Vì Sao Việt Nam Được Gọi Là Đông Lào / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Đông Lào Là Gì? Tại Sao Gọi Việt Nam Là Đông Lào?

Đông Lào chỉ là một thuật ngữ mạng và chưa có tên chính thức trong từ điển Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhắc đến Đông Lào thì cư dân mạng đều ngầm chỉ rằng đó chính là quốc gia Việt Nam của chúng ta. Thực chất, Đông Lào xuất hiện từ khoảng năm 2012 trên các trang mạng xã hội, diễn đàn nổi tiếng như: Facebook, Tinhte, Voz TTVNOL… Thuật ngữ này được khởi nguồn từ Fanpage đơn vị tác chiến điện tử nổi tiếng. Fanpage này thường xuyên đăng tải các thông tin về quân sự, chính trị hay tình hình xã hội trong nước.

Mặc dù Đông Lào nghe có vẻ hùng mạnh, mới mẻ nhưng hoàn toàn không có tên trong bản đồ các quốc gia trên thế giới. Chẳng phải quốc gia nào xa lạ, Đông Lào chính là tên gọi cư dân mạng nhắc đến để chỉ về quốc gia Việt Nam. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy hơi bất ngờ và thú vị đúng không nào.

Trong suy nghĩ của rất nhiều người trên thế giới, Việt Nam luôn được biết đến là quốc gia hòa bình, thân thiện và dễ mến. Việt Nam cũng đang từng bước xây dựng hình ảnh một quốc gia yêu hòa bình, ghét chiến tranh và tôn trọng pháp luật quốc tế.

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc tại sao phía Đông Cambodia cũng tiếp giáp với Việt Nam. Vậy tại sao không gọi là Đông Cam. Trong khi đó gọi nước Việt Nam là Đông Lào. Có lẽ đây là câu hỏi thực sự chưa có một lời giải đáp chính xác. Bởi mỗi người một ý kiến về ý nghĩa từ Đông Lào. Theo đó xuất hiện nhiều phiên bản gây hoang mang cho người dùng.

Theo những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và tìm hiểu. Cách cư dân mạng gọi Việt Nam là Đông Lào bởi những lý do như sau:

Việt Nam là quốc gia có đường biên giới giáp với rất nhiều quốc gia. Biên giới phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với Trung Quốc… Đặc biệt, đường biên giới Việt Nam giáp với Lào là lớn nhất chiếm tổng diện tích 2.067 km. Xét theo tổng chiều dài đường biên giới, đây là lý do đầu tiên người ta gọi Việt Nam là Đông Lào.

Xét theo vị trí địa lý trên bản đồ, Việt Nam nằm ở phía Đông của Lào và Campuchia. Ba nước tạo thành một bán đảo Đông Dương.

Xét theo khía cạnh quan hệ chính trị láng giềng, Việt Nam và Lào luôn có mối quan hệ tình cảm thân thiết và rất sâu nặng. Trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam và Lào đã luôn sát cánh cùng nhau vượt qua các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm nước.

Khi thế giới Hòa Bình, mối quan hệ Việt Nam và Lào luôn luôn tốt đẹp và quan tâm nhau.

Gọi Việt Nam là Đông Lào có nên hay không?

Bạn biết đó, mạng xã hội luôn là một con dao hai lưỡi. Đối với những người biết sử dụng, nó có thể tốt và phát huy tác dụng. Trái lại với kẻ xấu lợi dụng, đây thực sự là vụ khí cho họ lừa đảo đưa ra các thông tin không đúng. Luận điệu sai trái gây hoang mang trong dư luận.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn ban đã hiểu rõ hơn về Đông Lào là gì? Đông Lào là nước nào rồi đúng không? Hy vọng rằng bài viết đem đến những kiến thức thú vị và cần thiết dành cho bạn. Đây cũng là lời nhắn nhủ chung của mọi người khi muốn nhắc nhở chúng ta về cách dùng đúng của cụm từ Đông Lào này.

Vì Sao Kẻ Chết Người Cười Ở Xứ ‘Đông Lào’?

Chẳng hiểu tại sao và từ bao giờ người ta gọi xứ ấy là xứ Đông Lào. Có thể họ buồn vì là công dân cái xứ mà muốn đi chơi đâu cũng thót cả tim vì không biết người ta có cho visa nhập cảnh không? Hay họ ngán vì ra sân bay có visa nhập cảnh rồi nhưng mấy anh công an hứng lên là bảo ‘cô thuộc diện chưa được xuất cảnh’ mà chẳng có cơ sở pháp luật nào để đưa ra cái lệnh cấm đó? Có thể họ thấy cái xứ ấy giờ còn chẳng bằng xứ Lào nên chỉ đáng gọi thế thôi? Hoặc là họ xót xa vì vừa mở miệng nói mấy câu cho sướng miệng đã phải bỏ con ở nhà đi bóc lịch 10 năm?

