Lịch sử ra đời của xe vespa – Phân biệt các dòng vespa Sau Thế chiến thứ hai, các nhà máy của Piaggio, vốn được biết đến như hãng sản xuất máy bay chiến đấu cho quân đội Ý. Nắm bắt được nhu cầu về một loại phương tiện giao thông thuận tiện và tiết kiệm, ông chủ của hãng Piaggio lúc đó là Enrico Piaggio đã đề ra hướng đi mới cho các nhà máy và công nhân của mình: Chuyển từ sản xuất phục vụ quân sự sang phục vụ dân sự.
Năm 1884, Rinaldo Piaggio (1864-1938) thành lập Công ty Piaggio tại Genoa với tên là “Piaggio &C”.
Năm 1917, Rinaldo đã mở rộng hoạt động của Piaggio tại vùng Tuscany với nhà máy đặt tại Pisa (1917) và tại Pontedera (1924).
Piaggio là một trong những hãng sản xuất máy bay, xe lửa, tàu thuỷ hơi nước, tàu thuỷ vượt Đại Tây Dương quan trọng của châu Âu Trong chiến tranh thế giới thứ II.
Năm 1920, Rinaldo Piaggio đã hợp nhất các nhà máy ở Sestri, Finale & Pisa thành Hãng Piaggio.
Năm 1938, Rinaldo Piaggio qua đời và đã để lại toàn bộ gia sản của nhà máy tại Finale & Sestri cho người con trai cả là Armando Piaggio (1901-1978) quản lý.
Còn nhà máy, tại Pisa và Pontedera ở vùng Tuscany gần như bị chiến tranh thế giới thứ 2 phá huỷ hoàn toàn, được Rinaldo trao lại cho người con thứ Enrico Piaggio (1905-1965) điều hành.
Khi điều hành nhà máy, Enrico Piaggio, Enrico Piaggio đã cùng kỹ sư tài năng, người đã thiết kế chiếc máy bay trực thăng đầu tiên – Corrandino D’Ascanio – thiết kế nên chiếc xe scooter huyền thoại – Vespa.
Vespa được coi là biểu tượng của thời kỳ tái thiết sau chiến tranh của Italy bởi vì nó được thiết kế dựa trên những phế tích còn lại của cuộc chiến tranh thế giới thứ II.
Năm 1946, Mẫu đầu tiên của nhà thiết kế tài ba với cái tên “Paperino” (Donald Duck). Mẫu MP6 đã được hoàn thành vào tháng 4/1946. Lần đầu tiên nhìn thấy MP6, Enrico Piaggio đã quyết định sản xuất hàng loạt, với tên gọi mới là Vespa 98cc.
Năm 1948 là năm ra đời của chiếc xe ba bánh Ape đầu tiên. Sản lượng xe Vespa tăng vọt từ 2484 xe vào năm đầu tiên lên 19822 xe vào 1948. Ape đã giúp cho hoạt động thương mại của Italy khởi sắc trong thời kỳ hậu chiến.
Kế đó, năm 1949 Piaggio đã cho xuất xưởng chiếc thuyền máy nhỏ Moscone và chiếc Vespa 400 vào năm 1957. Piaggio là đơn vị đầu tiên được cấp phép kinh doanh tại Đức, xe Vespa đã đạt doanh số 60,000. Ba năm sau, con số này đã lên tới 171,200 xe và số đại lý Piaggio trên thế giới lên đến hơn 10.000 chi nhánh.
Sự phát triển thần kỳ này mới chỉ là khởi đầu cho thời kỳ hoàng kim của xe Vespa sau này: sản xuất tại 13 nước và bán tại 114 quốc gia trên khắp thế giới.
Xe Vespa đạt mốc 1 triệu xe vào năm 1956. Chỉ 4 năm sau đó vào 1956, con số này đã là 2 triệu, và rồi 4 triệu chiếc vào năm 1970 và hơn 10 triệu chiếc trong năm 1988.
Đến nay, Piaggio hơn 18 triệu chiếc xe Vespa. Đóng góp vào thành công rực rỡ này phải kể đến các mẫu xe Vespa huyền thoại như xe Vespa 50 sản xuất năm 1963.
Mẫu xe Vespa GS 150 ra mắt năm 1955 được coi là mẫu xe “thể thao” đầu tiên đạt đến vận tốc 100 km/h, tiếp theo là mẫu 180 SS năm 1965.
Vespa GS 150
Vespa 180 SS
Năm 1964, hãng Piaggio được tách ra thành I.A.M Rinaldo Piaggio chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ cho ngành hàng không và tàu hoả và Piaggio & C. chuyên sản xuất xe máy bánh nhỏ (scooter).
Năm 1965, Enrico Piaggio qua đời và để lại hãng Piaggio & C. cho người con rể Umberto Agnelli làm chủ tịch. Ciao được sản xuất vào năm 1967 và cũng đã đạt được những thành công to lớn.
Mẫu xe Primavera 125 năm 1968 đã trở thành một trong những biểu tượng của thế hệ mới và ghi dấu vào lịch sử thế giới.
