỉ huyền hồ bóng dáng. ( Đa tình)

Những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu mãi mãi không bao giờ trả lời được trọn vẹn câu hỏi: tình yêu bắt đầu từ đâu? Và Xuân Diệu cũng vậy, với một khát vọng truy tìm câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở của nhân loại: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu? Thi sĩ đã đưa ra cách lý giải tưởng như rất vu vơ, hồn nhiên ngây thơ nhưng lại đúng với quy luật tình cảm, tâm lý của con người: Có khó gì đâu, một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu (Vì sao)…Yêu giản dị chỉ là như vậy, yêu như hít thở khí trời để sống, có duyên thì tình yêu tự đến, tình yêu nằm ngoài những toan tính, sắp đặt… đối với Xuân Diệu khởi đầu cho một tình yêu đích thực là tiếng tơ lòng rung động chân thành, đánh thức miền yêu nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Trong thơ của ông người đọc có thể thấy rõ sự phát hiện tinh tế diễn biến tâm lý của tâm hồn mới chớm yêu thương, và ông cho rằng khi yêu tâm hồn trở nên dễ xúc động, tinh tế, lãng mạn đến vô cùng: Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng/ Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang/ Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá/ Và làm sai nhỡ nhịp trăng đang.( Trăng) Khí trời quanh tôi làm bằng tơ/ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ ( Nhị hồ)

Vì quan niệm yêu là nguồn sống nên hầu hết các bài thơ tình của Xuân Diệu như Hôn cái nhìn, Biển, Bóng đêm biếc, Bài thơ tuổi nhỏ, Vì sao, Yêu… đều cho thấy những cảm xúc trong ông luôn được đẩy đến tận cùng. Thi sĩ yêu cuộc sống đến cuống quýt ” muốn ôm, muốn riết, muốn say…” (Vội vàng), và bởi thế nên ông như đắm chìm trong cõi yêu đương nồng nàn, cháy bỏng. Chính thi sĩ đã thừa nhận: Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì (Vì sao?). Ở đây, có thể coi sự ” khờ khạo, ngu ngơ” của thi sĩ như một giá trị, một lối ứng xử văn hóa trong tình yêu. Nó chính là biểu hiện của những gì thanh khiết, chân thành, trong sáng, vô tư, phi vụ lợi của tình yêu đích thực. Sự thừa nhận ” chỉ biết yêu thôi” đồng thời cũng cho chúng ta thấy một minh triết yêu trong thơ tình Xuân Diệu: Yêu chính là phải biết sống hết mình cho người mình yêu, yêu là sự dấn thân và tận hiến vì nhau và cho nhau.

Quan niệm “tận hiến” trong tình yêu được thể hiện trong thơ Xuân Diệu rất rõ ràng, không chung chung, trừu tượng. Đó là sự tận hiến cả về tinh thần và thể xác. Khát vọng hướng tới hòa hợp về tinh thần của những trái tim yêu được thể hiện qua rất nhiều bài thơ “để đời” của Xuân Diệu: Xa cách, Thân em, Biển, Bài thơ tuổi nhỏ, Cảm xúc, Thanh niên, Vô biên, Dâng, Phải nói …

Trong thi ca nhân loại đã có rất nhiều thi sĩ thừa nhận quy luật tình yêu như một chân lý bất biến: Yêu là khát khao mong muốn phát hiện vẻ đẹp trong sáng tiềm ẩn trong tâm hồn người mình yêu. Dường như những trái tim đang yêu không bao giờ thỏa mãn khát vọng kiếm tìm những “hạt ngọc” ẩn giấu trong tâm hồn người yêu và luôn muốn đi đến tận cùng sự khám phá, thấu hiểu những điều bí ẩn trong tâm hồn người yêu. Tâm hồn mỗi người luôn là thế giới đầy bí ẩn, là niềm say mê, cuốn hút khám phá đến vô cùng. Nhà thơ Ấn Độ R.Tagor từng viết:

Đôi mắt băn khoăn của em buồnĐôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu biển cả…( Thơ tình số 28)

Xuân Diệu cũng cho chúng ta thấy một khát vọng về yêu như vậy:

Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích/ Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài…Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ/ Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần ( Phải nói );

Em là em, anh vẫn cứ là anh/ Có thể nào qua Vạn lí trường thành/ Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật (…) Ôi mắt người yêu, ôi vực thẳm!/ Ôi trời xa vừng trán của người yêu/ Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều (Xa cách).

Gần gũi là thế mà sao vẫn cách xa là vậy…cho nên suốt một đời những trái tim biết yêu luôn luôn trong tâm thế hành trình kiếm tìm những giá trị chân thực của tình yêu, và càng kiếm tìm càng như chẳng hiểu gì về thế giới tâm hồn con người vốn vô cùng phong phú và phức tạp, quả đúng là “cuộc đời anh ở bên em như chính đời em vậy/ nhưng chẳng bao giờ em hiểu được nó đâu” (R.Tagor).

Đọc Xuân Diệu chúng ta thấy Nhà thơ thật tinh tế khi phát hiện quy luật chi phối thế giới tinh thần vô cùng phong phú, phức tạp của con người: Yêu là hạnh phúc vô biên và yêu cũng là đau khổ tột cùng. Trong sự luận giải của thi sĩ, yêu là hạnh phúc bởi tình yêu mang lại cho con người cảm xúc khác lạ, vừa dịu dàng, êm ái như sống trong cõi thần tiên: Lòng anh rạo rực không duyên cớ/ Khi nắng chiều tơ giỡn với cành(Có những bài thơ), Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc/ Như thuyền ngư phủ lạc trong sương ( Vì sao?), Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ/ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ (Trăng); Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên… con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều/ Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu (Thơ duyên)… vừa mạnh mẽ, xôn xao, dữ dội: Giơ tay muôn ôm cả Trái đất/ Ghì trước trái tim, ghì trước ngực…Hãy đốt đời ta trăm thứ lửa/ Cho bừng tia mắt đọ tia sao (Bài ca tuổi nhỏ) và trên hết là hạnh phúc được là chính mình để ” hồn giăng rộng khắp không gian” được ” ngơ ngẩn“, ” nhung nhớ“, ” bâng khuâng” (Dâng), được ” bỡ ngỡ“, ” xôn xao“, ” rợn rợn“, ” hồi hộp “…(Xuân không mùa).

