Vì Sao Xảy Ra Cháy Rừng Ở Úc / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Cháy Rừng Khủng Khiếp Ở Úc?

Mặc dù cháy rừng vẫn là chuyện xảy ra theo mùa ở Úc và cũng từng có những vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề trước đây, song “mùa cháy rừng” năm nay ở Úc bắt đầu sớm bất thường và dự kiến kéo dài nhiều tháng nữa.

2019 là năm nóng và khô kỷ lục của Úc. Tháng 12 năm ngoái là một trong hai tháng nóng nhất lịch sử nước này. Giới chuyên gia cho rằng các nguyên nhân chính gây cháy rừng là biến đổi khí hậu, loại cây dễ bắt lửa và thời tiết.

Hội tụ nhiều yếu tố

Trang chúng tôi dẫn phân tích của ông Chris Field – trưởng khoa môi trường học Đại học Stanford (California, Mỹ), đồng thời là chủ trì báo cáo khoa học quốc tế về biến đổi khí hậu và những hiện tượng cực đoan – cho rằng: “Tình trạng này về cơ bản là sự hội tụ khủng khiếp của nhiều yếu tố”.

Cũng theo ông Chris Field, đây là một trong những hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, nếu không muốn nói là tệ nhất ông từng thấy. “Những đám cháy rừng là sự thể hiện mang tính biểu tượng cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu” – ông Field nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, ông Mike Flannigan – nhà khoa học về cháy tại Đại học Alberta ở Canada – cho rằng các đám cháy rừng của Úc là “ví dụ của biến đổi khí hậu”. Trên thực tế, báo cáo tóm lược của Chính phủ Úc năm 2019 về cháy rừng và biến đổi khí hậu cũng thừa nhận: “Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã dẫn tới những tình trạng thời tiết nguy hiểm hơn vì cháy rừng trong nhiều thập kỷ qua với nhiều khu vực của Úc”.

Một chiếc ôtô bị thiêu rụi ở đường Quinlans sau vụ cháy rừng xuyên đêm ở Quaama, bang New South Wales hôm 6/1 – (Ảnh: AFP).

Mặc dù không nghi ngờ về việc Trái đất nóng lên là một phần lớn nguyên nhân, song các nhà khoa học, gồm cả những người nghiên cứu về hỏa hoạn và những chuyên gia thời tiết, đều cho rằng biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất.

Năm ngoái nước Úc chứng kiến thời tiết nóng và khô kỷ lục. Theo Cơ quan Khí tượng Úc, mức nhiệt trung bình theo năm của năm 2019 cao hơn 1,5 oC so với mức nhiệt trung bình giai đoạn từ 1960-1990. Nhiệt độ ở Úc trong tháng 12 có lúc đã lên tới 49,9 o C.

Trên thực tế, ông Andrew Watkins – trưởng bộ phận dự báo dài hạn Cơ quan Khí tượng Úc – thừa nhận thời tiết là một nhân tố đáng kể khiến mùa cháy rừng năm nay cực đoan hơn. Tình trạng đột ngột ấm lên của tầng bình lưu ở Nam cực trong tháng 9 năm ngoái đã làm thay đổi những điều kiện thời tiết thông thường của Úc, khiến từ giữa tháng 10 trở đi xuất hiện những luồng gió mạnh liên tục thổi từ hướng tây, mang không khí nóng từ lục địa ra bờ biển.

“Với môi trường khô như vậy, nhiều đám cháy đã phát sinh vì tia chớp (các cơn dông gây sấm chớp nhưng lại rất ít mưa)” – ông Watkins giải thích.

Ngoài ra, theo ông Flannigan, cây bạch đàn vốn phổ biến ở Úc cũng là nhân tố khiến tình trạng cháy rừng nghiêm trọng hơn. Ông Flannigan ví chúng dễ cháy “như chứa xăng dầu trên cây”, với tinh dầu trong thân cây, khi bị bắt lửa loài cây này khiến hỏa hoạn lan nhanh hơn. Ngoài ra, khi độ ẩm hạ thấp, không khí khô hơn, các đám cháy lại càng dễ lan xa.

