Vì Sao Việt Nam Gia Nhập Asean Muộn / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Việt Nam Gia Nhập Asean

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.

Nói về việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm luôn cho rằng, đó là một quyết sách đúng đắn và kịp thời thể hiện khả năng nắm bắt được sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa gắn với khu vực hóa.

Trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, theo nhà ngoại giao kỳ cựu, Việt Nam đã đáp ứng được lời tuyên bố của các nhà sáng lập ra Hiệp hội là “tăng cường hợp tác để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển”. Tham gia ASEAN, Việt Nam đồng thời gia nhập AFTA – tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN. Nhờ tranh thủ cơ hội hợp tác với các nước trong Hiệp hội sẽ giúp đất nước vừa thoát khỏi bao vây cấm vận, đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Sáu tháng sau khi gia nhập ASEAN, Hiệp hội (lúc này đã có bảy thành viên) cùng với ba nước châu Á khác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đại diện cho châu Á họp với 17 nước châu Âu thành lập Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM). Nhờ đó, Việt Nam nghiễm nhiên là một thành viên sáng lập của tổ chức liên khu vực, liên châu lục này, có quan hệ hợp tác, cả trên bình diện song phương lẫn bình diện đa phương, với các nước châu Âu có trình độ phát triển cao và tiềm năng lớn, góp phần đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển. Năm 1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bao gồm các nước ở hai bên bờ Thái Bình Dương, trong đó có những nước phát triển hàng đầu như Mỹ và Nhật Bản.

Như vậy, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam cùng các nước trong tổ chức hoặc dựa vào uy tín và kinh nghiệm của ASEAN, tranh thủ được ngày càng nhiều đối tác phát triển mạnh, có tiềm năng, số vốn lớn, công nghệ, kỹ thuật cao cùng kinh nghiệm quản lý tốt đã góp phần tăng thế và lực của mình.

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ 2 từ phải) cùng các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp kết nạp Việt Nam vào ASEAN tại Brunei, ngày 28/7/1995.

Thời khắc không phai

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm gắn bó với sự nghiệp ngoại giao hơn 50 năm trời. Làm ngoại giao, ông có dịp đi nhiều nước, gặp nhiều bạn bè trên khắp thế giới và lưu lại trong mình không ít kỷ niệm.

Một trong hai sự kiện để lại ấn tượng không thể phai mờ trong ông là lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN diễn ra tại Quảng trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia Brunei chiều 28/7/1995.

Ông kể lại, khoảnh khắc khi lá cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, “tôi xúc động đến rưng rưng nước mắt”. Khi lá cờ được kéo lên đỉnh, một tràng pháo tay vang lên, từng cái bắt tay, từng khuôn mặt hân hoan của các ngoại trưởng ASEAN, quan chức nước chủ nhà và các nước thành viên ASEAN dự buổi lễ chúc mừng cho Việt Nam khiến nhà ngoại giao kỳ cựu càng không thể quên.

Ngay sau đó, đại diện cho thành viên thứ bảy của ASEAN, ông Nguyễn Mạnh Cầm khi đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thay mặt Chính phủ lên đọc diễn văn. Bày tỏ niềm vui khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, ông cảm ơn đồng nghiệp và nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN và hứa sẽ làm hết sức với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong tổ chức này.

Cũng sau diễn văn của đại diện Việt Nam, sáu Ngoại trưởng và Tổng Thư ký ASEAN đã phát biểu chúc mừng và ca ngợi Việt Nam hết lời. Sự xúc động đó hòa quyện với niềm tự hào về đất nước và dân tộc từ những giờ phút ấy đã khắc sâu vào tâm trí nhà ngoại giao kỳ cựu…

Những người bạn thân thiết

Nghiệp ngoại giao nhiều thập niên giúp ông Nguyễn Mạnh Cầm gặp, tiếp xúc rồi thân thiết với nhiều bạn bè trên thế giới. Đó là những người bạn từ Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ông gặp khi bắt đầu sự nghiệp tại Moscow, những người bạn khi công tác tại Hungary. Và đặc biệt, đó còn là những đồng nghiệp trong ASEAN.

Năm tháng sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt kết thúc chuyến thăm hai nước ASEAN, tháng 7/1992, ASEAN chủ động mời Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Lào dự Hội nghị Ngoại trưởng hàng năm, ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á – văn kiện chính của ASEAN và nhận cương vị quan sát viên.

