Vì Sao Vi Khuẩn Hp Sống Được Trong Dạ Dày / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Vi Khuẩn Hp Sống Được Trong Dạ Dày?

Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori () là xoắn khuẩn Gram âm, có kích thước khoảng 0,5-1×2,5 micromet. Đặc biệt, chúng làm một trong số rất ít những loại vi khuẩn có khả năng tồn tại và sinh trưởng trong môi trường axit của dạ dày.

2.1. Tính chuyển động

2.2. Enzyme urease:

Enzyme urease là mấu chốt quan trọng, giúp HP sống được trong môi trường axit của dịch vị.

Enzyme này biến đổi urea thành amoniac và bicarbonate. Nhờ vậy, môi trường xung quanh vi khuẩn được trung hòa và có pH bằng 7 – tương đương với độ pH của nước. Khi này, HP có thể dễ dàng sinh trưởng và phát triển trong dạ dày mà không sợ bị axit dịch vị tiêu diệt.

2.3. Yếu tố kết dính

Đây là yếu tố quan trọng giúp cho vi khuẩn HP có thể bám dính vào biểu bì mô của dạ dày. Nếu không có chất kết dính, thì vi khuẩn này sẽ bị đẩy theo thức ăn đi xuống ruột khi hoạt động co bóp và tiêu hóa diễn ra, cũng như khi các lớp mô được tái sinh thì chúng sẽ bị loại bỏ. Đây cũng là một yếu tố quyết định giúp HP có thể tồn tại trong dạ dày.

2.4. Phức hệ CagA và T4SS ( hệ thống chế tiết type 4)

Hệ thống này giúp vi khuẩn HP có thể thoát khỏi sự tiêu diệt của đại thực bào (tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể). Ngoài ra phức hệ này còn làm giảm các peptide kháng khuẩn của hệ miễn dịch, gây cảm ứng tế bào đuôi gai dung nạp.

Qua đó ngăn chặn sự đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T (một loại tế bào miễn dịch quan trọng không kém các đại thực bào). Do vậy, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày mà không bị hệ miễn dịch tiêu diệt.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể tồn tại tốt trong dạ dày do tiết VacA, Cholesterol-alpha-glucosyltransferase, GGT (gama-glutamyl-transpeptidase). Các hợp chất này cũng có tác dụng ức chế đại thực bào và sự hoạt động của lympho T. Qua đó giúp vi khuẩn HP né tránh được sự tấn công của hệ miễn dịch tự nhiên và sống được trong dạ dày.

3. Tại sao vi khuẩn HP sống được trong dạ dày?

Chúng ta đều biết rằng HP có thể dẫn tới viêm loét dạ dày. Cụ thể là do chúng có khả năng tiết ra độc tố và có khả năng giữ sắt trong dạ dày.

3.1. Tiết độc tố gây viêm loét niêm mạc dạ dày

Độc tố do HP tiết ra làm ức chế sự tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày. Các protein này kích thích sự tăng trưởng và làm cho HP khu trú vào niêm mạc dạ dày, do hoạt động của men Cu-Zn superoxide dimutase và Mn superoxyde dimutase, làm cho vi khuẩn dễ bám vào niêm mạc.

Các yếu tố độc lực làm tổn thương dạ dày của vi khuẩn HP bao gồm:

CagA & T4SS: gây loét dạ dày, ung thư dạ dày

VacA, BabA: gây loét và ung thư dạ dày

HtrA gây ung thư dạ dày

DupA gây loét tá tràng

IceA và OipA gây loét dạ dày

3.2. Các adhesins giúp thu giữ sắt

Vi khuẩn H.Pylori rất cần sắt để phát triển. Tuy nhiên, trong dạ dày bình thường có rất ít sắt. Do đó, khuẩn Helicobacter Pylori phải tiết ra siderophore để bắt giữ sắt trong môi trường xung quanh. Ngoài ra, trên vách vi khuẩn HP còn có protein kết hợp lactoferine, cũng giúp HP thu giữ sắt từ môi trường xung quanh.

Do vậy, ngoài gây viêm loét dạ dày, tá tràng … vi khuẩn HP còn có khả năng gây thiếu máu do thiếu sắt và tăng nguy cơ ung thư hoá.

4. Làm sao để biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP?

4.1. Triệu chứng nhận biết nhiễm vi khuẩn HP

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng quá rõ ràng. Trên thực tế chỉ có 20% số người nhiễm HP có biểu hiện thành bệnh.