Mẫu Rally 180 năm 1968 giới thiệu kiểu đèn pha trước cách tân với thiết kế đầy mạnh mẽ
Chiếc Elestart 50 ra mắt hệ thống khởi động bằng điện
Chiếc Rally 200 năm 1972 được mệnh danh chiếc xe Vespa dành cho những khách lữ hành khám phá thế giới.
Sau thành công vượt trội trước đó, Piaggio quyết định đổi mới dòng xe Vespa cho phù hợp với lối sống và giao thông thành thị.
Năm 1976, chiếc Primavera 125 ET3 được trang bị hệ thống đánh lửa điện tử và 3 cổng nạp.
Vespa Primavera 125 ET3
Năm 1978, chiếc P 125 X có thân xe liền khối hoàn toàn mới, trong khi đó chiếc P 200 E sở hữu hệ thống bôi trơn độc lập và bảng thông số điều hướng lần đầu tiên được gắn hẳn vào thân xe.
Vespa P 125 X
Vespa P 125X P 200 E
Năm 1984, chiếc PK 125 ra mắt hộp số tự động, cũng là sự thay đổi ngoạn mục nhất kể từ năm 1946.
Năm 1985 chiếc Pole Position T5 được biết đến là mẫu “siêu xe thể thao” đầu tiên, với xylanh nhôm hỗ trợ tản nhiệt hiệu quả nhiệt lượng sản sinh do công suất cao của xe tay ga.
Năm 1989 chiếc PK N 50 lọt top những chiếc xe chạy tốt nhất “Vespino”- Vespa nhỏ.
Năm 1996, chiếc ET4 125 là chiếc xe tay ga Vespa đầu tiên có động cơ trung tâm 4 thì và hộp số tự động, và chỉ hai năm sau đó chiếc này đã trở thành mẫu xe 2 bánh mang thương hiệu Vespa bán chạy nhất ở châu Âu.
Vespa ET4 125
Những năm 90, Piaggio & C. được cổ phần hoá và được đổi tên thành Piaggio V.E. do Giovanni Alberto Agnelli làm chủ tịch.
Từ đầu năm 2000, việc kiểm soát của công ty đã được chuyển giao cho tập đoàn tài chính Morgan Grenfell Private Equity (công ty thành viên của tập đoàn Deutsche Bank). Dante Razzano trở thành chủ tịch của Piaggio từ tháng 5 năm 2001.
Ngoài thương hiệu Piaggio ra, tập đoàn còn sở hữu các thương hiệu: Gilera, Vespa, Derbi và Puch… Bên cạnh đó, Piaggio còn là nhà sản xuất và cung cấp động cơ xe máy cho rất nhiều hãng xe máy trên thế giới từ những loại động cơ 50cc đến 1.000cc.
Ngày 24 tháng 7 năm 2001, một thoả thuận đã được ký kết, trong đó Piaggio nắm giữ 20% cổ phần của MV Agusta của Schiranna (Varese). T ập đoàn MV Agusta nổi tiếng với các nhãn hiệu MV, Husqvarna và Cagiva.
Tháng 10 năm 2003, Piaggio & C. S.p.A. chính thức chuyển giao sự quản lý cho Immsi Holding Co. với chủ tịch mới là – Ông Roberto Colaninno – cựu chủ tịch tập đoàn viễn thông Italy.
Phân biệt các dòng Vespa cổ :
Paperino
Vespa 150 TAP
VNC Super 125
VBC Super 150
VBA 150
VB1 150
VBB 150
125 GT
V9A
VNA
VNB 125
Vespa U – U is for utilitaria (English – economic).
GS 150
GS 160
SS 180
Vespa 90 (3 spd)
Vespa 50 (3 spd)
SS50 (4 spd)
SS90 (4 spd) – 90 SS Super Sprint
150 GL
90 Racer
125 TS
100 Sport
125 GTR
VLB 150 Sprint
VLB 150 Sprint Veloce (Vespa Sprint)
180 Super Sport
Rally 180
Rally 200
125 Nuova (VMA-1T) – Prelude to Primavera
Primavera 125 also ET3 (3 port version)
PK 50
PK 50 XL
PK 50 Roma (Automatic)
50 S
50 Special
50 Special Elestart
50 Sprinter / 50 SR (D)
50 Special Revival (Limited to 3,000 Italy-only numbered units, released in 1991)
COSA 1 – 125 cc, 150 cc, 200 cc
COSA 2 – 125 cc, 150 cc, 200 cc
P 80 / P 80 E (France)
P 80 X / PX 80 E (France)
PK 80 S / Elestart
PK 80 S Automatica / Elestart
PK 100 S / Elestart
PK 100 S Automatica
PK 100 XL
PK 125 XL / Elestart
PK 125 S
PK 125 E
PK 125 Automatica (automatic transmission)
P 125 X
PX 125 E/Electronic
P 200 E
PX 200 E FL
PX 200 Serie Speciale (Limited to 400 UK-only numbered units)
T5 / Elestart (5 port engine 125 cc P series)
T5 Classic (5 port engine 125 cc P series)
T5 Millennium (5 port engine 125 cc P series) (Limited to 400 UK-only numbered units)
Xem Thêm : Sự ra đời của các hãng xe :