Trong cuộc trò chuyện, ông Nguyễn Mạnh Cầm nhắc lại một điều đặc biệt thú vị trong buổi đầu, khi ông và Bộ trưởng Ngoại giao Lào nhận cương vị quan sát viên, các đồng nghiệp ASEAN đều đổi cách xưng hô từ “ông” hoặc “Ngài” bằng tên như những người bạn thân thiết từ lâu.

Kể từ sau đó, các cuộc họp đều diễn ra trong không khí thân mật và dễ đi đến đồng thuận dù có những vấn đề ban đầu khác nhau phải tranh cãi, nhưng dù có lời qua tiếng lại cũng nhẹ nhàng không ảnh hưởng bầu không khí thân thiện.

Từ ngày Việt Nam gia nhập ASEAN đến ngày ông Nguyễn Mạnh Cầm thôi kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao, ông tham gia các hoạt động trong ASEAN khoảng 4 năm rưỡi. “Trong thời gian đó, có một vài nước thay đổi Bộ trưởng, nhưng chúng tôi vẫn giữ cách xưng hô như buổi ban đầu”, ông nhớ lại.

Đến nay trong số đồng nghiệp làm việc với ông hồi đó có người đã mất hay chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Ông vẫn giữ liên hệ với một số người bạn cũ, do điều kiện địa lý và công việc cũng như hoàn cảnh khác nhau nên ít khi gặp được nhau.

“Thỉnh thoảng, chúng tôi vẫn gửi thư thăm hỏi nhau, nhắc lại kỷ niệm những ngày hợp tác với nhau và gửi thư chúc mừng nhau nhân các ngày lễ, tết và Quốc khánh”, ông chia sẻ.

Khi golf là đầu câu chuyện

Một năm trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tại cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 7/1994 tổ chức ở Bangkok, theo lời dặn của Tổng Thư ký, Bộ trưởng Ngoại giao khi đó là ông Nguyễn Mạnh Cầm phải nói rõ rằng Việt Nam đã sẵn sàng tham gia ASEAN chưa. Bắt đầu cuộc họp, chủ tọa nêu vấn đề: “Đề nghị bạn Cầm cho biết Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập ASEAN chưa, tự xét đã đủ điều kiện chưa?”. Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đứng dậy, dõng dạc nói: “Việt Nam sẵn sàng gia nhập ASEAN và tự nhận mình đã đủ điều kiện gia nhập”.

Cả khán phòng vỗ tay hoan nghênh và Việt Nam được ghi vào biên bản để chuẩn bị cho lễ kết nạp vào tháng Bảy năm sau tại Brunei. Đột nhiên, Ngoại trưởng Malaysia Badawi đứng dậy: “Cầm ơi, điều kiện Việt Nam thì đủ rồi, nhưng còn hai điều kiện với Ngoại trưởng”. Ông Nguyễn Mạnh Cầm khi đó hơi ngỡ ngàng nhưng vẫn vui vẻ hỏi lại Ngoại trưởng Badawi rằng: “Những điều kiện gì, có khó không?”. Ngoại trưởng Malaysia chậm rãi: “Điều kiện thứ nhất: Trong ASEAN chỉ nói tiếng Anh, không được nói tiếng Pháp hay tiếng Nga”.

Tuy với vốn tiếng Anh tự học và chỉ cần cố gắng thì sử dụng được nên ông Nguyễn Mạnh Cầm mạnh dạn trả lời: “Về tiếng Anh, tuy vốn ít nhưng tôi sẽ cố gắng. Còn điều kiện thứ hai?”, ông Nguyễn Mạnh Cầm hỏi. Ngoại trưởng Badawi vừa cười vừa nói: “Vào ASEAN phải đánh golf!”. Nhà ngoại giao kỳ cựu liền trả lời: “Điều kiện này khó quá, khó hơn cả điều kiện Việt Nam vào ASEAN vì từ bé đến giờ tôi có biết golf là gì đâu”.