Thiên tai hay nhân tai?

Theo ông Flannigan, vẫn là quá sớm để biết chính xác nguyên nhân làm phát sinh các đám cháy rừng, bởi cháy rừng chỉ mới bùng phát gần đây và hiện mọi cơ quan chức năng vẫn đang ưu tiên dành thời gian kiểm soát các đám cháy.

Dù con người là nhân tố lớn gây hỏa hoạn ở Úc, song những nguyên nhân do tai nạn cũng thường xảy ra như các vụ chập, cháy từ xe cộ hay dây điện. Mặc dù các đầu mẩu thuốc lá còn lại sau khi hút thường không gây hỏa hoạn, song trong điều kiện thời tiết khô nóng, chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra.

Ông Flannigan cho rằng không có cách nào để kiểm soát cháy rừng. “Chúng sẽ cháy ở nhiều nơi cho tới khi ra tới bờ biển” – ông nói.

Dự đoán về xu thế trong tương lai của tình trạng cháy rừng ở Úc, bà Nerilie Abram – nhà khoa học khí hậu của Đại học Quốc gia Úc – cảnh báo: “Mùa cháy cực đoan ở Úc năm 2019 đã được dự đoán.

Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là liệu chúng ta có thể chấp nhận việc này ở mức độ tồi tệ đến thế nào? Đây mới chỉ là những gì xảy ra khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1oC, chúng ta có thực sự muốn chứng kiến những ảnh hưởng khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 3oC hay hơn nữa không, vì đó chính là quỹ đạo chúng ta đang bị cuốn theo nó”.

Cháy rừng theo mùa đã thay đổi

Theo ông Andrew Watkins, tình trạng khô hạn của Úc từ cuối năm 2017 cho tới nay ít nhất cũng tương đương với mùa hạn nhất năm 1902 của Úc. Chuyên gia này cho rằng điều này rất có thể do các yếu tố nhiệt độ nước biển ở Ấn Độ Dương và xu hướng khô hạn kéo dài. Theo ông Andrew Watkins, hiện tượng cháy rừng theo mùa ở Úc đã thay đổi. Theo đó, mùa này kéo dài hơn từ 2-4 tháng và cũng bắt đầu sớm, đặc biệt ở khu vực phía nam và phía đông.

Cháy Rừng Ở Úc Khiến Dân Phải Sơ Tán

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem Hàng ngàn người phải hủy kỳ nghỉ và chạy khỏi một vùng “sơ tán du lịch” rộng lớn ở Úc, giữa bối cảnh có dự báo về tình trạng cháy rừng sẽ còn dữ dội trong những ngày tới.

Kể từ tháng 9, cháy rừng ở Úc đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và tàn phá hơn 1.200 ngôi nhà.

Khủng hoảng tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi những đám cháy tiếp tục càn quét các cộng đồng ở hai tiểu bang New South Wales (NSW) và Victoria.

Các cuộc sơ tán mới nhất ở bờ biển phía Nam của tiểu bang NSW được gọi là “cuộc sơ tán lớn nhất tại khu vực này từ trước đến nay”.

Vào thứ Năm, hàng dài xe hơi kẹt cứng trên cao tốc từ Sydney đi Canberra. Phần nhiều trong số họ là những người phải đột ngột huỷ kỳ nghỉ cuối tuần.

Truyền thông địa phương đăng tải hình ảnh xe hơi phải đợi hàng tiếng đồng hồ để đổ xăng tại thị trấn Batemans Bay, trong khi nhiên liệu đang được vận chuyển đến khu vực này để bù đắp nguồn cung đang cạn kiệt.

Nhiều con đường vẫn đóng do liên tục bị hỏa hoạn và các mối nguy hiểm khác, chẳng hạn như nguy cơ cây bị đổ.

