Vì Sao Việt Nam Đánh Thắng Mỹ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Việt Nam Đánh Thắng B

Cuốn sách Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể của trung tướng, phó giáo sư, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thu do NXB Trẻ xuất bản chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2020) giúp bạn đọc hiểu thêm về tinh thần chiến đấu trí tuệ, anh dũng và sáng tạo của binh chủng Phòng không – không quân. 

* Thêm lý giải góc độ khoa học

Tính từ thời điểm cuối tháng 12-1972, khi Bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam chiến đấu dũng cảm, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội và một số địa phương miền Bắc, làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trên không đến nay, thấm thoắt đã trải qua gần nửa thế kỷ. Suốt từ đó đến nay, theo trung tướng Lâm Quang Đại – Chính ủy Quân chủng Phòng không – không quân Việt Nam, thì “đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào và làm thế nào mà lực lượng Phòng không – không quân miền Bắc Việt Nam, chỉ trang bị các loại súng, pháo, tên lửa SAM-2 và máy bay MIG-21, lại có thể bắn trúng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ – loại được mệnh danh là “Siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm”.

Trung tướng Phan Thu (sinh năm 1931) là tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm trung tướng, phó giáo sư.

– Năm 1947, ông là đoàn viên thanh niên cứu quốc, phụ trách công tác thiếu nhi và tham gia dạy bình dân học vụ. Năm 1950, ông nhập ngũ và và theo học Trường Lục quân. Năm 1972, ông là Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Cục Kỹ thuật quân chủng Phòng không – không quân. Sáng kiến chống nhiễu của Quân chủng Phòng không – không quân từ năm 1968-1972 có sự đóng góp lớn của trung tướng Phan Thu và các đồng chí trong Tiểu đoàn Nhiễu đã được Đảng, Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật.

– Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự, Cục trưởng Cục Kỹ thuật quân chủng phòng không.

– Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (dự khuyết) và khóa VII, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX. Ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

– Sách đã xuất bản: Cuộc đối đầu không cân sức (năm 2014, tái bản năm 2020), Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể (năm 2020).

* Mọi người đều góp công

Rất nhiều chính khách, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà quân sự lẫn học giả trên thế giới và Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá về chiến dịch, về nghệ thuật tác chiến phòng không. “Trong dư luận, đã có những câu hỏi được đặt ra như: Tại sao Việt Nam đánh thắng được B-52?; Tại sao B-52 bị bắn hạ ở Việt Nam trong khi trên toàn thế giới, chưa một nước nào làm được việc đó?” – tác giả, trung tướng Phan Thu cho biết.

Và người anh hùng từng chứng kiến, tham gia vào chiến dịch đánh thắng B-52 năm xưa lý giải: “Để đánh thắng B-52, ta đã dốc sức và tích cực chuẩn bị trên các mặt trận, từ cấp chiến lược đến cấp chiến dịch và cấp chiến thuật. Mọi người trong Quân chủng đều đóng góp phần của mình, từ người lãnh đạo chỉ huy, đến người chiến binh ngồi trên mâm pháo, bên giàn tên lửa, trên máy bay chiến đấu, trong trạm xưởng, trong phòng thí nghiệm khoa học kỹ thuật…”.

Trung tướng Lâm Quang Đại bày tỏ hy vọng “những thông tin do cuốn sách cung cấp sẽ giúp độc giả hiểu thêm về những năm tháng hào hùng của bộ đội Phòng không – không quân, về các chiến công và những con người đã làm nên chiến thắng vĩ đại ấy, đồng thời góp phần khơi dậy lòng tự hào và trọng trách của các thế hệ sau trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc bầu trời, chủ quyền lãnh thổ và biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

* Một dân tộc bất khuất

Cuốn sách có những tư liệu quý do tác giả có được “từ việc sâu sát, thâm nhập, cùng các cộng sự tham gia chiến đấu với bộ đội”, bao gồm những thông tin về nhiễu, những thủ đoạn sử dụng tên lửa Shrike của địch, những đánh giá từ hai phía, những bản vẽ, ảnh chụp các dạng nhiễu của địch trên màn hiện sóng các loại radar của ta, những hình ảnh về máy bay, bom đạn, các khí tài gây nhiễu của địch do tác giả chụp lại từ các tạp chí quân sự nước ngoài kể từ năm 1967… Từ đó, trung tướng Phan Thu đưa ra những phân tích dưới góc độ khoa học kỹ thuật trong “chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” hết sức sâu sắc, có giá trị chuyên môn cao. Một số uẩn khúc từ chiến dịch cách đây gần 50 năm cũng được tác giả cố gắng làm sáng tỏ như “không có việc nối tầng đánh B-52”, “tên lửa SAM-3 lỡ hẹn đánh B-52”, cùng những bài học rút ra sau chiến thắng…