Còn nhiều lý do khác có thể lắm. Có thể họ chán đi đâu cũng phải phong bì kể cả đi đẻ phòng trường hợp mấy bà đỡ đổi ca mà không kịp phong bì ngay cho bà mới thì họ tiêm cho đau có mà muốn chết. Có thể họ đợi mãi không đến ngày đỡ phải cày cuốc kiếm tiền tỷ để cho con du học. Có thể họ thấy nhục nhã vì phải đi ở đợ tận đẩu tận đâu vì ở xứ Đông Lào chẳng đủ cơ hội cho họ. Có thể họ nhục như con trùng trục vì xấu hổ khi người xứ ấy giờ rủ nhau ra nước ngoài ăn cắp từ cái quần lót. Có thể họ sợ có ngày bị bắt vào đồn công an là họ lại tự gí tay vào ổ điện tự tử.

Những cái có thể đấy khiến nhiều người hân hoan khi một vị tứ trụ xứ Đông Lào đột tử. Dưới thời vị ấy là thủ lĩnh công an, các tiểu yêu dưới trướng tham nhũng cả triệu đô, bảo kê cho các đường dây đánh bạc công nghệ cao, dùng sao và vạch để cướp đất của dân, ghét ai là tống vào tù, thích lên thì cho dân vào đồn tự tử. Chắc nhờ thế mà vị ấy vào hàng tứ trụ.

Dĩ nhiên không phải ai cũng cười khi người ấy chết. Có người bảo nghĩa tử là nghĩa tận. ‘Tức là sao?’ – người khác đặt câu hỏi. ‘Thế Hitler chết cũng phải đau buồn và ngả mũ à’ – người ta lại tự trả lời. Có người đăng lại chuyện Stalin chết ra sao. Nhưng đấy là những người giết cả chục triệu người. Dân xứ Đông Lào đâu có quá đông mà giết được mấy chục triệu. Vài triệu người đã chết trong cuộc chiến giữa những người nói cùng thứ tiếng trong đó hàng trăm ngàn người cho tới giờ vẫn chưa biết xác ở đâu. Hàng trăm ngàn người khác chết trên biển khi rời xứ Đông Lào đi tìm tự do. Hàng trăm ngàn người khác nữa suýt chết vì đi từ trại cải tạo này tới trại cải tạo khác. Một người bảo ‘máu chúng tôi rỏ xuống chân, thấm xuống đất’ mà thế giới đâu có biết.

Thế giới họ đâu cần biết. Họ chỉ cần thấy phong cảnh Đông Lào đẹp, phụ nữ Đông Lào xinh, người Đông Lào thấy Tây vẫn quý hơn người xứ họ, đồ ăn Đông Lào ngon… là họ lên mạng cho Đông Lào năm sao. Lãnh đạo xứ ấy cũng chỉ dám roi vọt với dân họ chứ với công dân nước ngoài họ tử tế và cung kính lắm. Người nước ngoài nói xấu lãnh đạo xứ Đông Lào đầy ra. Nhưng có ai ở tù 10 năm đâu.

Tôi cũng vẫn còn hộ chiếu Đông Lào nhưng mười mấy năm nay không dùng. Hộ chiếu tư bản giãy chết đi cả trăm nước không phải xin visa, kể cả khi về lại Đông Lào. Hồi cách đây đúng 20 năm tôi từ Hoa Kỳ về Đông Lào nhưng rẽ qua Hong Kong. Thấy hộ chiếu xanh lá cây họ soi ghê lắm. Rồi ngồi chờ. Họ ngắm đi ngắm lại hộ chiếu. Rồi họ gọi sếp của họ ra ngắm. Sau đó đến màn chất vấn khách du lịch. Lạy hồn cuối cùng cũng được cho vào. Thót hết cả tim với cả gan.