Yêu cũng là lĩnh vực tình cảm nhiều khi khiến con người đau khổ tột cùng bởi không phải lúc nào mọi sự cũng đều chiều theo ý muốn của con người. Khát vọng tình yêu là vô biên, tuyệt đích, nhưng hành trình hướng đến khát vọng ấy lại luôn gặp phải rất nhiều giới hạn, rào cản. Xuân Diệu thấu hiểu quy luật vận hành tự nhiên bất khả kháng ” Sông trôi núi lở âm thầm/ Đường đi vũ trụ có cầm được đâu?” cho nên trong thơ của mình Xuân Diệu đã tìm cách cắt nghĩa rất riêng, rất sâu sắc về nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu: Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu/ Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết (…). Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt/ Những người si theo dõi dấu chân yêu/ Và cảnh đời là sa mạc vô liêu/ Và ái tình là sợi dây vấn vít/ Yêu, là chết ở trong lòng một ít ( Yêu). Người ta khổ vì thương không phải cách/ yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người/ người ta khổ vì xin không phải chỗ…(Dại khờ), Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu/ Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu (Yêu mến). Tôi là một kẻ điên cuồng/ Yêu những ái tình ngây dại/ Tôi cứ bắt lòng tôi đau đớn mãi/ Đau vô duyên, đau không để làm gì. (Thở than). Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực/ Đem ái tình dâng kẻ phụ ta (Muộn màng). Tôi một mình đối diện với tình không/ Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng (Dối trá)…Và trong việc luận giải nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu, Xuân Diệu cho rằng sự xa cách luôn là nguyên nhân thường trực nhất. Nó làm cho lòng người luôn trong trạng thái bất ổn. Xa cách giày vò những trái tim yêu, làm cho người đang yêu rơi vào cảm giác lo sợ bởi tình yêu vốn mong manh, dễ bất ngờ tan vỡ ” tình yêu đến, tình yêu đi ai biết” (Giục giã), và con người nhiều khi cũng rơi vào trạng thái không thể kiểm soát và không hiểu nổi chính bản thân mình: ” Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn/ Ai nói trước lòng anh không phản trắc/ Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ? ” (Giục giã) …bởi mọi cái “vô thường ” như thế nên xa cách làm cho nỗi nhớ thêm đầy và nhiều khi nỗi nhớ ấy quặn thắt con tim yêu đến đớn đau: Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em! Không gì buồn bằng những buổi chiều êm…Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ (Tương tư chiều)… Trong tình yêu, đau khổ cũng là một “thú đau thương”, cho nên Ler montov từng nói: “Anh chỉ mang đến cho em toàn là đau khổ…Có lẽ vì vậy mà em yêu Anh. Bởi vì niềm vui thì dễ quên, còn đau khổ thì không bao giờ”. Victor Hugo lại nói: “Ai khổ vì yêu hãy yêu hơn nữa, chết vì yêu là sống trong tình yêu”. Còn với Xuân Diệu, biển yêu dẫu “đắng” nhưng con người chưa bao giờ “nguôi nỗi khát thèm”…thậm chí khát vọng ấy mãnh liệt ấy đến mức giục lòng người ” yêu khi đã hết tuổi rồi”, “khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma ” ( Đa tình)…và điều ấy phải chăng đồng nghĩa với thông điệp nhắn nhủ của thi sĩ tới bạn đọc muôn sau: cho dù hạnh phúc hay đau khổ con người vẫn luôn khát vọng yêu và được yêu, vẫn mơ ước về một tình yêu viên mãn, vĩnh hằng.Yêu là câu chuyện dài bất tận, không biên giới, bến bờ, yêu không bao giờ có tuổi… và chỉ có những trái tim biết yêu chân thành, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc và biết chấp nhận đau khổ mà tình yêu mang lại thì mới mong thấy được giá trị thật sự của tình yêu đối với đời sống của riêng mình.

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là tình yêu của con người sống giữa đời thường chứ không phải tình yêu đạo đức trong sách vở của một “ông hoàng” nào đó. Đó là thứ tình yêu dám bộc lộ những khát vọng thành thực đến cháy lòng. Do đó triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu bên cạnh việc luận giải vấn đề yêu là hướng đến sự hòa hợp tâm hồn thì còn khẳng định một chân giá trị đầy tính nhân bản: yêu là khao khát được hòa hợp với thân xác người mình yêu. Nhiều bài thơ, câu thơ của Xuân Diệu đã bộc lộ khát vọng trên một cách say mê, đắm đuối:

Hãy sát đôi đầu ! Hãy kề đôi ngực ! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài ! Những cánh tay ! hãy cuốn riết đôi vai ! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt ! Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt (Xa cách). Chúng ta đau, thôi em tới đây mà ! Mơn man nào, em đừng khóc đôi ta/ Thế, riết thế, hãy vòng tay chặt nữa/ Cho em hút những chút hồn đã rữa/ Cho em chuyền hơi độc rất tê ngon (Sầu). Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn/ Sóng mắt, lời môi, nhiều – thật nhiều (Vô biên). Em phải nói, phải nói, và phải nói/ Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày/ Bằng nét buồn bằng vẻ thẹn , chiều say/ Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết ( Phải nói).

Và bởi coi sự hòa hợp với thân xác người yêu cũng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì tình yêu, duy trì sinh lực sống nên trong thơ tình Xuân Diệu người đọc thấy tràn ngập hình ảnh tôn vinh vẻ đẹp hình thể của con người: Đôi môi, đôi mắt ( Tương tư chiều), tóc liễu buông xanh ( Nụ cười xuân), miệng vàng, nhan sắc (Mời yêu), đường vai, nét tay ( Dấu nằm)…đối với thi sĩ vẻ đẹp hình thể của người yêu là “ngọc ngà tinh anh” do đất trời ban tặng. Và có lẽ vì thế cho nên chỉ đến Xuân Diệu trạng thái khát khao được hòa hợp cùng thân thể người yêu mới được diễn tả một cách đầy táo bạo. Thi sĩ đã không hề ngần ngại diễn tả những trạng thái yêu mạnh mẽ như muốn “ôm”, muốn “riết”, muốn “say”, muốn “cắn”, muốn “ngoàm”, muốn “hút”… tất cả đều gợi cảm giác nồng nàn, tha thiết, đê mê của tình yêu rất trần thế, rất con người: Nên lúc môi ta kề miệng thắm/ Trời ơi, ta muốn uống hồn em (Vô biên) Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi ( Vội vàng) Em vui đi răng nở ánh trăng rằm/ Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự (Giục giã) Nghiêng đầu bên trái hãy kề nghe / Những ngón tay thần sẽ vuốt ve/ Cho điệu lòng anh thêm ấm dịu; Sờ xem ngực nóng khúc đê mê(Có những bài thơ)… Vượt qua rào cản của những quan niệm ấu trĩ, lạc hậu về tình yêu nam nữ coi sự va chạm, tiếp xúc về thể xác là điều “xấu xa, hổ thẹn”, những cảm xúc nhục thể trong thơ Xuân Diệu rất chân thực, rất đời thường, gợi nhiều suy ngẫm về giá trị hiện hữu của con người. Có lẽ chính vì vậy nên đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến thơ tình Xuân Diệu thấm nhuần triết lý nhân sinh sâu sắc và có sức sống bền lâu trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ.

