Vì Sao Whipping Cream Không Bông / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Whipping Cream Là Gì? Đánh Bông Kem Tuơi Đúng Cách

Nếu bạn là tín đồ của các món Âu thì hẳn không hề xa lạ với whipping cream (kem tươi). Nguyên liệu này thường được sử dụng để làm bánh, chế biến một số món ăn và làm topping trong các công thức nước uống.

Whipping cream là gì?

Trước hết, cream (kem sữa) là sản phẩm sau xử lý của lớp chất béo được tách từ sữa bò. Tùy vào hàm lượng chất béo, các sản phẩm cream sẽ được phân loại thành Light Cream, Half and Half Cream, Table Cream, Whipping Cream, Heavy Cream và Double Cream.

Whipping cream (kem tươi) là một loại cream có hàm lượng chất béo vào khoảng 30-36%. Whipping cream có mùi thơm nhẹ, màu trắng ngà và có vị béo tự nhiên của sữa.

Whipping cream thường được bán dưới dạng kem lỏng, không đường, có ghi rõ phần trăm chất béo. Vì đây là loại cream có lượng béo đủ cao để có thể sử dụng đánh bông (whipping) nên chúng được gọi là whipping cream. Kem sau khi được đánh bông gọi là whipped cream.

Bạn có thể tự làm whipped cream bằng cách đánh bông whipping cream hoặc mua loại đã đánh bông sẵn bày bán ở các siêu thị. Whipped cream ở siêu thị thường được bảo quản trong các bình xịt chuyên dụng, mua về mình có thể sử dụng được ngay. Điểm trừ nhỏ của loại này là bạn không thể điều chỉnh tỷ lệ nguyên liệu như ý muốn.

Whipping cream được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. Phổ biến nhất là làm topping cho bánh ngọt và các món tráng miệng; hoặc sử dụng như một nguyên liệu trong các công thức nấu ăn.

Phân biệt whipping cream và heavy cream

Một loại kem nữa cũng được sử dụng để đánh bông là heavy cream.

Do hàm lượng chất béo khác nhau, nên sản phẩm đánh bông của whipping cream và heavy cream có cấu trúc khác nhau. Với kết cấu đặc và nhiều béo hơn, heavy cream hay được sử dụng để làm kem phủ, kem bắt bánh hoặc một số loại sốt cho các món ăn như mì Ý hay súp kem kiểu Pháp.

Còn whipping cream với kết cấu xốp mịn nhẹ thì thường được chuộng sử dụng như là nguyên liệu làm các loại bánh hoặc làm topping trong các món thức uống pha chế.

Whipping Cream Là Gì? – Các cách đánh bông kem tươi

Đánh bông whipping cream nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực tế đây là một kỹ thuật không hề dễ, đặc biệt với những người mới bắt đầu. Tốc độ và thời gian đánh là 2 yếu tố then chốt quyết định chất lượng mẻ whipping cream của bạn. Đánh quá nhanh hoặc quá lâu có thể khiến whipping cream bị tách nước hoặc tệ hơn là hỏng.

Về phần tỉ lệ, cứ 1 cốc whipping hoặc heavy cream sẽ cho ra 2 cốc whipped cream; bạn điều chỉnh tỉ lệ theo nhu cầu sử dụng là được. Trong quá trình đánh bông, bạn có thể cho thêm đường bột và một số hương liệu như vani, rượu rum, quế,… để tạo mùi và vị ngọt cho whipping cream.

Bên cạnh các máy đánh kem chuyên nghiệp ở cách bếp bánh, ở nhà bạn có thể dùng máy đánh trứng cầm tay hoặc phới lồng để đánh bông whipping cream. Trường hợp nhà bạn không có máy đánh trứng hoặc phới lồng thì có thể tận dụng máy xay sinh tố hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy sẵn có ở nhà mình cũng được.

Sử dụng máy đánh trứng

Đương nhiên, cách đơn giản nhất khi đánh whipping cream là là dùng máy. Cách này giúp bạn tiết kiệm được thời gian và rất nhiều sức lực.

Bạn cho 1 cốc kem tươi vào âu trộn, dùng máy đánh trứng đánh ở tốc độ thấp tầm 30-60 giây, lúc này kem bắt đầu có độ bông nhẹ. Bạn có thể cho đường, hương liệu hoặc các loại màu ở bước này và đánh tiếp khoảng 15 giây cho các nguyên liệu quyện với nhau.

Sau đấy bạn nâng tốc độ máy lên trung bình và đánh thêm khoảng 30 giây nữa trước khi nâng lên tốc độ cao nhất. Lúc này kem sẽ bắt đầu bông xốp. Trong quá trình đánh kem, bạn vừa đưa máy theo vòng tròn quanh bát vừa xoay bát theo một chiều. Từ đây, thời gian đánh bông tùy thuộc vào tốc độ của máy, độ bông cứng của kem và mục đích sử dụng của bạn.