Mặc dù mức độ nguy hiểm của tình hình đã hạ xuống một chút, giới hữu trách vẫn lo ngại về một đợt cháy rừng nữa sẽ bùng phát vào thứ Bảy và điều này sẽ đe dọa cuộc sống và nhà cửa của người dân lần nữa.

“Nếu quý vị đang đi nghỉ… quý vị cần phải rời khu vực này trước thứ Bảy,” dịch vụ cứu hỏa vùng quê NSW cảnh báo, ý muốn nói đến vùng bờ biển dài 260km.

Chính phủ tiểu bang NSW cảnh báo rằng, tình hình có khả năng trở nên “tồi tệ,” chí ít là như đêm giao thừa, khi hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy.

Các công nhân đang dọn đường, khôi phục điện lưới và kiểm soát không cho các đám cháy lan rộng bằng cách cố ý gây cháy tại một số điểm nhằm ngăn đám cháy tiến về một hướng nhất định.

Bộ trưởng Giao thông tiểu bang NSW Andrew Constance kêu gọi tài xế chạy chậm giữa làn khói dày.

Trong một cuộc phỏng vấn với Cơ quan Truyền thông Úc ABC, ông cho biết thêm rằng, ông cũng có những người bạn bị mất nhà cửa do hỏa hoạn.

Các vụ hỏa hoạn trong tuần này đã phá hủy ít nhất 381 ngôi nhà ở NSW và 43 ở Victoria, các quan chức nói rằng, con số này dự kiến sẽ còn tăng lên.

Bảy người thiệt mạng do cháy rừng ở NSW gồm:

Hai người được tìm thấy trong hai chiếc xe vào sáng thứ Tư

Hai cha con ở lại để bảo vệ nhà và trang trại của họ

Một người tình nguyện cứu hỏa 28 tuổi thiệt mạng khi gió lật chiếc xe cứu hỏa

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Người thân của Mick Roberts, một người Victoria 67 tuổi, bị mất tích kể từ hôm thứ Hai, xác nhận rằng ông đã thiệt mạng trong nhà ở Buchan, East Gippsland.

“Một ngày (đầu) năm mới rất buồn, nhưng chúng tôi là một gia đình gắn bó với nhau. Và chúng tôi sẽ không bao giờ quên người chú Mick đáng kính của tôi”, Leah Parson, cháu gái của ông viết trên Facebook.

Điều gì đang xảy ra ở các vùng khác?

Hai khu vực của tiểu bang Tây Úc phải đối mặt với nguy cơ hỏa hoạn thảm khốc vào thứ Năm; còn một phần của tiểu bang Nam Úc dự kiến sẽ đối mặt tình trạng cháy rừng nguy hiểm vào thứ Sáu.

ABC loan tin rằng, các vụ cháy rừng đã khiến tuyến đường cao tốc dài 330km ở Tây Úc bị đóng, giao thông tắc nghẽn.

Vào thứ Năm, khói đã khiến chất lượng không khí của Canberra được xếp hạng thấp nhất trong các thành phố lớn trên toàn cầu, theo nhóm AirVisual có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Bưu điện Úc đã đình chỉ giao hàng đến khu vực này “cho đến khi có thông báo mới”.

Vào thứ Tư, các thuyền cảnh sát đã mang 1,6 tấn nước, thực phẩm, vật tư y tế tới thị trấn này.

Các sở cứu hỏa ở Victoria và NSW cảnh báo, họ không thể tiếp cận một số người ở vùng sâu vùng xa.

Hôm thứ Năm, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã lặp lại lời kêu gọi mọi người đừng hoảng sợ và tin tưởng vào các nhân viên cấp cứu.

“Tôi hiểu nỗi sợ hãi, cũng như sự thất vọng đối với nhiều người, nhưng đây là một thảm họa tự nhiên. Và thảm họa này được ứng phó một cách tốt nhất thông qua việc phối hợp các biện pháp cứu hộ như những gì chúng ta đang chứng kiến,” ông nói trong một cuộc họp báo.