Trong Tình mai sau Xuân Diệu viết: Người thi sĩ đã vào làng mây khói/ Không ở đâu, và ở khắp mọi nơi/ Như tiếng vọng trong sương xa dắng dỏi/ Máu vu vơ theo giữa trái tim đời… Như vậy ngay từ lúc sinh thời Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc về ý nghĩa tồn sinh và bất tử của người nghệ sĩ: điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. Nhà thơ Xuân Diệu với trái tim yêu nồng nàn, si mê, tha thiết nhất trong các thi sĩ Việt Nam đã đi vào “làng mây khói” vĩnh hằng. Nhưng những câu thơ mang đậm triết lý yêu của ông còn lưu lại “giữa trái tim đời” mãi mãi bởi: “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng” (Bêlinxki). Triết lý yêutrong thơ tình Xuân Diệu thể hiện một tầm tư tưởng lớn, nó khác lạ và vượt lên những lối nghĩ suy tầm thường tưởng “cao đạo” mà giả dối, thiếu thành thực mà người ta vẫn cứ “tụng ca” như những “giá trị đạo đức” nhưng đó là những thứ đạo đức hoàn toàn xa lạ với bản chất Người. Vì vậy, những bình diện của triết lý yêu trong thơ Xuân Diệu như đã trình bày ở trên, suy cho cùng đó chính là những tư tưởng mang tinh thần nhân bản, nhân văn sâu sắc nhất mà nhân loại luôn hướng đến. Và chính những bài thơ với triết lý yêu rất và rất (chứ không phải là những bài thơ tụng ca nào khác) trong sự nghiệp thơ đã làm cho thơ Xuân Diệu trở thành thơ của một đời chứ không phải thơ của một thời ngắn ngủi dễ quên… Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu là một trong những giá trị quan trọng làm nên sự bất tử của thơ Xuân Diệu. Bạn đọc nhớ đến Xuân Diệu sau 100 năm hay 1000 năm hoặc lâu hơn nữa phải chăng, cũng bắt đầu từ những bài thơ tình thấm đẫm triết lý yêu mang vẻ đẹp nhân sinh cao cả và đầy khao khát trần thế – những bài thơ dạt dào, tha thiết, êm đềm và sâu lắng, ru lòng người mãi mãi khôn nguôi:

…Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi/ Đã hôn rồi, hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt… /Cũng có khi ào ạt/ Như nghiến nát bờ em/ Là lúc triều yêu mến / Ngập bến của ngày đêm… (Biển)

(1) Xuân Diệu, Tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật, (Lưu Khánh Thơ giới thiệu và tuyển chọn), Nxb. Giáo dục, H. 1999, tr.11

(2) Nguyễn Văn Trung, Ca tụng thân xác, Nxb. Văn nghệ, chúng tôi 2006, tr. 73,74

Nhà Thơ Xuân Diệu: Thơ Tình Hay Vì Yêu Thật, Sống Thật

Đến nay dường như vẫn còn là một vấn đề quá khó đối với không ít người, khi phải trả lời câu hỏi vì sao thơ tình của Xuân Diệu hay đến mức khó ai có thể vượt qua? Người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực kể cả những người đồng thời cũng như hậu thế nhằm đi tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề, nhưng xem ra cũng chỉ là phỏng đoán.

Nhà thơ Xuân Diệu (ảnh Internet)

Cuộc đời và văn nghiệp

Nhà thơ Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916, ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Thuở thiếu thời ông sống tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và theo học ở Quy Nhơn.

Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Sau đấy ông ra Hà Nội sống bằng nghề làm thơ, viết văn và là thành viên tích cực của nhóm Tự lực văn đoàn từ năm 1938-1940, do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) sáng lập từ năm 1932. Đến năm 1943, Xuân Diệu tốt nghiệp cử nhân Luật, rồi vào làm tham tán thương chánh ở Mỹ Tho. Sau đấy ông lại quay ra Hà Nội tiếp tục làm thơ và viết văn.

Bên cạnh sáng tác thơ, Xuân Diệu còn viết cho các báo như Ngày Nay và Tiền Phong. Sau đấy ông tham gia sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Xuân Diệu được biết đến với tư cách là một nhà thơ lãng mạn trữ tình. Ông đã thổi một làn gió mới vào thi đàn Việt Nam những năm nửa đầu thế kỷ XX. Theo nhà phê bình văn học Hoài Thanh thì Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới- nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời (1)

Xuân Diệu được coi là một trong những chủ soái của phong trào Thơ Mới. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này gồm: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Có thể nói hai tập thơ này của ông được giới lý luận- phê bình văn học và văn học sử xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và cuộc sống. Tình yêu thường gắn liền với tuổi trẻ và mùa xuân thiên nhiên của đất trời và của lòng người. Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến mức quằn quại đau mỗi khi cảm thấy thời gian đang chảy trôi vào vô tận. Trong bài Giục giã ông từng mở đầu bằng hai câu thơ thật sự riết róng:

Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ

Như vậy đủ thấy ông cảm nhận về sự hữu hạn, mong manh của đời người, nên cần phải sống thật và yêu một cách hết mình, đắm say. Trước đây đã có một số người do nhận thức nông cạn nên suy diễn một cách vô lối, quy kết hai câu thơ của ông là biểu hiện của lối sống gấp của tầng lớp tiểu tư sản, theo cách nhìn của đạo đức phong kiến lạc hậu, nhuốm màu sắc chính trị hẹp hòi từ quan điểm của Nho giáo.

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, rồi sau đó, khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội, rồi công tác trong Hội Văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ (nay là Tuần báo Văn nghệ) ở Việt Bắc.

Xuân Diệu tham gia Ban Chấp hành, nhiều năm là Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam kể từ khi mới thành lập (1957). Cũng từ sau năm 1945, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ngợi ca cách mạng, ngợi ca những người lao động. Từ đỉnh cao của dòng thơ lãng mạn trữ tình, ông chuyển sang dòng thơ anh hùng ca, tự sự trữ tình, pha chút chính luận một cách dứt khoát ngay từ tập thơ Ngọn quốc kỳ (1945), cho đến Một khối hồng (1964), rồi Thanh ca (1982)…

Với tư cách là một cây đại thụ của nền thi ca Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ, trong đó một số lượng lớn vẫn còn nằm trong di cảo chưa công bố, một số truyện ngắn và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.