Ở những trường hợp HP phát triển thành bệnh đau dạ dày, người bệnh sẽ cảm nhận được nhiều dấu hiệu tiêu cực. Ví dụ như các cơn đau bụng sau khi ăn, buồn nôn, mất cảm giác ăn ngon miệng, ợ nóng thường xuyên, đầy hơn và giảm cân không mục đích.

Trong những trường hợp nhiễm bệnh lâu ngày, bạn có thể thấy các triệu chứng rõ ràng hơn như đau bụng dữ dội, khó nuốt, có máu lẫn trong phân hoặc có màu đen, một số nặng hơn là nôn ra máu.

Nếu xuất hiện những triệu chứng nói trên, nghi ngờ bản thân nhiễm HP thì cần đến ngay bệnh viên để làm các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP ngay sau đây.

4.2. Các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP

+) Nội soi:

Nội soi là phương pháp kiểm tra niêm mạc dạ dày trực tiếp bằng cách luồn ống có gắn camera từ thực quản xuống dạ dày, cho ra hình ảnh thật của niêm mạc bên trong dạ dày. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy sinh thiết dạ dày để kiểm tra có HP hay không.

Đây là phương pháp phổ biến trong xét nghiệm vi khuẩn HP, thời gian cho kết quả tương đối nhanh và cho kết quả chính xác.

+) Test hơi thở:

Xét nghiệm hơi thể là phương pháp không xâm lấn gần như được nhiều người lựa chọn vì cho kết quả nhanh và không phải thao tác nhiều.

Bệnh nhân sẽ cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lấy mẫu hơi thở vào các túi hoặc thiết bị chuyên dụng do bác sĩ phát.

Hiện nay, các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân sử dụng phương pháp này thay cho các việc xét nghiệm máu để tiết kiệm thời gian, làm giảm sự khó chịu cho người bệnh mà vẫn cho ra kết quả chính xác.

+) Xét nghiệm máu:

Sau khi lấy được 1 mẫu máu, kỹ thuật viên sẽ cho mẫu này vào máy phân tích và cho ra kết quả ngay lập tức. Nếu dương tính, cơ thể bạn đã nhiễm HP và ngược lại là âm tính. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện và không xâm lấn nên không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên độ chính xác lại không cao, vì kháng thể chống HP có thể tồn tại trong máu rất lâu kể cả khi HP đã được tiêu diệt hết.

+) Xét nghiệm phân:

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp mẫu phân để xét nghiệm. Vì vi khuẩn HP có thể đi theo đường tiêu hoá và thải ra ngoài thông qua phân nên việc xét nghiệm phân gần như cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là quá trình lấy mẫu thử có thể gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến người khác.

5. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP

5.1. Thuốc kháng sinh tiêu diệt HP

Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn H Pylori. Thường là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid hoặc Penicillin, nhạy cảm với vi khuẩn HP và được đánh giá cao hiệu quả chữa bệnh dựa trên kháng sinh đồ hoặc phác đồ điều trị HP của Bộ y tế.

Cơ chế hoạt động: Sản phẩm giúp ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn HP

Tác dụng chính: Tiêu diệt vi khuẩn HP, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Tác dụng phụ hiếm gặp: rối loạn tiêu hoá, ban đỏ, nổi mề đay hoặc mẩn ngứa.

Một số thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị đau dạ dày do HP:

5.2. Thuốc bảo vệ niêm mạc (Bismuth)

Bismuth dùng để tạo ra áp lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày, niêm mạc bình thường không chịu tác động này.

Cơ chế hoạt động: Tạo màng bảo vệ dạ dày

Tác dụng chính: Tạo một màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những yếu tố tấn công công từ axit dịch vị và vi khuẩn HP. Cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khoẻ dạ dày.

Tác dụng phụ: Quá trình sử dụng có thể làm cho phân và lưỡi chuyển màu sẫm hoặc đen nhưng phục hồi sau thời gian chữa bệnh.

5.3. Thuốc ức chế tiết axit (PPI, ức chế histamin H2)

Nhóm thuốc này là giải pháp lý tưởng để giảm tiết axit dịch vị, dễ uống và ít hấp thụ vào máu hay các tác dụng ngoài ý muốn. Chúng không có tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng của vi khuẩn HP. Tuy nhiên có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày

Cơ chế hoạt động: Ức chế tiết axit mạnh và đặc biệt kết hợp với thuốc Omeprazole mang lại hiệu quả cao nhất.

Tác dụng chính: Tác dụng nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh nhưng không được khuyên dùng trong trường hợp điều trị viêm loét dạ dày.