Có 3 mức đánh kem bông thường thấy trong các công thức làm bánh là: soft, medium và stiff peak.

Soft peak hay chóp mềm: Bạn sẽ đánh kem đến khi thấy nhấc que lên có tạo thành chóp, nhưng chóp sẽ ngoăt xuống ngay và sẽ không tạo thầy đuôi cụp.

Medium peak hay chóp cứng trung bình: Để đạt mức độ này bạn cần đánh kem tới khi mà bạn nhấc que lên sẽ thấy có chóp hơi ngoát xuống và tạo như kiểu có đuôi.

Stiff peak hay chóp cứng. Sau khi đạt medium peak, bạn tiếp tục đánh kem đến khi mà nhấc que đánh lên, bạn có chóp cứng thẳng chứ không ngoặt xuống.

Thông thường nếu cần whipped cream để làm các loại bánh như mouse, cheesecake không nướng, soufflé,… thì bạn bạn đánh kem tới khi tạo soft peak.

Trường hợp bạn muốn phủ và trang trí bánh kem, cupcakes,… thì bạn sẽ cần đánh bông tới medium hoặc stiff peak. Stiff peak sẽ giữ được hình dạng tốt hơn khi bạn bắt kem trang trí.

Sử dụng phới lồng, phới lò xo

Trường hợp nhà bạn không có máy đánh trứng thì bạn có thể đánh thủ công bằng phới lồng hoặc phới lò xo. Nhưng cách này sẽ mất một chút thời gian và tất nhiên là sẽ hơi mỏi.

Về mặt cấu tạo, phới lò xo được thiết kế xoắn ốc nên sẽ giúp kem bông nhanh hơn so với phới lồng thông thường. Thế nên tùy điều kiện mà bạn chọn dụng cụ cho phù hợp để tiết kiệm được thời gian và sức lực.

Tương tự như cách đánh bông kem sữa bằng máy, bạn tùy và mục đích sử dụng whipping cream để điều chỉnh thời gian đánh kem. Thường để kem bông xốp và có kết cấu chắc thì bạn cần từ 5-7 phút đánh. Tuy nhiên với các bạn mới bắt đầu thì sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút.

Một mẹo nhỏ để khi đánh kem bằng tay nhẹ nhàng hơn là bạn đặt âu đánh kem tươi vào bên trong một âu lớn đựng đá. Cách này giúp kem giữ lạnh trong quá trình đánh, kem bông nhanh hơn, đồng thời giúp kem có độ bông đều và không bị tan.

Bạn có thể áp dụng với cả cách đánh kem bằng máy đánh trứng cầm tay nhưng thông thường thời gian đánh kem khá ngắn nên cách này không quá nhất thiết.

Những mẹo đánh bông khác

Với những món chỉ cần dùng ít whipping cream thì phương pháp này khá hiệu quả. Whipping cream thành phẩm cũng bông xốp, mịn mượt như khi đánh bằng 2 phương thức truyền thống.

Bạn cho kem tươi vào hũ, xóc đều như pha cocktail từ 3-10 phút là sẽ thu được kem bông xốp như ý. Tuy nhiên whipping cream xóc bằng hũ thì kết cấu sẽ mềm hơn và không chắc như khi mình đánh bằng máy hoặc phới lồng.

Whipping Cream Là Gì? – Xử lý kem tươi bị tách nước

Kem tươi có hàm lượng chất béo càng cao (heavy cream, double cream) thì việc đánh bông càng nhanh và dễ dàng hơn, xác suất bị tách nước cũng thấp hơn những loại khác (whipping cream, light cream 30%).

Tuy nhiên nếu bạn lỡ đánh quá tay khiến whipping cream bị tách nước thì phải làm sao? Hey, đừng cuống! Nếu whipping cream chưa bị tách nước quá nhiều; nghĩa là chỉ hơi xốp vón lại chứ chưa chuyển sang màu vàng và tách nước hẳn; thì bạn chỉ cần cho vào một ít kem tươi dạng lỏng và dùng phới lồng nhẹ nhàng trộn đều đến khi kem mịn trở lại.

Whipping Cream Là Gì? – Cách làm bơ từ whipping cream

Các bước chuẩn bị bạn làm tương tự như khi đánh whipping cream nhưng khi đánh kem thì bạn điều chỉnh tốc độ cao. Bạn đánh cho đến khi kem bắt hạt hơi lợn cợn, chuyển sang màu vàng và bắt đầu tách nước thì hạ tốc độ xuống trung bình.

Và để bảo quản bơ được lâu hơn thì bạn nhào bơ qua nước đá lạnh để ép sạch sữa ra ngoài. Bạn cứ nhào bơ nhẹ tay đến khi nước đục thì thay, làm thế vài lần tới khi nước trong rồi dừng.

Tiếp đến bạn để bơ ráo hẳn rồi bọc kín bơ bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm. Nếu bảo quản bơ trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể sử dụng trong vòng 1 tuần. Trường hợp muốn trữ lâu hơn thì bạn có thể trữ bơ trong ngăn đá.