Xuân Diệu mất ngày 18 tháng 12 năm 1985 tại Hà Nội. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, đợt I, năm 1996. Tên của ông được đặt cho một đường phố ở quận Tây Hồ và một trường tiểu học ở quận Ba Đình, Hà Nội, một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật, nhà thơ Xuân Diệu đã để lại cho đời sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ, mà các thế hệ sau này không mấy người sánh kịp, gồm nhiều thể loại khác nhau. Về thơ có: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non song, Riêng chung, Hồn tôi đôi cánh… Văn xuôi: Phấn thông vàng, Miền Nam nước Việt, Việt Nam ngàn dặm… Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn, Tiếng thơ, Những bước đường tư tưởng của tôi, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Dao có mài mới sắc, Thi hào dân tộc Nguyễn Du, Đi trên đường lớn, Ba thi hào dân tộc, Phê bình giới thiệu thơ… Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu, Việt Nam hồn tôi, Những nhà thơ Bungari, Nhà thơ Nicôla Ghiđen…

Cũng cần phải nói thêm rằng, trước thời kỳ đổi mới, một trào lưu nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học đứng trên quan điểm chính trị, đạo đức lạc hậu và xã hội học dung tục đã qui cho Thơ Mới đủ mọi thứ tội, mà nặng nhất là tội lập trường tiểu tư sản thay vì xem Thơ Mới như một diễn ngôn lịch sử, hay một giá trị nghệ thuật. Vào thời điểm ấy, cái tôi cá nhân, một phẩm chất tối quan trọng trong sáng tạo thi ca bị quy thành chủ nghĩa cá nhân vị kỷ theo quan điểm đạo đức và xã hội học dung tục. Với tư cách là ông hoàng thơ tình, Xuân Diệu không thể nào thoát khỏi vòng cương tỏa của những tư tưởng bảo thủ ấy. Cũng may mà, chính ông lại là người tìm đến với Việt Minh khá sớm và đem tất cả lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu cuộc sống để phục vụ Cách mạng, phục vụ nhân dân. Dù vậy, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công chừng 40 năm, ông vẫn còn là đối tượng bị chỉ trích mạnh mẽ nhất, mặc dù, khối lượng tác phẩm của ông sau 1945 với tư cách là một nhà thơ Cách mạng, còn lớn hơn nhiều so với vài ba tập thơ, truyện ngắn trước đấy, nhưng người ta lại cố tình quên đi, mà chỉ quan tâm đến tính chất tiểu tư sản trong sáng tác của ông trước 1945.

Trả lại giá trị thực cho thơ tình của Xuân Diệu

Ngay lúc bình sinh, cũng như khi đã về thế giới bên kia, cách đây gần 30 năm, Xuân Diệu và thơ tình của ông vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, bàn thảo với hàng loạt bài viết như: Vạch trần nỗi khổ tình trai của nhà thơ Xuân Diệu; Nhà thơ Hoàng Cát: Xuân Diệu yêu, còn tôi chỉ thương; Nghi án tình trai với nhà thơ Xuân Diệu, Giải mã nghi án giới tính của Xuân Diệu… Còn nhà văn Tô Hoài, người cùng thời và quen biết Xuân Diệu từ trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945 cũng dành hẳn chương III trong Hồi ký Cát bụi chân ai của mình để viết về ông hoàng thơ tình này.

Trong các nhà văn, nhà thơ vừa kể trên, mỗi người có quan hệ và tiếp xúc với Xuân Diệu theo cách riêng của mình, nên có những kỷ niệm và cách nhìn nhận về ông cũng không ai giống ai. Huy Cận và Xuân Diệu là tình bạn thuở thiếu thời là hai tính cách đối nghịch nhau, nhưng cả hai đều cần phải dựa vào nhau để sống và hoạt động nghệ thuật.

Nếu chỉ căn cứ trên hồi ức của nhân chứng để suy ra Xuân Diệu là người đồng tính hay ái nam ái nữ và thơ của ông cũng là thơ của người đồng tính hay của người ái nam ái nữ là chưa thỏa đáng, mặc dù ông đã có một số bài thơ nói về vấn đề này như Tình trai, Em đi, Biển…

Nhân chứng cuối cùng, người vợ duy nhất của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu là NSND, đạo diễn điện ảnh Bạch Diệp. Dù quan hệ vợ chồng của hai người chỉ kéo dài khoảng sáu tháng, nhưng những gì bà Bạch Diệp nói ra theo tôi là đáng tin cậy hơn cả. Ngày ấy, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, vào một ngày cuối thu đầu đông (11/1958), Xuân Diệu ở ngôi nhà 24 phố Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phu) với gia đình nhà thơ Huy Cận, đạp xe xuống nhà nàng ở cuối phố Bà Triệu, nơi có hàng hoa dạ lan thơm nức. Chính nàng Bạch Diệp đã khơi nguồn cảm hứng để chàng thi sĩ đa tình Xuân Diệu viết nên bài Dạ hương bất hủ:

Tôi cầm mùi dạ lan hương Trong tay đi đến người thương cách trùng Dạ lan thơm nức lạ lùng

Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương .

Cuộc hôn nhân đầu tiên và cũng là cuối cùng trong cuộc đời của ông hoàng thơ tình đã kết thúc một cách hết sức chóng vánh và buồn thảm. Dù cuộc hôn nhân ấy chỉ tồn tại trên danh nghĩa, xét theo khía cạnh thông thường của mọi cuộc hôn nhân. Tuy thế, đến bây giờ, người vợ duy nhất vẫn nhớ về ông với niềm cảm mến sâu sắc: Cuộc hôn nhân ngắn ngủi với Xuân Diệu như một luồng gió mát đi qua cuộc đời tôi. Luồng gió đó dù ngắn nhưng đã để lại mãi ấn tượng trong tâm hồn. Chỉ là một luồng gió thoáng qua nhưng lại làm tôi giữ mãi niềm thương mến, bởi tôi thực lòng rất thương Xuân Diệu.

Như vậy chỉ có thể nói số phận không cho Xuân Diệu được làm chồng, làm cha vì một căn bệnh quái ác. Nhưng dù có thế nào ông cũng đều yêu thật và sống thật. Với bất cứ ai và bất kỳ thời điểm nào tình yêu của ông với con người và với cuộc đời đều đằm thắm, nồng nàn đến bỏng cháy, đầy chất nhân văn. Tôi cho rằng đấy mới là nguồn cội để ông viết nên những áng thơ tình bất hủ, mà gần thế kỷ nay hoặc có thể sau này sẽ chẳng ai có thể vượt qua được./.