Nhưng mà tôi biết tôi vẫn còn yêu xứ Đông Lào lắm. Không yêu tôi chẳng mất công viết về xứ ấy làm gì. Đời là mấy tí. Tôi cũng buồn khi người xứ Đông Lào coi nhau như kẻ thù. Tôi cũng biết họ coi chính tôi như kẻ thù vì không chịu viết như báo Cán Bộ, à quên báo Nhân Dân. Thật chẳng hiểu họ lấy tiền của Nhân Dân, mà nghe nói lấy nhiều lắm đấy, để in cái báo chủ yếu cho cán bộ đọc làm gì. Hồi tôi còn ở Đông Lào người ta kể phóng viên báo Nhân Dân về một làng nọ và được một lão nông khen ‘báo chú mày lão thích lắm đấy’. Phóng viên phổng mũi lắm. Lão nông rít xong một hơi thuốc bảo tiếp ‘báo in giấy dày, quấn hút thuốc thích lắm’.

Giải Đáp Ý Nghĩa Đông Lào Là Gì? Đông Lào Là Nước Nào?

Đông lào nghĩa là gì?

Trên các mạng xã hội tại Việt Nam tràn ngập từ lóng ” Đông lào” khiến cho rất nhiều người băn khoăn không biết tại sao người ta dùng từ đông lào, từ đông lào nghĩa là gì?.

Đông Lào có ý nghĩa là từ lóng được đặt ra làm tên gọi khác ” Việt Nam”. Từ “đông lào” chỉ phía đông nước Lào, ám chỉ đất nước Việt Nam. Xuất phát từ sự kiện tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam năm 2012, bắt nguồn từ fanpage Facebook Đơn Vị Tác Chiến Điện Tử mà từ Đông Lào được xuất hiện như một trào lưu để nói về các hoạt động quân sự của Việt Nam.

Đông Lào được dùng khi nào?

Sau khi từ lóng ” Đông Lào” xuất hiện tràn ngập trên các diễn đàn, fanpage tin tức của người Việt, nhiều người đặt ra câu hỏi Đông lào là gì? Tại sao lại gọi là Đông Lào?

Nói đến Đông Lào, các thành viên diễn đàn thường nói tới một quốc gia nhỏ bé, hùng mạnh ở Đông Nam Á. Với tiềm lực quân sự dồi dào, quân đội tinh nhuệ, đánh bại các cường quốc quân sự trên thế giới, chống lại hàng ngàn năm xâm lược của phong kiến Trung Quốc. Những câu nói ” dân Đông Lào ôm phản lao ra biển” hay “Đông lào không lên tiếng về sự việc này”,”nhà phát ngôn Đông lào không lên tiếng trong vụ việc này”…

Nhưng, tại sao không nói thẳng là Việt Nam nhưng tại sao gọi là Đông Lào?

Đông Lào và Việt Nam khác nhau như thế nào?

Việt Nam giỏi ngoại giao, yêu hòa bình, bày tỏ quan ngại với các động thái, sự việc trên thế giới. Việt Nam ưu tiên hòa bình, hòa giải bằng biện pháp ngoại giao, không chạy đua vũ trang, không đe dọa hay sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Hầu khắp các bài post của fanpage Đơn Vị Tác Chiến Điện Tử đều có câu: “Việt Nam bày tỏ quan ngại sâu sắc, không quên thể hiện quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19, khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Khmer Đỏ.” như một câu nói khẳng định Việt Nam hòa bình, hạnh phúc…

Đông Lào có biểu tượng linh vật là Cậu Cơm. Đặc trưng của Đông Lào là “nói ít làm nhiều, hoặc làm rồi nói sau”, thích tạt đầu các tàu quân sự các nước xung quanh, thích ôm phản lao ra biển, thích chạy đua vũ trang, tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Nhờ đó, định nghĩa Đông Lào được ví von hài hước là một “đế quốc chạy đua vũ trang, hùng hổ, không sợ nước nào”.

Đông Lào còn có ý nghĩa gì khác?

Về nghĩa đen, theo vị trí địa lý trên bản đồ thế giới, Việt Nam có phần phía tây giáp với Lào. Hay ngược lại, phía đông của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào là nước Việt Nam. Bởi vậy rút gọn có cách nói hài hước là “Đông Lào” để nói về nước Việt Nam.

Về nghĩa bóng, chắc hẳn mọi người trên Việt Nam đều biết tới quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và quốc gia Lào. Tình cảm ấy càng được thắt chặt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. “Đông Lào” như một cách nói hài hước để thể hiện rõ tình cảm khăng khít bền vững hai nước láng giềng anh em Việt Nam- Lào.

Cậu Cơm là gì?