Whipping Cream Là Gì? – Cách bảo quản

Kem tươi (whipping cream) chưa đánh bông

Whipping cream là chế phẩm từ sữa nên rất dễ hỏng, vì thế bạn cần phải luôn luôn bảo quản lạnh.

Đối với whipping cream, để tránh không khí lọt vào hộp nhiều thì thay vì mở nắp, bạn nên cắt một mí nhỏ bên tai hộp. Sau khi sử dụng, bạn dùng khăn lau sạch miệng vết cắt rồi gấp kín, tiếp đấy bọc kỹ lại bằng vài lớp màng bọc thực phẩm.

Một số bạn, để tiện hơn thì có thể chia whipping cream vào các lọ nhỏ với lượng vừa đủ để lấy ra dùng dần.

Với những cách trên, bạn có thể bảo quản whipping cream được từ 2-4 tuần. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra chất lượng của whipping cream trước khi sử dụng. Khi whipping cream bắt đầu có màu đậm, kết cấu dày hoặc cứng hơn bình thường và xuất hiện mùi hôi thì không nên sử dụng nữa.

Kem tươi đã đánh bông (whipped cream)

Tới đây bạn đã hiểu rõ whipping cream là gì và những cách sử dụng của loại nguyên liệu này rồi phải không nào?

*Ảnh nguồn Internet

Sự Khác Biệt Giữa Heavy Cream Và Whipping Cream Là Gì?

Whipping Cream là một loại kem tươi – thực phẩm được làm từ sữa tươi. Thành phần chủ yếu trong Whipping Cream bao gồm sữa bò chưa tách bơ, hàm lượng chất béo từ 30 – 36% và hoàn toàn không chứa đường.

Loại kem này được phân thành hai loại gồm: Whipping Cream và Whipped Cream. Trong đó, Whipped cream là kem đã được đánh bông còn Whipping cream là loại kem chưa được đánh bông.

Công dụng của Whipping Cream

Whipping Cream không chứa đường, khi sử dụng, bạn có thể dễ dàng thêm hoặc giảm lượng đường sao cho phù hợp với khẩu vị người dùng. Whipping cream có mùi thơm béo nhẹ, độ ngọt vừa phải, có màu trắng ngà, có khả năng kết hợp với loại màu thực phẩm dạng bột để tạo màu đẹp mắt cho món ăn.

Whipping Cream đã được đánh bông (Ảnh: Internet)

Bạn có thể sử dụng Whipping Cream để làm bánh pudding, cupcake, mousse, kẹo sôcôla tươi, kẹo caramel… trang trí bánh kem, làm milk foam hoặc làm topping cho các món đồ uống đá xay…

Cách đánh bông Whipping Cream

Trước khi đánh bông kem tươi, bạn làm lạnh âu dựng và máy đánh trứng. Tiếp theo, bạn chuẩn bị một âu nước đá lạnh, đặt âu dựng Whipping Cream đã thêm một ít đường bột vào bên trong để giữ lạnh trong quá trình đánh, giúp kem không bị tan và độ bông đều.

Dùng máy đánh trứng đánh kem tươi ở tốc độ trung bình, sau khoảng 3 phút thì tăng tốc độ cho đến khi bạn thấy phần kem bông đều, nhấc máy lên tạo thành chóp nhọn là được. Khi đánh kem, bạn thực hiện theo một chiều để kem không bị tách lớp. Kem sau khi đánh nên đặt trong tủ mát khoảng 15 phút cho ổn định và sử dụng.

Bạn đánh theo một chiều để kem tươi không bị tách lớp (Ảnh: Internet)

Heavy Cream là gì? Công dụng của Heavy Cream

Heavy Cream là loại kem tươi được làm từ sữa và có hàm lượng chất béo từ 36 – 40%. Heavy cream có hàm lượng chất béo cao hơn các loại kem khác như: Half a Half hay Light Cream, Whipping Cream. Ngoài ra, Heavy cream còn được gọi là Manufacturing cream có hàm lượng chất béo cao hơn, khoảng từ 40 – 50%. Ưu điểm của Heavy Cream là giữ được kết cấu lâu sau khi bắt bông kem, nhưng dễ tan chảy và chịu nhiệt kém.

Heavy Cream được sử dụng nhiều trong các công thức nấu ăn từ món chính cho đến tráng miệng, bao gồm: súp, món nướng, bánh táo, dâu shortcake, cream puffs và eclairs, nanma chocolate. Ngoài ra, đối với thức uống, Heavy cream cũng được phục vụ với sữa lắc, cooktail trái cây, cà phê và kem sundaes.

Các món sữa lắc thường sử dụng Heavy Cream để pha chế (Ảnh: Internet)

Phân biệt Whipping Cream và Heavy Cream

Sự khác biệt cơ bản giữa Heavy Cream và Whipping Cream là về hàm lượng chất béo và các thành phần phụ có bên trong.

