Vì Sao Viêm Gan Gây Vàng Da / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Loại Bệnh Viêm Gan Vàng Da

Theo phương pháp cổ điển, bệnh viêm gan vàng da chia làm 2 loại Âm hoàng và Dương hoàng. Tuy nhiên, phương pháp phân loại này chỉ có tính chất tổng quát, chưa nói hết được tình trạng bệnh tật. Theo đà phát triển của Đông y, các nhà y học sau này thường phân loại theo các hình chứng bệnh tật như: Cốc đản, Tửu đản, Lao đản, Hắc đản, bệnh viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, viêm gan vàng da, viêm gan không vàng da, viêm gan nặng…

I. Phân loại chứng trạng theo Hoàng đản (vàng da)

Màu vàng là sắc chính của tỳ thổ. Bệnh vàng da nói ở đây cần phải hội đủ các triệu chứng: mắt vàng, mình vàng và tiểu tiện vàng. Tựu trung triệu chứng mắt vàng là đặc điểm quan trọng để phân biệt vàng da hay không. Sách Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc – Chư đản nguyên lưu có nói: “Thường nói mắt vàng là nói chứng vàng da (Hoàng đản), bởi vì mắt là nơi tụ hội của tông mạch, cái nhiệt của các kinh đều dồn lên mắt, cho nên mắt vàng. Có thể hiểu chắc chắn đây là chứng vàng da (Hoàng đản)”.

Xưa nay, đối với chứng vàng da (Hoàng đản) phân loại rất nhiều nhưng tất cả đều dựa trên màu sắc để quy nạp. Da vàng, sắc vàng tươi thuộc Dương hoàng, sắc vàng tối trệ không tươi thuộc Âm hoàng.

Dương hoàng gồm các trường hợp sau: vàng da do thấp nhiệt, vàng da do ôn dịch độc. Đặc điểm là bệnh phát nhanh, gấp, triệu chứng nặng và bệnh trình khá ngắn.

Âm hoàng gồm các trường hợp sau: vàng da do hàn thấp, vàng da do ứ huyết và vàng da do tỳ hư huyết suy. Đặc điểm của chứng Âm hoàng là bệnh khỏi từ từ, triệu chứng hơi nhẹ và bệnh tình kéo dài.

Trên lâm sàng biện chứng có thể căn cứ vào đặc điểm khởi bệnh, biểu hiện chứng hậu phân biệt sẽ không khó. Nhưng Dương hoàng lâu ngày không khỏi làm cho khí huyết suy tổn hoặc ứ trệ cũng có thể dẫn đến chứng Âm hoàng. Khi biện luận triệu chứng cần phải nắm vững và linh hoạt xem xét triệu chứng, tìm nguyên nhân mới không dẫn đến nhầm lẫn.

Nguyên nhân bệnh do thấp nhiệt uất kết ở trung tiêu hun đốt can đởm, đởm dịch tiết ra ngoài, thấm ra da thịt mà phát vàng da. Thông thường trên lâm sàng phân biệt qua ba loại hình chứng:

a. Trường hợp nhiệt nặng hơn thấp: Do nhiệt uất nặng hơn nên có triệu chứng phát nhiệt, miệng khát, tâm phiền muốn mửa, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sắc.

Phương pháp điều trị là dùng phép thanh nhiệt lợi thấp kiêm thông đại tiểu tiện.

b. Trường hợp thấp nặng hơn nhiệt: Do thấp uất trệ nặng hơn nên có các chứng đầu mình nặng nề, bụng trướng đầy, kém ăn, miệng khát nhưng không uống nhiều, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng loãng, rêu lưỡi vàng nhầy nhớt, mạch hoạt hơi sác hoặc nhu hoãn.