Cũng trong fanpage Đơn Vị Tác Chiến Điện Tử, Cậu cơm xuất hiện là linh vật của quốc gia Đông Lào. Ban đầu là biểu tượng hastag của Đơn Vị Tác Chiến Điện Tử #comcom, Cậu cơm là sự kết hợp giữa biểu tượng con chim cánh cụt của Facebook và chó Husky. Với hình tượng đầu Husky, mình chim cánh cụt, Cậu cơm mang đến một nét thể hiện rất riêng của Đông Lào như cậu cơm đeo B41, Cậu Cơm phát ngôn ngoại giao,…

Cậu Cơm được rất nhiều tương tác từ cộng đồng mạng, mang tính chính luận nhưng cũng không kém phần hài hước. Từ đó Cậu cơm sẽ thể hiện những nét đặc sắc mang tính thời sự tại Việt Nam và trên thế giới.

 Solo yasua có ý nghĩa gì?

Kết luận: Đông lào là gì?

Vì Sao Người Việt Gọi Người Nga Là “Nga Ngố” Còn Người Nga Gọi Người Việt Là “Đồ Khôn Vặt”

Từ cái thời 80-90 khi tôi còn sống ở CCCP thì cái từ “Nga ngố” đã được người Việt ta sử dụng, không biết nó đã xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng lúc đó đã trở thành câu cửa miệng của Cộng nhà ta. Ngược lại thì người Nga gọi Cộng nhà ta bằng câu chẳng nhẹ nhàng gì “Đồ khôn vặt”, chắc chắn ai đã từng sống thời đó thì đều đã bị người Nga gọi như thế, không trước mặt thì cũng sau lưng.

Những năm 80-90 của thế kỷ trước, thời kỳ của xuất khẩu lao động, hàng chục ngàn lao động Việt Nam từ trẻ đến gần già bằng mọi cách đổ bộ sang CCCP, lúc này hàng hóa tiêu dùng cá nhân ở nước Nga chủ yếu là tự sản tự tiêu, chính vì thế người Việt ta khuân qua nào ống son, chì kẻ mi mắt, chiếc nhẫn dở hơi. Nào quần lót, áo thun, váy bò, váy si, áo phao, quần bò cho đến đồng hồ điện tử phát nhạc ò í e, hay chiếc Citizen vàng chóe, hoặc chiếc SK to đùng dày cộp. Ngay cả bột nghệ, bột ca- ri tha sang cũng được giá. Với người Nga coi tất cả những thứ này như một chuẩn mực mới của đời sống cá nhân, dành dụm tiền lương mua cho được cái quần Jean, khoác trên mình cái áo thun cá sấu, tay đeo đồng hồ điện tử, bước lên xe buýt, tàu điện thấy chững chạc làm sao. Các cô gái Nga cố cho được bộ váy bò, váy si, thêm cái xi-líp bông hồng, mặt tô điểm thêm lớp phấn hồng, môi đỏ chót son Thái, mi mắt xanh rì lớp chì dởm. vậy là đủ để đồng nghiệp thán phục, người yêu ngẩn ngơ vì nàng quá model. Phải chăng vì những quá bỡ ngỡ với những cái mới của hàng hóa tư bản dỏm mà người Nga bị chúng ta gọi là “Nga ngố” không?

Còn người Việt chúng ta, thời đó trong nước là thời bao cấp vô cùng khó khăn, cái gì cũng thiếu thốn, momg muốn duy nhất là được đổi đời khi đặt chân lên CCCP. Hàng hóa gia dụng của Nga thời ấy nhiều và bán được giá khi về tới Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ thứ gì thông dụng thì Cộng ta khuân tất, có khi cả quầy hàng cũng bị quét sạch. Mình đã từng chứng kiến người Nga trợn tròn mắt nhìn Cộng nhà ta khuân cả ô tô hàng về ốp, nói chung là quét sạch, vét sạch những gì có thể đóng hàng về nước. Xếp hàng là văn hóa của người Nga, ấy thế mà Cộng ta chỉ cần một vài người đứng trước là bạn bè cứ chen vào, nhiều khi Nga với Cộng đánh chửi nhau chí chóe chì vì sự chen ngang này. Có lẽ chính vì những việc như trên mà người Nga gọi ta là “đồ khôn lỏi” chăng?

Kể ra thì rất là nhiều chuyện, nhưng theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì chính người Việt ta đã tạo ra những hình ảnh xấu trong con mắt người Nga, cái nghèo khó, sự thiếu hiểu biết luôn làm chúng ta hèn đi trong con mắt của họ. Còn người Nga chẳng qua vì nền kinh tế thời đó chưa mở cửa nên cái gì xa xỉ cũng thiếu, cũng hiếm chính vì thế họ khát khao được tiếp cận những thời trang mới để làm đẹp bản thân mà thôi chứ họ đâu có “ngố” chút nào.

Lê Thắng