Heavy Cream

Whipping Cream

Heavy Cream được sử dụng để sản xuất Whipping cream.

Whipping Cream có hàm lượng chất béo từ 30 – 36% và không chứa đường, Heavy Cream có hàm lượng chất béo cao hơn, từ 36 – 40%.

Heavy Cream có kết cấu chắc hơn so với Whipping Cream nên thường được sử dụng để tạo kết cấu, bắt bông bánh kem.

Heavy Cream tạo và giữ kết cấu bông kem tốt hơn Whipping Cream (Ảnh: Internet)

Cách bảo quản Whipping Cream và Heavy Cream

Whipping Cream và Heavy Cream sau khi sử dụng, bạn nên dùng khăn lau sạch phần kem dính quanh miệng hộp rồi đậy kín nắp và dùng màng thực phẩm bọc lại. Các loại kem này nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày.

Whipping Cream và Heavy Cream cần được bảo quản lạnh suốt thời gian sử dụng (Ảnh: Internet)

Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn chỉ cần lưu trữ Whipping Cream và Heavy Cream trong tủ mát, chúng sẽ duy trì chất lượng tốt nhất trong khoảng 4 tháng và vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng. Trong thời gian bảo quản hoặc trước khi sử dụng, bạn nên thường xuyên lấy hộp Whipping Cream và Heavy Cream ra lắc mạnh vài lần cho kem không bị đông cứng.

Lưu ý, để kiểm tra xem Whipping Cream và Heavy Cream có bị hỏng không, bạn có thể ngửi mùi và quan sát màu sắc. Khi kem tươi xuất hiện mùi hôi, màu đậm và có kết cấu dày hoặc cứng hơn bình thường thì không nên sử dụng.

Tất Tần Tất Những Gì Cần Biết Về Whipping Cream

Whipping cream là loại kem sữa béo, gồm có lượng lớn chất béo có trong thành phần, được dùng làm kem bông cho các món tráng miệng hay thực phẩm. Whipping cream có nguồn gốc từ động vật, được tách từ sữa bò tươi nguyên chất nên không chứa đường. Chỉ số béo (butter fat) ghi trên hộp từ 38 – 40%.Whipping cream dùng làm bánh mousse, caramen, pudding, cupcake, kẹo sôcôla tươi hoặc kẹo caramen; dùng làm kem trang trí mặt bánh kem. Ngoài ra, Whipping cream còn có thể dùng làm nguyên liệu cho món kem ngày hè và nhiều món ăn, món thức uống khác như café, cocktail, kem sundaes, sữa lắc…

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ cách sử dụng và bảo quản nó như thế nào. Ở bài viết này, Abby sẽ mách cho bạn tất tần tật những gì cần biết về whipping cream, bao gồm cách làm, cách sử dụng và bảo quản, cách chữa whipping cream bị hỏng.

I. Cách sử dụng và bảo quản whipping cream

1. Cách sử dụng:

2. Cách bảo quản

Bảo quản whipping cream trong ngăn mát tủ lạnh, tuyệt đối không để trong ngăn đá vì khi dùng sẽ làm kem bị tách nước. Thời gian bảo quản tư 5-7 ngày sau khi mở nắp tùy nhiệt độ tủ.

Abby giới thiệu các bạn một tips nhỏ để bảo quản whipping được lâu hơn khi mua một chai whip lớn: Sau khi mua một chai whipping lớn khoảng 1L về, nếu dùng không hết, bạn cần lau sạch miệng hộp, đậy kín nắp, bọc trong túi nilon rồi mới cho vào tủ. Nhưng chỉ sử dụng với một lượng nhỏ thì bạn có thể chia ra vào các chai nhỏ khoảng 100-200ml vệ sinh sạch sẽ và được khử trùng. Sau khi chia vào chai nhỏ, lau miệng chai và bảo quản tủ mát

Nếu bạn muốn để lâu hơn, khi mở hộp cream không nên mở nắp nhựa gắn sẵn trên hộp mà dùng kéo (đã khử trùng) cắt một lỗ thật nhỏ. Rót ra một lượng đủ dùng rồi lấy một túi nilon chụp xuống hộp cream (chụp sâu khoảng 1/3 hộp), lấy thun chặt quanh hộp, ngay chỗ miệng túi nilon. Sau đó để luôn vào tủ lạnh, đừng để ngoài lâu. Mỗi khi sử dụng thì lặp lại cách làm vừa rồi là được. Khi ấy thời gian sử dụng của whipping cream sẽ dài thành 1 tuần đến 15 ngày.

3. Mẹo đánh bông whipping cream ít tách nước và cách chữa whipping cream đánh quá tay

Để tránh whipping bị tách nước khi đánh, cần làm lạnh tô và que đánh à nên dùng tô kim loại. Ngoài ra nên đánh ở tốc độ vừa tránh whipping bị tách nước nhanh và bảo quản whipping lạnh (nhưng không đông cứng). Thêm đường bột hoặc một ít gelatin hoặc bột làm đứng kem sẽ giúp whipping đứng hơn.