Nhà quân sự nhiều kinh nghiệm như trung tướng Phan Thu cũng bộc bạch những trăn trở về tương lai với độc giả sách Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể: “Nếu có cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc khác thì tác chiến phòng không trong nhiễu đương nhiên là mạnh hơn những gì ta đã gặp, thủ đoạn sử dụng tên lửa chống radar sẽ phổ biến hơn và lắt léo hơn. Không những thế, chúng ta còn phải tiến hành tác chiến phòng không trong điều kiện tàng hình với các loại máy bay không người lái và nhiều loại phương tiện kỹ thuật hiện đại, vũ khí điều khiển qua internet, điều khiển bằng tia lazer với công nghệ cao… Chiến tranh trong tương lai còn là chiến tranh mạng, xảy ra ngay trong thời bình lẫn thời chiến mà chúng ta không thể coi thường”.

Dù vậy, trung tướng Phan Thu khẳng định mạnh mẽ: “Một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Bao nhiêu xương máu và mồ hôi nước mắt của cha ông nhiều thế hệ đã đổ ra để có và giữ được mảnh đất này. Một dân tộc như vậy, vạn người như một, triệu người như một, sẽ không có kẻ xâm lược nào có thể khuất phục được”.

Lời tâm huyết của vị tướng

Trung tướng Phan Thu bày tỏ niềm tự hào về ý chí và trí tuệ Việt Nam đã bắn rơi B-52. Ảnh tư liệu: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Lịch sử ghi nhận trận Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không là một trong những trận chiến vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, góp phần cho việc ký kết Hiệp định Paris, để sau đó 2 năm dẫn đến đại thắng mùa xuân năm 1975. Đất nước giành được độc lập hoàn toàn và thống nhất, đưa giang sơn gấm vóc của tổ tiên về một mối.

Chiến tranh đã kết thúc, có 3 vấn đề còn nợ mà chúng ta phải nghiên cứu tiếp để chủ động chuẩn bị nếu có cuộc chiến tranh khác xảy ra. Đó là:

1. Nhiễu SAM-3 sẽ xảy ra như thế nào, nếu chiến tranh vẫn tiếp tục?

2. Đánh những loại máy bay ném bom như B-52 đối với các yếu địa ven biển như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh… sẽ phải giải quyết thế nào để khắc phục khó khăn của ta như B-52 đã vào đánh Hải Phòng ngày 16-4-1972? Việc không cho máy bay và hạm tàu gây nhiễu ngoài đội hình vào gần là điều tối quan trọng để tên lửa phòng không đánh các loại máy bay ném bom kiểu đó.

3. Loại máy gây nhiễu mới khi máy bay chiến thuật đóng giả B-52 là loại gì? Là ALQ-87 hay ALQ-101? Có phải địch lại gây nhiễu rãnh đạn đợt mới đã được cải tiến, khiến 36 quả đạn của các trung đoàn 257 và 261 đều bị tự hủy hay không? Nhiễu rãnh đạn còn nguy hiểm hơn rãnh mục tiêu nhiễu. Rãnh mục tiêu bị nhiễu, ta còn có cách đánh 3 điểm, cần đánh giá chính xác sự nguy hiểm của nhiễu rãnh đạn so với nhiễu rãnh mục tiêu mà nghiên cứu cải tiến rãnh đạn tên lửa hiệu quả hơn nữa. Cần đặt những vấn đề trên để tiếp tục giải quyết.

Trung tướng PHAN THU

Yến Thanh

Phát huy triệt để ý chí và trí tuệ Việt Nam

Trả lời phỏng vấn Đồng Nai cuối tuần nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2020), Trung tướng Phan Thu chia sẻ nhiều điều tâm đắc:

“Suốt gần 50 năm qua, ở nhiều lần kỷ niệm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta đều nói về các nguyên nhân của thắng lợi. Mỗi người đều nói về những khía cạnh mà mình cảm thấy thích thú. Lần này, tôi cũng vậy. Có những nét đặc biệt làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trên không mà tôi đề cập trong cuốn sách mới của mình là:

1- Nguyên nhân tổng hợp, đó là: cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật, Việt Nam đều chủ động, không bị bất ngờ, chủ động chuẩn bị, hạn chế những điểm mạnh, khoét sâu các điểm yếu của B-52, phát huy những điểm mạnh của ta, khiến ta mạnh hơn và đánh thắng đối phương.