Ngoại trưởng Indonesia liền đứng dậy: “Cầm ơi, golf trong ASEAN là làm việc đấy chứ không phải đánh cho vui hay để tăng sức khỏe đâu. Cậu yên tâm bọn tớ sẽ tạo điều kiện giúp cậu đánh golf. Người Việt Nam làm gì chẳng được!”. Tất cả cười xòa vui vẻ. Quả thực đúng như vậy, các cuộc họp của ASEAN từ chuyên viên cao cấp, Bộ trưởng đến Hội nghị cấp cao trong chương trình nghị sự bao giờ cũng có một buổi chơi golf…

“Lúc bấy giờ, nắm bắt được sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa gắn với khu vực hóa, ta đã có một quyết sách đúng đắn và kịp thời là gia nhập ASEAN. Gia nhập ASEAN, chúng ta đáp ứng lời tuyên bố của các nhà sáng lập ra Hiệp hội tăng cường hợp tác để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển”. Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm

Trong ASEAN, họp hẹp quan trọng như thế nào?

TGVN. Cơ chế họp hẹp ASEAN qua hơn 2 thập kỷ đã trở thành một quy trình tư vấn cho lãnh đạo cấp cao ASEAN …

Toàn cảnh AMM Retreat: Những đóng góp thầm lặng cùng tạo nên thành công

TGVN. Thành công của Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) 2020 từ ngày 15-17/1 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) có …

Video toàn cảnh Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

TGVN. Ngày 17/1, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị hẹp Bộ …

Gia Nhập Asean Giúp Kinh Tế Việt Nam Hội Nhập Sân Chơi Khu Vực Và Toàn Cầu

Việt Nam rất tích cực đưa ra những định hướng, quyết sách cho việc phát triển ASEAN.

Theo PGS.,TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), kể từ khi gia nhập ASEAN (năm 1995), ASEAN được coi là bệ phóng giúp Việt Nam hội nhập sân chơi khu vực và toàn cầu. Từ đó, Việt Nam tham gia rất nhiều cơ chế hợp tác khu vực, từ ASEAN+ đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực mà ASEAN là trung tâm… Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới, có độ mở kinh tế rất lớn với tỷ lệ kim ngạch thương mại/GDP hơn 200%.

Gia nhập ASEAN cũng là bệ phóng giúp Việt Nam hiện thực hóa mong muốn hội nhập khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện cuộc sống người dân. Những cơ chế hợp tác này có lợi cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ thương mại. Bằng chứng là, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình hơn 10 năm nay và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3.000 USD. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn thể hiện sự tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác chung.

Cùng với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, sau khi gia nhập ASEAN, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt từ ASEAN vào Việt Nam cũng đã tăng mạnh.

Trong 25 năm qua, Cộng đồng ASEAN đã ghi nhận những đóng góp của Việt Nam vào sự phát triển chung của Khối. Điển hình như: Việt Nam rất tích cực đưa ra những định hướng, quyết sách cho việc phát triển ASEAN, chỉ mới gia nhập ASEAN được 3 năm, vào năm 1998, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI. Hội nghị đã đưa ra Chương trình Hành động Hà Nội với những nội dung rất quan trọng để triển khai Tầm nhìn 2020, tạo nền tảng cho việc thành lập Cộng đồng ASEAN sau này.

Đồng thời, Việt Nam đã đảm nhiệm rất thành công các nhiệm vụ luân phiên; tham gia rất nhiều đề xuất sáng kiến hợp tác thiết thực hướng tới người dân. Khi đề xuất thành lập Cộng đồng ASEAN, các quan chức ASEAN ban đầu chủ yếu tập trung cho việc xây dựng 2 cộng đồng chính, gồm Cộng đồng An ninh – Chính trị và Cộng đồng Kinh tế, còn Cộng đồng Văn hóa – Xã hội về sau mới được xây dựng với đóng góp lớn từ Việt Nam, bởi Việt Nam đề xuất nhiều sáng kiến về phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế và gắn kết người dân ASEAN.

Đến nay, Việt Nam là một trong 2 quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cam kết cao nhất (chỉ sau Singapore), thực hiện trên 95,5% cam kết trong kế hoạch tổng thể xây dựng AEC.

GS. Yasuhiro Yamada, trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) về vấn đề Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam Vốn FDI từ các nước ASEAN chảy vào Việt Nam trong 25 năm qua đã khẳng định, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của khu vực. Những dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam là xung lực đưa kinh tế Việt Nam đi lên, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực.

Cổng Thông Tin Asean Việt Nam

Các đặc điểm chính của ASEAN là gì? ASEAN giống và khác gì EU?