Ngoài ra có thể tham khảo video đánh bông whipping bằng tay sau của Savourydays nha:

b. Cách chữa Whipping cream đánh hơi quá tay

Chẳng may đánh whipping cream hơi quá tay chút thì sao nhỉ? Nếu thấy kem mới chỉ chuyển sang trạng thái không mịn, lổn nhổn, chưa chuyển sang màu vàng, chưa tách béo và tách hẳn nước thì có nghĩa là kem chưa tách nước quá nhiều và vẫn có thể cứu chữa được. Khi ấy bạn chỉ cần thêm vào một ít kem tươi ở dạng lỏng rồi dùng phới lồng trộn đều, nhẹ nhàng cho tới khi kem mịn trở lại.

c. Cách tận dụng whipping cream tách nước

Nếu thấy phần chất béo tách riêng hẳn thành các cợn màu vàng nhạt và trong âu có cả nước thì kem đã bị tách nước quá nhiều, khả năng cứu chữa được là không cao. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng làm các món không cần đánh bông kem (Như súp, nama hoặc truffle chocolate), hoặc làm bơ homemade. Vừa không lãng phí whipping cream mà lại có bơ thơm ngon để dùng.

Kem whipping đánh bị lợn cợn và có màu hơi vàng nghĩa là kem đã bị tách nước. Đánh tiếp ở tốc độ vừa rồi hạ dần xuống thấp nhất (để nước khỏi bắn) tới khi chất béo được tách hẳn ra thành một khối.

Lọc qua rây, giữ lại phần sữa. Cho chất béo thu được vào bát sạch, dùng thìa ép cho sữa ra hết. Phần sữa này có thể uống hoặc dùng để nấu ăn, làm bánh

Đổ nước đá lạnh vào bát đựng bơ và dùng tay sạch nhào bơ nhẹ nhàng để ép sữa còn lại trong bơ ra ngoài. Khi nước chuyển màu đục thì đổ đi thay nước mới. Làm cho tới khi nước trong thì dừng lại (khoảng 3 lần). Việc làm này sẽ giúp giữ bơ được lâu hơn.

Bọc kín bơ bằng nilon bọc thực phẩm. Để ngăn mát tủ lạnh dùng trong 1 tuần hoặc đông đá dùng trong 2 tháng.

Giới thiệu tới bạn cách làm Nama chocolate với whipping

4. Phân biệt một số loại whipping cream

*Whipping dạng lỏng

-Whipping có xuất xứ châu Âu: Không có chất làm dày, loãng hơn nên đánh khó bông hơn

-Whipping có xuất xứ châu Úc: Có chất làm dày, đặc hơn nên đánh bông dễ dàng và nhanh hơn

*Với những bạn ở xa không có điều kiệm mua whipping kem dạng lỏng, có thể tham khảo sử dụng bột whipping, bột bảo quản ở nhiệt độ thường nên vận chuyển xa cũng không sợ hư. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm được

Tên SP

% Chất béoĐóng gói

Xuất xứ

39.7%

250 ml

1L

Newzealand

35.1%

200ml

1L

Pháp

36%

1L

Newzealand

35.1%

1L

Úc

36%

1L

New Zealand

Cách Làm Kem Xoài Tại Nhà Không Cần Whipping Cream Với Sữa Đặc Ông Thọ Chỉ 3 Bước Đơn Giản

Nguyên liệu làm kem xoài gồm:

Xoài chín: 500 gram

Sữa chua: 250 ml

Sữa đặc: 50 ml

Đường kính: 100 gram (hoặc tuỳ ý)

Whipping cream: 100 ml (có thể có hoặc không)

Nước lọc: 250 ml

Dụng cụ: Máy xay sinh tố, khuôn làm kem, túi làm kem

Cách làm kem xoài như sau:

– Xoài sau khi mua về bạn rửa sạch vỏ để tránh quá trình gọt sẽ làm bẩn vào phần thịt. Sau khi gọt vỏ xoài xong, thái xoài thành những miếng nhỏ.

– Một cách khác giúp bạn tiết kiệm thời gian gọt xoài hơn đó là bạn bổ trực tiếp các miếng xoài. Tiếp đến, dùng dao khía nhẹ phần thịt xoài rồi dùng thìa múc thịt ra ngoài.

– Khi đã có được thịt xoài chín, cho phần thịt xoài này vào máy xay sinh tố cùng với khoảng 100 ml nước lọc. Bật máy xay và xay thật nhuyễn. Xay xong, bạn có thể lọc xoài qua rây cho mịn hoặc để nguyên.

– Lấy toàn bộ khoảng 100 gram đường kính hoà tan với 250 ml nước lọc. Làm xong, bắc dung dịch này lên bếp và đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.