2- Nguyên nhân về khoa học kỹ thuật. Đối phương dùng khoa học kỹ thuật để chế áp ta. Ta cũng sử dụng khoa học kỹ thuật để đánh thắng lại.

3- Ta đã có một cách đánh B-52 thông minh, sáng tạo vừa đánh thắng địch vừa bảo vệ mình. Ta đã chọn cự ly thích hợp để phát sóng làm sao vừa bắt được mục tiêu chọn được cách đánh vượt nửa góc là phương pháp bắn chính xác nhất của SAM-2, vừa hạn chế tên lửa Shrike của đối phương; đã phát huy cách đánh 3 điểm, một phương pháp thụ động “gậy ông đập lưng ông” rất hiệu quả. Chúng ta đã xử lý nhanh, thành thạo và chính xác cách thay đổi phương pháp bắn ngay trong quá trình điều khiển đạn. Tóm lại quân ta đã có cách đánh tổng hợp, phát huy triệt để ý chí và trí tuệ Việt Nam.

4- Tác chiến điện tử và chống tên lửa bám theo cánh sóng radar giữa ta và đối phương diễn ra giằng co, kéo dài suốt cuộc chiến tranh ở miền Bắc theo hướng một chiều: Mỹ tập trung gây nhiễu và sử dụng tên lửa Shrike, ta thì chủ yếu là chống nhiễu (vạch nhiễu tìm thù) và hạn chế tên lửa Shrike mà thôi. Nhiều lúc đối phương gây cho ta nhiều khó khăn như khi nghiên cứu cách đánh bằng phương pháp 3 điểm, chống nhiễu rãnh đạn, cải tiến kỹ thuật chống nhiễu và chống Shrike… Ta phải tác chiến trong một cuộc chiến tranh không cân sức, nhưng rồi chúng ta cũng vượt qua, vượt trên, mạnh hơn đối phương và chiến thắng.

* Trong sách, trung tướng có nói mình “lược viết những điều thấm thía”, đó là…?

– Điều mà tôi gửi gắm ở quyển sách là niềm tự hào về ý chí và trí tuệ Việt Nam đã bắn rơi B-52 mà trên thế giới cho đến nay vẫn chưa một nước nào làm được việc ấy. Tôi vô cùng vui sướng và thích thú khi được viết trong quyển sách của mình: “Chúng ta đã giành thắng lợi bằng chính thực lực của mình, bằng sức mạnh của mình mà không hề có sự may rủi nào!”. Hoặc câu: “Ta đã mạnh hơn địch, quật đổ thần tượng B-52 theo nghĩa bóng và xuống bùn đen ở hồ Ngọc Hà theo nghĩa đen”.

* Xin Trung tướng cho biết vai trò của việc nắm bắt công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại trong quân chủng quốc phòng ngày nay?

– Việt Nam chúng ta nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Coi trọng vai trò của con người trong chiến tranh, nhưng không bao giờ coi nhẹ vũ khí trang bị, khoa học kỹ thuật quân sự. Ngày nay, trong sự phát triển của khoa học và công nghệ, trên thế giới, chúng ta phải từng bước hiện đại hóa quân đội, thậm chí ở một số ngành đòi hỏi phải hiện đại hóa nhanh để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng.

* Xin chân thành cảm ơn trung tướng và kính chúc ông thật nhiều sức khỏe.

Y.Thanh (thực hiện)

Vì Sao Pháo Binh Việt Nam Giành Thắng Lợi Trước Pháp

Pháo binh là hỏa lực chủ yếu của lục quân và là hỏa lực mặt đất chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của cha ông, trong các cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Bộ đội Pháo binh Việt Nam đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt nghệ thuật tác chiến tạo ra thế và lực mạnh hơn địch để giành thắng lợi. Nổi bật là nghệ thuật tổ chức và sử dụng pháo binh phù hợp với quy luật của cuộc chiến tranh. Nguồn ảnh: QĐND