Đỗ Ngọc Yên (1) Hoài Thanh và Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. Nxb Văn học, H, 2010

Chứng Minh Xuân Diệu Là Ông Hoàng Thơ Tình

Hồn thơ Xuân Diệu luôn mở rộng ra cả đất trời và cõi người. Nó luôn khao khát được giao cảm với con người, thiên nhiên, vũ trụ. Thơ duyên biểu hiện điều ấy.

Thơ duyên chưa hẳn là bài thơ tình vốn rất đắm say sôi nổi trong thơ Xuân Diệu. Bài thơ có anh và em họ đi xa nhau như không quen biết. Em thì “điềm nhiên” anh thì “lững thững” và cả hai đều “vô tâm”.

Có lẽ duyên ở đây là “tác hợp cơ trời” của thiên nhiên, vũ trụ và lòng người. Sự hòa thơ, hòa nhạc âm thầm, mãnh liệt và đầy quyến rũ. Nó khởi đầu từ cái “buổi ấy lòng ta nghe ý bạn” để rồi nhìn đâu cũng thấy chiều mộng, nghe đâu cũng động tiếng huyền nó vô thanh với tác nhưng náo nức con tim.

Tất cả đều cặp đôi trong yêu thương đắm đuối, mỗi lúc một mãnh liệt, lơi lả. Chiều mộng thì hòa thơ với nhánh duyên, trên cây me thì cặp chim ríu rít như không biết buổi chiều mà ngỡ là sáng bình minh. Chim chuyền cành này qua cành khác, bầu trời trong xanh thì như đổ tràn ánh sáng như ngọc lấp lánh qua muôn lá, mùa thu tới thì khắp nơi như tiếng nhạc đón mừng (“động tiếng huyền” – tiếng huyền là tiếng đàn), con đường “nho nhỏ” thì đi với gió “xiêu xiêu”, cành hoang thì lả tả như có tình với “nắng chiều”, con cò trên ruộng thì như cảm thông với “Mây biếc về đâu bay gấp gấp” nên cánh nó cũng “phân vân”, chim cũng thế, hoa cũng vậy, tất cả đều giao hòa cảm thông như vốn có duyên với nhau tự bao giờ. Và tất nhiên con người cũng thế, anh với em tuy chưa quen biết nhau và cũng chẳng có mối lái gì (băng nhân) mà tự nhiên cũng cứ đi sóng đôi với nhau nhịp nhàng như “một cặp vần” trong bài thơ, thậm chí “Lòng anh thôi, đã cưới lòng em”…- Cảnh trong thơ tươi tắn, trong sáng, tình trong thơ thì hòa hợp nhịp nhàng. Đây là một bài thơ vui tuy viết về một cảnh chiều thu. Trong thơ truyền thống, cảnh chiều mà lại là chiều thu thì nói chung là buồn. Thơ xưa nói đến cảnh chiều thì thường có chim mỏi về rừng, người lữ thứ tha hương thì nhớ nhà, chân bước vội. Còn mùa thu thì lá vàng rơi rụng, hoa sen tàn tạ trên các đầm ao… ở đây cảnh chiều thu lại vui. Xuân Diệu có bài thơ xuân không mùa, nghĩa là mùa nào cũng là xuân cả, vì xuân tự trong lòng nhà thơ tỏa ra trời đất bốn mùa:

“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,

Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu.

Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng

Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng…”

Nhưng cảnh thu thực ra cũng có cái vui của nó chứ, nhất là mùa thu ở một nước nhiệt đới như nước ta. Xuân Diệu là nhà “Thơ mới”, ông không nhìn cảnh vật theo công thức, ước lệ của thơ cổ, ông khám phá cái đẹp, cái vui của mùa thu có thật trên đất nước bằng con mắt chân thật của mình và thấy mùa thu rất thơ mộng: “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên”, không khí mùa thu khô ráo và sáng, trời thu thì cao và trong xanh, khí hậu mùa thu không nóng và chưa rét, con người cảm thấy dễ chịu, tâm hồn thơ thới sảng khoái, gió rì rào trong lá cành, chim chóc ríu rít, nghe như đâu đây vang vọng lại tiếng nhạc của đất trời:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”.

Nhưng niềm vui của mùa thu không ồn ào mà êm ái dịu dàng. Phải có một tâm hồn lắng nghe, tinh tế và nhạy cảm mới thấy hết được. Nhà thơ đi giữa đất trời như đi giữa một “bài thơ dịu”, không dám ồn ào, chỉ “lững đững” trên đường, lắng nghe bước đi nhẹ nhàng êm ái và lặng lẽ của mùa thu:

“Ai hay tuy lặng bước thu êm”.

Và cũng lắng nghe nơi lòng mình niềm cảm thông với vạn vật và nỗi khao khát thương yêu, khao khát hòa hợp với mọi người, nhất là với cô gái nào kia ngẫu nhiên cùng bước lên đường.

– Trong thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có một nhận xét rất tinh tế về Xuân Diệu: “… Sự sống muôn hình thức nhưng hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào. Không cần phải là con hổ ngự trị trong rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi!”.

Bài Thơ duyên là một trường hợp Xuân Diệu bày tỏ sức sống của mình trong những cảm nhận hết sức tinh vi về thiên nhiên và sự sống. Nhìn chung cảnh thơ yên tĩnh mà vẫn có một cái gì xôn xao từ trong lòng sự vật, chỉ cảm thấy được nhưng khó phân tích, diễn giải cho rõ ràng:

“… Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”

“… Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu

Lả tả cành hoang, nắng trở chiều”.

Bình hai câu thơ trên, Hoài Thanh viết: “Cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một tí rõ ràng để được thêm rất thơ mộng”.

Thiên nhiên đúng là có hồn, nó lặng lẽ vận động, nhưng chỉ là những biến thái tinh vi không thể gọi tên ra được. “Nắng trở chiều” là màu sắc thế nào? Thật khó nói rõ ra được.

Sự cảm nhận còn tỏ ra tinh vi hơn nữa trong mấy câu thơ này:

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Chim nghe trời rộng dang thêm cánh

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”.

Hoài Thanh viết: “Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay tới ráng chiều (“Lạc hà dữ cô lộ tề phi – Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”, dịch là: “Ráng chiều và cánh cò đơn chiếc láng bay – Nước mùa thu cùng trời thu một sắc”) đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới”.

Sự cách biệt ấy thể hiện ở chỗ, một đằng thì tả sự vận động bên ngoài, mắt thường thấy được, một đằng thì cảm nhận được sự vô hình, chỉ mới có trong gân cốt của cánh cò.