– Nấu nước đường xong, bạn chia phần dung dịch này làm hai phần. Một phần bạn đem trộn đều với xoài xay nhuyễn + 125 ml sữa chua + 25 ml sữa đặc + whipping cream. Có thể dùng máy đánh trứng để đánh cho thật kỹ.

– Phần nước thứ hai, bạn đem hoà tan với 125 ml sữa chua còn lại. Hỗn hợp này sẽ dùng để tạo tầng và vị cho món kem xoài của bạn thêm hấp dẫn hơn.

– Lấy một lượng nhỏ hỗn hợp xoài đã trộn cho vào khuôn. Tiếp theo, bạn múc và dàn đều phần nước đường + sữa chua lên trên rồi lại phủ một lớp hỗn hợp xoài. Bạn cứ làm lần lượt như vậy cho đến khi hết nguyên liệu hoặc khi khuôn đã đầy.

– Sau khi đổ khuôn kem xoài xong, bạn cho kem vào ngăn đá tủ lạnh. Để kem đông trong khoảng từ 4 – 5 tiếng là bạn đã có được món kem xoài sữa chua ngon hết ý. Bây giờ, bạn chỉ cần dùng thìa xúc những viên kem ra và thưởng thức là được.

Cách chọn xoài ngon để làm kem xoài

– Vỏ ngoài của xoài: Xoài chín ngon cần có màu vàng tự nhiên, da căng bóng và không xây xát. Khi cầm quả xoài trên tay, bạn sẽ cảm nhận được độ rắn chắc, nặng tự nhiên chứ không mềm nhũn.

– Cuống xoài: Những quả xoài chín tươi thì ở phần cuống thường vẫn sẽ thấy dấu hiệu của nhựa núm (hay còn gọi là tinh dầu). Ngoài ra ở phần này còn có mùi thơm khá đặc trưng.

– Các vết thâm trên xoài: Không nên chọn những quả xoài có vết thâm đen, lốm đốm trên vỏ. Ngoài ra, những trái xoài chín mà da nhăn nheo, đặc biệt là ở phần cuống cũng không nên lựa chọn bởi đây là những quả chín ép khi còn non.

Thành phần dinh dưỡng trong xoài

Xoài có là loại trái cây ưa thích của bạn? Xoài là loại quả rất quen thuộc hàng ngày. Thế nhưng những lợi ích bất ngờ từ nguồn dinh dưỡng trong xoài thì không phải ai cũng biết.

Không phải tự nhiên mà xoài được mệnh danh là “vua của các loại quả”. Do nguồn dinh dưỡng trong xoài là vô tận. Người ta ước tính cứ một cốc sinh tố xoài mang đến 103 calo. Xoài chứa rất nhiều các loại vitamin, trong đó phải kể đến vitamin C, A, B, B6, B….Hơn nữa trong xoài còn có các lợi khuẩn và khoáng chất cần thiết (đồng, kali, magie).

Trong xoài có hàm lượng vitamin C và B1 rất cao. Chúng làm nhiệm vụ tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ăn xoài thường xuyên hoặc uống một cốc nước ép xoài hàng ngày giúp bạn đẩy lùi được bệnh tật.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Ngoài đu đủ, xoài cũng chứa enzym chuyển hóa protein có lợi cho hoạt động tiêu hóa. Hơn nữa, với lượng chất xơ dồi dào, xoài còn giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư: Trong xoài có nhiều hợp chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư. Một số có thể kể đến như: methylgallat, astragalin, isoquercitrin…Nhờ vậy mà loại quả này giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư phổ biến như ung thư vú, tuyến tiền liệt hay ung thư ruột kết.

Giảm lượng cholesterol: Với hàm lượng vitamin C dồi dào cùng chất xơ và pectin, xoài được biết đến như một loại quả phòng ngừa tình trạng mỡ trong máu. Đặc biệt là giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn xoài thường xuyên để đẩy lùi căn bệnh rối loạn mỡ trong máu.

Cải thiện thị lực: Một cốc nước ép xoài có chứa đến 24% lượng vitamin A hàng ngày cần thiết cho cơ thể. Nếu bổ sung đầy đủ loại vitamin này, bạn sẽ ngăn ngừa các chứng bệnh về mắt. Ngoài ra, xoài còn giúp nâng cao thị lực, bảo vệ đôi mắt.

Làm đẹp da: Hầu hết các loại trái cây đều giúp đẹp da, và xoài cũng không ngoại lệ. Xoài giúp se khít và làm sạch lỗ chân lông. Nhờ vậy mà giảm tình trạng mụn ở các bạn gái. Hơn nữa, vitamin C có trong xoài cũng giúp da dẻ hồng hào và sáng mịn hơn.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Xoài có hàm lượng chất xơ cao, làm chậm tiến trình hấp thu đường vào máu. Ăn xoài giúp bạn kiểm soát được cân nặng. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay lấy nước ép, làm sinh tố. Đối với xoài xanh, bạn có thể làm gỏi xoài.