Theo báo QĐND Online, để đánh thắng địch, việc tổ chức và sử dụng lực lượng pháo binh phải hợp lý, linh hoạt, tập trung phù hợp với khả năng chiến đấu. Đây vừa là yêu cầu, vừa là nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” của pháo binh ta. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Trong các chiến dịch, Bộ đội Pháo binh đã nghiên cứu và từng bước giải quyết thành công về nghệ thuật tập trung lực lượng để tạo ưu thế sức mạnh hỏa lực pháo binh hơn hẳn địch trên hướng chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng và trong các trận đánh then chốt của chiến dịch thể hiện rõ sự vận dụng sáng tạo, tài tình, phù hợp với quy luật “mạnh được, yếu thua”. Nguồn ảnh: Báo Gia Lai

Việc tập trung lực lượng pháo binh đông đảo tạo ra sức mạnh hỏa lực hơn địch trên từng hướng, từng mũi, vào những mục tiêu quan trọng, những trận đánh then chốt mang tính quyết định là biết tập trung lực lượng, phương tiện để tạo ra cái lớn, cái mạnh với một số lượng đông trong tổng thể cái nhỏ, cái ít để thắng một phần trong cái nhiều, cái mạnh của đối phương. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Các chiến thắng lớn của bộ đội pháo binh Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến đã chứng minh sự thành công của nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” của ta. Ví dụ, Chiến dịch Biên Giới (năm 1950) là chiến dịch lớn đầu tiên ta sử dụng nhiều loại pháo, tập trung đến 54% lực lượng pháo binh của chiến dịch vào trận then chốt ở Đông Khê (49 khẩu), trong khi số pháo binh địch bố trí ở căn cứ Đông Khê chỉ có 4 khẩu, kém ta 12,1 lần. Vì thế, ta đã tạo được sức mạnh hỏa lực hơn hẳn địch, chi viện cho các trung đoàn bộ binh diệt cụm cứ điểm địch ở Đông Khê, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khêu ngòi, buộc địch phải ra ứng cứu giải tỏa, tạo điều kiện cho Đại đoàn 308 đánh trận then chốt quyết định ở Cốc Xá-477, giành thắng lợi trọn vẹn. Nguồn ảnh: Báo Văn nghệ QĐ

Đến Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) – chiến dịch tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ, ta đã tập trung cao nhất số pháo hiện có ngay từ đầu chiến dịch, được 229 khẩu. Nguồn ảnh: Wikipedia

Để bảo đảm chắc thắng, ta đã tập trung đến 200 khẩu pháo, cối các loại trên hướng chủ yếu của chiến dịch (hướng Mường Thanh), trong khi pháo binh địch ở khu vực này chỉ có 32 khẩu pháo, cối các loại. Do đó, pháo binh ta trên hướng chủ yếu đã chi viện cho bộ binh đột phá tương đối thuận lợi hệ thống phòng ngự của địch để tiêu diệt những tiểu đoàn địch phòng ngự trong những trung tâm đề kháng. Cùng với việc tập trung lực lượng trên hướng chủ yếu, ta còn tập trung lực lượng hợp lý để tạo sức mạnh hỏa lực vào các trận then chốt, đánh các mục tiêu chủ yếu, quan trọng của địch. Nguồn ảnh: QĐND

Trong các trận then chốt của Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã tạo được ưu thế hơn địch về pháo, cối trực tiếp tiến công trên từng trung tâm đề kháng, cụm cứ điểm từ 3 đến 4 lần. Riêng trận then chốt Him Lam mở đầu chiến dịch, về pháo binh, ta hơn hẳn địch 10 lần. Nhờ tập trung lực lượng lớn, pháo binh ta đã hoàn toàn áp đảo pháo binh địch, làm cho chúng bất ngờ, tê liệt và nhanh chóng bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Báo Văn nghệ QĐ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng pháo binh tiếp tục phát triển và giành được thắng lợi to lớn. Điển hình là nghệ thuật sử dụng lực lượng trong Chiến dịch Tây Nguyên (năm 1975). So sánh lực lượng pháo binh xe kéo trên toàn chiến dịch, ta chỉ có 94 khẩu, trong khi địch có tới 250 khẩu, gấp ta đến 2,4 lần…Nguồn ảnh: QĐND

….Nhưng khi tiến hành chiến dịch, ta đã tập trung ưu thế lực lượng pháo binh vào khu vực trọng điểm, mục tiêu quan trọng của chiến dịch. Trong trận then chốt tiến công vào Buôn Ma Thuột, ta tập trung một số lượng lớn pháo binh, gấp địch đến 1,5 lần. Sau 120 phút pháo bắn chuẩn bị vào các mục tiêu với tổng số 1.793 viên đạn pháo các loại, pháo binh của ta chế áp được các mục tiêu và chi viện kịp thời cho bộ binh, xe tăng nhanh chóng đánh chiếm, làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột. Nguồn ảnh: QĐND

Qua các chiến dịch, trận then chốt tiêu biểu cho thấy, để đánh thắng kẻ địch mạnh hơn ta về số lượng và chất lượng trang bị, Bộ đội Pháo binh đã vận dụng nguyên tắc tập trung lực lượng pháo binh hợp lý, đạt được ưu thế cần thiết về hỏa lực chi viện cho binh chủng hợp thành đánh thắng trong các trận then chốt chiến dịch, mục tiêu chủ yếu và thời cơ quan trọng.