Điều trị phải dùng phép lợi thấp hóa trọc kèm theo thuốc thanh nhiệt.

c. Trường hợp thấp nhiệt đều nặng: Triệu chứng chủ yếu phát nhiệt phiền khát, đầu nặng, thân thể khốn đốn, bụng trướng đầy, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện khô kết hoặc dính trệ khó đi, rêu lưỡi vàng dầy và nhớt, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Điều trị dùng phép thanh lợi thấp nhiệt kèm theo thuốc giải độc hóa trọc khiến cho thấp nhiệt theo đường đại, tiểu tiện phân lợi mà bài tiết ra ngoài.

2. Chứng vàng da do dịch độc: Chứng này thuộc Dương hoàng, còn gọi là Cấp hoàng. Ôn hoàng, thuộc loại cảm nhiễm dịch lệ lưu hành gây nên.

Chứng vàng da do dịch độc gây nên bệnh tình khá nặng, mặt, mắt, thân mình có màu vàng sẫm, kiêm chứng sốt cao, khát, muốn uống nước nhiều, phiền táo không yên hoặc có các chứng hôn mê nói sảng, tà vào doanh huyết, lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng sẫm, cũng có thể thấy chảy máu mũi, chảy máu răng, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, thân thể phát ban chẩn… Bệnh nặng thì tinh thần sa sút rất nhanh, dẫn đến hôn mê. Thấp nhiệt kiêm dịch độc bị uất hóa hỏa thúc ép làm cho đởm trấp trào ra ngoài da thịt cho nên xuất hiện chứng nhiệt độc quá thịnh.

Điều trị nên dùng phép thanh nhiệt giải độc, mát máu, khai khiếu.

3. Chứng vàng da do hàn thấp: Chứng này thuộc Âm hoàng, nguyên nhân là do hàn thấp uất trệ ở trung tiêu, dịch mật không theo đường bình thường mà tràn ra ngoài gây vàng da, sắc tối như hun khói, bệnh trình hơi dài, có các triệu chứng cơ thể sợ lạnh, tay chân lạnh, kém ăn, bụng trướng, đại tiện nhão, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm trì hoặc nhu tế. Nguyên nhân do hàn thấp ngăn trở ở trung tiêu, làm tổn hại dương khí của tỳ vị.

Phương pháp điều trị là dùng phép ôn hòa hàn thấp là chủ yếu, kèm theo thuốc kiện tỳ hòa vị.

4. Chứng vàng da do tỳ hư huyết suy: Nguyên nhân thường do mệt nhọc nội thương hoặc do ốm lâu khiến cho tỳ vị hư yếu, khí huyết suy tổn, can mất sự nuôi dưỡng, mất chức năng sơ tiết, dịch mật chảy trào ra ngoài gây nên vàng da, nên còn gọi là Hư hoàng. Đặc điểm của chứng vàng da do tỳ hư huyết suy là da toàn thân phát vàng sắc sẫm không tươi, kèm theo các chững trạng của khí huyết suy hư như đầu choàng, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi nhạt.

Phương pháp điều trị là dùng phép kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.

5. Vàng da do ứ huyết: Loại hình chứng này thuộc chứng Âm hoàng, bệnh khởi phát từ từ, sắc vàng tối không tươi.

Vàng da do ứ huyết nguyên nhân thường vì can uất khó trệ lâu ngày thành ứ, hoặc vì vàng da do thấp nhiệt lâu ngày dai dẳng không khỏi, thấp uất làm cho khí cơ không thông lợi, ứ tích trệ ở can đởm, dịch mật mất chức năng sơ tiết cho nên phát bệnh vàng da. Đặc điểm lâm sàng là vàng da sắc tối, sắc mặt đen sẫm, da thịt có tia màng nhện hoặc có nốt ứ huyết, dưới sườn có triệu chứng hòn khối đau do ứ huyết ngăn trở bên trong. Bệnh tình ngoan cố dai dẳng khó mà khỏi nhanh.