Đặc điểm chính của ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức siêu quốc gia có quyền lực bao trùm lên chủ quyền của các nước thành viên. Mọi quyết định của ASEAN đều có sự tham gia đóng góp của các nước thành viên. Đặc điểm này làm ASEAN khác nhiều tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), hay Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) là các tổ chức khu vực vừa có thành tố hợp tác liên chính phủ, vừa tạo ra các thể chế siêu quốc gia có thể ra phán quyết buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Một đặc điểm nổi trội nữa của ASEAN là sự đa dạng về mọi mặt của các nước thành viên. Các nước thành viên ASEAN rất khác nhau về lịch sử, nguồn gốc dân tộc và sắc tộc, về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế. Các nước ASEAN đôi khi có quan tâm, ưu tiên an ninh và kinh tế khác nhau. Đặc điểm này tạo nên sự phong phú, đa dạng của cộng đồng ASEAN, song cũng tạo nên không ít khó khăn trong quá trình hợp tác giữa các nước ASEAN với nhau. So với EU, tuy các quốc gia châu Âu cũng có bản sắc phong phú và đa dạng về nhiều mặt, song lại khá gần gũi về mặt sắc tộc, lịch sử, tôn giáo và văn hóa, có thể chế chính trị cơ bản giống nhau và không chênh lệch nhau nhiều về trình độ phát triển. Các nước EU cũng cơ bản chia sẻ các giá trị, tầm nhìn và định hướng phát triển cùng như về các thách thức chung của khu vực. Bên cạnh đó, cần chỉ ra rằng chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á, mà hợp tác ASEAN là một biểu hiện, cũng còn khá non trẻ. Trong khi sự phát triển và suy tàn của các đế chế ở châu Âu với tầm ảnh hưởng bao trùm rộng lớn đã góp phần tạo điều kiện cho các dân tộc ở châu Âu có sự giao thoa, qua đó hình thành bản sắc riêng của châu lục thì tại Đông Nam Á, sự chia rẽ về mặt địa lý, ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực, của các đế quốc trong giai đoạn thuộc địa và ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đã khiến các dân tộc Đông Nam Á phần nào bị chia rẽ, ít giao lưu và hiểu biết về nhau hơn, đặc biệt so với EU. Tuy nhiên, ASEAN cũng có khá nhiều điểm giống EU, đó là: là một tổ chức luôn phát triển, biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh; là tổ chức “mở” và có quan hệ phong phú với các đối tác trên khắp thế giới; cả ASEAN và EU đều được đánh giá là các tổ chức thành công và là nòng cốt thúc đẩy chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và Đông Á. ASEAN và EU đều có cùng một mục tiêu là duy trì hòa bình ở khu vực và trên thế giới, đem lại sự phát triển và thịnh vượng cho các nước thành viên.

Cơ Hội, Thách Thức Với Việt Nam Khi Tham Gia Cộng Đồng Kinh Tế Asean (Aec) 2022

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú phát biểu tại hội thảo

Theo Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ 15/12/2008, mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN trên nền tảng ba trụ cột: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). Theo đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á, hòa nhập nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD. Từ năm 2004 đến nay, ASEAN đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán các FTA với EU, Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), ASEAN+6, Hàn Quốc, Khối Thương mại tự do châu Âu (Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Iceland) và Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng trao đổi thương mại, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn, các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp chịu cạnh tranh, phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường. Phát biểu tại buổi khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú nhấn mạnh: “Hội nhập kinh tế đã, đang và sẽ tác động trực tiếp tới việc hoạch định chính sách của cơ quan quản lý, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và việc làm, thu nhập của người dân; trong đó tác động trực tiếp và lớn nhất là trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Các nước sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nước. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng.”

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết, hội nhập quốc tế ngày càng nhấn mạnh đến các lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho phát triển kinh tế, căn cứ đặc thù của các vùng, miền. Thành phố Đà Nẵng với vai trò là một cửa ngõ của đất nước và khu vực sẽ có tiềm năng cao trong hội nhập kinh tế, đặc biệt trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN. Phó Chủ tịch Phùng Tấn Viết hy vọng hội thảo sẽ là cơ hội để các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tìm hiểu về các cơ hội, thách thức, cũng như tác động pháp lý của FTA, hướng dẫn các loại ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi và thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ cập nhật các thông tin về cam kết thuế quan….Qua đó, góp phần tăng cường năng lực tận dụng lợi thế từ tiến trình hội nhập kinh tế, mang lại các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân địa phương.

CÔNG TÂM