Tập trung pháo binh hợp lý còn được thể hiện ở hành động chi viện kịp thời, liên tục, kiên quyết tạo nên những đòn hỏa lực cần thiết, đủ mạnh vào những mục tiêu chủ yếu, trong những thời điểm quan trọng. Tập trung pháo binh cũng luôn đi đôi với các biện pháp sử dụng pháo binh để kìm giữ, kiềm chế, giam chân, buộc địch phải phân tán hỏa lực đối phó… Những bài học quý báu đó vẫn sẽ còn nguyên giá trị trong nghiên cứu, phát triển nghệ thuật tác chiến của Bộ đội Pháo binh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nguồn ảnh: Báo Văn nghệ QĐ

Về mặt trang bị hiện nay, theo một số thống kê quốc tế thì pháo binh Việt Nam có khoảng nghìn khẩu pháo các loại chủ yếu do Liên Xô sản xuất viện trợ trước năm 1990 cùng một số nhỏ các loại pháo của Mỹ thu được sau năm 1975. Chiếm số lượng lớn nhất trong biên chế vẫn là pháo kéo xe. Nguồn ảnh: VTC

Việt Nam có thể nói là sở hữu “bộ sưu tập” lớn các loại pháo kéo xe đủ kích cỡ từ nòng 76,2mm tới 85mm, 105mm, 122mm, 130mm, 152mm, 155mm. Trong ảnh, lựu pháo D20 152mm khai hỏa trong một cuộc diễn tập. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Việt Nam cũng được trang bị pháo phản lực phóng loạt – một trong những loại pháo có sức tấn công ghê gớm nhất trong làng pháo. Chúng ta được biết đến chủ yếu sử dụng hai kiểu pháo phản lực BM-14 140mm và BM-21 Grad 122mm. Nguồn ảnh: Báo QĐND

Vì Sao Mỹ Muốn Đánh Chiếm Thành Phố Raqqa?

Quân đội Syria và liên minh do Mỹ cầm đầu đang ráo riết chạy đua đánh chiếm thành phố Raqqa, thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS.

Để giành lại chủ quyền Syria, quân đội chính phủ muốn trở thành lực lượng đầu tiên đánh chiếm thành phố Raqqa, vốn được coi là “thủ phủ” của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.

c Hồi giáo tốt nhất ở phía đông bắc Syria và phía tây Iraq là một Nhà nước Sunni độc lập mới”. Trước đó, vào năm 2006, Trung tá quân đội Mỹ về hưu Ralph Peters đã trình bày khái niệm của ông về cách tái định hình Trung Đông.

Có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng liên minh do Mỹ cầm đầu đã chuẩn bị tiến vào khu vực đông bắc Syria.

Mới đây, Lầu Năm Góc đã mở rộng căn cứ không quân Rmeilan ở tỉnh Hasakah phía bắc Syria. Máy bay trực thăng Mỹ đã được phát hiện ở căn cứ không quân này. Các thông tin trên đã được công ty tình báo địa chính trị Stratfor xác nhận và cung cấp hình ảnh vệ tinh sân bay Rmeilan. Hơn nữa, các lính đặc nhiệm Mỹ đã được triển khai ở Syria.

Kịch bản tiến đánh Raqqa của liên quân do Mỹ cầm đầu

Trong ngày 12/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gặp Bộ trưởng Quốc phòng Các tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) tại Brussels. Sau cuộc gặp, ông Carter nói rằng UAE đã đồng ý triển khai lực lượng đặc nhiệm ở Syria để hỗ trợ các chiến binh người Arập Sunni đánh chiếm Raqqa, Associated Press đưa tin.

Thông tin trên là đáng chú ý, trong bối cảnh Ả-rập Xê-út gần đây tuyên bố sẵn sàng đưa lực lượng bộ binh vào Syria, với sự hậu thuẫn của Mỹ.