Phương pháp điều trị nên dùng phép hoạt huyết hành ứ, làm mềm khối u cứng (nhuyễn kiên) tán kết là chủ yếu.

II. Phân loại chứng trạng theo hiếp thống

1. Thấp khốn tỳ vị: Nguyên nhân là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn béo bổ, uống nhiều bia, lao động quá sức làm tổn thương tỳ vị, thấp tà xâm nhập tỳ vị ứ lại ở trung tiêu làm cho chức năng vận hóa của tỳ vị bị trở ngại, dần ảnh hưởng đến can.

2. Can uất khí trệ: Nguyên nhân là do tình chí không được thư thái, hay cáu giận đột ngột làm hại can; can không được điều đạt, mất chức năng sơ tiết dẫn đến can khí uất trệ ngăn trở đường lạc ở sườn dẫn đến sườn trướng đau.

3. Can âm bất túc: Nguyên nhân hoặc là do can uất hóa hỏa làm tổn thương âm hoặc là do thận âm bất túc ảnh hưởng đến can âm, hoặc là do huyết hư không nuôi được can, can âm bất túc, can không được nuôi dưỡng làm cho vùng sườn đau.

Theo Healthplus.vn

Vì Sao Bé Bị Vàng Da Thưa Bác Sĩ

Chào bác sĩ, tôi vừa sinh hạ một bé trai được 2 tuần, hiện cháu vẫn khỏe mạnh, thỉnh thoảng hơi quấy khóc và bỏ bú. Bên cạnh đó tôi đang lo lắng không hiểu tại sao bé bị vàng da. Xin hỏi bác sĩ, vàng da là bệnh gì và có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Tại sao trẻ bị vàng da?

Theo các chuyên gia phòng khám Hồng Phòng thì vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu, bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Thông thường bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan, đi qua phân và nước tiểu rồi ra ngoài, chính vì vậy lý do tại sao trẻ bị vàng da đa phần đều xuất phát từ hoạt động của gan.

Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết các bé sau 24h sau sinh và sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với các bé bị sinh non (đẻ thiếu tháng).

Với hiện tượng vàng da sinh lý thì các bà mẹ không cần quá lo lắng, nguyên nhân tại sao trẻ bị vàng da được các bác sĩ cho biết là vì khi trẻ mới sinh, các chức năng của gan chưa ổn định nên chưa thể thực hiện tốt chức năng chuyển hóa và loại bỏ bilirubin khiến cho chất này tích tụ nhiều trong máu làm trẻ bị vàng da. Chỉ sau 1-2 tuần khi gan đã phát triển hoàn chỉnh, chức năng gan vận hành tốt, đủ sức xử lý bilirubin thì trẻ sẽ không còn bị vàng da nữa. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ, các bé vẫn ăn, ngủ và phát triển bình thường.

Trong một số trường hợp, hiện tượng vàng da ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đấy, da của trẻ không thể tự hết vàng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy trẻ bị vàng da là bệnh gì?

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da bệnh lý ở trẻ, trong đó phổ biến nhất chính là do:

♦ Viêm gan hoặc nhiễm trùng gan do virus viêm gan A, B, C gây ra.

♦ Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh

♦ Vàng da tan máy do bất đồng nhóm máu A, B, O

♦ Vàng da do tắc mật bẩm sinh…

Với những bé bị vàng da bệnh lý, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện sớm và sẽ không hết sau 1 tuần với trẻ sinh đầy tháng, 2 tuần với trẻ sinh non, múc độ vàng da xuất hiện toàn thân và có cả ở củng mạc mắt. Ngoài vàng da, trẻ còn xuất hiện thêm một số biểu hiện bất thường như co giật, sốt, bỏ bú, không chịu ăn, hay quấy khóc, hôn mê li bì…

Vàng da ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, với những đứa trẻ bị vàng da sinh lý thì mức độ bilirubin trong máu ở giới hạn cho phép, nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Với những bé bị vàng da bệnh lý, nồng độ bilirubin trong máu vượt quá giới hạn cho phép, gan không đủ sức đào thải kịp, lúc này bilirubin có nguy cơ thấm vào não bộ của trẻ gây tổn thương não, nhiễm độc thần kinh không thể phục hồi được. Ở những trường hợp này nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ bị bại não suốt đời, nguy hiểm hơn bệnh có thể khiến trẻ bị mất mạng bất cứ lúc nào.