Các nhà khí tượng học cho biết, hiện tượng thời tiết lưỡng cực ở Ấn Độ Dương, là nguyên chính đằng sau sức nóng cực độ ở Úc.

Tuy nhiên, nhiều vùng của Úc vốn đã ở trong tình hình khô hạn, một số vùng khô hạn trong nhiều năm qua. Và chính điều này đã khiến cho các đám cháy lan ra dễ dàng hơn.

Khói từ đám cháy hôm thứ Tư đã có thể nhìn thấy từ đảo Nam của New Zealand, cách đó hơn 2.000 km, nơi các đám mây màu cam phủ kín bầu trời.

Vì Sao Cháy Rừng Ở Australia Lại Nghiêm Trọng Tới Vậy?

Nhiệt độ cao kỷ lục cùng thời tiết khô hạn nghiêm trọng kéo dài do biến đổi khí hậu đã tạo ra hàng chục đám cháy quy mô lớn trông như những “biển lửa” nhấn chìm Australia, khiến quang cảnh nhiều nơi trông không khác gì “ngày tận thế”, Reuters ngày 6/1 đưa tin.

Tính đến nay, đã có ít nhất 25 người đã thiệt mạng, hai người mất tích, hàng trăm người khác bị bỏng, hơn 1.000 ngôi nhà và 9 triệu ha rừng cây đã bị phá hủy vì cháy rừng. Lửa và khói bụi từ các đám cháy cũng khiến chất lượng không khí ở thủ đô Canberra cùng nhiều thành phố khác của Australia xấu đi nhanh chóng, buộc nhiều cơ quan công quyền và trường học phải đóng cửa, máy bay phải hoãn hoặc hủy chuyến.

Theo dự báo từ các nhà sinh vật học thuộc Đại học Sydney, ngoài thiệt hại cho con người, cháy rừng nhiều ngày cũng để lại những hậu quả khốc liệt cho hệ sinh thái. Ước tính có đến 480 triệu cá thể động vật hoang dã, từ các loại có vú, chim cho tới bò sát, đã chết trong thảm họa cháy rừng ở bang Queensland, New South Wales và Victoria.

Các chuyên gia lo ngại số động vật bị chết trên thực tế cao hơn và có thể làm sụt giảm tới mức khó hồi phục số lượng những loài động vật chỉ tồn tại ở duy nhất Australia hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn loài gấu túi.

Trong bài đăng khiến hàng ngàn người “sửng sốt” trên mạng xã hội, nhà quay phim Matt Roberts của ABC News đã công bố đoạn video anh quay ở bang New South Wales hôm 5/1, trong đó là hình ảnh xác hàng trăm con gấu koala, kangaroo và cừu nằm la liệt bên đường. Chúng bỏ mạng vì thất bại trong nỗ lực thoát thân khỏi những đám cháy hung dữ.

“Xin lỗi vì chia sẻ những hình ảnh đau lòng này gần Batlow, New South Wales. Đây là điều tồi tệ nhất tôi từng thấy, nhưng tôi phải kể lại câu chuyện này”, Roberts viết.

Ông Stuart Blanch, nhà quản lý chính sách bảo tồn rừng tại Quỹ Động vật hoang dã Thế giới của Australia, cho biết các loài động vật thường hồi phục trong những năm và thập kỷ tiếp theo, nhưng ông cũng nói thêm, rằng Úc chưa từng đối mặt các đám cháy có quy mô và cường độ này. Vì thế, nhiều chuyên gia lo ngại rằng một số loài có thể sẽ bị xóa sổ.