Đồng thời, vào giữa tháng 1/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thông báo Sư đoàn Không vận số 101 sẽ được triển khai tại Iraq để tư vấn và hỗ trợ Các lực lượng vũ trang Iraq tấn công thành phố Mosul.

Một kịch bản tấn công đánh chiếm Raqqa của liên minh do Mỹ cầm đầu có thể diễn ra như sau: Quân đội Ả-rập Xê-út sẽ tiến vào Syria thông qua một sân bay do Mỹ kiểm soát ở phía tây Iraq, trong khi Sư đoàn Không vận số 101 có thể sẽ xuất phát từ các khu vực của người Kurd ở phía bắc Iraq, đi qua các khu vực của người Kurd ở phía đông bắc Syria tiến về Raqqa. Raqqa sẽ bị tấn công từ phía đông bắc và đông nam.

Sân bay của Rmeilan sẽ là một trong những căn cứ chính của các lực lượng Mỹ.

Hiện nay, mục tiêu chính Damascus là “bảo vệ sự thống nhất và chủ quyền của Syria”. Việc để mất Raqqa đồng nghĩa với việc mất các mỏ dầu ở phía đông của đất nước.

Hơn nữa, việc liên minh do Mỹ cầm đầu đổ quân vào Syria có thể kích hoạt một làn sóng bạo lực mới trong khu vực và dẫn đến một cuộc chiến lâu dài rộng lớn hơn.

Vì Sao Mỹ Không Đánh Chặn “Mưa” Tên Lửa Của Iran?

Iran công bố video phóng tên lửa tới căn cứ Mỹ Căn cứ al-Asad ở Iraq trúng tên lửa rạng sáng 8/1. (Ảnh: Twitter)

Theo trang tin Washington Times, trong vụ tấn công hôm 8/1, ít nhất 10 tên lửa của Iran đã trúng căn cứ không quân al-Asad, nơi có hơn 1.000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở miền tây Iraq, và 5 tên lửa trúng căn cứ Erbil ở miền bắc nước này. Các hình ảnh vệ tinh mới được công bố cũng cho thấy căn cứ al-Asad bị hư hại sau cuộc tấn công của Iran.

Đáng nói là, không có dấu hiệu nào cho thấy bất cứ tên lửa nào của Iran bị đánh chặn mặc dù các nguồn tin nói rằng 4 tên lửa không trúng mục tiêu Erbil.

Năm ngoái, Mỹ đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đến Vịnh Ba Tư nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Iran đối với các tàu hoạt động trong khu vực cũng như các giếng dầu của đồng minh Ả rập Xê út. Tuy nhiên, Business Insider dẫn các nguồn thạo tin cho biết, không có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hay Avenger nào được triển khai ở hai căn cứ trên vào thời điểm xảy ra vụ tấn công.

Hệ thống radar của Patriot có thể theo dõi hơn 100 mục tiêu trong tầm hoạt động trên 100km, tuy nhiên, các tên lửa đánh chặn của tổ hợp này chỉ có tầm hoạt động khoảng 20km. Patriot có thể dùng để đối phó cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

“Những năm gần đây, trọng tâm của chúng tôi là chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, duy trì hiện diện vừa phải ở Iraq. Chúng tôi không cần đến các hệ thống phòng không để chống IS”, một quan chức quân đội Mỹ cho biết với Fox News khi lý giải tại sao không có hệ thống phòng thủ nào tại hai căn cứ của Mỹ bị tấn công ở Iraq.

Tuy vậy, tổn thất đối với hai căn cứ của Mỹ được cho là không quá lớn do Mỹ đã được phía Iraq “mật báo” trước kế hoạch tấn công của Iran để sơ tán lực lượng kịp thời.

Trong bài phát biểu hôm qua tại Phòng Bầu Dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có bất cứ thương vong nào với các quân nhân Mỹ sau hai vụ tấn công của Iran. Chủ nhân Nhà Trắng cũng bác bỏ ý kiến cho rằng hệ thống cảnh báo của Mỹ hoạt động thiếu hiệu quả, song ông không đưa ra giải thích cụ thể.

Năm ngoái, các tổ hợp Patriot của Mỹ và Ả rập Xê út cũng trở thành tâm điểm hoài nghi và chỉ trích vì không phát hiện kịp thời và đánh chặn các tên lửa hành trình tấn công nhà máy dầu của Ả rập Xê út.

Minh PhươngTheo Washington Examiner