Nên làm gì khi trẻ bị vàng da?

Vì Sao Một Số Trẻ Bú Mẹ Bị Vàng Da?

Trẻ bú không đũ cử cũng có thể bị vàng da

Nên đọc

Vàng da sữa mẹ ít phổ biến hơn, cứ 200 em bé thì có 1 em bé gặp phải tình trạng này. Vàng da sữa mẹ thường không nhìn thấy được cho đến khi em bé được 1 tuần tuổi và sau đó đạt đỉnh điểm trong tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh.

Vàng da sữa mẹ được cho là do các enzyme trong sữa mẹ làm mất hoạt tính enzyme xử lý với bilirubin của bé. Trong sữa của một số bà mẹ có chất ức chế men glucuronyl transferase ở gan. C hất này kích thích hoạt động của men lipoprotein Lipase gây tăng acid béo tự do. Các acid béo này làm tăng bilirubin máu. Đun nóng sữa mẹ sẽ phá huỷ được men lipoprotein lipase.

Việc chẩn đoán vàng da do sữa mẹ ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm với vàng da sinh lý. Nếu sau 7-10 ngày trẻ không hết vàng da mà không mắc các tình trạng như nhiễm khuẩn, thiếu máu, bất đồng nhóm máu mẹ con… thì mới nghĩ đến vàng da do sữa mẹ. Ngoài ra, bác sỹ có thể kiểm tra bằng cách cho trẻ ngừng bú.

Nếu sau 12 giờ hoặc 18, 24 giờ trẻ không bú mẹ có mức bilirubin máu giảm xuống thì chẩn đoán là vàng da do sữa mẹ. Nếu bilirubin máu không giảm khi trẻ không bú mẹ thì nguyên nhân vàng da chắc chắn không phải do sữa mẹ.

Tổn thương vĩnh viễn hoặc ảnh hưởng xấu từ vàng da sữa mẹ là cực kỳ hiếm. Quang trị liệu (là liệu pháp dùng ánh sáng được sử dụng để hạ thấp bilirubin) có thể được sử dụng nếu mức độ của bilirubin của trẻ trên 20 mg/dL. Trong bệnh vàng da sữa mẹ, việc ngừng sữa mẹ trong 1 đến 2 ngày có thể giúp giảm mức độ bilirubin một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, các bác sỹ đều đồng ý rằng hầu hết các bé bị vàng da do sữa mẹ có thể tiếp tục bú mẹ. Điều này đúng ngay cả khi trẻ có mức độ bilirubin cao.

– chúng tôi đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. chúng tôi hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa.

Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections

Gia Hân H+ (Theo Drgreene)

Vì Sao Vàng Lại Đắt ?

Lược sử về vàng

Để hiểu rõ về mục đích sử dụng của vàng, chúng ta nên quay lại xuất phát điểm của thị trường vàng. Mặc dù lịch sử của vàng đã bắt đầu từ năm 3000 TCN, khi người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra đồ trang sức, thì chỉ đến năm 560 TCN thì vàng mới được coi là một loại tiền tệ. Tại thời điểm đó, các thương gia muốn tạo ra một hình thức tiền tệ tiêu chuẩn và dễ trao đổi để có thể đơn giản hóa các cuộc mua bán. Trong khi đó trang sức bằng vàng đã được công nhận và sử dụng rộng rãi trên trên toàn cầu, vì vậy việc tạo ra một đồng tiền vàng được khắc dấu dường như chính là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên.