Kinh tế Australia lao dốc thảm hại sau cháy rừng

Cuối tuần qua, Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng cháy rừng có thể kéo dài thêm nhiều tháng nữa. Cùng với đó, ông Morrison tuyên bố thành lập một cơ quan phục hồi sau thảm họa nhằm giúp những người bị mất nhà cửa và cơ sở làm ăn trong trận cháy, với ngân sách khoảng 2 tỷ đô la Australia được cấp trong vòng 2 năm.

David Bassan, nhà kinh tế trưởng tại BetaShares Capital, đã đưa ra lời cảnh báo rằng ngoài sự mất mát to lớn về tính mạng và tài sản, người dân Australia cũng nên chuẩn bị tâm lý để đối phó với suy giảm kinh tế trong thời gian sắp tới.

“Thật vậy, dưới góc độ vĩ mô thì chắc chắn thảm họa cháy rừng sẽ tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng như hiện tại, tạo lực cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Australia”, Bassan cho biết.

“Điều quan trọng là chính phủ sẽ nỗ lực ra sao để thực hiện các chính sách biến đổi khí hậu toàn cầu. Australia sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi biến đổi khí hậu”, ông nói thêm.

Theo nhà kinh tế Bassan, cách tốt nhất để kéo nền kinh tế vào lúc này là tác động tới Ngân hàng Dự trữ Australia vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đặc biệt trong việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương. Ngoài ra, các biện pháp nới lỏng định lượng, mua trái phiếu chính phủ để hạ lãi suất dài hạn cũng nên được chính phủ thông qua và thi hành.

Không thể khống chế được đám cháy

Theo Reuters, hiện vẫn còn khoảng 150 điểm cháy tại New South Uwales và khoảng 10 điểm khác tại Victoria vẫn đang chìm trong biển lửa, chưa thể dập tắt hoàn toàn.

Tính từ tháng 9/2019, nước Úc đã phải hứng chịu liên tiếp những đám cháy kinh hoàng trên khắp cả nước. Nước Úc và châu Úc vốn không mấy xa lạ với những vụ cháy rừng, cháy tại các đồng cỏ bởi những đám cháy ấy phần nào làm tăng độ màu mỡ cho đất đai, miễn là có thể kiểm soát kịp thời.

Tuy nhiên, năm 2019 được đánh giá là năm nóng kỷ lục tại Úc, nền nhiệt trung bình tăng tới hơn 1,5 độ C. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, cộng thêm với gió mạnh khiến các đám cháy liên tục lan rộng. Có những nơi gió mạnh lên tới 120 km/h, nhiệt độ đồng loạt tăng mạnh, độ ẩm thấp chỉ khoảng 10% tạo điều kiện cho các đám cháy rừng ở Úc liên tục bùng phát. Vào ngày 4/1, một số nơi như vùng Penrith ở phía Tây TP. Sydney, nhiệt độ đo được là lên tới 50 độ C, là nơi có nhiệt độ nóng nhất trên thế giới vào hôm đó.

Yếu tố chính khiến khí hậu Úc nóng lên bất thường là Lưỡng cực Ấn Độ Dương – Indian Ocean Dipole (IOD), còn gọi là Nino Ấn, là những thay đổi nhiệt độ bề mặt của khu vực Đông và Tây Ấn Độ Dương: nhiệt độ mặt biển ấm hơn ở nửa đại dương phía Tây, và lạnh hơn ở nửa phía Đông. Đây là lần diễn ra cách biệt nhiệt độ lớn nhất trong 60 năm trở lại đây.

IOD chính là lý do khiến miền Đông Châu Phi gặp mưa lớn và lũ lụt, còn Đông Nam Á và Úc lại kh nóng, hạn hán triền miên.

Theo lời Andrew Watkins, trưởng ban dự báo từ xa tại Cục khí tượng, Lưỡng cực Ấn Độ Dương chính là điểm mấu chốt, hiểu được nó là sẽ biết được đợt sóng nhiệt đang tràn vào Úc có sức tàn phá tới mức nào.

Tại Sao Rừng Amazon Bị Cháy?