Tác dụng phụ: táo bón, tiêu chảy hoặc đau đầu.

Vi Khuẩn Hp Sống Được Bao Lâu Trong Không Khí?

Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn nguy hiểm, thường sinh sống, phát triển và hoạt động trong dạ dày của con người. Vi khuẩn này là nguyên khiến các hoạt động của hệ thống tiêu hóa bị suy yếu, gây bệnh viêm loét dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày, viêm dạ dày…

Vi khuẩn Hp sống được trong dạ dày cũng như trong môi trường acid là do loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra Urease – một loại enzyme có tác dụng trung hòa nồng độ acid trong dạ dày. Đồng thời làm thay đổi môi trường tự nhiên vốn có sẵn trong dạ dày.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 1% trường hợp nhiễm Hp mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên vi khuẩn này lại chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, phát triển nhanh thành viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày. Tình trạng viêm loét nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến ung thư.

Sức sống của vi khuẩn Hp tương đối mãnh liệt. Trước khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng có thể sống trong không khí và nhiều môi trường trung gian khác. Vì thế, bạn hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với cộng đồng. Khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn khi bạn sử dụng chung ly, cốc, chén, đũa hoặc dùng chung nguồn nước với người khác.

Vi khuẩn Hp thường lây lan thông qua 3 con đường chính, gồm:

Đường miệng – miệng: Lây truyền vi khuẩn Hp từ miệng – miệng chính là con đường lây truyền phổ biến nhất. Cụ thể loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh khi tiếp xúc với dịch tiết đường tiêu hóa hoặc nước bọt. Thông thường, bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn Hp khi trong gia đình có thành viên bị nhiễm bệnh.

Đường phân – miệng: Vi khuẩn Hp có thể xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh bằng những loại rau củ được bón phân nhiễm vi khuẩn Hp. Cụ thể những người có thói quen ăn đồ sống, hoặc không vệ sinh rau củ (những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn Hp) sạch sẽ trước khi dùng sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn.

Con đường lây nhiễm khác: Dù hiếm gặp nhưng vi khuẩn Hp có khả năng xâm nhập vào cơ thể khỏe mạnh trong quá trình nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, hoặc dùng chung dụng cụ nha khoa.

Vi khuẩn Hp sống được trong môi trường nào?

Dạ dày được xác định là nơi cư trú chính của vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó loại vi khuẩn này còn được tìm thấy trong miệng (thường gặp trong nước bọt và cao răng), tại thực quản, tá tràng, thực quản, túi thừa Meckel, những khu vực có dị sản dạ dày…

Trong trong dạ dày của con người cũng như trong môi trường acid đậm đặc, vi khuẩn Hp được xác định là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng hoạt động, sinh sống và phát triển được. Mặc dù vi khuẩn Hp có khả năng phát triển mạnh và sống mãnh liệt trong dạ dày nhưng chúng có thời gian sống ngắn và khá yếu ớt khi sống ngoài môi trường tự nhiên.

Vi khuẩn Hp có khả năng hoạt động, tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ ngay tại lớp giữa niêm mạc dạ dày và chất nhầy. Hơn thế, chúng còn có khả năng tự tạo ra chất đối kháng với tác dụng tránh miễn dịch của cơ thể.

Ngoài môi trường dạ dày, vi khuẩn Hp có khả năng sinh sống và hoạt động trong khoang miệng, hốc xoang, đường miệng…

Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn Hp sinh sống và hoạt động dưới dạng khuẩn cầu và xoắn khuẩn. Nếu tồn tại dưới dạng xoắn khuẩn, chúng chỉ có thể sống và hoạt động trong nước được một vài giờ. Trong trường hợp vi khuẩn Hp tồn tại ở dạng khuẩn cầu, chúng có thể sống và hoạt động trong nước đến 1 năm.

Vì sao vi khuẩn Hp sống được trong dạ dày?

Vi khuẩn Hp có thể tránh được những tác động và sự ảnh hưởng của acid dịch vị do loại vi khuẩn này có hệ thống lông roi linh hoạt. Bên cạnh đó nhờ có hệ thống lông roi, vi khuẩn Hp còn có khả năng di chuyển trong môi trường dạ dày, chúng di chuyển một cách nhanh chóng giúp tránh khỏi những tác động của các yếu tố xung quanh.

Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn tiết men với tác dụng điều chỉnh nồng độ Hp của môi trường mà chúng sinh sống. Điều này lý giải cho câu hỏi tại sao vi khuẩn Hp sống và hoạt động được trong dạ dày mặc dù môi trường này lúc nào cũng đầy acid dịch vị.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong môi trường dạ dày?

Tuổi thọ của vi khuẩn Hp chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường sống. Tuy nhiên thực tế cho thấy con người cũng có khả năng quyết định tuổi thọ của loại vi khuẩn này. Nói cách khác, nếu không sử dụng thuốc hoặc không tác động gì đến thì vi khuẩn vẫn sống và tăng dần số lượng theo thời gian. Tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp tiêu diệt thì chúng sẽ chết.

Vi khuẩn Hp sẽ không bao giờ tự suy yếu và tự chết đi do khả năng miễn dịch cơ thể của chúng rất cao. Vi khuẩn Hp sẽ càng sinh sôi, hoạt động và phát triển mạnh khi sống trong môi trường niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân là do niêm mạc dạ dày chính là điều kiện và môi trường sống thuận lợi của chúng.

Chính vì thế, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí?

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, ngoài sinh sống trong môi trường dạ dày, vi khuẩn Hp còn có khả năng hoạt động trong môi trường không khí, trong đất và nước. Tuy nhiên chúng chỉ tồn tại và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.

Trên thực tế vi khuẩn Hp vẫn có khả năng sinh sống và hoạt động trong môi trường không khí ngay cả khi môi trường này không cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng. Nguyên nhân là do vi khuẩn Hp đã có nguồn dinh dưỡng dự trữ, chúng có thể dựa vào nguồn dinh dưỡng này để tiếp tục tồn tại, hoạt động cho đến khi tìm và bám được vào một vật chủ khác.

Nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác ở ngoài môi trường không khí sẽ tác động và quyết định thời gian sống của vi khuẩn Hp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian sống của vi khuẩn Hp trong không khí sau khi ra khỏi cơ thể dao động trong khoảng 60 phút đến 4 giờ đồng hồ.

Sau khi ra khỏi cơ thể và sống trong môi trường đất, tuổi thọ của vi khuẩn Hp chỉ kéo dài đến vài giờ. Để tồn tại được lâu hơn, chúng có thể tự biến đổi cấu trúc của mình. Điều này chứng tỏ vi khuẩn Hp vẫn có khả năng di chuyển và lây nhiễm mạnh cho người bình thường nếu họ tiếp xúc và sinh sống trong môi trường có vi khuẩn Hp.

Tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước, thời gian sinh sống và hoạt động của vi khuẩn Hp trong môi trường này là khác nhau. Vi khuẩn Hp có thể tồn tại được khá lâu trong nước nếu chúng hoạt động dưới dạng cầu. Trong môi trường nước như kênh rạch, ao hồ, thời gian tồn tại của vi khuẩn Hp có thể lên đến 1 năm. Vi khuẩn Hp sẽ chết khi nước sôi ở 100 độ.

Từ những thông tin nêu trên có thể thấy, vi khuẩn Hp có thể sinh sống và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định khi ra ngoài cơ thể. Ngoài ra khả năng lây nhiễm của vi khuẩn cũng còn rất cao khi có người bình thường tiếp xúc.

Chính vì thế, để phòng ngừa lây nhiễm bạn cần chú ý đến nguồn nước và những loại thực phẩm có khả năng bị nhiễm Hp. Chú ý ăn chín uống sôi và không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, ly, bát… với người khác.

Điều trị vi khuẩn Hp

Nếu số lượng vi khuẩn Hp trong hệ tiêu hóa bị ức chế và bị tiêu diệt hoàn toàn, bệnh lý của bạn sẽ được chữa khỏi.

Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị Hp như sau:

Sử dụng thuốc trị bệnh dạ dày: Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc điều trị bệnh dạ dày phát sinh do vi khuẩn Hp sau khi có kết quả chẩn đoán. Cụ thể loại thuốc này sẽ được chỉ định cho những đối tượng bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bị thiếu máu do thiếu sắt, bệnh nhân bị ung thư dạ dày đã được chữa trị, những người đang bị xuất huyết giảm tiểu cầu.

Kết hợp điều trị và dự phòng nhiễm bệnh: Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kết hợp điều trị và dự phòng nhiễm bệnh đối với những thành viên thuộc gia đình có người bị nhiễm bệnh, đồng thời phòng tránh ung thư dạ dày. Đặc biệt phương pháp này sẽ được chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt đối với những người bị nhiễm vi khuẩn Hp do bị lây nhiễm trong gia đình có người bị ung thư dạ dày, những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày và những người có polyp trong dạ dày, người đang được điều trị kéo dài bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc người bị nhiễm vi khuẩn Hp và có mong muốn diệt trừ.