Sau khi trở thành một loại tiền tệ, vàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lịch sử đã có những ví dụ về ảnh hưởng của vàng tại những đế chế khác nhau, chẳng hạn như Hy Lạp và đế quốc La Mã. Anh quốc đã tự đúc đồng tiền kim loại riêng cho mình vào năm 1066. Đồng bảng Anh (tượng trưng bởi đồng một bảng bằng hợp kim bạc), đồng si-ling và các đồng xu penni đều biểu tượng cho số lượng vàng (hoặc bạc) nhất định. Về sau này, vàng trở thành biểu tượng cho sự giàu có trên khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Đến năm 1792, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục với truyền thống này bằng cách thiết lập tiêu chuẩn lưỡng kim. Tiêu chuẩn lưỡng kim chỉ đơn giản khẳng định rằng, mỗi đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ phải được bảo đảm bởi vàng hoặc bạc. Ví dụ, 1 đô la Mỹ tương đương với 24,75 hạt vàng. Nói cách khác, các đồng tiền đó không những được coi là một loại tiền tệ mà còn tượng trưng cho vàng (hoặc bạc) mà lúc đó người dân gửi vào ngân hàng.

Nhưng chế độ bản vị vàng này lại không kéo dài mãi mãi. Vào những năm 1900, đã có một số sự kiện quan trọng xảy ra khiến vàng bị đưa ra khỏi hệ thống tiền tệ. Cụ thể là đến năm 1913, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ được thành lập và bắt đầu phát hành kỳ phiếu (một phiên bản cũ của tiền giấy lúc đó) để bảo đảm cho các chứng phiếu có thể được bồi hoàn bằng vàng theo yêu cầu. Đạo luật Dự trữ vàng năm 1934 quy định chính phủ Hoa Kỳ có quyền sở hữu tất cả các đồng tiền vàng đang được lưu thông, và đặt dấu chấm hết cho mọi hoạt động đúc tiền vàng mới. Nói tóm lại, hành động này đã nhen nhóm một quan niệm rằng vàng hoặc các đồng tiền vàng đã không còn cần thiết trong vai trò tiền tệ nữa. Hoa Kỳ từ bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1971 khi đồng đô la Mỹ có thể tự lưu thông và không còn phụ thuộc vào vàng.

Tầm quan trọng của vàng trong nền kinh tế hiện đại

Vậy nếu vàng không còn bảo đảm cho đồng đô la Mỹ (hoặc các đồng tiền khác trên thế giới) thì tại sao cho đến ngày nay nó vẫn còn quan trọng như vậy? Câu trả lời đơn giản là cho dù vàng không còn là trung tâm của mọi cuộc giao dịch thông thường, nó vẫn có một vị trí trọng yếu trong nền kinh tế toàn cầu. Để hiểu được ý kiến này, bạn chỉ cần nhìn vào bảng cân đối kế toán dự trữ của các ngân hàng trung ương cũng như các tổ chức tài chính khác, ví dụ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hiện nay, các tổ chức này có trách nhiệm giữ khoảng một phần năm lượng cung ứng vàng trên thế giới. Ngoài ra, một số ngân hàng trung ương cũng đang nỗ lực bổ sung thêm vào dự trữ vàng hiện tại của mình.

Vàng bảo toàn cho của cải

Vì sao vàng lại quan trọng đến vậy trong nền kinh tế hiện đại? Bởi vì thực tế thì Vàng là phương tiện duy nhất để duy trì và lưu giữ của cải qua hàng ngàn thế hệ. Và đương nhiên, đây lại là điều tiền giấy có mệnh giá không thể làm được. Hãy xem xét cụ thể ví dụ sau đây.