Còn theo các chuyên gia bạn cũng nên tận dụng cả vỏ xoài. Bởi những chiết xuất được phát hiện trong vỏ xoài có tác dụng làm giảm sự hình thành tế bào mỡ trong cơ thể. Vì thế, xoài là loại trái cây không thể thiếu cho những ai đang trong quá trình ăn kiêng hoặc muốn giảm cân.

B. Công thức, cách làm sữa chua xoài dẻo ngon đơn giản tại nhà chỉ 15p

Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa chua xoài

Sữa tươi không đường: 1 lít

Sữa đặc: 1 lon

Sữa chua: 2 hộp 60 gram

Xoài chín: 500 gram

Cách làm sữa chua xoài dẻo đơn giản như sau

Xoài chín sau khi mua về bạn đem rửa sạch và gọt vỏ. Tiếp đến, bạn lọc lấy phần thịt quả rồi bỏ hạt. Chia xoài chín đã có làm 3 phần. Đem 2/3 lượng xoài chín đi xay cho thật nhuyễn sau đó lọc qua rây cho mịn, không còn xơ.

Phần xoài còn lại, bạn đem thái hạt lựu. Với phần xoài này, bạn nên chọn thịt xoài ở đầu cuống quả để có được độ cứng rắn nhất định, không bị nhũn quá. Để riêng phần xoài thái hạt lựu.

Cho 1 lít sữa tươi không đường vào nồi và đun. Khuấy đều, nhẹ tay để sữa không bị khê. Khi sữa trong nồi ấm nóng, bạn trút phần sữa đặc vào chung và hoà cho tan. Khi sữa đã tan hết, bạn tắt bếp và vẫn giữ sữa ấm.

Công đoạn tiếp theo, bạn trút hũ sữa chua làm cái vào nồi sữa vừa tạo. Khuấy đều để sữa chua tan thật kỹ. Xong xuôi, bạn đổ toàn bộ phần xoài đã xay mịn và phần xoài hạt lựu vào chung và lại tiếp tục khuấy kỹ.

Cho sữa chua xoài vừa tạo ở bước 2 vào trong các hũ/khay ủ. Đặt các hũ sữa chua này vào trong nồi cơm điện và đổ nước ấm vào sao cho nước ngập 2/3 hũ. Đậy kín nắp nồi và ủ sữa chua trong thời gian từ 6 – 8 tiếng cho sữa lên men.

Sau khi sữa đã lên men, bạn kiểm tra thấy sữa có vị chua thanh tự nhiên, sữa sánh mịn tức là đã đạt yêu cầu. Lúc này, bạn chỉ cần lấy sữa ra ngoài, thêm đá hoặc cho sữa vào tủ lạnh trước khi thưởng thức là được.

C. Cách làm kem xoài sữa chua từ sữa chua xoài không cần whipping cream

Từ công thức cách làm sữa chua xoài dẻo trên, ngoài những hũ sữa chua xoài dịu mát, bạn có thể biến tấu một chút để tạo nên những ly kem xoài, túi kem xoài mát lạnh giải nhiệt mùa hè. Các bước làm kem xoài sữa chua từ sữa chua xoài như sau.

Bước 1: Chuẩn bị xoài, sữa chua

Nguyên liệu: xoài chín, sữa chua xoài, sữa tươi, túi đựng kem hoặc khay kem

Tiến hành: Gọt vỏ, lọc lấy thịt và xay nhuyễn thêm 1 – 2 quả xoài chín tuỳ theo sở thích của bạn cùng với 200 ml sữa tươi. Sau khi xay xong, lọc qua rây để hỗn hợp sinh tố xoài mịn nhuyễn, không còn xơ ở thịt quả.

Đem phần sinh tố này hoà tan cùng với phần sữa chua xoài đã có. Hoà xong, bạn cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 30 phút để hỗn hợp lắng lại với nhau.

Bước 2: Làm kem xoài sữa chua

Chuẩn bị túi kem và một chiếc phễu nhỏ. Tiến hành múc phần kem xoài sữa chua dồn vào các túi kem sau đó dùng dây buộc chặt lại. Nếu bạn dùng khuôn kem hoặc muốn tạo thành các viên kem lớn thì có thể đổ vào khuôn theo ý thích.

Đặt các túi kem/ khuôn kem đã làm vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Sau thời gian này, bạn lấy kem ra và cho lên ngăn đá tủ lạnh chờ đông. Thời gian để kem xoài đông trong ngăn đá là từ 3 – 4 tiếng.

Sau khi kem đông, bạn có thể lấy kem ra ngoài và thưởng thức món kem xoài sữa chua. Với việc bảo quản kem xoài sữa chua trong ngăn đá tủ lạnh, bạn có thể thưởng thức trong một thời gian dài mà không lo kem bị hỏng.

D. Cách làm kem sầu riêng tại nhà bằng sữa tươi, sữa đặc và kem tươi

Sầu riêng là một loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon đặc trưng, một số người không ăn được loại quả này nhưng những ai ăn được thì rất mê đến nỗi ghiền khi nào không hay.