Cũng như vậy: “Chim nghe trời rộng dang thêm cánh – Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”, nhà thơ dường như nhận thấy cái cảm giác trống trải rợn ngợp của con chim trước không gian cao rộng, và cái cảm giác se lạnh của bông hoa khi sương chiều buông xuống…

Bài thơ giúp ta hiểu được ở Xuân Diệu một hồn thơ yêu đời, yêu sống, khao khát giao cảm với thiên nhiên, với con người. Nó cũng giúp ta cảm nhận được một cảnh vật thu tươi tắn, trong trẻo thơ thới, êm ả, dịu dàng, như gợi mát tâm hồn ta. Nó còn giúp ta mài sắc cảm giác của mình để biết kĩ lưỡng hơn, tinh tế hơn với cuộc sống này trong mỗi giây phút của đời mình.

Nghi Án Giới Tính Của Ông Hoàng Thơ Tình Xuân Diệu

Trong quá trình tìm tư liệu cho loạt bài này, chúng tôi cũng được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đồng tình của những người bạn văn và đặc biệt là những người thân của nhà thơ Xuân Diệu như: Đạo diễn Bạch Diệp – người vợ duy nhất; Luật sư Cù Huy Hà Vũ – người thừa kế duy nhất của nhà thơ Xuân Diệu. Việc giải mã nghi án đồng tính của Xuân Diệu là để hiểu hơn về cuộc đời của một nhà thơ lớn, qua đó cảm nhận sâu hơn, hiểu đầy đủ hơn giá trị tài sản thi ca khổng lồ của “ông hoàng thơ tình Việt Nam”.

Lời thơ mê đắm tặng người… đồng giới

Phó Viện trưởng Viện Văn học Nguyễn Đăng Điệp đánh giá Thơ mới Việt Nam chỉ có “tứ bất tử” gồm Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, và Nguyễn Bính. Nhưng trong suốt một thế kỷ qua, dường như ngai vàng của “Vua thơ tình” vẫn chỉ có một mình Xuân Diệu ngự trị. Những áng thơ tình bất hủ, những câu chữ mê đắm như: Em bước điềm nhiên không vướng chân/ Anh đi lững thững chẳng theo gần/ Vô tâm – Nhưng giữa bài thơ dịu/ Anh với em như một cặp vần… Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy/ Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

Không ít người mê thơ Xuân Diệu đều mơ tưởng về người phụ nữ được thi sĩ yêu tha thiết, đắm đuối đến như vậy, hẳn sẽ là người hạnh phúc nhất nhân gian này. Đó hẳn là một trang tuyệt sắc giai nhân hoặc là một người có tâm hồn lớn lao, có trái tim yêu cùng nhịp đập với thi sĩ, được thi sĩ nâng niu, mê mải vô vàn: Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ?/ Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều. Anh biết rồi, em đã nói em yêu/ Sao vẫn muốn nhắc một lời đã cũ?.

Nhưng rồi một loạt những bài thơ như Tình trai, Em đi… và cả những bài thơ tình đắm đuối khác tặng người đồng giới đã khiến văn đàn Việt Nam dấy lên dấu hỏi đầy nghi ngờ về giới tính của Xuân Diệu. Và đặc biệt là sau khi cuốn hồi ký Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài được xuất bản năm 1993, nghi án này lại thêm một lần nữa bùng nổ. Lúc ấy, những câu hỏi về cuộc đời riêng tư của “ông hoàng thơ tình” và khơi lại câu chuyện về người đàn bà duy nhất trong cuộc đời Xuân Diệu, đó là nữ đạo diễn nổi tiếng Bạch Diệp.

Những nghi ngờ về các mối “tình trai”, những mối quan hệ với người đồng giới của Xuân Diệu càng lớn hơn khi người ta biết rằng cuộc hôn nhân với người vợ duy nhất ấy chỉ kéo dài vẻn vẹn 6 tháng. Tuy nhiên, cho đến nay, thực sự chưa có một bằng chứng rõ rệt nào chứng minh về sự “đồng tính” của Xuân Diệu ngoài những lời đồn thổi và một số những mẩu chuyện được kể qua hồi ức của một số người. Dù vậy, chính từ nhiều bài thơ của Xuân Diệu đã khiến người ta không thôi đặt dấu hỏi nghi vấn.

Trong bài thơ Ba lời cảm ơn của Xuân Diệu vừa được công bố lần đầu tiên cách đây vài tuần có những lời thơ tình thật thắm thiết: Cảm ơn trời đất thật tài hoa/ Đưa hết tình anh với đậm đà/ Đem cả bài thơ và khúc nhạc/ Sắc trời hương đất tạo em ra. Cảm ơn thầy mẹ khéo nhân duyên/ Sinh tạc ra em khối diệu huyền/ Dáng nét làm cho anh quyến luyến/ Sáng ngời đôi mắt khiến anh điên. Lắm lúc nhìn em sững mắt anh/ Cảm ơn em đã đón anh nhìn/ Anh nhìn như thể rơi con mắt/ Và cả thời gian cũng đứng im.

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, giọng điệu bài thơ như là tặng cho một người phụ nữ mà Xuân Diệu yêu say đắm. Nhưng thực chất, bài thơ đó lại được Xuân Diệu chép tặng cho một người đàn ông, sau một thời gian hai người ở cùng nhau trong đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô (cũ). Người đàn ông đó chính là một tiến sĩ trong ngành Dầu Khí – ông Đặng Của. Theo phân tích của nhà thơ Vũ Quần Phương thì: “Thơ Xuân Diệu tặng cho đàn ông mà như viết cho phụ nữ. Cũng có thể hiểu người làm thơ phải thế, không phải cứ bê y nguyên như sự thực ngoài đời. Nhưng gần đây người ta lại bảo Xuân Diệu là người đồng tính, điều đó thì cũng chưa khẳng định được”. Những ngôn từ mạnh mẽ: Sáng ngời đôi mắt khiến anh điên.. Anh nhìn như thể rơi con mắt/ Và cả thời gian cũng đứng im”, tưởng như là tình yêu say đắm với một người phụ nữ, mà cuối cùng hoá ra lại chép tặng một người… đàn ông.

Niềm cảm mến vô ngần với Hoàng Cát

Những vần thơ đầy cô đơn sau sự chia lìa: Từ nay anh lại trên đời/ Bữa cơm lại với một đôi đũa cầm/ Giường kia một chiếu anh nằm/ Phòng văn một bóng đăm đăm sớm chiều/ Muôn ngàn cảm tạ em yêu/ Chất cho anh được bao nhiêu ân tình/ Cho hay anh đã để dành/ Nén hương một thuở thơm thanh suốt đời/ Sống bằng nhớ lại nguồn vui/ Nhớ khi ôm cả đất trời cùng em. Những tưởng đó là lời thơ tạ từ, thể hiện nỗi buồn chỉ còn lại một mình thi sĩ đơn côi sau khi chia tay với người vợ duy nhất là Bạch Diệp. Nhưng sau đó, người ta lại cho rằng khúc thương tâm đó không phải dành cho Bạch Diệp, mà dành cho một người đàn ông tên Hoàng Cát. Đó là một nhà báo trẻ, điển trai rất yêu thơ Xuân Diệu và còn là người em nuôi của Xuân Diệu.