Vào những năm 1970, 1 ounce vàng tương đương với 35 đô la Mỹ. Hãy lấy ví dụ rằng, tại thời điểm đó, bạn có hai lựa chọn: một là giữ 1 ounce vàng đó và hai là chỉ giữ 35 đô. Cả hai thứ đều chỉ mua được cho bạn cùng một loại sản phẩm, chẳng hạn là một bộ com lê đi làm mới toanh. Nếu như bạn để nguyên 1 ounce vàng đó bây giờ và sau này mới đổi thành tiền, thì có lẽ vẫn đủ để mua bộ com lê này. Thế nhưng, với 35 đô thì đó khó có thể trở thành hiện thực. Tức là, bạn sẽ mất một lượng tài sản đáng kể nếu bạn chọn 35 đô, ngược lại, bạn sẽ giữ được chúng nếu bạn lựa chọn phương án đầu tiên. Lý do là vì giá trị của vàng khi đó đã tăng còn giá trị của tiền thì lại giảm bởi tác động của lạm phát.

Vàng là công cụ bảo hiểm rủi ro

Quan niệm cho rằng vàng giữ gìn giá trị của cải càng trở nên quan trọng hơn trong môi trường kinh tế nơi mà các nhà đầu tư phải đối mặt với đồng đô giảm giá và lạm phát tăng cao (do giá hàng hóa tăng cao). Trong lịch sử, vàng chính là công cụ ngăn chặn cả hai viễn cảnh trên. Nếu lạm phát tăng, vàng thường tăng giá. Khi các nhà đầu tư nhận ra rằng tiền của họ đang mất dần giá trị, họ sẽ bắt đầu chuyển sang đầu tư vào các tài sản hữu hình luôn duy trì giá trị của mình. Những năm 1970 chính là một ví dụ điển hình của việc tăng giá của vàng trong lúc lạm phát gia tăng.

Vàng được lợi từ việc đồng đô la Mỹ giảm giá là do vàng được định giá bằng chính đồng tiền này trên toàn cầu. Có hai lý do cho mối quan hệ này. Thứ nhất, những nhà đầu tư đang xem xét mua vàng (ví dụ như ngân hàng trung ương) sẽ phải bán đồng đô la của mình để thực hiện giao dịch này. Hành động này cuối cùng sẽ khiến đồng đô la Mỹ mất dần giá trị của mình. Thứ hai, trên thực tế, đồng đô la suy yếu khiến giá vàng rẻ hơn, kết quả là nhu cầu về vàng của các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác mà được đánh giá cao hơn tương đối so với đồng đô la Mỹ sẽ tăng mạnh.

Vàng là một lựa chọn an toàn

Vàng là một khoản đầu tư có khả năng đa dạng hóa

Những phương thức sở hữu vàng

Một trong những điểm khác biệt chính giữa đầu tư vào vàng vài trăm năm trước đây và đầu tư vào vàng bây giờ là có nhiều lựa chọn hơn để ta có thể hưởng lợi ích từ những giá trị nội tại của vàng. Hiện nay, nhà đầu tư có thể đầu tư vào vàng bằng cách mua:

Vàng tương lai (Glod future)

Tiền vàng (Gold coins)

Các công ty vàng (Gold Companies)

Quỹ ETFs vàng (Gold ETFs)

Các quỹ vàng (Gold Mutual Funds)

Vàng thoi (Gold Bullion)

Trang sức bằng vàng (Gold jewelry)

Kết luận

Khoản đầu tư nào cũng có lợi thế của riêng nó. Nếu bạn quan tâm đến việc giữ vàng thỏi hơn thì mua cổ phần trong một công ty khai thác vàng có lẽ không thể giải quyết được vấn đề này. Thay vào đó, bạn có thể muốn xem xét việc đầu tư vào tiền vàng, vàng thỏi, hoặc đồ trang sức. Nếu mục đích chính của bạn là sử dụng đòn bẩy để thu được lợi nhuận từ việc tăng giá vàng, thị trường vàng tương lai có thể là câu trả lời hợp lý cho bạn.