Dùng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm tiết acid dịch vị: Người bệnh có thể loại bỏ vi khuẩn Hp bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm tiết acid dịch vị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên việc sử dụng hai loại thuốc này có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân đen, tiêu chảy, lưỡi màu đen, miệng có vị kim loại (rối loạn vị giác), hiệu ứng antabuse (phản ứng cai rượu).

Đối với những bệnh nhân bị viêm loét nghiêm trọng ở thành dạ dày do biến chứng từ vi khuẩn Hp, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp khắc phục mầm bệnh và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

Bài viết là những thông tin cơ bản giúp người bệnh hiểu thêm về vi khuẩn Hp, đường lây nhiễm. Đồng thời giúp giải đáp vấn đề vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí, trong dạ dày và những môn trường. Từ những thông tin này có thể thấy loại vi khuẩn này có khả năng hoạt động và phát triển một cách mãnh liệt trong môi trường dạ dày, có thể sống khoảng 60 phút đến 4 giờ đồng hồ trong môi trường không khí và có thể sống đến 1 năm trong môi trường nước.

Chính vì thế việc chủ động bảo vệ cơ thể và phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp là điều vô cùng cần thiết. Đối với người nhiễm bệnh, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Từ đó giúp phòng ngừa phát sinh những bệnh lý nguy hiểm và lây nhiễm cho những người xung quanh.

Khi Nào Vi Khuẩn Hp Gây Ung Thư Dạ Dày?

Hiện nay tỷ lệ người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày là rất cao. Thậm chí, với xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, nhiều người lo ngại sẽ mắc ung thư dạ dày. Vậy khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày? Vi khuẩn này có thực sự nguy hiểm đối với con người?

Vi khuẩn HP sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao.

Vi khuẩn HP rất dễ lây truyền

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày… Hiện tỷ lệ người Việt Nam nhiễm vi khuẩn này rất cao. Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Việt Nam có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Riêng một nghiên cứu tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.

Điều đáng nói là vi khuẩn HP rất dễ lây lan, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung… chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, ở Việt Nam, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP. Thậm chí có những trẻ bị nhiễm HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con. Do vậy, các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con, có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.

Không chỉ lây qua đường miệng, theo chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi… nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn. Ngoài ra, vi khuẩn HP ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.

Những hiểu lầm về vi khuẩn HP

Mặc dù vi khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Đa phần mọi người quan niệm, sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày chắc chắn là có hại. Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy, vi khuẩn HP trong một số trường hợp không hẳn có hại. Nếu không gây ra triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói… thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi có một số tác dụng đối với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra, các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn… cũng giảm.

Nhiều người còn cho rằng cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, theo chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Khi nào cần điều trị HP?

Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho rằng, việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Do đó, nên phát hiện, điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn HP. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến và việc người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ Vũ Trường Khanh cho biết, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nhiều loại thuốc điều trị HP tại các nước đạt hiệu quả tới 80 – 90% thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ dưới 80%, thậm chí có những loại thuốc tỷ lệ thành công trong điều trị chỉ còn khoảng 50%.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng khuyến cáo, vi khuẩn HP sẽ chết trong môi trường axit và sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao. Chính vì vậy, những người mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá… Và để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người không nên tự ý mua kháng sinh diệt HP. Vi khuẩn HP có nhiều tupe, vì vậy, nếu đã chữa khỏi một lần, khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi mắc tupe khác. Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn

Vi Khuẩn Hp (Vi Rút Hp) Là Gì? Dấu Hiệu Nhiễm Vi Khuẩn Hp

Theo ước tính, 50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến nhất chỉ sau sâu răng. Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày….

– tên đầy đủ là Helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn gram âm, tồn tại và phát triển ở lớp nhày đường tiêu hóa. H.pylori được phát hiện vào năm 1982, là nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hơn 80% người bị nhiễm khuẩn không có biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh tiêu hóa khác. Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong môi trường acid mạnh của dạ dày. Chúng tiết ra các chất độc làm phá hủy niêm mạc, gây ra tổn thương dẫn đến viêm loét dạ dày.