Khi Hoàng Cát đi vào chiến trường miền nam, Xuân Diệu có nhiều bài thơ tiễn Hoàng Cát, trong đó có những câu như: Bốn năm, nhưng cũng qua mau/ Cõi trần ai được ở lâu thiên đường/ Giã từ, từ biệt, đôi phương/ Đôi nơi, đôi ngả, đôi đường, khổ anh/ Bốn năm lại khép trời xanh/ Nhớ em như một mộng lành mà thôi… Đúng là kể từ ngày họ quen nhau cho đến lúc Hoàng Cát đi chiến trường là đúng bốn năm.

Nhưng có lẽ điển hình nhất thể hiện niềm yêu mến, cảm nhớ của Xuân Diệu với Hoàng Cát là bài Em đi viết vào đêm ngày 11/7/1965 với đề tặng cho Hoàng Cát ở phía dưới: Em đi, để tấm lòng son mãi/ Như ánh đèn chong, như ngôi sao/ Em đi, một tấm lòng lưu lại/ Anh nhớ thương em, lệ muốn trào. Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga/ Chưa chi ta đã phải chia xa!/ Nụ cười em nở, tay em vẫy/ Ôi mặt em thương như đóa hoa. Em hỡi! Đường kia vướng những gì/ Mà anh mang nặng bước em đi!/ Em ơi, anh thấy như anh đứng/ Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa. Nhưng bóng em đi đã khuất rồi/ Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!/ Tình ta như mối dây muôn dặm/ Buộc mãi đôi chân, dẫu cách vời/ Em hẹn sau đây sẽ trở về/ Sống cùng anh lại những say mê…/ Áo chăn em gửi cho anh giữ/ Xin gửi cùng em cả hẹn thề!. Một tấm lòng em sâu biết bao/ Để anh thương mãi, biết làm sao!/ Em đi xa cách, em ơi Cát/ Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ yêu…”.

Lần đầu tiên Xuân Diệu và Hoàng Cát gặp nhau là năm 1958, khi ấy Hoàng Cát mới 17 tuổi, trâu bị lạc, anh đang chạy đi tìm thì gặp Xuân Diệu ngồi nghỉ dưới tán cây giữa cánh đồng làng anh. Lúc ấy Xuân Diệu đang trong chuyến đi thực tế về Nghệ An, tay cầm cặp bánh chưng, anh cho Hoàng Cát một cái bánh. Nhà văn Nguyễn Quang Lập trong bài viết về Hoàng Cát- chuyện văn, chuyện đời có ghi: “Có một người nữa khi đang vui hễ ai nhắc đến là mặt Hoàng Cát cũng đờ ra, đó là Xuân Diệu.

Ai cũng biết Hoàng Cát và Xuân Diệu là anh em kết nghĩa nhưng quan hệ của họ đã vượt quá tình anh em, đạt đến cái gọi là tình yêu, có lẽ điều này thì nhiều người không biết”. Sau buổi gặp gỡ trên cánh đồng làng ở khúc ruột miền trung, Hoàng Cát và Xuân Diệu trở nên thân thiết nhau. Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết: “Từ đó anh em thân nhau, rồi yêu nhau, chính xác chỉ có Xuân Diệu yêu Hoàng Cát, còn Hoàng Cát suốt cả đời mình chỉ biết thương Xuân Diệu, thương đến vô cùng. Thương quá hóa chiều, Hoàng Cát chỉ chiều yêu Xuân Diệu mà thôi… Và Hoàng Cát khóc, nước mắt chan chứa, vừa khóc vừa đọc bài thơ Xuân Diệu viết tặng anh 45 năm về trước, ngày anh lên đường nhập ngũ. Anh nói: ầy, tau không yêu Xuân Diệu theo kiểu trai gái yêu nhau, ầy, nhưng mà tau thương, thương lắm bay nờ…”. Rồi Nguyễn Quang Lập hỏi “Xuân Diệu có yêu anh không thì Hoàng Cát nói yêu chớ, Xuân Diệu yêu tau thiệt mà, yêu lắm mi nờ”.

Nhưng câu chuyện nhiều bí ẩn và gây nhiều câu hỏi nhất là cuộc hôn nhân ngắn ngủi giữa nhà thơ Xuân Diệu và nữ đạo diễn Bạch Diệp. Họ đã rất hạnh phúc nhưng bất ngờ chia tay chỉ sau 6 tháng mà không rõ nguyên nhân…

“Ông Hoàng Thơ Tình” Xuân Diệu Qua Tâm Tình Của Người Cháu

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu

* Thưa nhà thơ Ngô Đức Hành, được biết, ông có mối quan hệ cháu – bác gần gũi với nhà thơ Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Ông có thể nói rõ hơn về mối quan hệ này?

– Về quan hệ gia đình thì thế này, bố tôi và nhà thơ Xuân Diệu là cùng thờ một ông nội, ở quê tôi gọi bằng phương ngữ Nghệ là “bài vai”, tức ngang hàng. Xuân Diệu là “cửa bác”, bố tôi là “cửa chú”. Tôi gọi nhà thơ Xuân Diệu là bác thúc bá (từ phổ thông là bác họ).

Trước đây, vì hoàn cảnh riêng của Xuân Diệu nên cô ruột tôi có ra Hà Nội chăm sóc, cơm nước cho ông một thời gian. Nhưng vì ở chung một căn biệt thự, vợ nhà thơ Huy Cận hơi “ghê” không hợp tánh tình nên cô về. Sau này mới có bà vú nuôi.

Xuân Diệu còn có một người em trai cùng bố, cùng mẹ là nhà văn Tịnh Hà, nhưng ông đi biền biệt và mất từ lâu, nay có con cháu ở TP. Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội, cùng cha khác mẹ còn có người em là bác Ngô Xuân Huy, trước đây là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội.

Các anh không về, nên về họ hàng, tôi là đại diện thờ cúng tổ tiên, trong đó có thờ cúng Xuân Diệu tại nhà thờ ngay trong vườn nhà bố mẹ tôi ở quê. Dù tôi vẫn đang sống và làm việc ở Hà Nội.

* Ông có thể kể về một số kỷ niệm với nhà thơ Xuân Diệu?