Tại sao rừng Amazon bị cháy? Và tại sao các nhà hoạt động đổ lỗi cho Tổng thống Brazil?

Rừng mưa nhiệt đới Amazon, con tàu chứa một lượng lớn oxy thế giới, đang cháy với tốc độ mà các nhà khoa học chưa từng thấy trước đây.

Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia (INPE) đã ghi nhận hơn 74.000 vụ hỏa hoạn cho đến thời điểm cuối tháng Tám năm 2019 – tăng 84% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là con số cao nhất kể từ khi bắt đầu lưu hồ sơ từ năm 2013.

Để so sánh, 40.136 vụ cháy đã xảy ra trong khu vực vào năm ngoái. Năm tồi tệ thứ hai là năm 2016, với 68.484 vụ cháy.

Amazon được coi là nhân tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu do khả năng hấp thụ carbon từ không khí. Nó thường được gọi là phổi của Trái đất, vì hơn 20% oxy thế giới được sản xuất ở đó.

Brazil sở hữu phần lớn nhất trong số 670 triệu ha rừng (60%), là nơi sinh sống của nhiều loài hơn bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh.

Nhưng không giống như trong các hệ sinh thái khác, các nhà khoa học nói rằng các vụ cháy rừng ở Amazon không phải là tự nhiên.

Phá rừng được coi là nguyên nhân chính đằng sau những con số cháy rừng đáng báo động.

Các nhà môi trường cũng đổ lỗi cho Tổng thống Jair Bolsonaro, nói rằng các chính sách của ông chỉ đe dọa khu rừng nhiều hơn. Tất nhiên, Tổng thống Bolsonaro phản đối, cho rằng dữ liệu cho thấy sự gia tăng của các vụ cháy rừng là không chính xác. Ông nói rằng chính phủ của ông đang làm việc để kiểm soát các đám cháy.

Tại sao rừng Amazon bị cháy?

Mặc dù các vụ cháy rừng ở Amazon không hoàn toàn hiếm gặp, nhưng cách chúng lan rộng đang gây lo ngại.

Theo báo cáo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, rừng mưa nhiệt đới Amazon trong lịch sử có khả năng “chống cháy” vì môi trường tự nhiên của nó.

Mặc dù hạn hán có thể là một yếu tố gây ra các vụ cháy rừng nhiệt đới, các nhà nghiên cứu của INPE cho biết không có gì bất thường về khí hậu hoặc lượng mưa ở Amazon trong năm nay.

Mùa khô tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và truyền lửa, nhưng bắt đầu một đám cháy là công việc của con người, dù cố tình hay vô tình, theo nghiên cứu của INPE. Các hoạt động của con người – trồng trọt, khai thác và khoan – là những gì các nhà khoa học nói đang làm trầm trọng thêm tình hình hiện nay.

Ở Brazil, những người chăn nuôi gia súc bắt đầu đốt lửa một cách có chủ ý để phá rừng để mở đường cho việc chăn nuôi. Đây là hoạt động không phải lúc nào cũng hợp pháp.

Ở Mato Grosso và Para, nơi biên giới nông nghiệp Brazil, đã mở rộng và đẩy vào lưu vực rừng, nạn phá rừng đã được ghi nhận nhiều hơn và cháy rừng gia tăng.

Quỹ Động vật hoang dã Thế giới ước tính rằng hơn một phần tư rừng Amazon sẽ không có cây vào năm 2030 nếu tỷ lệ phá rừng hiện tại tiếp tục.

Những lo ngại xung quanh nạn phá rừng đã gia tăng dưới thời Tổng thống Bolsonaro, người đã tuyên bố sẽ phát triển vùng này để canh tác và khai thác kể từ khi vào văn phòng, bỏ qua mối quan tâm quốc tế về nạn phá rừng và biến đổi khí hậu.

Dữ liệu từ INPE cho thấy kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 1, số vụ phá rừng đã tăng vọt.