Lý do khiến vi khuẩn HP trở nên nguy hiểm cho sức khỏe

HP dễ dàng lây nhiễm và có nhiều con đường có thể lây nhiễm: qua đường ăn uống, qua sự tiếp xúc trực tiếp từ miệng, qua đường phân – miệng, dạ dày – dạ dày,….

HP trong dạ dày có thể không gây bệnh nhưng khi có sự thay đổi từ môi trường, HP trở thành nguyên nhân gây ra bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, …

Việc chẩn đoán nhiễm HP còn gặp nhiều hạn chế do người bệnh chỉ đến các cơ sở y tế xét nghiệm chẩn đoán khi đã có những biểu hiện của bệnh.

Tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn HP tương đối cao. Tỉ lệ tái mắc cao.

Với người lớn:

Đau âm ỉ dữ dội vùng thượng vị, cơn đau có thể xuất hiện bất kì thời điểm nào trong ngày nhưng hay gặp nhất là sau khi ăn no

Ợ hơi, ợ chua kèm theo đó là rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hóa.

Cơ thể suy nhược và giảm cân không rõ nguyên nhân.

Có cảm giác buồn nôn, nôn.

Thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Việc phát hiện đau dạ dày do nhiễm HP ở trẻ em khó khăn hơn so với người lớn do các dấu hiệu không được rõ ràng:

Đau quanh rốn, đau vùng thượng vị nằm giữa rốn và xương ức.

Trẻ thấy mệt mỏi, xanh xao, gầy sút cân không rõ nguyên nhân.

Ở một số trẻ có thể gặp phải tình trạng ợ hơi, ợ chua, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen.

Thật may mắn khi câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP tương đối lan giải do người bệnh dễ nhiễm HP trở lại. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng kháng sinh trong 2 tuần để loại bỏ tiêu diệt HP, có thể duy trì thêm từ 4 đến 8 tuần nữa để chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng. Cách chữa trị này rất dễ gâyra tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, để hoàn toàn tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cùng với đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp vệ sinh.

Một số thuốc thường hay sử dụng trong điều trị HP có thể kể đến như:

Để biết chính xác bản thân đã nhiễm vi khuẩn HP, có thể tiến hành một số xét nghiệm như:

Nội soi dạ dày: là kĩ thuật lấy mẫu bệnh ở dạ dày, sau đó tiến hành test urease nhằm xác định tình trạng nhiễm HP

Test thử urease: đây là kĩ thuật test qua hơi thở. Hơi thở sẽ được thổi vào dụng cụ test và được đánh giá trên một thiết bị phân tích có chỉ số, đánh giá xem kết quả có dương tính với vi khuẩn HP hay không. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều do cho kết quả có độ chính xác cao, tiến hành đơn giản và không cần can thiệp xâm lấn qua nội soi dạ dày.

Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP nếu có trong dạ dày sẽ được đào thải qua phân. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang để xác định có HP trong phân không, từ đó kết luận được có HP trong dạ dày không. Phương pháp này cũng thường xuyên được sử dụng do cho kết quả chính xác, dễ thực hiện.

Xét nghiệm máu: Nếu có vi khuẩn HP, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể để kháng lại HP. Kháng thể này có trong máu vì vậy có thể tiến hành xét nghiệm máu để tìm kháng thể. Tuy nhiên, xét nghiệm này ít được sử dụng trong chẩn đoán, đặc biệt trong việc theo dõi hiệu quả điều trị HP, bởi dù có loại bỏ hoàn toàn HP thì kháng thể kháng HP vẫn có thể tồn tại trong máu, vì vậy kết quả dương tính có thể là dương tính giả.

Theo các chuyên gia, để loại trừ hiệu quả vi khuẩn HP, cần sử dụng các phác đồ kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng HP kháng kháng sinh đang tăng cao, khiến cho việc điều trị các bệnh dạ dày do HP gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi người Đức Christine Lang – Nhà vi sinh học thuộc Tập đoàn Novozymes Đan Mạch cùng các cộng sự đã nghiên cứu thành công Pylopass™ – một chủng vi khuẩn có khả năng nhạn biết, gắn kết và đào thải vi khuẩn HP. Việc sử dụng Pylopass™ kết hợp cùng phác đồ kháng sinh sẽ hỗ trợ làm tăng hiệu quả loại trừ vi khuẩn HP mà không gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.

TPBVSK DeHP với thành phần chính là Pylopass™ có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

TPBVSK DeHP, DeHP Kids có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tra cứu nơi bán sản phẩm gần bạn nhất:

Tổng đài tư vấn miễn phí về bệnh dạ dày: 1900.6436