– Nhà thơ Ngô Đức Hành: Xuân Diệu sinh ra ở quê mẹ – Quy Nhơn, lớn lên tham gia hoạt động Việt Minh và ra Hà Nội từ rất sớm. Những năm còn chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhân chuyến công tác Khu 4 cũ của Xuân Diệu, tôi mới gặp lại bác. Lần đó ông về quê và nói chuyện, đọc thơ cho bà con nghe. Khi ấy tôi còn bé lắm. Tuy nhiên, vẫn nhớ như in ông đọc bài thơ “Cha ở đàng ngoài mẹ ở đàng trong”. Hình ảnh ông cầm đèn măng xông lên cho mọi người ở xa nhìn rõ mặt Xuân Diệu, vì đông người đến lắm, thì tôi không bao giờ quên.

Sau này trong bài thơ của tôi có tên “Xuân Diệu” tôi viết như hoàn cảnh lúc đó: “Ông cầm đèn măng xông/ Giơ ngang vai rồi hỏi: Bà con nhìn Xuân Diệu có rõ không? Có thể có, có thể không/ Nhưng thơ ông mấy người không say đắm.”

Sau này ra Hà Nội học thì thường cuối tuần, tôi đến nhà Xuân Diệu ở 24 phố Cột Cờ (nay là đường Điện Biên). Mùa hè ông hay nằm trên chiếc ghế dưới gốc cây Hoàng Lan, nay không còn cây này. Thường là hai bác cháu nói chuyện một lúc thì tôi về trường.

Tôi cứ nhớ mãi ông hay kêu ca các cô ở quê lấy chồng đẻ nhiều quá. Ông bảo “đẻ thế thì nuôi dưỡng làm sao tốt được?”

* Ông cũng là nhà thơ, vậy từ thơ và con người Xuân Diệu, ông thấy mình chịu ảnh hưởng như thế nào?

– Dù cơ hội gặp gỡ ít, nhưng tôi vẫn được ảnh hưởng đấy. Thứ nhất là, tình cảm yêu thương gia đình, họ tộc, quê hương; thứ hai là thái độ đam mê sống, lăn xả dâng hiến. Làm được gì đó là làm, gắng làm tốt, chu toàn; thứ ba, là căn cơ tiết kiệm của người xứ Nghệ. Sinh thời Xuân Diệu sống rất tiết kiệm, nhưng cũng sẵn sàng cho hết những gì tiết kiệm được, thậm chí không phải cho người nhà mà là bạn bè. Tính tôi cũng vậy.

Riêng về thơ thì nặng lòng với quê hương đất nước. Có điều Xuân Diệu viết về Hà Tĩnh rất ít. Ngay cả cán bộ làm văn hóa, các nhà văn, nhà thơ ở quê tôi cũng chỉ biết Xuân Diệu có bài “Cha ở đàng ngoài mẹ ở đàng trong” là viết về Hà Tĩnh.

Ông còn có một bài khác nữa là “Em gái Hương Khê”. Có lẽ do điều kiện thời ông sống khó khăn về viết và xuất bản. Tôi thì khác, viết về quê hương nhiều. Năm ngoái nhân huyện nhàkỷ niệm 550 năm địa danh Thiên Lộc – Can Lộc, tôi in tập thơ “Câu hát tìm anh”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, gồm 99 bài. Quê tôi có Ngàn Hống 99 ngọn nên tôi chọn 99 bài.

Có lẽ do ám ảnh lời kêu ca về sinh đẻ của Xuân Diệu mà sau này lấy vợ, vợ chồng tôi cũng chỉ đẻ một cháu. (Cười).

* Ông được người trong giới văn học, cũng như độc giả biết đến có lối thơ gần gũi, ngôn ngữ mang phong cách riêng của người xứ Nghệ. Tại sao ông lại chọn phong cách này?

– Quê hương mỗi người chỉ một, đương nhiên rồi. Với ai cũng vậy thôi. Với tôi, quê hương sâu nặng, ân tình. Theo tôi, đời người có nhiều việc nhưng báo hiếu cha mẹ và trả nghĩa quê hương là hai việc phải làm tận tâm. Đó là hạnh phúc, nếu làm được. Quê hương xứ Nghệ với tôi vừa mộc mạc, cụ thể, nhưng cũng đầy lãng mạn. Ở đó còn có những điều thiêng liêng: “quê là đôi mắt em tôi/ là vàng quả duối ngày tôi tặng nàng/ quê là một chuyến đò sang/ người về bên ấy tôi sang bên này…”, (Khái niệm 1, Câu hát tìm anh).

Vì thế, đề tài về quê hương trong thơ tôi đậm nét. Thậm chí, tôi sử dụng khá nhiều phương ngữ Nghệ. Nhà phê bình văn học Hoàng Thụy Anh nhận xét thơ tôi là “căn cước xứ Nghệ”. Tôi tự hào về điều này.

* Về đời tư, mà ở đây chuyện yêu đương của Xuân Diệu, ông biết nhiều không. Có người đồn đoán Xuân Diệu đồng tính, và có tình cảm đặc biệt với Huy Cận, ông có cho rằng sự đồn đoán đó là bịa đặt?

– Nhà thơ Xuân Diệu như anh biết, dưới góc độ đời tư thì ông cực kỳ bất hạnh. Ông không làm được “nghĩa vụ đàn ông”. Như anh biết đấy, Xuân Diệu có cưới vợ đấy chứ. Vợ ông là bà Bạch Diệp sau này là nghệ sỹ nhân dân Bạch Diệp. Chuyện hai người chia tay, NSND Bạch Diệp đã nói rồi, tôi không nhắc lại.

Cuối đời Xuân Diệu không có vợ, không có con. Ông sống độc thân cho đến lúc mất, vào năm 1985, lúc 69 tuổi. Sau khi ông, kể cả Huy Cận mất thì mọi người mới bắt đầu “dệt gấm thêu hoa” về chuyện đồng tính của Xuân Diệu.

Nhà văn Tô Hoài trong “Cát bụi chân ai”, xuất bản năm 1993 tại Hà Nội, kể rằng, trước năm 1945, ông được gặp Xuân Diệu vài lần, lần nào cũng diễn ra cái cảnh: “Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập thơ Thơ thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gọn, không phải chữ gỗ dẹp đét.

Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi”. (tr. 168-69). Con người thường cho phép suy diễn quá mức cho phép như vậy. Xuân Diệu và Huy Cận có sống lại được đâu để thanh minh cho quan hệ giữa hai người?

Nhân đây tôi cũng xin nói rằng, quan hệ giữa Xuân Diệu và Huy Cận rất đặc biệt, mọi người đều đã biết. Riêng chi tiết này thì mọi người chưa biết: Huy Cận lấy em gái cùng cha khác mẹ của Xuân Diệu, dù bà sinh sau nhưng con bà cả nên gọi Xuân Diệu là anh hay là em đều đúng.