Vào thời gian này trong năm, sầu riêng đang vào mùa, chính vì thế bên cạnh việc ăn sầu riêng tươi sao các bạn lại không thể hiện tài năng khéo léo của mình với cách làm kem ngon tại nhà thật đơn giản với nguyên liệu chính là sầu riêng theo hướng dẫn của Massageishealthy sau đây.

Nguyên liệu

Trứng gà: 5 quả

Sữa tươi không đường: 500ml

Sữa đặc có đường: 50g

Kem tươi: 300g

Đường: 60g

Chanh: 1 quả

Dụng cụ đánh trứng

Khuôn làm kem

Hướng dẫn cách làm tại nhà

– Bước 1: Để có cách làm kem ngon tại nhà thì bạn hãy sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chanh bổ đôi rồi vắt lấy nước cốt. Thịt sầu riêng bạn xé miếng nhỏ, cho vào trong máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn với 1 muỗng nước cốt chanh. Trứng bạn tách lấy lòng đỏ. Sữa đặc đem khuấy tan với một ít nước nóng.

– Bước 3: Sau đó bạn tắt bếp, tiếp tục cho sầu riêng đã xay nhuyễn mịn vào nồi. Dùng máy đánh trứng, đánh hỗn hợp này thật nhuyễn và mịn, tiếp tục cho kem tươi vào và đánh tan. Bạn đánh càng đều, càng nhuyễn thì cách làm kem ngon tại nhà sẽ cho món kem càng xốp, càng ngon.

– Bước 4: Bạn cho hỗn hợp kem này vào trong khuôn, dàn đều cho bề mặt phẳng rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh đến khi kem sầu riêng đông cứng thì lấy ra, dùng muỗng dằm thật vụn, mịn để hết dăm đá.

– Bước 5: Bạn bỏ lại vào ngăn đá cho đông thành kem, bạn sẽ có một món kem sầu riêng tơi xốp rất thơm ngon và hấp dẫn. Món kem sầu riêng có vị ngọt nhẹ và mát lạnh. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị của sầu riêng kết hợp với vị béo của sữa, và vị chua của chanh.

E. Cách làm kem cuộn Thái Lan tại nhà đơn giản nhất

Hè đến chính là lúc mà những món kem mát lạnh sẽ được nhiều người lựa chọn và thưởng thức nhất phải không nào các bạn ơi!!! Và hiện tại thì mình cũng mới biết được một món kem rất độc đáo và vô cùng lạ miệng, gần đây đã có mặt tại Việt Nam.

Các bạn biết đó là loại kem gì không nhỉ? Đó chính là món kem cuộn Thái Lan có hương vị rất lạ miệng và với cách làm thì rất độc đáo đó nha. Sẽ khác hoàn toàn so với các loại kem thông thường các bạn vẫn thường làm đó ạ.

Và ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tiến hành tìm hiểu về cách làm kem cuộn Thái Lan đó để lắm được rõ các bước làm một cách chi tiết rồi về làm ngay tại nhà của mình cho những người thân yêu của mình thưởng thức cùng với kênh cẩm nang Massageishealthy thôi nào???

Nguyên liệu làm kem cuộn thái lan

Whipping cream: 60 ml.

Sữa nguyên kem: 40 ml.

Đường: 15 gram.

Muối: 1 nhúm.

Bánh oreo: 1/2 bánh

Cách làm kem cuộn thái lan tại nhà

Bước 1: Đầu tiên các bạn đổ sữa nguyên kem + đường + muối và whipping cream vào trong một cái nồi sâu lòng. Sau đó các bạn sử dụng cây đánh trứng để khuấy thật đều lên cho tan hết đường rồi đặt lên bếp đun nóng hỗn hợp này lên. Sau đó để cho hỗn hợp này nguộn đi.

Bước 2: Các bạn thực hiện đổ hỗn hợp sữa ở bước 2 vào trong một cái chảo và cho thêm phần bánh oreo vào rồi sử dụng 2 cái xẻng để dằm cho thật nhuyễn phần bánh ra.

Bước 4: Các bạn đặt chảo kem ở bước 4 vào trong ngăn đá tụ lạnh trong trong 2 tiếng đồng hồ. Tiếp đó, các bạn lấy chảo kem ra và sử dụng xẻng xúc sao cho khéo để thành từng cuộn kem là được nha.

Bước 5: Cuối cùng các bạn cho kem cuộn thái lan ra ly rồi trang trí thêm những nguyên liệu mà mình thích như đậu phộng, siro caremal, cốm mày hoặc là trái cây…. cho đẹp mắt và có thể thưởng thức luôn được rồi.

Vậy đó, cách làm kem cuộn Thái Lan chỉ đơn giản qua 5 bước như vậy thôi đó các bạn à. Các bạn có thể thoải mái sáng tạo và làm cho cả gia đình của mình thưởng thức một món kem thơm ngon, lạ miệng vô cùng độc đáo và thú vị.